PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 52 - 61)

- Tông Shingon

3.2.PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘ

Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN NHẬT BẢN THỜI KỲ KAMAKURA (1192-1333)

3.2.PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘ

Ở Việt Nam trước ngày đổi mới (trước 1986) vấn đề đạo đức tôn giáo được giới nghiên cứu lý luận mácxít đánh giá rất khác nhau và nhìn chung các ý kiến đều không đạt được một sự thỏa đáng cần thiết. Tựu chung lại có ý kiến cho rằng, bản thân các tôn giáo không có đạo đức riêng và đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức chung của nhân loại. Ý kiến khác lại cho rằng, có đạo đức tôn giáo nhưng đó là thứ đạo đức thuần túy có tính tiêu cực [54; 47]. Sự biến đổi của thực tiễn cũng như những bước tiến trong việc nghiên cứu lý luận trong giai đoạn hiện nay đã bác bỏ những quan điểm đó. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, các nhà lý luận đã thừa nhận, tôn giáo không chỉ có nền đạo đức riêng của mình mà nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức tôn giáo hiện vẫn còn có ý nghĩa đối với con người và xã hội. Đây là cơ sở lý luận để phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức của người Nhật Bản.

Như đã biết, trước khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, xã hội Nhật Bản đang ở trong giai đoạn cuối của xã hội thị tộc (khoảng trước năm 500 SCN). Theo G.B Samsom trong bộ sách Lịch sử Nhật Bản thì công cuộc thống nhất nước Nhật không diễn ra trước năm 350 SCN. Mặc dù việc hình thành quốc gia có muộn hơn so với một số nước trong khu vực nhưng lại là một tổ chức xã hội có quy củ được coi trọng. Theo các sử gia đời ngụy của Trung Hoa thì: "Điều đã gây ấn tượng đối với họ trong xã hội này, tôn ti trật tự được coi trọng, hình phạt nghiêm khắc, kỷ cương được bảo vệ chặt chẽ"

Nguyễn Thị Minh 53 K34B – CN Lịch sử

Do điều kiện sống khắc nghiệt, nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu, tài nguyên nghèo nàn:

Từ thời thượng cổ người Nhật quen sống thanh bạch, giản dị. Có thể nói không ngoa rằng họ học được nghệ thuật sống thanh bạch, giản dị. Trong điều kiện sống như vậy, tình yêu thiên nhiên đã là truyền thống mỹ học được bắt rễ sâu trong di sản văn hóa dân tộc Nhật Bản [34; 22].

Ngoài các chuẩn mực và giá trị kể trên, từ rất sớm, người Nhật đã "có ý thức cộng đồng rất mạnh, ý thức dòng tộc rất rõ nên cái nhìn của họ đối với cuộc sống không giàu trí tưởng tượng như người Hy Lạp, nhưng lại rất giàu tình cảm đồng loại" [34; 48]. Thêm vào đó, việc sáng tạo ra một hình thức tín ngưỡng ở đó các vị thần (Kami) đại diện cho những quyền năng của tự nhiên càng chứng tỏ tình cảm đặc biệt giữa con người và tự nhiên. Vì lẽ ấy, người Nhật rất tôn trọng tự nhiên cũng như sự hài hòa kỳ diệu của nó. Mặt khác cũng nhờ tín ngưỡng Kami mà con người Nhật Bản có ý thức phục tùng trật tự và quyền lực trong tông tộc.

Những nét chấm phá dẫn ra ở trên chứng tỏ rằng, trước khi Phật giáo du nhập, ở quốc gia đảo này, đã từng tồn tại một hệ thống các chuẩn mực đạo đức. Mặc dù hệ thống đó còn thô sơ, chất phác song cũng đã giúp cộng đồng duy trì cuộc sống lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề canh tác chủ yếu. Vì vậy, khi Phật giáo và các hệ thống tư tưởng ngoại lai khác được du nhập thì vai trò của chúng trên phương diện đạo đức chính là ở chỗ, làm giàu và sâu sắc hơn hệ thống đó, góp phần đưa hệ thống đó đến chỗ hoàn thiện hơn. Nhận định như vậy không có nghĩa, khi vào Nhật Bản, Phật giáo chỉ thuần túy phát huy những ảnh hưởng tích cực. Phải nói rằng, Phật giáo cũng góp phần tạo nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực trên phương diện đạo đức. Những tiêu cực đó đã được các nhà phê phán Phật giáo đề cập, nhất là trong những thời điểm có

Nguyễn Thị Minh 54 K34B – CN Lịch sử

tính bước ngoặt của xã hội, dẫu cho những phê phán đó không phải bao giờ cũng đạt đến tính khách quan cần thiết.

