Tân Phật giáo

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 32 - 39)

- Tông Shingon

2.3.1. Tân Phật giáo

Để đáp ứng nhu cầu thời đại các thánh nhân Phật Giáo ra đời, vừa tìm cách xa lánh mọi cám dỗ thị phi của trần thế, vừa tìm sự giải thoát tâm linh cho chính bản thân mình, vừa đưa ra hướng đi mới cho đạo pháp và dân tộc.

Phật giáo trong thời kỳ này chú trọng tời việc hành đạo hơn là việc nghiên cứu giáo lý hay nghi lễ pháp sự như Phật giáo ở hai thời kỳ Nara và Bình An. Ngoài ra, Phật giáo thời kỳ này còn chú trọng đến vấn đề nghiêm trì giới luật, bảo vệ mạng mạch của Phật Pháp.

Phật giáo dưới thời Nara là một nền triết học duy lý; dưới thời Heian mặt ngoài là một hệ thống triết trung hay tổng hợp giữa Phật giáo và Thần đạo, mặt trong là một cuộc thống nhất học thuyết chân tâm (Hiển giáo) và năng lực hộ trì (Mật giáo); vào thời Kamakura đặc tính nổi bật của Phật giáo là tinh thần thực tiễn, quốc gia, cởi mở trong việc hoành đạo, cực đoan trong tôn chỉ, đơn giản trong hành trì. Tất cả các tông phái trong thời kỳ này đều rao giảng về sự cứu rỗi, tức con đường đi đến giác ngộ cho tất cả. Hoạt động tôn

Nguyễn Thị Minh 33 K34B – CN Lịch sử

giáo trong thời kỳ này bài bác mãnh liệt các tông phái chính thống thời Nara, Heian. Phật giáo thời Kamakra là đạo phật của toàn giác, có thể thống kê thành 10 tông phái:

Không Dã Tông, tín ngưỡng Di Đà do Không Dã (Kuya 903 – 972) thành lập.

Dung Thông Niệm Phật Tông, tín ngưỡng Di Đà do Lương Nhẫn (Pyonin 1072 – 1132) thành lập.

Tịnh Độ Tông (Jodo) tín ngưỡng Di Đà do Pháp Nhiên (Honen 1133 - 1212) thành lập.

Tịnh Độ Chân Tông, tín ngưỡng Di Đà do Thần Loan ( Shinran 1173 – 1262) thành lập.

Thời Tông, tín ngưỡng Di Đà do Nhất Biến (Ipen 1239 – 1289) thành lập.

Lâm Tế Tông ( Rinzai), Một hệ phái của Thiền Tông do Vinh Tây (Eisai 1141 – 1253 ) thành lập.

Tào Động Tông (Soto), Một hệ phái của Thiền Tông do Đào Nguyên (Dogen 1200 – 1253) thành lập.

Phổ Hoá Tông ( Fuke) một hệ phái của Thiền Tông, chuyên tu khổ hạnh nội quán, do Giác Tâm thành lập năm 1925

Nhật Liên Tông, tín ngưỡng Pháp Hoa do Nhật Liên ( Nichiren 1222 – 1282) thành lập.

Tân Luật Tông do Duệ Tôn (Eson 1201 – 1290) thành lập.

-Tịnh Độ Chân Tông( Shin)

Jodo tông (Tịnh Độ Tông) là tông phái Phật giáo đã có từ thời Heian, tuy vậy nó chỉ là tông phái yếu về thế lực và phụ thuộc vào các tông khác. Sang thời Kamakura, dưới sự nỗ lực của sư Genko (Nguyên Không) mà nó trở thành một tông phái độc lập. Genko {còn gọi là Hozen (Pháp Nhiêu

Nguyễn Thị Minh 34 K34B – CN Lịch sử

Thượng) (1133 - 1212) là người vốn đã học Tendai tông. Sau đó nghiên cứu cả "Vững sanh yếu tập" của Nguyên Tín dòng Jodo và "Quá vô lượng thọ kinh" mà quyết tâm theo Jodo tông (1175).

