1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian việt nam

71 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 708,72 KB

Nội dung

Nghệ thuật múa rối nước dân gian là sự hòa quyện của nghệ thuật điêu khắc truyền thống với việc sử dụng nước làm sân chơi đã tạo nên sự độc đáo bất ngờ, nếu không có nghệ thuật tạo hình

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Lịch Sử - trường ĐHSP Hà Nội 2 Tôi xin cảm ơn sự gúp đỡ của các thầy cô, đặc biệt là hai cô giáo Th.s Hoàng Thị Nga và Th.s Nguyễn Thị Nga, đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2, Thư viện Quốc Gia, Thư viện trường Đại học Văn hóa đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu có giá trị để tôi hoàn thành công trình này

Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 5/2013 Tác giả khóa luận

Vũ Thị Thanh Hằng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ nhiệt tình của hai cô giáo Th.s Hoàng Thị Nga và Th.s Nguyễn Thị Nga Công trình này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Tác giả khóa luận

Vũ Thị Thanh Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 6

Chương I: Khái quát về múa rối nước dân gian Việt Nam 6

1.1 Cơ sở, điều kiện hình thành nghệ thuật múa rối nước dân gian Việt Nam 6

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 6

1.1.2 Điều kiện kinh tế 8

1.1.3 Điều kiện văn hóa – xã hội 9

1.2 Sự ra đời của múa rối nước dân gian Việt Nam 11

1.3 Quá trình phát triển của múa rối nước dân gian Việt Nam 15

1.3.1 Thời kì hình thành (thời kỳ nhà Lý) 15

1.3.2 Thời kì phát triển 15

Tiểu kết chương 1 Chương II: Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam 20

2.1 Đặc điểm của quân trò múa rối nước 20

2.1.1 Quân trò 20

2.1.2 Thân rối 22

2.1.3 Đế rối 23

2.1.4 Nhân vật 24

2.2 Vật liệu trong tạo hình múa rối nước dân gian 26

2.3 Quy trình thiết kế tạo hình rối nước dân gian Việt Nam 28

2.3.1 Tạo hình tính cách nhân vật 28

2.3.2 Thiết kế phục trang 33

2.3.3 Thiết kế máy móc điều khiển 38

2.4 Dụng cụ thực hiện gia công động tác rối 43

Trang 4

Tiểu kết chương 2

Chương III: Đặc điểm, vai trò của nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam 46 3.1 Đặc điểm của nghệ thuật tạo hình múa rối nước dân gian 46 3.2 Vị trí, vai trò của nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian

Việt Nam 50 3.3 Đóng góp của tạo hình rối chuyên nghiệp với tạo hình rối dân gian 54

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC 62

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Múa rối nước là một sáng tạo nghệ thuật đặc biệt của người Việt mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam Nó chứa đựng và lưu giữ nhiều sinh hoạt tinh thần, vật chất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước Múa rối nước là nghệ thuật của người nhân dân, đặc biệt là của nông dân vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng, là biểu tượng cho ước mơ của cộng đồng Chính vì thế mà tìm hiểu về múa rối nước cũng chính là tìm hiểu về nét đẹp của văn hóa Việt Nam

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo lấy mặt nước làm sân khấu, là nơi cho con rối diễn trò, đóng kịch Buồng trò rối nước có kiến trúc hai tầng tám mái, là nơi người điều khiển ngâm mình điều khiển con rối bằng cách giật dây hoặc khua sào có đính với con rối ở đầu dây và đầu sào Múa rối nước thường gắn với hội hè, lễ Tết… Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật sân khấu nước kì lạ, độc đáo, đặc sắc chỉ có ở Việt Nam

Trong nghệ thuật múa rối nước chứa đựng, hội tụ nhiều tinh hoa của nghệ thuật dân gian Việt Nam: Nghệ thuật điêu khắc dân gian, nghệ thuật hội họa truyền thống, nghệ thuật sáng tác các tích trò, nghệ thuật dân gian và đặc biệt là kĩ thuật dân gian Có lẽ vì vậy mà múa rối nước đã trở thành xứ giả văn hóa của Việt Nam, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của đông đảo bạn bè năm châu Múa rối nước chỉ có ở Việt Nam, là loại hình nghệ thuật độc nhất vô nhị

và đang được đệ trình để UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới

Đặc biệt, trong múa rối nước thì nghệ thuật tạo hình có vai trò đặc biệt quan trọng Bởi vì con rối là linh hồn, là cái cốt lõi của nghệ thuật múa rối Các nghệ nhân với tài năng của mình đã làm nên những quân rối có thể cử

Trang 6

động, nhảy múa trên mặt nước – điều tưởng chừng như không thể làm được Nhờ có nghệ thuật tạo hình mà các nhân vật trong múa rối nước trở nên sinh động, làm nổi bật lên tính cách của mình Mỗi quân rối được hoàn thành phải trải qua rất nhiều công đoạn Với đôi bàn tay khéo léo, lòng đam mê, yêu quý

bộ môn nghệ thuật này, người nghệ nhân tạo hình đã làm nên thành công của múa rối nước

Nghệ thuật múa rối nước dân gian là sự hòa quyện của nghệ thuật điêu khắc truyền thống với việc sử dụng nước làm sân chơi đã tạo nên sự độc đáo bất ngờ, nếu không có nghệ thuật tạo hình thì sẽ không có múa rối nước Việt Nam

Là sinh viên chuyên ngành Lịch sử Văn hóa; đồng thời lại có niềm yêu thích đặc biệt đối với nghệ thuật múa rối nước cổ truyền của dân tộc, người viết muốn đi sâu tìm hiểu về môn nghệ thuật này Vì vậy mà người viết đã lựa

chọn đề tài: “Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sử sách chính thức ghi nhận sự ra đời của di sản văn hóa múa rối nước

là từ thời nhà Lý (1010 - 1225), cụ thể là ở thời Lý Nhân Tông Tuy nhiên do tục lệ bí truyền ở các phường hội chỉ cho phép người làm trò gì biết trò ấy, phường nào biết phường ấy, không ai được tiết lộ cho nhau biết nên trải qua gần nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa rối nước của dân tộc vẫn giữ được tính nguyên sơ, cụ thể

Nửa thế kỉ gần đây, với sự độc đáo cùng với việc bảo tồn và phát huy, múa rối nước trở thành đã trở thành đề tài nghiên cứu của các học giả và nhiều ấn phẩm khác đã ra mắt bạn đọc như:

Năm 1976, Tô Sanh đã cho ra mắt bạn đọc cuốn “Nghệ thuật múa rối nước”, NXB Văn hóa, Hà Nội Trong công trình này, Tô Sanh giới thiệu cho

Trang 7

bạn đọc có thêm kiến thức về nghệ thuật múa rối nói chung và nghệ thuật múa rối nước nói riêng; về nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của bộ môn nghệ thuật này Ngoài ra, trong tác phẩm cũng đã nói đến kỹ thuật biểu hiện, vai trò, tính chất, đặc điểm của nghệ thuật múa rối Tuy nhiên tác phẩm này vẫn chưa khai thác đến mảng nghệ thuật tạo hình quân rối nước

Tác giả Nguyễn Huy Hồng đã lấy tên cuốn sách của mình là “Rối nước Việt Nam” (1996), NXB Sân khấu, Hà Nội Trong công trình, tác giả đã trình

bày cái nhìn tổng quan về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam và đặc biệt là về nghệ thuật múa rối nước Sau đó, tác giả đã đi sâu hơn, tìm hiểu về nghệ thuật rối nước trên tất cả các mặt, các phương diện Và vấn đề nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước cũng đã được tác giả chú ý khai thác nhưng chưa sâu, mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những nét chung, nét khái quát về nó

Đặc biệt gần đây nhất, giám đốc Nhà hát múa rối nước Trung ương Lê

Văn Ngọ cùng các cộng sự đã nghiên cứu đề tài khoa học: “Bảo tồn và phát triển múa rối nước cổ truyền Thăng Long - Hà Nội” Đây là công trình chào

mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Đó chính là nguồn tài liệu quý báu để nhà hát múa rối Thăng Long nghiên cứu, xây dựng thêm chương trình ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn

Ngoài ra, trên các bài báo cũng có rất nhiều bài viết về bộ môn nghệ thuật này như:

Thúy Nga với bài “Rối nước đặc sản của sân khấu dân tộc” in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật; Lê Mỹ Ý (2006), “Rối nước – sự tồn tại kì diệu của tự nhiên”, tạp chí Sân khấu… Các tác phẩm này với nội dung giới thiệu

cho bạn đọc biết về múa rối nước: nguồn gốc hình thành, nghệ thuật múa rối (sân khấu, buồng trò, nhân vật, tích trò)… Nhưng các tác phẩm này cũng chỉ

đề cập đến nghệ thuật múa rối nước nói chung chứ chưa tìm hiểu chuyên sâu

về nghệ thuật tạo hình

Trang 8

Như vậy, trong các tác phẩm trên, chưa có tác phẩm nào đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam Vì vậy, đề tài là sự bổ khuyết vào chỗ trống đó, để góp phần làm nổi bật nét đẹp, nét độc đáo trong loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Thông qua đề tài này, người viết muốn làm rõ về nguồn gốc, đặc điểm, quy trình tạo hình rối và khẳng định vai trò của nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian ở Việt Nam

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này nhằm giải quyết một số nhiệm vụ chính như sau:

- Cơ sở, điều kiện hình thành múa rối nước

- Sự ra đời của múa rối nước

- Quá trình phát triển của múa rối nước

- Đặc điểm của quân trò múa rối nước

- Quy trình thiết kế tạo hình rối

- Dụng cụ thực hiện gia công động tác rối

- Đặc điểm, vị trí, vai trò của nghệ thuật tạo hình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu là tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước từ nguồn gốc hình thành (thời kỳ nhà Lý) cho đến nay

Về không gian: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về múa rối nước ở các phường rối ở đồng bằng châu thổ Sông Hồng: phường rối Đào Thục (Hà Nội), Nam Chấn (Nam Định), Thanh Hà (Hải Dương), làng Nguyễn (Thái Bình)…

Trang 9

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

* Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp đối chiếu và so sánh nhằm rút ra những nhận định chính xác Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp…

6 Đóng góp của khóa luận

Về mặt lý luận: Đề tài sẽ mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian, vai trò của nó trong thành công của múa rối nước Việt Nam

Về mặt thực tiễn: Với việc làm nổi bật nghệ thuật tạo hình đặc sắc trong múa rối nước, đề tài sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn môn nghệ thuật này Đồng thời qua đó cũng quảng bá rộng rãi hơn cho người dân trong nước cũng như bạn bè nước ngoài biết đến môn nghệ thuật múa rối nước

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận được cấu trúc làm ba chương:

Chương I: Khái quát về múa rối nước dân gian Việt Nam

Chương II: Nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam Chương III: Đặc điểm, vai trò của nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước dân gian Việt Nam

Trang 10

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM

1.1 CƠ SỞ, ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Theo PGS Tiến Sĩ Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và xã hội” [33; 10] Như vậy, con người chính là chủ thể của văn

hóa, các giá trị của văn hóa đều do con người sáng tạo ra Việt Nam là khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Ở đây có nhiều hệ thống sông lớn đã bồi đắp phù sa tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước ra đời và phát triển Vì vậy mà vai trò của nước là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, nó không chỉ cung cấp nước để lao động sản xuất mà còn để vui chơi, giải trí Từ nước mà người dân đã sáng tạo nên trò múa rối nước

Hay như ở phương Tây, do có khí hậu khắc nghiệt, có mùa đông rất lạnh và có tuyết rơi Ở đây cũng có nhiều sông lớn, nhưng vì khí hậu khắc nghiệt vậy nên không thể tập trung sản xuất lúa nước như ở Việt Nam Nhưng cũng chính từ thiên nhiên như vậy, con người nơi đây đã sáng tạo nên một môn nghệ thuật độc đáo – đó là múa ba lê, trượt băng

Như vậy, con người ở môi trường nào thì sẽ sáng tạo ra văn hóa, trò chơi dân gian gắn liền với môi trường ấy Rối nước chính là “con đẻ” của người dân Việt cũng như múa ba lê, trượt băng là con đẻ của xứ băng

Ngoài ra, ở các làng quê còn có hệ thống ao hồ dày đặc, đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của múa rối nước Ao làng

Trang 11

thường là một hồ rộng, được bao bọc xung quanh bởi những mô đất, những hàng cây Nước ao hồ xanh đục, có thể che giấu các dụng cụ máy móc điều khiển của quân rối để không cho khán giả biết Nếu như nước quá trong, dễ nhìn thấy rõ những dụng cụ dưới nước là làm lộ bí mật, làm giảm hứng thú Mặt khác, mặt nước ao hồ giữa trời, được ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nó lung linh huyền ảo, tạo ra không gian vừa thực vừa hư

Rối nước là nghệ thuật của ao làng Do sinh sống nơi địa hình trũng úng, người nông dân quen với nước, hiểu về nước nên họ làm nghệ thuật bằng nước Ao làng được sử dụng làm khuôn viên biểu diễn, và ở đây, những vũ điệu rối xuất hiện trên mặt nước một cách tài tình trong tiếng nhạc đệm, âm thanh, tận dụng thiên nhiên, kết hợp màu trời, sắc nước, màu xanh của cây cối

và hoa lá

Sự đóng góp của ao làng vào nghệ thuật múa rối là không nhỏ Phải nhận định rằng: Ao làng với bờ bãi quanh nó vừa đẹp cả nơi diễn lẫn nơi xem Buồng trò rối nước nổi lên giữa ao hòa hợp vào cảnh thiên nhiên thành một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp Mặt nước mỗi khi có làn gió thoảng qua gợi sóng làm bóng hình nhà rối lung linh chuyển động cùng mây trời sắc nắng Đàn cá rối tung tăng quẫy lộn trên mặt ao làm đàn cá thật trong ao quẫy, nhảy theo, thực thực hư hư Sân khấu rối nước không trang trí mà không thể kể hết được cảnh giả biến hiện trên mặt ao cùng bóng hình nhân vật với cả sắc màu,

cử chỉ, hình khối, dáng vẻ

Ao đã là một thành phần hữu cơ của cảnh quan thiên nhiên của đời

sống xã hội, kinh tế, tình cảm, tinh thần “Ao không chỉ là một công trình thủy lợi nông nghiệp nhỏ (Hydraulique agricole) thông thường mà còn là nguồn sinh sống thiết thực hàng ngày “còn ao rau muống, còn đầy chum tương”…Và bây giờ, ao làng lại là nơi để những nghệ sĩ nông dân múa rối nước bày tỏ, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng của nông thôn Việt Nam” [20; 47]

Trang 12

Sinh ra trên một đất nước vùng nhiệt đới, nước nhiều hơn đất, rối nước

đã có vị trí đáng lưu ý trong nền văn minh sông Hồng, trong truyền thống văn hóa Việt Nam

1.1.2 Điều kiện kinh tế

Chúng ta có thể khẳng định rằng rối nước bắt nguồn từ những trò chơi,

từ nghệ thuật tạo hình của người lao động Việt Nam và đặc biệt là của người nông dân Họ là những con người chân lấm tay bùn, hàng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đã sống và gắn bó với nước ngay từ những ngày còn trong bụng mẹ Nguồn nước chính là thứ không thể thiếu đối với một cộng đồng nông nghiệp Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu: nhất lúa, nhì phân, tam cần, tứ giống nên có thể nói nước gắn bó với người nông dân Việt, thân thiết

và máu mủ vô cùng Họ sống, lao động, sinh hoạt… gắn liền với nước và ngay cả khi vui chơi, giải trí cũng không tách rời khỏi yếu tố nước

Rối nước manh nha từ trong công cuộc trị thủy – một trong bốn họa nguy hiểm hàng đầu đó là thủy (nước), hỏa (lửa), đạo (trộm), tặc (giặc) Những người dân Việt cổ đã thành công không chỉ trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt nó làm ra hạt gạo nuôi sống mình mà còn phục vụ cho đời sống tinh thần của bản thân Múa rối nước chính là biểu hiện cho tài năng, óc sáng tạo của con Lạc cháu Rồng đựa trên hoàn cảnh của một vùng nhiệt đới có lượng mưa cao và diện tích nước lớn