Khi Phật giáo bắt đầu được du nhập vào từ Trung Hoa, Triều Tiên, được chính thể Tenno và người dân đón nhận, nền đạo đức của Nhật Bản bắt đầu có những biến chuyển mới. Sự hỗn dung Thần - Phật, Nho - Phật, Thần - Nho và cùng với nó là sự hỗn dung giữa các quan niệm đạo đức, các chuẩn mực và giá trị đạo đức đã làm cho các quan niệm đạo đức đa dạng và mở rộng. Hơn nữa, nếu như trước đây nó được hình thành khá tự phát thì nay được lý giải trên cơ sở một hệ thống lý luận có chiều sâu.

Điều dễ nhận thấy là, so với Shinto, Phật giáo có rất nhiều ưu thế. Những ưu thế đó xuất phát từ chỗ, Phật giáo có hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh trong khi Shinto chỉ mới là những quan niệm. Vì vậy, mặc dù mới chỉ bám rễ vào Nhật Bản, Phật giáo đã có khả năng tồn tại khá vững chắc, và trong lịch sử Nhật Bản, nhiều giai đoạn Phật giáo chiếm ưu thế. Cũng vì vị thế của Phật giáo như vậy nên ảnh hưởng của nó đối với đạo đức xã hội có thể nói là không nhỏ.

Về phương diện lý luận, Phật giáo có thể tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền đạo đức của xã hội Nhật Bản bởi chính Phật giáo đã dung chứa vào nó một hệ thống các quan niệm và chuẩn mực đạo đức đa dạng và khá toàn diện. Bỏ qua những đánh giá cực đoan khi cường điệu vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội như nhiều trí thức Phật giáo đã đề cập [40], về khách quan, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong hệ thống đạo đức Phật giáo có nhiều điểm rất có ý nghĩa. Đánh giá về vai trò của Phật giáo, giới nghiên cứu Phật giáo nước ta cũng đã thừa nhận Phật giáo đã có nhiều tác động tích cực đối với con người và xã hội

Trong điều kiện xã hội Nhật Bản trước thời Meiji, một xã hội chủ yếu lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất, con người sống thanh bạch, giản dị với

Nguyễn Thị Minh 55 K34B – CN Lịch sử

một tình cảm gắn bó mật thiết với đồng loại và thiên nhiên. Đó là những nhân tố góp phần làm cho đạo đức Phật giáo nhanh chóng được tiếp nhận, trở thành các chuẩn mực đạo đức chung của toàn xã hội. Đúng như Hasebe Heikichi nhận xét: "Một trong những đặc điểm của tinh thần dân tộc Nhật Bản là rất nhạy cảm với những giá trị văn hóa ưu thế của nước ngoài và bản địa hóa rất nhanh những yếu tố ngoại nhập" [10; 10].

Trải qua một quá trình du nhập Phật giáo có tính tự phát thông qua con đường buôn bán, trao đổi, Phật giáo dưới thời Shotoku đã trở thành tôn giáo của Nhà nước. Sự ủng hộ của chính quyền đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo.

Có thể nói rằng, triều đình Nhật Bản đã sử dụng Phật giáo như một trong những công cụ đạo đức để cai trị xã hội.

Ở thời kỳ Kamakura sự du nhập và phát triển mạnh mẽ của Zen.Sự dung hợp giữa Phật giáo và Shinto, nhất là Zen, đã hình thành một mẫu người có những phẩm chất rất đáng kính trọng. Những phẩm chất đó có thể xem là đặc trưng nhân cách Nhật Bản, nhờ đó, qua những biến cố đau thương, người Nhật vẫn có khả năng tự vươn dậy với một khát vọng vô biên để trở thành một "Thần tượng Nhật Bản". Nhân cách đó là nhân cách của các "Võ sĩ đạo". Có thể xem đó là một hỗn hợp giữa tinh thần Shinto, tư tưởng Nho gia và cốt cách Zen. Điều này được khẳng định bởi trong yêu cầu và điều kiện của một võ sĩ có: trung hiếu, vũ dũng, từ bi, lễ nhượng, cần kiệm, chất phác, trọng danh phận, chuộng tiết tháo, coi sống chết như nhau... Trong các phẩm chất đó, từ bi, cần kiệm, chất phác, coi sống chết như nhau có thể xem là sản phẩm của Zen. Cũng cần phải nhớ rằng, tư tưởng võ sĩ đạo là một trong những động lực giúp người Nhật vươn lên sau thế chiến thứ hai song nó cũng góp phần hình thành chủ nghĩa quân phiệt, là căn nguyên đưa Nhật Bản gia nhập vào trục phát xít Đức - Ý - Nhật. Điều thú vị là, trong thời đại phong kiến, thời

