Rối nước làm từ vật liệu từ gỗ, nên dụng cụ tạo tác rối chính là các dụng cụ làm trong nghề mộc bao gồm: cưa, búa, dao, tràng, đục, bay, sào các loại. Dụng cụ lớn để phá, dụng cụ nhỏ để thể hiện các chi tiết điêu khắc. Cùng là đục, là tràng, là bào, là rìu… dụng cụ có kích cỡ to, nhỏ và hình thức khác nhau để dùng cho từng giai đoạn công việc riêng. Đa dạng nhất là các loại tràng với lưỡi góc nhọn, góc mông, lưỡi hình vòng cung. Bào cũng có mấy loại để bào nhẵn, để chuốt các góc, các khối nhỏ…
Rối sau khi tạc xong được đem hong khô rồi mới hom bó. Dụng cụ sơn hom không phải là các loại bút lông (cọ vẽ) thông dụng như để vẽ sơn dầu, bột màu, mà là các loại bút dùng lông cứng, cắt ngắn. Sơn dùng trong vẽ trang phục thường là sơn ta (là loại sơn trích lấy nhựa, được trồng nhiều trên những vùng đất trung du phía Bắc, nhựa cây màu trắng sữa, và sánh đặc, gặp khí trời chuyển sang hung nâu, rồi sẫm dần rồi sẫm dần đến đen kịt) rất quạnh đặc, nhất là khi đã trộn phù sa, bút lông thường thường không thể dẫn được sơn để phủ đều lên các mặt gỗ. Lúc vẽ màu cho quân trò vẫn dùng bút vẽ thông thường.
Liên hệ đến các phường múa rối nước hiện nay, chúng ta thấy rằng chương trình biểu diễn các tiết mục của các phường có nhiều trò giống nhau hoặc na ná về nội dung, nên quân trò cũng gần giống nhau, song vẫn có nét vẽ riêng, bởi mỗi nghệ nhân tạo tác rối đều gửi gắm tình cảm của mình vào các quân trò. Do đó trò diễn mang bản sắc địa phương. Ngoại trừ có hai phường rối là phường Phú Đa và phường Chàng Sơn ở Thạch Thất – Hà Nội có tạo
trò riêng phục vụ cho lẽ hội chùa Thầy là trò “Tô tượng đúc chuông”. Rất
đáng tiếc rối cũ khi hỏng (mục nát) không dùng biểu diễn được thì hầu hết đều bị vứt bỏ, nên quân trò cũ ở các phường hiện còn rất ít và cũng chưa được thống kê để bảo quản.
Hiện nay, các phường rối có xu hướng tạc quân trò lớn hơn trước (rối cũ). Màu sắc sơn vẽ chính vì vậy mà cũng phong phú hơn. Những con rối được tạc lớn, vẽ đẹp hơn phải kể đến rối của phường Nguyên Xá (Đông Hưng – Thái Bình), phường Phú Đa (Thạch Thất – Hà Nội) và phường rối Nhân Hòa (Hải Phòng). Một số quân trò được tạc lớn hơn rất nhiều (rối Tễu, rối rồng, rối lân). Riêng rồng lân được sơn son thếp vàng rất đẹp. Nhưng cũng có một số phường tạo tạc rối lại kém hơn trước, vì khi tạo quân trò lại lệ thuộc quá nhiều vào tự nhiên (lệ thực), nên rối trông rất thô cứng và tẻ nhạt, đờ đẫn khi diễn trò. Màu sắc tô vẽ nhợt nhạt, không đủ đậm nhạt, không mang màu sắc dân gian truyền thống (ngũ sắc). Do đó thiết kế tạo hình mỹ thuật sút kém nên khi đưa ra diễn trò, hiệu quả sân khấu bị giảm hẳn.
Hình thức thiết kế tạo hình rối (bộ mặt của sân khấu múa rối nước) ở các phường rối dân gian chịu ảnh hưởng ít nhiều hình thức thiết kế tạo hình của bộ rối 16 trò múa rối nước dân gian của Nhà hát múa rối Trung ương. Điều đó cũng dễ hiểu, vì bộ rối đó rất đẹp và đạt chất lượng về thiết kế tạo hình chất lượng điêu khắc dân gian truyền thống. Chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả là các trò: múa rồng, múa Bát tiên, múa sư tử...