Trên thế giới có khá nhiều cộng đồng sinh sống bằng nghề nông, những quốc gia với diện tích nước lớn nhưng múa rối nước với sân khấu mặt nước đặc sắc và độc đáo này chỉ duy nhất có ở Việt Nam Những con rối thô sơ của nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu trong những trò chơi tự phát đã dần hoàn thiện với trình độ tinh vi và nghệ thuật hơn đen lại một loại hình nghệ thuật đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn bởi sự kì diệu và biến hóa khôn cùng

Trang 13

Như vậy, bên cạnh điều kiện tự nhiên, đặc trưng kinh tế thì sự tài năng

và trí tuệ, óc sáng tạo của con Lạc cháu Rồng là yếu tố quyết định cho sự ra đời của nghệ thuật rối nước Việt Nam

1.1.3 Điều kiện văn hóa – xã hội

Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật xuất phát từ trò chơi của nhân dân lao động, đặc biệt là của những người nông dân, những người thợ thủ công ở nông thôn sáng tạo nên Nông thôn Việt Nam, với cảnh thiên nhiên của đồng ruộng, với lũy tre, ao cá, con sông, con rạch, cây đa, giếng nước, đình làng… Nông thôn Việt Nam với con trâu đang ăn cỏ ngoài bờ đê, ngoài cánh đồng, có đàn sáo ríu rít bay quanh, có con cò bay lả bay la, có cánh diều sáo vang lên những âm thanh quen thuộc, có tiếng giã gạo và tiếng chuông chùa xa xa Những cảnh vật và âm thanh ấy đã tạo nên cho người nông dân có một tình cảm riêng biệt, thắm thiết nồng nàn, đậm đà tình yêu quê hương đất nước Dù cho thiên tai hay địch họa, người nông dân cần cù và yêu nước, vẫn bám chặt lấy mảnh đất thiêng liêng, từ bao đời nay không lúc nào ngơi công việc cấu tạo mảnh đất đó, xây dựng những con người ở nơi đó, làm thế nào để tất cả đều trở nên đậm đà hơn, thắm thiết hơn

Chính hoàn cảnh thiên nhiên và hoàn cảnh đấu tranh cho quê hương như vậy, đã đưa tâm tư tình cảm của người nông dân Việt Nam vào nghệ thuật múa rối nước

Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình thường thích thú với nhiều người Nếu không phải là những người sống ân tình với nước tới mức “sống ngâm da, chết ngâm sương” như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nước, lòng yêu mến giữ gìn nó đến nghiệt ngã chỉ “cha truyền con nối” và bảo tồn nó qua bao biến thiên lịch sử của hàng nghìn năm dựng nước – giữ nước tới giờ

Trang 14

Nghệ nhân rối nước thường là những nông dân ở lứa tuổi trung niên trở lên, chuyên tay cày, tay cuốc, quanh năm lăn lộn với hòn đất cây lúa, ngày ngày hai sương một nắng ngoài đồng ruộng, nên coi việc múa rối nước như là một thú ăn chơi Họ đóng tiền góp gạo dựng phường lập hội, tạc quân, chế máy – bỏ nhiều công sức ra đóng cọc, căng dây, dựng buồng trò, luyện tập, biểu diễn mà không đòi hỏi tiền thù lao mà chỉ mong vui làng vui xóm Họ làm nghệ thuật một cách bình dị, tự phát, tự nguyện và hi sinh cao độ Nghệ thuật này không phù hợp với phụ nữ, phần vì sức khỏe, phần vì tục lệ, phần vì rối nước xưa chưa thật chú trọng vào diễn lời, mà chỉ cốt thể hiện hành động bằng động tác

Múa rối nước thể hiện tư duy văn hóa Việt Nam gốc nông nghiệp lúa nước Rối nước là sản phẩm của tư duy nông nghiệp với các hoạt động sống gắn liền với điều kiện thiên nhiên nóng ẩm, mưa nhiều và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, ao, hồ dày đặc Việc tận dụng mặt nước làm sân khấu trình diễn là thể hiện thành quả văn hóa nảy sinh từ sự thích nghi với môi trường thiên nhiên trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Sinh

ra và gắn bó với nước, họ đã hòa hợp với môi trường nước và xem nó là một người bạn gần gũi, góp phần cùng họ tạo nên bộ môn nghệ thuật này

Múa rối nước cũng là nghệ thuật của hội làng Ta gặp ở đây các nghi thức như: tế lễ, thui trâu, rước kiệu, cắm cờ hay các trò chơi dân gian như: kéo co, đánh đu, đánh vật, trọi trâu, múa sư tử Ngoài ra còn phải kể đến các trò vui khác diễn ra trong dịp hội làng như: sư gõ mõ, vãi tụng kinh… ở chùa

Có thể nói hầu hết các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng làng xóm đều được quân rối nước tái hiện Thêm vào đó, các nghệ nhân rối nước đã tái hiện trên sân khấu của mình cuộc sống lao động bình thường: cày, bừa, chăn trâu, gánh cỏ, xay lúa, giã gạo… bên cạnh việc phản ánh sinh hoạt tinh thần thì sân khấu rối nước phản ánh cả sinh hoạt văn hóa vật chất

Trang 15

Trong lũy tre xanh, sân khấu rối nước chính là kết tinh của các giá trị văn hóa dân gian Và thứ “đặc sản văn hóa lúa nước” quả là miếng đất tốt cho người nông dân – nghệ sĩ tỏ bày tài nghệ, lòng mong muốn, lòng tự hào, niềm suy tư và tình cảm của mình với cộng đồng làng xóm

1.2 SỰ RA ĐỜI CỦA MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM

Theo giáo sư Trần Văn Khê và nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng thì nguồn gốc, xuất xứ của múa rối nước cho đến nay không ai biết chính xác Nhiều nghệ nhân lão thành có nhắc lại theo trí nhớ đại khái về thời điểm ra đời của múa rối nước, nhưng không có đủ cơ sở tư liệu để khẳng định tính khoa học lịch sử Cái mà chúng ta hiện viện dẫn về nguồn gốc của múa rối nước là từ tấm bia “Sùng Thiện Diên Linh”

Tuy thế, chúng ta có thể khẳng định dưới thời Lý (1010 – 1225) thì nghệ thuật múa rối nước của dân tộc đã khá phát triển Bia “Sùng Thiện Diên Linh” dựng năm 1121 đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) tại chùa Đọi (Phủ Lý – Hà Nam) đã chứng minh cho điều này

Văn bia “Sùng Thiện Diên Linh” có tên đầy đủ là tấm bia “Đại Việt quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh” do Thượng thư bộ hình của vua Lý Nhân Tông là Nguyễn Công Bật soạn Tác giả đã kể về việc vua Lý Nhân Tông tổ chức một buổi lễ long trọng nhân dịp kỉ niệm ngày sinh vua cha trong đó có biểu diễn múa rối tại bến sông Trường Lô (sông Hồng):

“Gặp lúc Trung thu cảnh đẹp, muôn việc nghỉ ngơi Vua cho mở cổng lớn hoàng cung

Lên xe ngọc mà ra chín lần cửa Cưỡi xe vàng mà rong ruổi đường to

… Hướng Trường Lô sông biếc Ngự điện báu Linh Quang”[18; 40]

Trang 16

Ở văn bia này, trò rối nước được miêu tả cụ thể:

“Thả Rùa Vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn…

Phơi mai để lộ bốn chân, dưới lòng sông lờ lững Rùa Vàng liếc mắt nhìn bờ

Hé môi phun nước Ngửa trông dải mũ nhà vua Cúi xét bàn trời lồng lộng Trông vách núi cheo leo Dàn nhạc Thiền réo rắt Cửa động mở ra

Thần tiên xuất hiện Đều là giáng điệu Thiên cung

Há phải phong tư trần thế Các nàng vươn tay nhỏ, dâng khúc Hồi phong Nhăn mày thúy, ca ngợi vận đẹp

Chim quý từng đàn ca múa

Các con thú chạy loăng quăng

Người đi hái củi, thợ săn giương cung” [18; 39]