Jodo tông là đạo đi cứu rỗi tất cả mọi người, tạo đường sống lại cho cả những kẻ nghèo khó, không có tiền tài dựng đền đắp tượng hoặc những người không được học hành tu luyện cho nên từ tầng lớp quý tộc cho đến loại đầu trộm đuôi cướp đều có thể tham gia. Vì vậy, sự phát triển của Jodo tông đã bị các tông phái khác kịch liệt phản đối vì cho rằng Genko đã nhạo báng các tông khác, coi nhẹ pháp giới và họ đã dâng biểu tâu trình lên triều đình để phản đối. Vào năm 1207 niên hiệu Kiến Vĩnh thứ hai, triều đình ra lệnh bắt giữ và xử thầy trò Genko vào trọng tội (có 4 người tử hình, 8 người đi đày trong đó có Genko). Năm 1211 ông được ân xá và tịch năm 1212. Mặc dù bị bức hại nhưng Jodo tông vẫn phát triển. Vào các năm 1244, 1688, 1712 Genko liên tục được các Tenno truy phong tên hiệu. Về sau các đệ tử của Genko đã sáng lập ra tông Shin và một số tông phái khác.

Cùng với Genko Shinran (Thân Loan) (1173 - 1262) chuyên tu pháp môn niệm Phật, cùng bị tù đày với Genko. Ông đã lấy vợ trong thời gian bị đày, sau được tha và tiếp tục hoằng thông niệm Phật suốt hai mươi năm. Tác phẩm tiêu biểu của ông là “Tịnh độ chân thực giáo hành chứng văn loại”

gồm 6 quyển. Tư tưởng tôn giáo của Shin hết sức bình dị về mặt thực hành, là đạo dễ hành nhưng hệ thống tư tưởng tôn giáo là sản phẩm của quá trình đi từ tìm hiểu đến hành chứng. Ông vượt qua việc nhấn mạnh lòng tin tuyệt đối vào quyền lực cứu vớt của Adiđà và hệ quả tất yếu của điều đó là gạt bỏ hoàn toàn lòng tin vào bất cứ cái gì khác trên thế giới, kể cả bản thân. Ông cho rằng, chỉ cần tin vào Adiđà là có thể đạt tới sự giác ngộ. Ông bác bỏ tổ chức tự viện truyền thống, tán thành việc môn đồ có thể lấy vợ và có cuộc sống bình

Nguyễn Thị Minh 35 K34B – CN Lịch sử

thường, từ đó việc tăng lữ được kết hôn lan dần sang các tông phái khác và trở thành một điều phổ biến, bình thường ở Nhật.

Dốc lòng tôn thờ Adiđà, bình đẳng trước Phật pháp, thành thực trong cuộc sống là chủ trương của Shin.

- Nhật Liên tông( Nichiren)

Do ngài Nhật Liên (Nicheren, 1222 - 1282) sáng lập ngày 28 tháng 4 năm 1253 tại núi Thanh Trừng, vùng Kominato thuộc tỉnh Chiba, Nhật Bản. Năm 16 tuổi, ngài xuất gia và sau đó đi chu du khắp nơi trên đất Nhật để tìm học tất cả các tông phái. Nhưng cuối cùng ngài chọn kinh Pháp Hoa làm trung tâm, chủ trương phương pháp tu hành là chỉ niệm Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, vừa đơn giản vừa đầy đủ thích hợp cho thời mạt pháp. Năm 1253, khi ngài 31 tuổi, sau khi tu ngộ được lý Kinh Pháp Hoa, ngài trở lại quê nhà. Một buổi sáng sớm, ngài lên núi Thanh Trừng ngồi tĩnh tọa hướng về phía mặt trời mọc, đọc lớn đề mục Kinh Pháp Hoa và tuyên bố lập ra Tông Nhật Liên từ ngày đó. Nhật Liên nghĩ rằng Pháp Hoa là con mắt của mọi kinh, là trung tâm của tất cả các kinh.

Năm 1260 Nhật Liên dâng tác phẩm nổi tiếng của ông là "Lập Chánh An Quốc Luận" lên mạc phủ Bắc Điều, trong đó ông đề ra phương án cứu nước khỏi tam tam bát nạn, công kích mãnh liệt các tông phái Phật Giáo khác và đề nghị mạc phủ chấp nhận hệ tín ngưỡng Pháp Hoa của ông. Những điều nầy khiến mạc phủ và các tông phái Phật Giáo khác nổi giận đốt am cỏ của ông. Năm 1261 ông bị đày đi Y Đông thuộc vùng Y Đậu. Đến năm 1269, theo như lời Nhật Liên tiên đoán là nếu không dùng công đức của Kinh Pháp Hoa để ngăn giặc ngoài thù trong thì nước sẽ đại loạn. Lời tiên tri đó lại trùng hợp với sự kiện quân Mông Cổ đến Đối Mã đảo của Nhật lần thứ nhì và bắt đi hai người dân trên đảo, do đó Nhật Liên có cớ cho rằng lời tiên đoán của mình là đúng. Ông viết bốn câu cách ngôn gởi đến các chùa ở Kamakura như sau:

Nguyễn Thị Minh 36 K34B – CN Lịch sử

"Niệm Phật là nghiệp địa ngục vô gián. Thiền Tông là của thiên ma. Chân ngôn là tội mất nước. Luật tông là giặc nước nói xằng". Vì thế các tông phái Phật Giáo khác quyết rượt đuổi ông không tha. Chánh quyền đương thời xử ông tội chém đầu, nhưng sau đó giảm còn tù biệt xứ, đày đi Tá Độ. Thế nhưng tại sao Nhật Liên lại dám phạm thượng bài xích các tông phái Phật Giáo đã có truyền thống tự ngàn xưa như thế?

Như trên đã nói vì thời kỳ mạt pháp, các phái Phật giáo cũ vì loạn lạc phải tự bảo vệ nên dần dà tiến đến việc tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng cho tông phái và địa phương mà phát triển thành xung đột võ lực, đâm chén nhau khiến mọi tầng lớp dân chúng trong nước oán ghét. Do đó mới có hiện tượng Nhật Liên xuất hiện. Nói về chí khí của Nhật Liên, mặc dù bị đày đi đâu, trong cảnh tù ngục thế nào chăng nữa, Nhật Liên vẫn tiếp tục truyền bá tư tưởng của ông, thu nhận tín đồ đệ tử quyết lập tông phái truyền bá tín ngưỡng Pháp Hoa của ông. Trong cuốn Lịch sử Phật giáo thế giới có chép rằng:

Cả cuộc đời, Nichiren vì tín ngưỡng của mình mà không ngại xông pha nguy hiểm, tỏa ra một thứ ánh sáng đặc biệt của cuộc đời một nhà tôn giáo. Tinh thần đó bắt nguồn từ tinh thần dân tộc Nhật Bản và hoàn cảnh địa lý của Nhật Bản. Tính kiên cường của Phật giáo Nhật Bản được gắn liền với tinh thần đó. Nhưng cũng vì tinh thần đó, cho nên sự ngăn cách giữa các tông phái rất vững chắc [6].

Tông Nhật Liên đã đề ra "Tam Pháp" về bổn phận người xuất gia như sau: 1. Độc Tụng: chuyên học Kinh Pháp Hoa, chuyên tụng đề mục Nam Mô Diệu pháp Liên Hoa Kinh (đọc âm bằng tiếng Nhật là NAMMO MYOHOO REINGEIKYO). 2. Giảng Tán: nghiên cứu và diễn giảng kinh điển để truyền bá gíao pháp đến mọi người. 3. Thư Tả: sao chép, in kinh điển để truyền bá giáo pháp (10). Nhờ những phương pháp tu thực tiễn, đơn giản gần gũi với đa

Nguyễn Thị Minh 37 K34B – CN Lịch sử

số quần chúng bình dân, khiến mọi người dễ thực hành theo giáo pháp, tránh mê tín dị đoan, đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số quần chúng bình dân, do đó Tông Nhật Liên phát triển rất mạnh trên mọi phương diện cho đến ngày hôm nay.

- Thời tông (ipen)

Ngài Nhất Biến cũng là môn đồ của ngài Pháp Nhiên – Tổ sư của Tịnh Độ tông. Ngài xuất gia năm 10 tuổi đến năm 25 tuổi cha mất nên phải hoàn tục trở về nối dõi tông đường. Năm 1273, ngài nhập thất, thể nghiệm được pháp môn Thập nhất bất nhị tức Chính giác thập kiếp của Đức Phật A Di Đà và sự niệm Phật nhất biến của chúng sinh không có hai. Từ đó, ngài đề xứơng con đường xả thánh. Lần nhập thế thứ hai, ngài cảm nhận được thần sắc nên làm thẻ bài có ghi “Nam mô A Di Đà Phật quyết định vãng sinh lục thập vạn nhân” và phân phát cho tín đồ như là hình thức niệm Phật công cứ, khuyên mọi người niệm Phật. Sau đó, ngài du hành khắp nơi trong dân gian để truyền bá pháp môn niệm Phật công cứ ngài. Pháp môn này kết hợp với pháp môn niệm Phật của ngài Không Dã.