Thời gian qua các phường rối đã rất cố gắng tạo tác trò mới (về nội dung) nhưng về phương diện thiết kế tạo hình chưa có sáng tạo đặc biệt. Một số phường tạc rối mới nhưng hình thức thể hiện vẫn theo cũ. Hỗ trợ các phường rối về công việc thiết kế tạo hình rối cần có phương hướng và biện pháp cụ thể thì mới có kết quả, bằng không sẽ biến hoạt động múa rối nước dân gian thành hoạt động múa rối phong trào văn nghệ quần chúng. Việc hỗ
trợ tạo hình rối cho các phường múa rối nước dân gian từ nguồn tài chính của quỹ Rord năm 2002 là một ví dụ: Các phường được phân phát hàng loạt các bộ rối như nhau, vì thế chương trình trò diễn y hệt nhau. Chương trình này được đưa ra là nguồn cổ vũ lớn đối với các phường rối. Họ có các quân rối để diễn trò, phục vụ nhu cầu của người dân. Lòng yêu nghề của họ cũng được tăng lên. Tuy nhiên, chương trình này cũng có một số điểm hạn chế: do cung cấp các bộ rối y hệt nhau nên ở các phường múa rối sẽ không thấy được điểm riêng biệt, nét độc đáo trong các trò diễn của các phường; đồng thời sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo của các nghệ nhân tạo hình, nghệ nhân biểu diễn. Tiểu kết chương 2
Nói đến múa rối là nói đến những quân rối. Quân trò múa rối nước dân gian tạo tác một khối liền bao gồm thân rối và đế rối: thân rối là phần nổi lên trên mặt nước; đế rối là phần chìm dưới nước giữ cho quân rối nổi lên trên và là nơi lắp máy điều khiển để quân rối cử động, thể hiện động tác trên sân khấu.
Thông qua nghệ thuật thiết kế tạo hình, các nghệ nhân đã để lại cho chúng ta hàng nghìn nhân vật rối nước. Mặc dù những quân rối không được thiết kế cầu kì, tỉ mỉ như các bức tượng ở đình làng, chúng chỉ được tạo tác với những đường nét giản lược tối đa, chỉ cần tạo một số điểm nhấn cần thiết, nhưng khi diễn đã làm nổi bật lên tính cách nhân vật. Qua từng quân rối và qua từng trò diễn, người nghệ nhân và nghệ sĩ muốn gửi gắm đến người xem những giá trị về con người, về tình yêu quê hương đất nước.
Để làm nên thành công của nghệ thuật múa rối phải nói đến con rối. Để tạo thành những con rối hoàn chỉnh thì phải trải qua 3 bước: Tạo hình tính cách nhân vật; thiết kế phục trang và thiết kế máy móc điều khiển. Và các nghệ nhân đã thực hiện tất cả các bước này trên gỗ bằng những dụng cụ rất đơn giản, thô sơ như: cưa, bào, đục, tràng…. Sau khi hong khô sẽ tiến hành
hom, bó, sơn thếp và vẽ màu. Cuối cùng là đóng máy. Những con rối sau khi đã hoàn thành xong những công đoạn trên sẽ được mang đi để biểu diễn.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN VIỆT NAM
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN
Múa rối nước là một nghệ thuật bản địa Việt Nam, là đặc sản văn hóa của người trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng. Đó là kết quả của tài năng con người Việt Nam cổ xưa làm biến đổi cái tự nhiên để từ đó hình thành một sáng tạo nghệ thuật thể hiện lối sống, cách suy nghĩ, thế ứng xử, thái độ với thiên nhiên về con người. Thông qua những con rối và những tiết mục rối mà các nghệ nhân muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình về tình yêu quê hương, đất nước.
Để góp phần làm nên thành công của nghệ thuật tạo hình trong múa rối nước thì quân rối đóng góp một phần không nhỏ. Thông qua đề tài này, có thể thấy được một số đặc điểm của nghệ thuật tạo hình:
Thứ nhất: Về vật liệu làm nên quân rối. Quân rối là tác phẩm của người
nghệ sĩ tạo hình. Nó là hình ảnh biểu tượng phát triển và cách điệu của người, vật. Người nghệ sĩ tạo hình đã thông qua những con rối để phản ánh tâm tư, tình cảm của người nông dân nói chung, qua đó cũng phần nào mong muốn giáo dục cho thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Việc tạo hình quân trò là một việc rất khó khăn, là khâu quan trọng nhất. Rối nước khác rối cạn ở chỗ, phải làm sao cho quân trò nổi lên trên mặt nước để biểu diễn, còn các phụ kiện điều khiển lại phải chìm dưới mặt nước.
Chính vì vậy mà các nghệ nhân đã nghiên cứu, tìm tòi ra vật liệu thích hợp, đáp ứng các yêu cầu trên. Và nguyên liệu để làm rối được dùng chủ yếu là gỗ sung, ngoài ra cũng có thể dùng một số loại gỗ khác.