Đó chính là trò rối nước “Kim Ngao” Quân rối rùa vàng to lớn quá mức tưởng tượng Nó mang trên lưng cả một sân khấu rối cạn có cấu tạo ba ngọn núi có mấy cái động vậy mà vẫn phơi ra, bốn chân rùa vẫn lộ rõ trên dòng sông chảy lững lờ và dập dờn sóng vỗ Rùa vàng ngửa đầu chầu vua, liếc mắt nhìn bờ và hé môi phun nước Rùa vàng diễn trò trong tiếng nhạc thiền réo rắt để rồi sân khấu rối cạn mở ra để trình diễn: các nàng tiên múa hát khúc Gió về, hát bài ca ngợi vận tốt các con vật làm trò, cảnh người đi hái củi,

cảnh đi săn… “Sân khấu Rùa vàng này sau đó lại được kéo lên bờ để vừa biểu diễn vừa làm trò” [37; 37]

Trang 17

Cũng trong bia đó có đoạn “người nôm đánh chuông” mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã ghi lại trong quyển Lý Thường Kiệt, và có đoạn "các nàng tiên hoa tay mềm mại múa điệu hội phong – nhíu đôi lông mày biếc, mà hát bài ca hưu văn" mà Tô Sanh đã ghi lại theo bản dịch văn bia "Sùng Thiện Diên Linh"

Sự phát triển của trò rối nước đã quá rõ: diễn ra đã có lời và có động tác, có sự kết hợp giữa hai yếu tố này:

“Nàng tiên từ trên không sa xuống

Cất lên tiếng hát véo von

Ca ngợi công đức đầu tiên của vị vua hiền” [32; 57]

Như vậy, có thể nói rằng văn bia “Sùng Thiện Diên Linh” đã cho chúng

ta một bằng chứng khẳng định: Nghệ thuật múa rối dưới thời Lý (thế kỉ XI, XII) đã rất thịnh hành và có một trình độ khá cao

Khi nói về cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, nhà văn Hữu

Ngọc đã từng mô tả ngôn ngữ của nghệ thuật múa rối nước như sau: “Không

rõ múa rối nước có ở các nước khác hay không, hay chỉ ở Việt Nam mới có thôi, nhưng có một điều chắc chắn là múa rối này vẫn tiếp tục được lưu truyền và ngày càng được khán giả ưa chuộng Để thưởng thức rối nước trong bối cảnh nguyên thủy của nó, cần phải trở về cái nôi của loại hình nghệ thuật này – vùng làng quê châu thổ sông Hồng của Việt Nam” [25; 20]

Như vậy, có thể khẳng định rằng, múa rối nước đã ra đời ở miền Bắc Việt Nam Và cụ thể: Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chính là nơi sản sinh ra nghệ thuật múa rối nước cổ truyền của dân tộc Việt Nam Các phường rối dân gian truyền thống đều tập trung quanh kinh thành Thăng Long, đó là các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh…

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng đất lâu đời của người Việt, là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam Đây được coi là cái

Trang 18

nôi của văn hóa – lịch sử dân tộc Múa rối nước là một dẫn chứng tiêu biểu Đồng bằng sông Hồng có địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng Ở khu vực này có một mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gồm các dòng sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Thái Bình… cùng các ao

hồ dày đặc Chính yếu tố nước đã tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú cũng như trong sinh hoạt cộng đồng của cư dân khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước Nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Nhờ có nước mà con người có thể làm ra cây lúa, hạt gạo để duy trì sự sống Và trong lúc nông nhàn, cũng bắt nguồn từ nước, người dân đã dùng những con rối thô sơ diễn trên mặt nước, tái hiện cảnh sinh hoạt hàng ngày, những cảnh lao động sản xuất Từ đó dần dần hình thành nên bộ môn nghệ thuật múa rối nước

Trong đó, mảnh đất Sài Sơn (Quốc Oai – Hà Nội) hay chính là vùng chùa Thầy, nơi có nhà thủy đình sớm nhất nước ta được các nhà nghiên cứu hàng đầu về rối nước – Nguyễn Huy Hồng và Tô Sanh đánh giá là có nhiều điều kiện hơn cả để trở thành cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam với tổ nghệ là thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tương truyền, Từ Đạo Hạnh là người hiểu biết uyên thâm về nho, y, lý,

số nên thường làm thuốc chữa bệnh cứu người Ông còn thích múa hát và thường dạy dân diễn trò múa rối nước, trò diễn chèo nên dân chúng gọi ông là

“thầy”, và truyền rằng bài “Giáo trò” và nhân vật chú Tễu là do chính tổ sư

Từ Đạo Hạnh tạo nên Rồi ngôi chùa cùng ngọn núi nơi ông chủ trì, tĩnh tọa cũng có tên là chùa Thầy, núi Thầy Chùa Thầy tọa lạc bên sườn núi, chân núi, phía trước có hồ Long Trì rộng lớn Dưới hồ có ngôi thủy đình trông như một đóa sen từ mặt nước vươn lên Đây chính là nơi diễn trò múa rối nước đầu tiên của nước ta Việc xuất hiện ngôi thủy đình sớm như vậy cho thấy sự thành công của múa rối nước, của văn hóa dân gian Việt Nam

Trang 19

1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM

Múa rối nước là môn nghệ thuật truyền thống, lâu đời của dân tộc Việt Nam Quá trình phát triển của môn nghệ thuật này có thể chia ra làm hai thời kì 1.3.1 Thời kì hình thành (Thời kỳ nhà Lý)

Ở thời kì này, múa rối nước còn là một hình thức trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, nông dân, không phổ biến rộng mà hoạt động trong phạm vi vài gia đình, một vài dòng họ, một vài địa phương Dựa vào tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, chúng ta có thể khẳng định múa rối nước ra đời vào thời kì nhà Lý

Thời nhà Lý đã hình thành một nhóm người chơi rối của nhân dân lao động, tiến lên thành một phường, một gánh, bắt đầu diễn ở địa phương có đông người xem, sau đó dần lan rộng ra ngoài xóm làng, được nhiều vùng lân cận biết đến, đình chùa, cung đình biết đến, diễn trong những ngày hội lễ lớn

Căn cứ vào tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, chúng ta có thể thấy được, ngay từ khi ra đời, trò múa rối nước đã được vua quan sử dụng làm thú vui trong triều đình Bằng chứng là việc vua Lý Nhân Tông đã sử dụng trò rối nước “Kim ngao” để diễn trong dịp kỷ niệm ngày sinh của cha mình Như vậy, múa rối nước trong thời kỳ này không chỉ phát triển sâu rộng ở nông thôn mà ở trong triều đình cũng được giai cấp phong kiến chấp nhận

1.3.2 Thời kì phát triển

Sau thời nhà Lý, trong suốt thời kì phong kiến ở nước ta, nghệ thuật múa rối lan rộng ra các vùng, có nhiều cơ sở múa rối nước hoạt động, tiến đến các địa phương xa hơn và lan rộng hầu như khắp miền miền Bắc (châu thổ sông Hồng hoặc đồng bằng Bắc Bộ) Đã có những cuộc gặp gỡ giữa các phường rối với nhau, và đã có những cuộc thi đấu, học hỏi, từ đó ảnh hưởng lẫn nhau Trải qua bao cuộc xâm nhập về tôn giáo, phong kiến, đế quốc, ngoại

Trang 20

bang, nghệ thuật múa rối nước, tuy có bị chế ngự, có thời kỳ còn bị nghiêm cấm (khi nhà Minh mang quân sang xâm lược, mưu toan hủy diệt nền văn hóa bản địa, độc tôn văn hóa xâm lược nên đã cắt đứt giai đoạn phát triển thịnh đạt của nghệ thuật múa rối nước truyền thống của kỷ nguyên Đại Việt), nhưng nội dung chi tiết chủ yếu vẫn là phản ánh sinh hoạt đời sống nông thôn, với các tiết mục lệ thuộc về kỹ xảo

Từ năm 1930 – 1945: Sau khi Đảng ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại chính quyền Đến cách mạng tháng Tám, chính quyền thuộc về tay nhân dân Toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, phường rối có nơi bị đình đốn, có nơi còn hoạt động được, chủ yếu để phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến Có thể nói rằng múa rối nước dân gian bấy giờ đã phát triển trong

hoàn cảnh hết sức khó khăn: “Nhiều quân rối bị giặc đốt cháy, con rối mất, phường rối tan, chỉ có một số ít là tồn tại Tiết mục về lễ giáo phong kiến bị bãi

bỏ dần, tiết mục lịch sử sản xuất và chiến đấu đuợc tăng cường” [32; 68]

