BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 27 - 29)

- Tông Shingon

2.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Cuối thời Bình An triều chính của Nhật Bản được gọi là Viện Chính. Hoàng Gia muốn thoát khỏi vòng kiểm toả của dòng họ quý tộc Fujiwara, muốn khôi phục vương quyền, nên Thiên Hoàng trao vương vị cho người kế thừa, làm Thái Thượng Hoàng ẩn dật, nhưng đứng sau lưng điều hành quốc sự. Chế độ viện chính cho ta thấy chế độ trung ương tập quyền đã bắt đầu suy thoái, nhường chỗ cho chế độ phong kiến, chế độ Mạc Phủ tử thế kỷ XII đến thế kỷ XV.

Sự tranh chấp quyền hành giữa hoàng tộc và các gia đình quý tộc và sự tranh chấp quyền hành giữa các gia đình quí tộc làm cho giai cấp võ sĩ lớn mạnh và làm mất đi quyền hành của triều đình. Vào giữa thế kỷ XII Taira No Kiyomori ( Bình Thanh Thạnh 1118 - 1181) nắm được quyền binh trong một thời gian ngắn, sau đó bị Minamoto No Ỷoitomo ( Nguyên Lại Triều 1147 - 1199) tiêu diệt trở thành vị Shogun ( Tướng quân) đầu tiên của Nhật, người thiết lập Mạc Phủ hay Phủ Chúa Khiếm Thương ( Kamakura Bakufu), khai sáng thể chế chính trị quân phiệt, trong đó những nhân vật chính là các võ sĩ. Bắt đầu từ năm 1192 quyền cai trị đất nước nằm trong tay tướng quân Minamoto No Yoritomo với Mạc Phủ đặt taih Kamakura. Triều đình Thiên Hoàng ở Bình An (Kyoto) vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền.

Sau khi tiêu diệt được dòng họ Taira trong cuộc chiến Genhei (giữa nhà Minamoto và Taira) năm 1192, năm Kiến Cứ thứ 3, Minamoto yoritomo lập ra Mạc Phủ tại Kamakura. Vì dòng họ Minamoto xem thần Hachiman là thần của dòng họ nên đã đưa thần Iwashimizu về Kamakura.

Nguyễn Thị Minh 28 K34B – CN Lịch sử

Vào thời kỳ này không những các gia đình quý tộc tranh chấp quyền hành mà các giáo phái cũng tranh dành ảnh hưởng, vũ trang chống đối nhau, chống đối chính quyền. Thêm vào đó thiên tai, hạn hán, bệnh dịch hoành hành Nhật Bản vào thế kỷ XII. Người ta gọi thời kỳ chuyển tiếp này là Thời Võ Sĩ. Hata Katsuro, giáo sư Đai Học Kyoto, tác giả công trình “Lịch Sử Nhật Bản Thời Trung Cổ năm 1906” đã sử dụng danh từ Trung cổ để chỉ cho thời đại chuyển tiếp giữa hai thời kỳ tương đối ổn định, thời kỳ cổ đại của vương triều Bình An và thời kỳ hiện đại của Mạc Phủ (Bakufu) Tokugawa tại Edo. Bắt đầu từ thế kỷ XIX, từ điển Châu Âu dịch chữ Hòken là Phong kiến. Do đó thời kỳ võ sĩ là bắt đầu thời phong kiến tại Nhật Bản, hay bắt đầu thời trung cổ Nhật Bản.

Với các nhà sử học thuộc đầu thế kỷ XII, Thời Võ Sĩ là khúc quanh của lịch sử Nhật Bản, giống như giai đoạn đầu của thời Trung Cổ phương Tây: quyền bính trung ương suy sụp, giai cấp thượng lưu ở địa phương bị quân sự hoá, liên hệ chư hầu bắt đầu, trang viên với hình thức phong kiến được thiết lập khắp nơi. Thật vậy, chế độ Shogon của Minamoto vào hậu thế kỷ XII không khác gì chế độ phong kiến Âu châu. Nhật Bản dần dần tách khỏi mô hình Á châu, đặc biệt với mô hình Trung Quốc, ít tính chất châu Á và nhiều tính chất châu Âu. Tiềm năng kỹ nghệ và quân sự Nhật, bắt nguồn từ Kanto, nơi các võ sĩ - Bushi - ở miền đông lật đổ quyền hành giai cấp quí tộc, đưa quốc gia vào thể chế phong kiến, khiến cho Nhật Bản vượt xa các nước châu Á khác.

Quyền hành giờ đây nằm trong tay của hàng võ sĩ, của Mạc Phủ, (Bakufu), Phủ chúa. Mạc phủ tồn tại song song với vương triều cho đến thế kỷ XIX, sau đó Mạc Phủ chiếm trọn quyền.

Nguyễn Thị Minh 29 K34B – CN Lịch sử

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 27 - 29)