Thứ hai: Về tạo hình tính cách nhân vật. Các quân rối không cần đẽo
tạc chi tiết mà người nghệ sĩ tạo hình sẽ chọn lọc ra những cái tiêu biểu của đường nét, hình khối, màu sắc để tạo nên tính cách nhân vật nhất định. Khi biểu diễn thì người nghệ sĩ điều khiển cũng phải chọn lọc ra những động tác tiêu biểu của hành động, suy nghĩ của nhân vật người hay vật có trong đời sống thực mà lại không giống như thật.
Quân rối có một đặc điểm mà chúng ta cần chú ý tới, đó chính là sự cách điệu ngộ nghĩnh. Người nghệ sĩ đã khắc họa nên những chú rối có đầu, mắt, mũi… thường to quá cỡ so với thân thể nhân vật thông thường, không cân xứng tỷ lệ với nhau. Đầu và mặt con rối thường là những khối hình đơn giản nhưng rất ngộ nghĩnh. Các nghệ nhân đã chú ý đến tính cách điệu, tính khoa trương của con rối và sự tương phản của màu sắc trong cách phục trang của nhân vật để diễn tả tính cách nhân vật rõ nét hơn.
Thứ ba: Về phục trang của nhân vật. Do đặc thù của bộ môn nghệ thuật
múa rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu, là nơi để quân rối diễn kịch, đóng trò mà trang phục của các nhân vật rất ít khi được may bằng vải thật mà chủ yếu là sơn màu trực tiếp lên gỗ, mặc dù vậy nhưng nó vẫn tạo được tính thẩm mỹ và gây ấn tượng tốt với người xem.
“Con rối là những vật “vô tri vô giác” nhưng đã sống dậy được là nhờ vào khả năng của các nghệ nhân tạo hình, của nghệ thuật điều khiển. Con rối đã tái hiện chuyện đời thực với sự tưởng tượng mang tính kỹ xảo, con rối đã có linh hồn của sự sống” [8; 11].
Ở con rối, tính dân tộc được thể hiện ngay trong bản thân nó. Cái thẩm mỹ thể hiện ra trong ba yếu tố cấu tạo của nó là: chất liệu; phong cách nghệ thuật (trong hình khối, màu sắc, đường nét) và kỹ xảo chế tạo máy điều khiển.
Thứ tư: Và để con rối thể hiện tốt được vai trò của mình thì chúng ta
không thể không nói tới bộ máy điều khiển quân rối. Vì nhờ có nó mà quân rối mới có thể cử động và làm nổi bật lên tính cách của mình. Qua việc phác họa các quân rối, người nghệ sĩ tạo hình đã phải làm ra những bộ máy đơn giản hay phức tạp. Thông qua kỹ thuật chế tạo nhằm giấu các bàn máy trong lòng nước, các nghệ nhân ở trong buồng trò sẽ điều khiển các quân rối cử động cống hiến cho người xem những điều kỳ lạ, bất ngờ.
Bộ mặt của sân khấu múa rối nước dân gian chính là sản phẩm nghệ thuật thiết kế tạo hình. Các nghệ nhân điêu khắc tạo ra các quân trò để diễn múa rối. Rối được tạc đơn lẻ theo yêu cầu của trò diễn múa rối. Mỗi con rối đều có máy điều khiển để điền trò và các vị trí là quân trò, khi không biểu diễn nó chỉ là rối được xếp vào một nơi để bảo quản. Điêu khắc rối không như điêu khắc tượng. Nếu so sánh, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm riêng:
Thứ nhất: Cùng lấy gỗ làm vật liệu, song tượng thường được tạc từ gỗ
nút vàng tâm. Rối được tạc từ gỗ đồi, xoan, sau này chủ yếu dùng gỗ sung (tuy sung không mịn nhưng lại quánh, khi đóng chốt cho các khớp cử động của quân trò thì gỗ sẽ không bị nứt vỡ, sau khi hong khô rồi hom bó thì nó rất nhẹ, chính vì vậy mà nó có thể dễ dàng nổi lên mặt nước).