Trong thời kì này, chỉ có nông dân múa rối nước và cũng chỉ biểu diễn cho hàng xóm của mình Chính vì vậy mà các vở rối nước đều là dàn cảnh giống ở vùng nông thôn: có ruộng lúa, ao cá, lũy tre, cây đa, giếng nước, đền làng… Các cảnh trong vở rối bao gồm: cảnh cày bừa, chọi trâu, tát nước, gặt lúa, đập lúa, đua thuyền, cảnh trẻ con bơi lội…

Từ năm 1954 đến năm 1973: Thời kỳ hòa bình lập lại ở Đông Dương năm 1954, các phường rối nước cổ truyền được phục hồi, phục vụ nhân dân địa phương là chủ yếu Cũng có phường rối về phục vụ đồng bào ở tỉnh lị và thủ đô Năm 1956, đoàn múa rối Trung ương được thành lập – đây là mốc quan trọng cho nghệ thuật múa rối Việt Nam

Thời kỳ này, các phường rối đã tổ chức nhiều cuộc liên hoan, hội diễn trao đổi kinh nghiệm về múa rối nước Những kịch bản rối nước đầu tiên tiến

từ trò lên chuyện của đoàn múa rối Trung ương “Trần Hưng Đạo bình

Trang 21

Nguyên” và “Thi hóa Rồng” là những cố gắng bước đầu trong công việc nghiên cứu phát triển và nâng cao tiết mục múa rối nước

Múa rối nước được quan tâm phát triển: Phòng triển lãm chuyên đề về nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam do Tô Sanh sưu tầm, chỉnh lý và trưng bày được khai mạc ngày 12/10/1966 tại Thủ đô Hà Nội dưới sự bảo trợ của Hội Mỹ thuật Việt Nam; phòng Bảo tàng nghệ thuật múa rối nước dân tộc (do Tô Sanh đảm nhiệm) được thành lập (20/01/1967); nhiều buổi báo cáo, hội thảo… về rối nước được diễn ra…

Cùng với sự phát triển của mình, múa rối nước dân gian cũng có nhiều

sự sáng tạo ngày càng độc đáo, kết hợp với nhiều hình thức biểu diễn khác

nhau Tiêu biểu như ngày 07/01/1972, Sơn Tinh – Thủy Tinh – vở rối cạn kết

hợp rối nước đầu tiên được trình diễn, đem lại nhiều cảm xúc mới mẻ cho người xem, cũng như những ấn tượng độc đáo về những loại hình nghệ thuật độc đáo của nhân dân ta

Trong thời gian 1973 – 1975: Múa rối nước dân gian tiếp tục được phục hồi, nhiều tiết mục múa rối nước ra đời bên cạnh những tiết mục cũ Các phường rối hay chính là các đoàn múa rối địa phương: Nam Chấn – Nam Định, Vĩnh Bảo – Hải Phòng, Nguyên Xá – Thái Bình… đã có nhiều buổi học hỏi và trao đổi kinh nghiệm diễn ra… Đồng thời, múa rối nước được tổ chức nhiều lần nhằm phục vụ công nhân, nông dân, chiến sĩ tại địa bàn Phú Thọ,

Hà Nội… Điều đó đã chứng tỏ sức hấp dẫn và những ảnh hưởng ngày càng lớn của nghệ thuật múa rối nước dân gian Việt Nam

Từ năm 1975 – 1986: Sau chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc đã mở ra một trang sử mới cho lịch sử đất nước và đồng thời tạo nên sức bật mới cho các ngành nghệ thuật biểu diễn ở nước ta, trong đó có nghệ thuật múa rối Múa rối từ Bắc lan truyền vào Nam bằng các cuộc biểu diễn và sự đóng góp của nghệ nhân miền

Trang 22

Nam trở về và góp sức phát triển múa rối miền Nam Trình độ kỹ thuật và nghệ thuật của múa rối nước nâng lên, từ nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, trang trí đến ánh sáng sân khấu… Nhiều vở diễn có giá trị được sáng tạo Tuy nhiên trong thời kì này, múa rối nước vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn và thiếu thốn Nhiều phường rối dân gian được phục hồi nhưng chỉ tồn tại “cầm cự”, thậm chí lại tan rã

Từ năm 1986 cho đến nay: Công cuộc đổi mới đã đánh dấu bước phát triển cho nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu rối nước nói riêng Các loại hình văn hóa với việc giữ gìn và phát huy trong thời đại mới với xu thế hội nhập được đặt ra

Nhiều phường rối dân gian ở các địa phương như Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định… được quan tâm phục hồi và đầu tư Múa rối nước chuyên nghệp với Nhà hát múa rối Thăng Long và Nhà hát múa rối Trung ương (Hà Nội), Nhà hát múa rối Rồng Vàng (Tp Hồ Chí Minh) khá phát triển

Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam bước vào sân khấu múa rối thế giới

và khẳng định được vị trí của mình Múa rối nước của Việt Nam đã tham dự các buổi biểu diễn, liên hoan múa rối thế giới, Festival… Rối nước Việt Nam

đã lưu diễn ở nhiều nước: Bỉ, Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản… và đều gây được tiếng vang

Có thể nói, trải qua những bước thăng trầm với hơn 1.000 năm tồn tại, nghệ thuật múa rối nước đã khẳng định một vị trí quan trọng trong nền sân khấu nghệ thuật, nền văn hóa dân tộc Giờ đây, bước vào giai đoạn đầu của thời kì được coi là “hoàng kim”, múa rối nước giữ trọng trách cao cả là “sứ giả văn hóa” của Việt Nam

Tiểu kết chương 1

Sinh ra trên một đất nước vùng nhiệt đới, đất nhiều hơn nước, Việt Nam là quê hương của nông nghiệp lúa nước Chính từ cái gốc nông nghiệp

Trang 23

này cùng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, múa rối nước đã ra đời từ thời kỳ nhà Lý và phát triển cho đến ngày nay Và quê hương của bộ môn nghệ thuật này chính là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Mặc dù trải qua những bước thăng trầm theo lịch sử dân tộc nhưng nó vẫn khẳng định được vị thế của mình trong nghệ thuật sân khấu Việt Nam

Trang 24

Chương 2 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÂN TRÒ MÚA RỐI NƯỚC

2.1.1 Quân trò

Với hàng trăm trò biểu diễn múa rối nước của các phường rối dân gian nằm rải rác ở các làng quê thuộc lưu vực sông Hồng có số lượng không ít Số rối cổ (không trên 100 năm) ở các phường hiện nay không còn nhiều và cũng chưa được thống kê cụ thể vì nhiều lí do khác nhau:

Thứ nhất: Quân trò dùng diễn một thời gian bị mục ải nên phải loại bỏ

Hơn nữa các nghệ nhân ở các phường múa rối nước dân gian xưa chưa có khái niệm lưu giữ, bảo tồn rối cũ Các phường rối cũng không có kho tàng để bảo quản, vì vậy mà rối bị loại và vứt bỏ luôn

Thứ hai: Chiến tranh liên miên, cuộc sống không ổn định, đời sống

kinh tế khó khăn, nhiều phường múa rối nước dân gian đã ngừng hoạt động Những tài liệu hiện vật liên quan đến múa rối nước không được ai quan tâm bảo quản

Sau khi chiến tranh kháng chiến chống Pháp kết thúc năm 1954, một số phường múa rối nước dân gian dần được phục hồi Nhưng phải sau khi kháng chiến chống Mỹ thành công năm 1975, múa rối nước dân gian mới thực sự hoạt động trở lại Có phường như phường múa rối nước làng Bò, nay là phường Bồ Dương (Ninh Thọ, Ninh Giang, Hải Dương) phải tạo dựng lại từ đầu, do các cán bộ công nhân viên chức và bộ đội nghỉ hưu, phục viên đứng

ra làm nòng cốt hoạt động

Nội dung chương trình biểu diễn của các phường là các trò cổ thể hiện đời sống, sinh hoạt, lao động của cư dân nông nghiệp, như các trò: cày, bừa,

