Dưới nền tảng của web 2.0, hàng loạt trang mạng xã hội social network như Facebook, Twitter, Instargram, Myspace…đã ra đời với vô vàn tiện ích: Thông tin nhanh, khối lượng thông tin phon
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
MA THỊ YẾN
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI
VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
MA THỊ YẾN
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI
VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
tƣ liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn
Ma Thị Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí với đề tài Tác động của
mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình từ nhiều phía
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành Lợi đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những ý kiến góp ý chân thành, sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè – những người luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn này Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2015
Tác giả luận văn
Ma Thị Yến
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 13
7 Kết cấu của luận văn 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG 14
1.1.Truyền thông xã hội 14
1.1.1.Quan điểm về truyền thông xã hội 14
1.1.2 Đặc điểm của truyền thông xã hội 15
1.2 Mạng xã hội 17
1.2.1 Khái niệm 17
1.2.2 Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội 19
1.2.3 Một số đặc điểm của mạng xã hội 21
1.2.4 Các tính năng chính của mạng xã hội 23
1.2.5 Phân loại mạng xã hội 23
1.2.6 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mạng xã hội 25
1.3 Một số vấn đề về văn hoá truyền thông 26
1.3.1 Khái niệm và cách tiếp cận khi nghiên cứu văn hóa truyền thông 26
1.3.2 Đặc điểm của văn hóa truyền thông 32
1.3.3.Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thông 34
1.3.4 Sự tác động hai mặt của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông 36
Tiểu kết chương 1 43
Trang 6CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK ĐỐI VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM 44
2.1 Giới thiệu chung về mạng xã hội Facebook 44
2.1.1 Lịch sử ra đời 44
2.1.2 Hiện trạng tồn tại 45
2.1.3 Sự phát triển của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam 46
2.2 Giới thiệu chung về các trang Facebook được khảo sát 47
2.2.1 Trang Fanpage “Đại tướng Võ Nguyên Giáp” 47
2.2.2 Trang Fanpage “Kenny Sang” 47
2.2.3 Trang Fanpage “Beat.vn” 48
2.3 Phân tích sự tác động của Facebook đối với văn hóa truyền thông 48 2.3.1 Tác động tích cực của Facebook đối với văn hóa truyền thông 49
2.3.2 Tác động tiêu cực của Facebook đối với văn hóa truyền thông 65
Tiểu kết chương 2 87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG 88
3.1 Xu hướng phát triển của mạng xã hội 88
3.1.1 Thế giới ngày càng phẳng và “trong suốt” 89
3.1.2 Khả năng tối ưu hóa của Facebook 89
3.1.3 Sự phát triển của các mạng xã hội nhỏ 90
3.2 Xây dựng văn hóa mạng xã hội trong bối cảnh truyền thông hiện đại 90
3.2.1 Xây dựng các chế tài xử phạt người ứng xử vô văn hóa trên mạng xã hội 91
3.2.2 Xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trên mạng xã hội 91
3.3 Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông 93
3.3.1 Tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội 93
3.3.2 Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí 96
Trang 73.3.3 Nâng cao năng lực văn hóa của những người làm truyền thông 98
3.3.4 Đầu tư hơn cho giáo dục văn hóa truyền thông ở các cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông 100
3.3.5 Nâng cao kỹ năng phân tích, sàng lọc và chia sẻ thông tin của công chúng một cách thông minh và có trách nhiệm 100
Tiểu kết chương 3 105
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 01
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh về mật độ người dùng Facebook 46 Hình 2.2: Phần cập nhật thông tin mới trên giao diện người dùng 49 Hình 2.3: Tiện ích giúp người dùng dễ dàng chia sẻ thông tin trên Facebook, Twitter, Google + trên báo điện tử VnExpress 56 Hình ảnh 2.4: Một số bình luận trên trang fanpage “Đại tướng Võ Nguyên Giáp” 61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội 55 Biểu đồ 2.2: Sự lựa chọn trong việc chia sẻ thông tin về hoạt động từ thiện, nhân đạo trên Facebook 59 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu người dùng tham gia vào các hoạt động từ thiện trên Facebook 60 Biểu đồ 2.4: Tần suất tham gia bình luận các sự kiện tạo dư luận xã hội trên Facebook 64 Biểu đồ 2.5 Độ chính xác của thông tin trên Facebook 68 Biểu đồ 2.6: Tần suất sử dụng tiếng Việt sai quy chuẩn trên Facebook 71 Biểu đồ 2.7: Tần suất chia sẻ các thông tin trái thuần phong mỹ tục trên Facebook 77 Biểu đồ 2.8: Đánh giá sự ảnh hưởng tiêu cực của Facebook đối với tâm lý, tình cảm của giới trẻ 84
