KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO NHẬT BẢN THỜI KỲ KAMAKURA

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 29 - 31)

- Tông Shingon

2.2. KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO NHẬT BẢN THỜI KỲ KAMAKURA

THỜI KỲ KAMAKURA

Từ cuối thế kỷ XII, Phật giáo được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ với đặc điểm nổi bật nhất là tính bình dân. Ở thời kỳ này việc phục hồi và cải tổ Phật giáo được khởi xướng, bởi vì phần lớn các nhà truyền giáo đều cho rằng Phật giáo trước đó chỉ mới dành riêng cho tầng lớp trên trong xã hội, nó cần được truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng. Hơn nữa, họ cho rằng cần phải chấn chỉnh lại những sai lạc, thiếu nghiêm minh trong Phật pháp, coi đó là những nguyên nhân gây nên sự suy sụp về tinh thần trong xã hội. Phật Giáo khi được phổ bíên rộng rãi, dần dần mang tính dân tộc và mầu sắc Nhật Bản, thể hiện rõ nét trong cách nhìn nhận đối với Phật giáo chính thống thời Fujiwara. Có ba trường phái chủ trương khác nhau :

- Phái chủ trương phục hồi các giáo phải cổ Nara, nhất là Kegon ( Luật Tông) và Ritsu ( Nghiêm Tông).

- Phái chủ trương tách khỏi giáo phái Heian, lập các giáo phái mới, đó là Jodo, Shin và Nichiren.

- Phái Zen ( Thiền Tông) phát triển rộng rãi trong quá trình giao lưu vời Trung Hoa đời nhà Tống.

Nhóm chủ trương phục hồi giáo phái cổ Nara đặc biệt nhấn mạnh đề cao Luật Tông và Nghiêm Tông nhằm mục đích chấn chỉnh lại kỷ cương Phật giáo.

Luật Tông (Kegom) không chú trọng nhiều đến các vấn đề học thuyết mà chỉ chú trọng đến vấn đề giới luật và cố giữ cho đúng sự kế thừa các bậc chân tu. Nó tồn tại mà không có những lý thuyết siêu hình, tinh tế của các tông phái khác và phản đối lối sống buông thả của các tăng giới lúc đó. Luật Tông rất coi trọng các cuộc thụ giới và cho rằng nhà sư nào được thụ giới đúng đắn mới đủ tư cách thụ giới cho người khác.

Nguyễn Thị Minh 30 K34B – CN Lịch sử

Riêng về Ritsu ( Nghiêm Tông), kinh Hoa nghiêm rất được coi trọng, nó gồm những cuốn sách bình giải về bộ kinh này khi lần đầu tiên được đưa từ Trung Quốc vào Nhật. Ritsu rất chú trọng tới tới việc phát triển các nghi lễ và thu hút được sự quan tâm của Hoàng gia.

Tuy nhiên, sự phục hồi các giáo phái cổ Nara mặc dù có ý nghĩa nhưng không thu được kết quả nhằm kéo chúng trở lại dòng chính của tôn giáo, ngoại trừ việc trùng tu lại viện Todaiji bị thiêu huỷ năm 1180.

Có thể nói Phật giáo Nhật Bản chia làm nhiều tông phái, chúng mang nhiều mầu sắc riêng và có những tín đồ riêng trong dân cư, nhưng vẫn tồn tại song song với sự phát triển của các thể chế chính trị và phụ thuộc vào những biến đổi của cấu trúc xã hội. Nhìn chung, chúng thường đối lập với tôn giáo chính thống ở Kyoto.

Sự phát triển của giáo phái Zen là một hiện tượng có một không hai trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản, nó có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, lan toả, thẩm thấu trong nếp tư duy và tình cảm, trong nghệ thuật, văn học và cả trong cách ứng xử của con người Nhật Bản. Từ Zen bắt nguồn từ chữ Trung Quốc là “ Thiền”, từ chữ Phạn là “Dhyana” có nghĩa là “ suy tưởng”. Giáo phái này cho rằng sự giác ngộ chỉ có được bằng nhận thức trực giác. Nó không dựa trên hiệu quả của một tín điều thiêng liêng nào đó hay quyền lực của một đấng cứu thế, mà được dựa trên sự cố gắng của cá nhân để nắm ý nghĩa vũ trụ.

Tư tưởng Thiền được truyền vào Nhật Bản từ rất sớm, nhưng tới thời Kamakra mới thành lập tông phái. Phật giáo Thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng con đường lưu truyền không rõ lắm. Lịch sử ghi nhận bắt đầu từ việc một nhà sư Ấn Độ là Bodhydhanma tời Trung Quốc năm 526 sau Công Nguyên, và cũng chỉ mới là những ghi chép về một học thuyết của Ấn Độ dưới ánh sáng của tư duy Trung Quốc

Nguyễn Thị Minh 31 K34B – CN Lịch sử

Sự thực, Nhật Bản biết đến học thuyết Zen từ thời kỳ Nara và tư tưởng cho rằng chỉ có thể giác ngộ thông qua trực giác đã phổ biến trong nhiêug giáo phái, đặc biệt là Thiền Đài và Chân Ngôn.

Ngoài hai giáo phái chính trên, có một giáo phái khác cũng của Đạo phật được tầng lớp võ sĩ Nhật coi trọng, đó là phái Thiền Tông do các nhà sư du học ở Trung Hoa mang về vào thế kỷ XII. Đạo Thiền phù hợp vời tinh thần kỷ luật và tính khắc kỷ của người võ sĩ nên được tầng lớp này hết sức ủng hộ, khiến cho nó trở thành giáo phái có ảnh hưởng rộng và uy tín lớn. Các tu sĩ phái Thiền Tông có vai trò chur đạo trong lịch sử phát triển các hình thức nghệ thuật của Nhật như kịch No, kiến trúc và hội hoạ… Nhìn chung, Phật giáo phái Thiền Tông rất phát triển và thành công dưới sự bảo trợ của nhà nước.

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)