Trang 25

cấy lúa, xay thóc, giã gạo… Cũng có một số trò thể hiện đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng như: thi thổi cơm, chọi trâu, đánh vật, thi bơi lội, múa rồng, múa tiên… Hoặc các trò thể hiện kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm

như “Lê Lợi khởi nghĩa”, “Công phá đồn”, “Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận”, “Trần Hưng Đạo bình Nguyên”… Cũng có một số trò mượn tích từ sân khấu chèo, tuồng như “Tiền Hán, Hậu Hán”, “Đường Tăng thỉnh kinh”,

“Bái Công – Hạng Vũ”, “Gia Cát cầu phông”, “Hồng môn hội ẩm”… Các

trò được diễn trích đoạn, chứ không diễn toàn tích truyện

Thiết kế tạo hình các quân trò cho các trò diễn (với các loại đề tài) không có gì khác nhau về vật liệu và phương thức thực hiện trong các công đoạn làm rối, tạo máy; dựa vào yêu cầu hoạt động, cử động của quân trò để phân chia, mảng khối, đục rối và tạo máy Phần khác của các nhân vật rối là thiết kế phục trang cho các quân trò Đối với rối nước tạc từ gỗ, phục trang cũng được tạc trực tiếp lên thân rối Sau khi hom, bó, sơn, thếp, vẽ màu xong thì cũng hoàn thành phục trang cho rối Rối không dùng để trưng bày mà là để diễn trò, hơn nữa rối lại bé và hoạt động liên tục trên sân khấu, chính vì vậy

mà phục trang được giản lược nhiều (khi đục trạm), chỉ thể hiện những nét đặc trưng nhất cho dù rối là quân trò diễn tích mượn từ sân khấu chèo, tuồng Ngoài phục trang rối là quân trò diễn các tích mượn từ sân khấu có điểm xuyết thêm đạo cụ như cờ, phướn bằng vải, nhưng cũng rất giản lược, tượng trưng cho nhân vật

Rối cho múa rối nước dân gian được thiết kế tạo hình đơn lẻ cho từng trò diễn, tạo tác máy cũng vậy (không sản xuất hàng loạt như đồ chơi để bán hàng hóa) Dáng vẻ, khối hình, bố cục, tạo máy điều khiển tùy thuộc vào từng vai diễn Việc tạo máy được giữ bí mật ngay từ lúc bắt đầu làm Khi làm máy nghệ nhân ngồi trong buồng đóng kín cửa để người ngoài không nhìn thấy

Trang 26

đế là một khối liền, khi chuyển động là chuyển toàn thân Các cử động của rối nước được thiết kế theo yêu cầu của trò diễn, như cử động đầu thì tạo khớp ở

cổ, cử động tay thì tạo khớp ở vai, ở khuỷu tay, cử động chân thì tạo khớp ở bụng…

Rối nhân vật là người sau khi hoàn thành phần điêu khắc sẽ đục rỗng, phơi khô Máy điều khiển rối sau sẽ lắp ở bụng rối

Rối là loài vật sẽ phụ thuộc vào cấu tạo và yêu cầu cử động để tạo khớp Ví như trâu, bò, ngựa cũng được đục rỗng ở bụng để giảm trọng lượng cho rối Đế cho loài vật 4 chân là một bàn đế dài theo chiều dài của rối (sau khi sơn vẽ song mới đóng rối vào bàn đế) Bàn đế vừa để đóng rối, vừa để lắp máy điều khiển, đồng thời cũng có tác dụng như phao giúp cho con rối nổi trên mặt nước

Nếu rối là loài bò sát như rồng, rắn hay cá không cần đế hay bàn đế Thân rối tạo thành các khúc liên kết để quân trò cử động, uốn lượn trên mặt nước Rối sư tử, lân chỉ tạc phần đầu và phần mông với đôi chân rồi được chốt lỏng vào hai bên mông Cử động của chân rối lân, sư tử nhờ vào tác động của lực nước đẩy khi điều khiển rối biểu diễn Phần thân của lân và sư tử là các vòng trong được làm từ mây hoặc tre, sau phủ vải vẽ để trang trí, dưới

Trang 27

bụng rối để trống (không bọc vải) Như vậy rối lân và rối sư tử chỉ có đầu và mông là tạc bằng gỗ, phần thân là vòng mây hoặc tre được phủ vải lên trên tạo hình khối giả Các rối rồng, lân, sư tử đều nằm trên mặt nước, cử động của quân trò nhờ vào lực đẩy của nước Riêng với rồng tương đối nặng nên có phao gắn ở đầu sào (phía dưới phần đầu của rồng) giúp cho nghệ nhân điều khiển rối dễ dàng, nhẹ nhàng hơn Những con rối nhỏ như rắn, cá, ếch… không cần đế, máy điều khiển chỉ là bánh lái gắn ở đầu sào nơi lắp rối Cử động của rối của rối cùng tận dụng lực đẩy của nước

2.1.3 Đế rối

Đế rối là phần tiếp liền với thân rối ở dưới chân quân trò Đế rối chìm dưới mặt nước giữ cho quân rối nổi lên trên và là nơi lắp máy điều khiển quân rối cử động Đế vừa làm phao, vừa chịu sức nước cản khi di chuyển để tự xoay chuyển làm cho quân trò gắn lên trên bàn xoay chuyển động theo (trong loại quân rối xoay chuyển “tự động”) Còn với những quân rối cần xoay chuyển theo sự điều khiển thì đế lại là nơi bố trí các điểm tựa của các dây dùng kéo giật cho các bộ phận trong quân rối cần cử động cho toàn thân quân rối xoay chuyển theo ý muốn Tùy theo sức nặng chuyên chở, đế được làm thành mặt phẳng rộng hay khối tròn dài để đủ lực giữ cho quân rối đứng trên mặt nước, không nghiêng ngả, không quá chìm hay quá nổi Vì không được nổi khỏi mặt nước, nên đế không cần hình thức đẹp mà chỉ cần nhẹ, tiện dụng, bền chắc, ít chịu tác động của lực nước cản ở chiều lên xuống nhưng nhanh nhậy ở chiều đưa ngang Ví như trong trường hợp trò diễn có nhiều rối như trò múa Bát tiên (6 rối) cần một bàn đế lớn để lắp dàn máy và đóng các quân trò

Máy điều khiển để rối tiên múa là một hệ thống giây và “fu – li” phức tạp từ máy chính đến máy của từng quân trò Tất cả đều được sơn sẫm màu để khỏi lộ khi biểu diễn Bàn đế thường dùng cả tấm gỗ phiến hay đóng bằng tre

Trang 28

có khung xương chắc chắn Nếu bàn đế không đủ độ nâng rối, sẽ phải đóng thêm phao (là các ống bương kín 2 đầu hoặc nay dùng các phiến xốp) ở dưới gầm bàn đế

Điều khiển biểu diễn múa rối nước dân gian có hai loại máy: máy sào

và máy dây

Thứ nhất: Máy sào đơn giản, chuyển động của rối trên sàn diễn rất linh

hoạt, trò diễn sinh động Không khí trên sân khấu rất sôi động, song có nhược điểm là không đưa quân trò đi xa khỏi buồng trò

Thứ hai: Máy dây bao gồm hệ thống giây và các cột, nhờ đó các trò

diễn có thể đưa ra rất xa khỏi buồng trò gây nên sự tò mò, kì lạ cho người xem

2.1.4 Nhân vật rối nước

Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa gần gũi lại hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, mang tính hài và tính tượng trưng cao

Nhân vật người bao gồm cả nam và nữ, già, trẻ… thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội: chú Tễu, bà chăn vịt, ông đi cày, cô gái dệt vải, ông sư, bà vãi… Các nhân vật thần tiên hay ác quỷ đều thuộc nhân vật người

Nhân vật con vật bao gồm các loại: trâu, bò, chó, ngựa, vịt, gà, ếch, nhái, rùa, báo, hổ… Các con linh thú hay bán huyền thoại như: rồng, phượng, lân, sư tử… cũng thuộc loại nhân vật con vật

Việc xây dựng nhân vật chịu sự chi phối của trò, tích trò và tính cách của nhân vật Người nghệ nhân đã dựa vào những yếu tố này để xây dựng nên những nhân vật trong múa rối Qua thiết kế tạo hình rối nước của các nghệ nhân xưa đã để lại cho chúng ta ngày nay hàng nghìn nhân vật rối Nhân vật của rối nước rất đa dạng và phong phú Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Có nhân vật thực sự biểu thị cho những con người mang bản chất