Ngài dậy pháp môn niệm Phật của ngài chỉ cần xưng niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà một biến thôi cũng được vãng sinh. Do công đức vô lượng của lục tự hồng danh, khi chúng sinh niệm lên, cho dù có tin hay không tin thì cũng đều được vãng sinh. Pháp môn niệm Phật của ngài là vãng sinh ngay khi hành giả cất tiếng niệm danh hiệu Phật, không cần đợi đến lâm chung. Về mặt giáo lý thì không được hệ thống, thêm vào đó, lại mang tính thần kỳ. Pháp môn của ngài nổi tiếng trong nhân dân và giai cấp võ sĩ. Tuy nhiên, do sự tiếp cận với giai cấp võ sĩ nên pháp môn niệm Phật của ngài ít nhiều bị ảnh hưởng của Thiền tông. Sau khi ngài Trí Chân mất, do sự đối lập trong môn đệ của ngài nên tông phái bị phân chia thành hai dòng lớn. Dòng thứ nhất do ngài Thánh Giới cầm đầu, truyền bá chủ yếu ở vùng Kinh Đô.

Nguyễn Thị Minh 38 K34B – CN Lịch sử

Dòng thứ hai do ngài Chân Giáo cầm đầu, noi theo gương thấy tổ, du hoá khắp nơi trong dân gian. Đến thời Minh Trị, cả hai chi phái này hợp nhất thnàh phái chủ lưu và mang tên Thời tông

Thời tông là một tông phái nhỏ. Do đó, ngày nay chỉ có các phái như Thời tông, Quốc A phái, Đương Ma phái và Tứ Điều phái. Trong đó, Thời tông lớn hơn cả. có Tổng bản sơn là chùa Thanh Tịnh Quang với 412 tự viện phụ thuộc và 57.556 tín đồ.

- Thiền Tào Động tông ( Dogen)

Năm 1233 , Đạo Nguyên xây dựng chùa Hưng Thánh tại Thâm Thảo, tăng tục quy y ngài rất đông. Trong số này có ngài Hoài Tráng người có công rất lớn trong việc phát triển thiền Tào Động tông sau này. Tuy nhiên, với sự phát triển từ thời ngài Hoài Tráng, thêm vào đó, việc đề xứng kiêm tu thiền của ngài Biện Viên, giáo đoàn của ngài lại bị lật đổ và năm 1243 chùa Hưng Thánh bị phá huỷ. Ngài phải lánh nạn lên Việt Tiền. Tại đây, năm 1244, ngài xây dựng chùa Vĩnh Bình làm đạo tràng chuyên tu, sau này trở thành một trong hai đại bản sơn của Thiền Tào Động tông. Năm 1250, ngài đựơc Thượng hoàng ban tặng y tía và 3 năm sau mất tại Kinh Đô.

Bộ Chính Pháp Nhãn Tạng là kết tinh tư tưởng Thiền tông của ngài. Đó là phép tu thực tiễn: Chỉ quản đả toạ, khác với Thiền công án của Lâm Thế tông. Pháp môn hành thiền của ngài không đặt nặng lễ nghi, tán tụng, chỉ mong đạt đựơc “thân tâm thoát lạc”. Theo ngài, Thiền không phải là phương pháp để đạt được giác ngộ. Chính việc hành thiền là giác ngộ. Đó là ý nghĩa của “tu chứng nhất như”.

Về quy củ, ngài dựa vào bộ Bách Trượng Thanh Quy để tạo ra thanh quy riêng cho tông phái của mình. Khi xây xong đạo tràng chuyên tu tại chùa Vĩnh Bình, ngài chỉ cho giới xuất gia chứ giới tại gia không được hành thiền trong đạo tràng. Ngài luôn nhấn mạnh đến việc xuất gia tu đạo. Ngài phủ định

Nguyễn Thị Minh 39 K34B – CN Lịch sử

tư tưởng mạt pháp. Ngài chỉ nhấn mạnh hễ ai chuyên tâm thực hành Thiền định thì có thể chứng ngộ được.

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)