Thứ hai: Hình thức thể hiện phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Tượng
(Phật Thánh) để thờ cúng có hình khối lớn, bố cục ở dạng tĩnh, được đặt ở nơi tôn nghiêm (đình, chùa). Rối là quân trò để biểu diễn múa rối trên sân khấu nên có hình khối nhỏ và có khớp để cử động được khi nghệ nhân điều khiển máy. Thân rối được đục rỗng để lắp máy. Riêng tượng Từ Đạo Hạnh có khớp cử động và máy điều khiển để tượng có thể đứng lên, ngồi xuống nhưng
không di chuyển như rối. Cũng là sản phẩm điêu khắc nhưng do mục đích sử dụng khác nhau, nên rối và tượng ở hai lĩnh vực nghệ thuật khác nhau: Tượng thuộc nghệ thuật tĩnh (cùng với hội họa, kiến trúc) còn rối để biểu diễn trên sân khấu thuộc nghệ thuật động (âm nhạc, múa, điện ảnh). Nếu đặt nó không đúng vị trí sẽ không thu được hiệu quả nghệ thuật, không hiểu cốt lõi của nó sẽ gặp khó khăn trong việc tạo tạc. Cách thể hiện rối do đó không giống với điêu khắc tượng về cấu tạo. Nhìn chung rối nước dân gian chịu ảnh hưởng điêu khắc của đình làng về bố cục như cách chạm đục: quân trò rối mang tính khái quát cao và rất đơn giản, mộc mạc, song cũng rất uyển chuyển, duyên dáng. Tinh thần nhân vật được thể hiện khá sinh động. Hình khối của rối phóng khoáng, mạnh và giản lược tối đa các chi tiết. Việc tạo khớp cử động phù hợp với diễn trò. Vì nếu thể hiện các chi tiết về đường nét, hình khối một mà như tượng thờ, khớp cử động như thật (lệ thực) thì với rối nhỏ bé lại luôn luôn di động trên mặt nước, người xem cũng không thể nhận biết được. Điêu khắc cho rối cần thể hiện được tinh thần vai diễn của quân trò, để khi trên sàn biểu diễn trò diễn tả được cảm xúc tạo sự đồng cảm cho khán giả. Ở quân trò rối có nhiều nét gần với các bức chạm khắc của đình làng như:
- Trò chọi trâu (múa rối) –> chọi trâu (đình Hạ Hiệp). - Võ Tòng đả hổ (múa rối) –> đánh hổ (đình Chảy). - Múa tiên (múa rối) –> thiếu nữ (đình Hương Lộc). - Đua thuyền (múa rối) –> bơi chải (đình Cam Đà).
- Trò nông nghiệp (múa rối) –> nam nữ vui đùa (đình Hương Lộc). Cách tạo hình cho mỗi quân trò rối đều thể hiện cảm xúc của nghệ nhân điêu khắc, kết hợp với máy điều khiển đã tạo được cảm xúc cho khán giả. Rối được tạc rất đơn giản (gần như là thô sơ) do không dùng để trưng bày mà là để diễn trò, nên khi hoạt động trên mặt nước trông rối rất linh hoạt và khắc họa được nhân vật mà nó thể hiện (đi cày, bơi lội, múa lân…). Khi ở mặt
nước, kĩ thuật điều khiển và tác động của nước mà các quân trò trở nên vô cùng sống động.
Kích cỡ của rối nước dân gian nhỏ hơn nhiều so với rối của 16 trò múa rối nước dân gian đang được biểu diễn ở các đơn vị múa rối chuyên nghiệp (là rối được nâng cấp năm 1983). Các phường múa rối nước dân gian hiện nay cũng có xu thế tạc rối lớn hơn trước dây. Tỷ lệ các quân trò không phụ thuộc vào tự nhiên, lệ thực mà được tạc theo cảm hứng của nghệ nhân, của những người lao động nông nghiệp với thành quả lao động của mình (như người đánh dậm ước ao bắt được con cá thật to, chính vì vật mà các nghệ nhân đã tạc hình con rối cá với kích cỡ to hơn hẳn những con cá bình thường).
Thứ ba: Tượng và rối sau khi được tạc xong đều được đánh nhẵn để
hom bó, sau đó mới sơn lót. Sơn vẽ màu cho rối đa sắc hơn so với sơn vẽ tượng. Tượng thờ chủ yếu là sau khi hom bó, sơn lót, chỉ sơn son thếp vàng. Đường nét sơn vẽ cho tượng rất cẩn thận, khi điểm nhãn phải có lề. Đối với quân trò rối sơn vẽ không theo nghiêm luật, cách vẽ phóng khoáng, giản dị theo tự nhiên. Sau khi sơn vẽ xong mới lắp máy điều khiển. Tạo hình và thiết kế máy điều khiển cho rối nước dân gian rất hòa hợp; quân trò tạo hình giản dị, ước lệ tạo hiệu quả cao trên sàn diễn (trò nhi đồng hý thủy, đàn cá, lân tranh cầu…).
Nhìn chung thiết kế tạo hình múa rối nước dân gian chú trọng đến toàn cục, đến hình dạng tổng thể, khái quát của quân trò diễn (tính cách, động thái