Trang 29

giai cấp khác nhau trong xã hội (xã hội phong kiến là chủ yếu), có nhiều nhân vật thần tiên, nhiều nhân vật mang tính biểu trưng, biểu tượng

Sân khấu rối nước đã để lại hàng trăm nhân vật của trò và tích trò Nhân vật của mỗi tiết mục rối nước thường không nhiều, hành động đơn giản Tính cách nhân vật rối nước vì vậy không quá đa dạng, thường chỉ tiêu biểu cho từng mặt (tốt – xấu, địch – ta…), chung cho cả giới, cả tầng lớp (nam, nữ, già, trẻ, nông dân, nho sĩ, quan, lính, giàu, nghèo…), biểu tượng (long, lân, quy, phượng…), tưởng tượng (thần tiên, phật, thần thánh, ma quỷ…) Nhân vật rối nước trừ loại lịch sử, còn thường không có lai lịch rõ ràng, phát triển trọn vẹn mà chỉ xuất hiện trong một công việc hay một giai đoạn tiêu biểu Nhân vật của sân khấu rối nước chủ yếu là: những người nông dân bình thường, quần nâu áo ngắn, tay cầy tay cuốc, mình vận khố trong các keo vật ngày hội làng, cầm lựu đạn chặn giặc trong thôn xóm… Những phụ nữ gập mình cấy lúa, nhổ mạ, tay thoăn thoắt lao thoi dệt cửi, chân chồn trên cối giã gạo canh khuya… Những cô gái mặc áo tứ thân, thắt lưng hoa đào hoa lý, chân tay vừa rửa sạch vết bùn đã uyển chuyển nhún mình trên cây đu ngày tết, trong điệu múa câu ca… Những ông già bà lão da mồi tóc bạc hiền hậu…

Trên sân khấu rối nước ta còn gặp các nhân vật lịch sử vừa chân thực vừa cụ thể, vừa kì vĩ vừa lý tưởng Bà Triệu, Bà Trưng tay kiếm ngồi trên mình voi Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ trả lại Rùa vàng gươm báu, Trần Hưng Đạo dũng mãnh trên chiến thuyền chỉ huy binh tướng đánh tan quân Thoát Hoan trên sông Bạch Đằng Những anh Vệ quốc quân bắn chìm tàu trên sông Lô, phá đồn bốt giặc trên đường 10

Bên cạnh những nhân vật được coi trọng thì đối tượng đả kích của sân khấu rối nước là những tên giặc cướp nước tàn bạo, nhưng tên bán nước hèn

hạ thể hiện qua những Liễu Thăng, Thoát Hoan, quan Tây, lính ngụy

Trang 30

Sân khấu rối nước ngoài những nhân vật biểu tượng như Tứ linh (long,

ly, quy, phượng) còn có nhiều nhân vật gần gũi với đồng ruộng, gắn bó với cuộc sống no đủ, yên ấm của người nông dân như con trâu, con bò, đàn vịt, đàn cá…

Một nhân vật quan trọng mà chúng ta không thể không nói tới là nhân vật chú Tễu Chú là linh hồn, là nhân vật quan trọng nhất của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam

Kho tàng nhân vật rối nước thực ra mới chỉ là những gương mặt thân quen thường ngày nơi làng xóm, có cuộc sống bình lặng sau lũy tre, cày sâu cuốc bẫm, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh, hết giặc lại cùng con trâu ra đồng, sản xuất lúa gạo nuôi gia đình… Đó chính là hình ảnh của những người nông dân đang hăng say lao động: các cô, các chị đang cấy lúa, say thóc, giã gạo; các chú, các anh đang cày bừa; cô tát nước; anh đánh dậm; bác câu cá…

và nhân vật chú Tễu

Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, nhân vật rối nước cùng các tích trò vẫn không thay đổi Các trò diễn vẫn chủ yếu là diễn tả cuộc sống sinh hoạt nơi làng quê với những gương mặt thân quen, gắn bó với bộ môn nghệ thuật này ngay từ khi nó mới ra đời Chính những điều này đã làm nét đẹp của văn hóa Việt Nam

2.2 VẬT LIỆU TRONG TẠO HÌNH MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN

Quân rối là cơ sở vật chất và kĩ thuật của nghệ thuật rối Sự phát triển của nghệ thuật rối không thể tách rời khỏi việc sáng chế và cải tiến quân rối Quân rối càng hoàn hảo càng giúp cho kỹ xảo điều khiển nâng cao khả năng diễn đạt phong phú Vì vậy, vật liệu trong tạo hình múa rối nước đóng vai trò rất quan trọng Có một sự khác biệt trong múa rối nước là quân rối không gần gũi tay người như điều khiển rối cạn, rối tay, rối que, rối bóng hay rối dây… nên sự truyền cảm từ người đứng ngâm mình trong buồng trò tới hành động

Trang 31

của con rối ngoài sân khấu bị hạn chế Hơn nữa quân rối nước vốn chỉ được đục đẽo bằng các loại gỗ nhẹ, sơn thếp màu sắc nghèo nàn, kỹ thuật tạc khắc

sơ sài, khối hình đường nét thô cứng, cử động chậm chạp thiếu tự nhiên, khó lồng tiếng, nét mặt chung chung, chịu sự tác động của nước là rất lớn… nên khả năng diễn đạt kém hơn hẳn quân rối cạn Vì vậy, nguyên liệu tạo quân rối nước cũng khác hẳn so với quân rối cạn

Quân rối nước làm bằng gỗ tốt sẽ nặng và chìm Chính vì vậy mà nghệ nhân thường dùng gỗ vông, gỗ sung, gỗ dổi, gỗ vàng tâm… Đây là những loại

gỗ ít chịu nước Quân rối nước có tuổi thọ không dài, càng được sử dụng biểu diễn càng chóng hỏng

Qua thực tiễn, các phường rối nước chuyên dùng gỗ sung để tạc quân

Vì gỗ sung vừa dễ kiếm, rẻ tiền, dễ đục đẽo lúc còn tươi, rất nhẹ và dai khi

khô “Sung có hai loại: sung nhà (Ficus Racemosa L.F Glomerata Rooxb) và sung rừng (Ficus Harlandii Benoth) gỗ màu trắng xám, thớ trắng và thô, nhẹ, xốp, chịu nước” [19; 69] Con rối được đục cốt, đẽo với những đường nét

cách điệu riêng sau đó gọt rũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật

Chất liệu dùng chống thấm và tô vẽ chính ở rối nước là sơn Sơn gồm sơn sống (nhựa nguyên chất) và sơn chính (sơn sống pha thêm dầu hay nhựa thông) Trước kia khi sơn quân rối nước, người xưa thường sơn lót bên trong rồi mới đến sơn màu bên ngoài Sơn màu để hóa trang và thay phục trang cho nhân vật, dùng các loại sơn đã chế biến từ sơn sống với các chất khác nhau có màu: then (đen), cánh gián, son, vàng, bạc, trắng, xanh, hồng… Nhưng gần đây, việc dùng sơn dầu (cũng gọi là sơn tây) cùng các loại bột kim nhũ, ngân nhũ vào tạo hình rối nước tuy có làm phong phú về màu sắc và dễ dàng sử dụng nhưng cũng làm kém đi nhiều tính chất độc đáo của sơn và vàng bạc thếp

Trang 32

2.3 QUY TRÌNH THIẾT KẾ TẠO HÌNH RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM

Trên sân khấu rối nước chúng ta gặp nhiều tính cách tiêu biểu cho nhiều loại người của tầng lớp xã hội khác nhau Số nhân vật thường xuất hiện không nhiều trong một trò Mỗi nhân vật này thường không được xây dựng một cách hoàn chỉnh, sự đa dạng sâu sắc với lai lịch rõ ràng, quá trình phát triển trọn vẹn và thường được trích diễn vào một vài giai đoạn công việc tiêu

biểu

Tính cách của nhân vật rối nước thường được khắc họa chủ yếu bằng ngoại hình, thể hiện cụ thể bằng tài nghệ thuật tạo hình quân rối và bằng một

số động tác hình thể hạn chế Hành động của nhân vật ít dừng lại để mổ xẻ

nội tâm thể hiện qua các trạng thái phức tạp của tình cảm con người “Tính cách nhân vật rối nước được khắc hoặc chủ yếu bằng hình dạng và hành động ngoại hình Tài năng tạo hình qua hình khối, đường nét, màu sắc làm lộ tính nghề nghiệp, tính địa phương, tuổi tác Còn nghệ thuật điều khiển đóng góp bằng hành động” [19; 81]