Nguyễn Thị Minh 56 K34B – CN Lịch sử

Kamakura, các tông phái mới của Phật giáo đã chủ trương phụ nữ cũng có thể được tín ngưỡng cứu vớt. Đó là một giá trị tích cực, góp phần làm mất tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn đã tồn tại rất lâu đời trong đời sống người dân. Có thể nói, trong thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản nhất là:

Trong thời kỳ các nhiếp chính Forjiwara cầm quyền, đạo Phật thực sự đã trở thành một lực lượng xã hội, hơn thế nữa, còn là một lực lượng tinh thần và trí tuệ. Trước hết nó là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và văn học, khuyến khích các hành vi đạo đức như sự điều độ, lòng từ thiện, lòng hiếu thảo và kêu gọi niệm Phật đều đặn để luôn có tâm hồn hướng thiện... Trong công chúng đông đảo, nhiều người theo đạo Phật không phải vì họ đã hiểu sâu về triết lý của đạo, mà chủ yếu chỉ là mong ước được Phật phù hộ cho có một cuộc sống tốt đẹp, chí ít là đỡ cực nhọc hơn hiện tại. Đối với giới quý tộc cầm quyền thì đạo Phật giúp họ kiềm chế được những hành vi thô bạo và ác độc. Nói chung, đạo Phật có tác động tới hành vi đạo đức nhiều hơn là tới sự hiểu biết về giáo lý một cách có hệ thống [34; 309-400].

Rõ ràng, những triết lý, những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo đã góp phần hình thành nền tảng đạo đức của người Nhật Bản, giúp họ hình thành một phong cách sống vừa dịu dàng, điềm đạm song cũng chứa đựng những nhiệt huyết có thể trào dâng thành sức mạnh của hành vi.

Cũng như khi bắt rễ vào một dân tộc nào khác, khi vào Nhật Bản "Ấn tam pháp" cũng phát huy tác dụng (khổ không - vô ngã - vô thường). Những ảnh hưởng của Tam pháp ấn thực sự đã chia sẻ với những suy tư đè nặng lên cuộc sống con người, giúp họ phản tỉnh để nhận ra bản chất của tồn tại. Trong Tam pháp ấn, người Nhật rất chú ý đến triết lý vô thường. Theo họ, trong cuộc đời cái gì rồi cũng trôi qua nhanh chóng, tuổi trẻ, sắc đẹp, hạnh phúc hay là bất hạnh. Con người tiếp nhận và gắn bó với niềm vui và nỗi buồn, gần gũi nhưng không quá đam mê, mê muội. Một bài thơ Haiku mang ý tứ đó: "Ngọn

Nguyễn Thị Minh 57 K34B – CN Lịch sử

sóng đến rồi đi. Tôi muốn chạm vào nước. Tay áo tôi ướt sũng". Hoa anh đào hàng năm vẫn nở. Hoa nở và tàn nhanh chóng, con người hãy thưởng thức cái đẹp đó - khi hoa rơi rụng, cơn bão hoa dễ làm xúc động lòng người, nhưng cũng đừng buồn và chán nản, đó là lẽ tự nhiên của tạo vật. Phải hiểu quy luật của thiên nhiên, tạo vật và của cuộc sống con người. Muốn thế, "con người phải chủ động và tĩnh tâm, không vô tình nhưng cũng không bị cuốn vào vòng sắc dục" [10; 42].

Phải chăng ở Việt Nam hay ở Nhật Bản, Phật giáo hay cụ thể là Zen đã đóng góp cho con người một cái nhìn như vậy về tạo vật và cuộc sống, góp phần hình thành một lối sống, một nhân cách rất ung dung, tự tại khi đối diện với cuộc đời. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà người Nhật, sau những đau thương của chiến tranh đã biết vượt qua những mất mát để vươn lên trở thành một siêu cường cả về kinh tế và cả về tầm vóc văn hóa.

Tham gia vào quá trình hình thành nền đạo đức xã hội, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn nhiều mặt. Những đóng góp đó không những góp phần hình thành một cách sống, một lối sống giàu tính nhân văn mà còn tạo ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể để hướng dẫn hành vi của con người. Trong xã hội cổ truyền cũng như trong xã hội hiện đại, người Nhật Bản rất quý trọng sự trung thực, lòng biết ơn và một thái độ sống có trách nhiệm, biết xả thân vì lợi ích của cộng đồng.

