Cựu Phật giáo phục hƣng

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 39 - 42)

- Tông Shingon

2.3.2Cựu Phật giáo phục hƣng

Sau khi các tông phái tân Phật giáo ra đời, giới Phật giáo Nam đô, vốn dĩ vùi mình trong quyền lực, vật chất, vô giới luật, bắt đầu phản tỉnh và ra sức chấn chỉnh lại tông phong của mình.

- Luật Tông

Luật Tông có ngài Trịnh Khánh (1155 – 1213) thành lập Thường Hỷ Viện làm trung tâm nghiên cứu và truyền bá Luật Học, ngài Giác Thạnh (1194 – 1249) ở Đường Chiêu Đề Tự Và ngài Tỉ Tôn (1201 – 1290) ở Tây Đại Tự tổ chức tự thệ thọ giới, sau đó thành lập giời đàn thông thọ tiến cụ, tự xưng là tỳ kheo. Năm, 1245 ngài Tỉ Tôn tổ chức an cư, bố tát, đặc biệt tổ chức đại giới đàn truyền giới Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Năm 1249 ngài tổ chức giới đàn truyền giới cho 12 vị Tỳ Kheo Ni. Ngoài việc truyền giới luật, Tỉ Tôn còn tổ chức làm công tác xã hội. Ngài Nhẫn Tính (1217 – 1303), đệ tử của Tỉ Tôn, noi gương thầy hoằng truyền luật tạng và làm công tác xã hội, từ thiện, đặc biệt ngài thành lập 63 trung tâm nghiêm trì giới bất sát, dầu bị một số người sống bằng nghề sát sinh phản đối.

- Pháp Tướng Tông

Pháp Tướng Tông Có các ngài như Giới Như, Giác Tâm, Giác Biến, Lương Toán, Lương Biến tổ chức lại hệ thống giáo học, dung hợp Tam Luận và Pháp Tướng.

- Hoa Nghiêm Tông

Về Hoa Nghiêm Tông Mật Tự Phái có ngài Cao Biện hết lòng phục hưng. Ngài mồ côi cha mẹ sớm. Năm 16 tuổi xuất gia, được ngài Biện Khuyến khuyên nên ra dự kỳ thi tuyển giáo lý của triều đình tổ chức, Cao Biện ngán cảnh tranh đua học vị, cắt lỗ tai để khỏi nghe chuyện thị phi, vào

Nguyễn Thị Minh 40 K34B – CN Lịch sử

nơi vắng để tu tâm dưỡng tính. Thay vì chỉ để tâm nghiên cứu giáo nghĩa, Cao Biện chí trọng vào việc hành trì, đem pháp môn xưng niệm danh hiệu Phật vào ba thời công phu bái, dung hòa Mật giáo với Hoa Nghiêm, sáng tác bộ

Hoa Nghiêm tu Thiền Chiếu Nhập Giải Thoát Môn. Cao đồ gồm có Hí Hải, Cao Tín, Chứng Định…Về Hoa Nghiêm Tông Bản Tự Phái thì có Tông Tính (1202 – 1292), có tinh thần phục cổ, coi trọng lịch sử, dung hoà giữa tín ngưỡng và học vấn.

-Thiên Thai Tông

Có ngài Hưng Viên (1262 – 1304) phối hợp với phép Quán Đỉnh của Mật giáo, phục hưng phép thọ Đại Thừa Viên Giới, gọi là Giới Quán Đỉnh hoàn toàn khác với Đại Thừa Viêm Giới nguyên thuỷ của ngài Tối Trừng. Ngoài ra có ngài Chân Thạnh (1443 – 1495) kết hợp pháp môn niệm Phật của Tịnh Độ và phép Đại Thừa Viên Giới của Thiên Thai, gọi là Giới Xưng Nhất Trí. Mục đích của Chân Thạnh là dung hoà giữa Viên Giáo với Mật giáo và Tịnh Độ, vừa truyền giới , vừa niệm Phật.

- Chân Ngôn Tông

Một nhân vật chấn hưng Chân Ngôn Tông nổi danh thời bấy giờ là ngài Hựu Khoái (1345 – 1416) tác giả cuốn Bảo Kinh Sao, đả phá thuyết Mật giáo thịnh hành lúc bấy giờ của phái Lập Xuyên Lưu, chủ trương phối hợp Kim Cang Giới và Thai Tạng Giới thành nam nữ tính, cho rằng sự giao tiếp nam nữ là biểu hiện của cảnh giới bất nhị, cảnh giới Phật.

Tiểu kết

Kamakura là thời đại phổ cập Phật giáo trong dân chúng. Hai tông phái mới Jōdo shū và Zen, thống trị thời kỳ này. Các tu viện trên núi Hiei đã trở thành các quyền lực chính trị nhưng hấp dẫn chủ yếu những người có học vấn một cách hệ thống về các lời huấn thị của tông phái, trong khi phái Shingon và những lễ nghi bí truyền tiếp tục được các gia đình quý tộc ở Kyoto ủng hộ

Nguyễn Thị Minh 41 K34B – CN Lịch sử

rộng rãi. Trong thời kỳ này, một số lớn các nhà sư rời bỏ phái Tendai để sáng lập một phái Phật giáo riêng của mình, bao gồm

 Hōnen, người sáng lập Phật giáo Jōdo shū.

 Shinran, học trò của Hōnen và là người sáng lập phái Jodo Shinshu.

 Ippen, người sáng lập phái Ji, nhấn mạnh vào sự tận tâm với A Di Đà qua những điệu nhảy cuồng nhiệt.

 Dōgen, người sáng lập phái Sōtō, hay phái "tiệm ngộ" của phái Zen.

 Eisai, người sáng lập phái Rinzai, hay phái "đốn ngộ” của phái Zen.

 Nichiren, người sáng lập phái phái Nichiren, nhấn mạnh về sự hiến dâng cho chính Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Các tông phải Phật giáo cũ như Shingon, Tendai và các trường phái đầu thời Nara tiếp tục hưng vượng trong suốt thời Kamakura, và thậm chí còn tiến hành những phương pháp để hồi sinh. Tuy vậy, với số lượng trường phái mới thời Kamakura ngày càng tăng, các trường phái cũ bị các trường phái mới hơn che lấp vì chúng có được những người tin theo từ chính quyền Kamakura, và các samurai của nó.

Nguyễn Thị Minh 42 K34B – CN Lịch sử

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 39 - 42)