Ở rối nước cổ truyền chưa có nhân vật điển hình, toàn diện như trong chèo, tuồng Mỗi nhân vật rối nước chỉ mang những nét chung chung Nhân

Trang 33

vật tiêu biểu nhất trong sân khấu múa rối nước chính là chú Tễu Trải qua nhiều năm, người dân Việt Nam từ chốn cung đình cho đến các làng mạc nông nghiệp nghèo nhất, ai ai cũng yêu mến chú Tễu và coi chú Tễu là con rối quan trọng nhất, là linh hồn của rối nước, là cầu nối giữa người biểu diễn

và người xem

Tễu là nhân vật rối quen thuộc với khán giả Tễu không phải là vai hề như ở sân khấu chèo, mà là quân trò dẫn chuyện, điều khiển chương trình, giáo trò, dẹp trật tự và chuyển trò Ở mỗi phường Tễu có dáng vẻ riêng Có Tễu trông hiền lành, có Tễu lại rất lanh lợi, có Tễu trông hơi ngốc song nói chung Tễu đều là một chàng trai lực điền vạm vỡ, vui vẻ, yêu đời, lạc quan, thẳng thắn, duyên dáng, nghịch ngợm, táo bạo, luôn chăm lo đến mọi việc,

mọi người (việc làng việc nước) Nguồn gốc của Tễu được khẳng định là: “… dòng tiên trên thiên đường, bởi hái trộm đào tiên nên bị giáng xuống trần Thấy sự đời lắm nỗi đa đoan, nên mới phải lo toan sự rối…” (Trích lời giáo

trò của Tễu) [3; 91]

Trong chữ Nôm, Tễu có nghĩa là tiếng cười, Tễu là nhân vật táo bạo, luôn luôn diễu cợt, chế nhạo Trong các vở diễn, Tễu là người mở màn, người bình luận, người kể chuyện và là người chỉ trích quan lại tham nhũng Ở một

số phường rối, chú Tễu lại là người phất cờ hoặc châm pháo Một số người coi Tễu là tên mõ làng hay giúp đỡ các cụ già, có người nghĩ Tễu là người đi

mổ lợn, mổ trâu, mổ bò, có người khác lại nói Tễu có cô vợ xinh xắn, hấp dẫn

Tất cả các phường rối đều dùng Tễu làm nhân vật mở màn tuy rằng nội dung giới thiệu của các phường là khác nhau Chính vì vậy mà Tễu được thiết

kế tạo hình theo ý niệm của người lao động trên đất Việt cổ Tuy không phải

là vai hề nhưng khi xuất hiện Tễu luôn đem đến cho khán giả sự vui vẻ, thoải mái bởi những lời thoại dí dỏm pha lẫn hài hước Giáo trò Tễu thường xuất

Trang 34

hiện một mình trên sàn diễn, chính vì vậy Tễu cũng được tạc lớn hơn hẳn các rối khác ở những trò có nhiều rối cùng xuất hiện (nông nghiệp, nhi đồng hý thủy…) trên sân khấu Điều đó có tác dụng gây chú ý cho người xem, đồng thời cũng tạo bố cục chặt chẽ trên sân khấu Tễu không phải là nhân vật điển hình của múa rối nước dân gian, nhưng là quân trò tương đối tiêu biểu, thân quen với khán giả của múa rối nước Khi nhắc đến Tễu, những ai yêu múa rối nước đều nhớ ngay đến thủy đình, đến hội làng Một số phường rối không dùng Tễu, mà lại tạo ra anh Ba Khí (phường Đào Thục), ông Nhất (phường Bìu Xá), ông Khổng lồ (phường Đồng Ngư)… Rối Tễu đẹp hơn cả làng Tễu của phường Đông Các (Đông Hưng – Thái Bình)

Tễu các phường múa rối nước Đông Các được tạc là một thiếu niên khỏe mạnh, nét mặt hớn hở, vui vẻ, tóc để 2 trái đào Cổ đeo kiềng bạc có khánh trừ tà Tễu không mặc quần mà đóng khố điều Trong tất cả các rối của múa rối nước dân gian, duy nhất có chú Tễu được mặc áo cộc tay may bằng vải (2 lớp) Bàn tay trái của chú Tễu nắm chặt tỏ ý chí kiên quyết, bàn tay phải ngón trỏ chỉ thẳng biểu hiện quyết tâm không khoan nhượng, lùi bước trước khó khăn

Trong các trò diễn, Tễu là nhân vật tiêu biểu, vừa là quan tòa, vừa là thẩm phán, đồng thời cũng là nạn nhân Tễu lên án, tố cáo, phê phán, buộc tội một cách gắt gao một sự thật, một hiện tượng mà nhân dân quần chúng đang theo dõi hay cần thiết phê phán thì chú là người thay mặt cho họ nói lên tiếng nói chính nghĩa

Những người nông dân trong các trò múa rối nước được các nghệ nhân khắc họa rất chi tiết về ngoại hình để làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất của người nông dân Việt Nam Họ luôn gắn bó với mảnh đất quê hương: với cánh đồng, con đê, ao làng… họ luôn hăng say lao động sản xuất để nuôi sống gia đình, đồng thời góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Đó là

Trang 35

những người cần cù, chịu thương, chịu khó, hiền lành, lam lũ… Chúng ta có thể kể ra một số nhân vật tiêu biểu cho những người nông dân nơi làng quê Việt Nam được khắc họa trong múa rối nước đó là: “Ông bà lão chăn vịt” tuy gầy nhưng là một lão nông dân rắn chắc, nét mặt thể hiện sự hài lòng với đàn vịt béo của mình Ông chẳng mặc áo, mình trần đóng khố, tay cầm que xua vịt, đường nét tạo hình đơn giản thể hiện đặc trưng, tiêu biểu nhất của người già: má hóp, miệng móm, bụng chảy Còn bà lão chăn vịt mới thật ngộ nghĩnh: nét mặt hốt hoảng, lo lắng Váy yếm đều cộc, trông thật lôi thôi Đầu tóc vấn vội Bà tê tái xua đàn vịt về để không bị cáo bắt mất “Anh đánh dậm”

ôm khư khư chiếc nơm để úp cá Anh không còn trẻ, tuổi đã nhàng nhàng Tuy anh ham úp cá nhưng cũng không bỏ lỡ cơ hội ghẹo vợ anh thuyền chài Anh được tạc với hình khối thô tháp khỏe mạnh Tinh thần và nét mặt không hóm hỉnh như nhân vật Tễu “Các chị thợ cấy” tuổi đã nhồng nhồng, dáng hình lom khom, có khớp ở bụng và ở tay để cúi xuống cấy lúa, mặt chăm chú vào công việc đang làm Trang phục không giành cho thiếu nữ, mà đúng là cho các bà, các chị đã có tuổi ở nông thôn ta ngày xưa: yếm đào, váy xắn cao

để làm việc cho tiện

Các nhân vật trẻ thơ trong múa rối nước thì được tạo hình rất giản dị, bằng những hình khối mộc mạc nhằm làm toát lên sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng rất tinh nghịch của những đứa trẻ nơi làng quê Trong

số đó, có một số nhân vật đã trở hành những hình tượng đầy sinh động như chính cuộc sống hàng ngày: “Cu tý chăn trâu” được tạc hình đầy chất thơ Tý ngồi trên mình trâu được đẽo tạc rất giản dị về hình khối Tý đeo nón mê, tay nâng sáo ngang miệng để thổi Chú trâu đen béo hiền lành Cả hai rối toát lên

sự yên lành, thanh bình của cuộc sống nơi làng quê Việt Nam, nhất là khi quân trò ra biểu diễn có tiếng sáo vi vu vang lên “Nhi đồng hý thủy” được tạo hình khá đặc biệt: rối không thiết kế toàn thân, mà chỉ tạo có phần đầu,

Ngày đăng: 29/11/2015, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w