Ngoài phẩm chất trung thực, trong thang giá trị đạo đức của xã hội, lòng biết ơn chiếm một vị trí khá chủ đạo. Ngoài những tác động của các tôn giáo khác, "Tứ ân" của Phật giáo đã góp phần làm cho người Nhật biết tôn kính Tenno - kẻ đại diện cho thần linh, biết ơn cộng đồng, ơn những người đã từng giúp đỡ. Bách khoa thư Nhật Bản viết rằng: "Những nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà chính trị trẻ tuổi rốt cuộc có thể thành đạt, danh tiếng hơn cả người thầy, nhưng họ luôn tỏ lòng tôn kính người thầy" [2; 281].

Nguyễn Thị Minh 58 K34B – CN Lịch sử

Trong khi các nước phương Tây luôn đề cao lợi ích cá nhân, người Nhật Bản lại đặt lợi ích nhóm cao hơn lợi ích cá nhân. Mỗi cá nhân trong xã hội Nhật Bản đều tuân thủ nghĩa vụ đối với tổ quốc, làng xã, tộc trưởng, chủ và xí nghiệp của mình. Để hoàn thành những nghĩa vụ đó, nó “đòi hỏi phải có sự hy sinh lợi ích cá nhân” [38; 192]. Mặc dù tham gia hình thành những giá trị đó, Nho giáo có vai trò đặc biệt nhưng tư tưởng "Vô ngã thị tha" của Phật giáo cũng có sự can dự nhất định.

Khác với các nước Phương Tây, người Nhật quan niệm: “Xã hội là một tổ hợp đơn thuần, chặt chẽ, cá nhân không quan trọng lắm, chỉ đoàn thể mới đáng kể mà thôi...” [23; 12].

Có thể nói, Phật giáo đã góp phần hình thành nhân cách con người Nhật Bản. Nhân cách đó có mặt rất độc đáo, là sự kết hợp nhiều phẩm chất đạo đức rất đa dạng. Ngoài những phẩm chất như đã nêu ở trên, Phật giáo còn góp phần tạo nên một phẩm chất đặc biệt khác, đó là lòng say mê, sự cần cù và sáng tạo trong việc học, đối với việc học.

Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, khi nhà trường chưa xuất hiện, các cơ sở chùa viện của Phật giáo được xem là những trường học. Những trường học kiểu đó là minh chứng cho nền văn minh Nhật Bản, đã góp phần đào tạo ra những tài năng cho dân tộc Nhật Bản trong mọi lĩnh vực. Trong nền học vấn nhà chùa, tăng lữ được đào tạo hai ngôn ngữ chủ yếu: tiếng Hán và tiếng Nhật. Dù là ai, khi qua sự giáo dục của nhà chùa, ít nhiều đều tiếp nhận được những phẩm chất cao quý của đạo đức Phật giáo.

Về thành tựu của giáo dục nhà chùa, cho đến năm 42 Showa (Chiêu Hòa), Phật giáo Nhật Bản đã có 9 trường tiểu học, 51 trường trung học, 13 trường cao đẳng, 41 trường đại học ngắn hạn và 24 trường đại học.

Phật giáo có thể tham gia hình thành các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp cho con người ở nơi nó có mặt bởi bản thân nó có khả năng dung chứa và làm

Nguyễn Thị Minh 59 K34B – CN Lịch sử

lan tràn các giá trị đạo đức. Ngũ giới của nhà Phật đã từng dạy, làm người thì không được trộm cắp, không được nói dối, không được dùng các chất kích thích làm cho thần kinh không chủ động được... Nhà Phật còn dạy con người biết nhớ ân và tri ân. Theo nhà Phật, người ta phải nhớ và phải trả bốn thứ ân: ân Tam bảo, ân cha mẹ hay người sinh dưỡng, ân thầy và ân quốc gia. Trong tám con đường chính (Bát chính đạo) mà Phật tổ đã đề ra không những yêu cầu con người phải suy nghĩ đúng mà còn hành động đúng, không những có nguyện vọng đúng mà còn phải ngôn hành đúng... Bất cứ ai, chịu ảnh hưởng của Phật giáo đều học và hành bốn điều vô lượng của Tâm (Tứ vô lượng tâm). Đó là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Đó là sống theo lẽ: “Vô ngã vị tha” nhằm “Lợi lạc quần

Một phần của tài liệu Phật giáo nhật bản thời kỳ kamakura (1192 1333) (Trang 52 - 61)