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Truyền thông là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng của con người
để có thể tồn tại và hoạt động trong bất kì một xã hội nào, đặc biệt là trong xã hội hiện đại với hơn 7 tỷ người sinh sống như hiện nay Cùng với sự tiến bộ của con người, lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại chúng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng toàn cầu Từ nửa sau thế kỷ XX, những phát minh mới của khoa học, công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin đã tạo nên sự ra đời của nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như giấy in, radio, tivi, điện thoại, internet, telex, fax… Công chúng ngày nay có khả năng trao đổi và tiếp nhận một luồng thông tin khổng lồ mỗi ngày Quá trình trao đổi và tiếp nhận này có tác động rất lớn tới tri thức, tình cảm và tư tưởng của họ
Trong số những phương tiện truyền thông mới, không thể không kể tới sự xuất hiện của truyền thông xã hội (social media) Trong một thời gian ngắn, loại hình truyền thông này đã phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng chủ đạo trong làng truyền thông toàn cầu Dưới nền tảng của web 2.0, hàng loạt trang mạng xã hội (social network) như Facebook, Twitter, Instargram, Myspace…đã ra đời với vô vàn tiện ích: Thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú, có nhiều hỗ trợ về giải trí, sự kết nối giữa những cá nhân, các nhóm, các quốc gia…Sự xuất hiện của chúng
đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng xã hội, định hướng thói quen, tư duy, phong cách sống của con người trong thời đại mới
Theo thống kê vào đầu năm 2014 của tạp chí Search Engine Journal, có tới 72% số người sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội, 71% người dùng truy cập mạng xã hội từ thiết bị di động Trong đó, tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18-29 đạt tới 89%, ở độ tuổi 30-49 là 72% Một số mạng chia sẻ hình ảnh đã có lượng người dùng hoạt động hàng tháng khá lớn như Instagram là 150 triệu người, còn Pinterest đạt 20 triệu Tại Việt Nam, tới tới đầu năm 2014, nước ta đã có tới hơn 36 triệu người sử dụng Internet; Tỉ lệ người đăng nhập mạng xã hội trên tổng dân số là 38%; 20 triệu tài khoản được thiết lập trên
Trang 10mạng xã hội Facebook (chiếm 22% dân số) Nước ta nằm trong số những nước phát triển mạng xã hội nhanh nhất trên thế giới [14] Có thể thấy, là một trong số những phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng trong thời đại mới, mạng xã hội không chỉ đơn thuần là nơi để truyền đạt thông tin, mà còn có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng, duy trì và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc Mạng xã hội vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ, kiểm nghiệm những giá trị văn hóa cũ, sáng tạo
và phổ biến những giá trị văn hóa mới
Lịch sử nhân loại đã trải qua ba thời kỳ với nhiều thay đổi lớn lao: Thời kì thứ nhất là truyền thông con người (1500), thời kì thứ hai là truyền thông thứ cấp và ấn loát (từ 1500-1900) – thời kì truyền thông cá nhân chuyển sang truyền thông đại chúng, thời kì thứ ba (1900 – nay) – truyền thông điện tử, tin học mà trong đó quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp [54] Sự tiếp nhận và chuyển giao văn hóa này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách sống, quá trình sống của con người Trong đó, truyền thông đóng góp một vai trò quan trọng
Trong khi đó, sự phát triển siêu tốc của mạng xã hội tại Việt Nam trong một thời gian ngắn đã khiến văn hóa truyền thông nước ta có những thay đổi đáng kể và dần trở nên sâu sắc Trong khi bản sắc văn hóa Việt đề cao tính cộng đồng thì mạng
xã hội lại tuyệt đối hóa sự phát triển của “cái tôi” cá nhân Công chúng truyền thông Việt Nam thường e dè với việc phát ngôn, nêu ý kiến cá nhân nay lại thể hiện mình một cách mạnh mẽ thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số Việc thế giới ngày càng “phẳng”, ranh giới giữa các nền văn hóa ngày càng mờ nhạt, sự giao lưu giữa các quốc gia dễ dàng hơn cũng khiến họ thay đổi tư duy, quan niệm, phong cách sống
Trong tác phẩm của mình vào năm 2013, nhà nghiên cứu Detta Rahmawan đã chỉ ra mối liên hệ giữa mạng xã hội và văn hóa Theo đó, ông khẳng định rằng việc
ra đời của mạng xã hội đã làm đẩy mạnh sự tự phô bày cái tôi cá nhân Presentation Online) thông qua các tiện ích trực tuyến Dù có cố tình hay không, những cư dân trực tuyến cũng thể hiện các lớp văn hóa của họ (giới tính, tôn giáo,
Trang 11(Self-trình độ học vấn, sở thích…) Điều này tạo nên một sự tương tác phức hợp trong nhiều lớp văn hóa khác nhau [71]
Mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ vào văn hóa truyền thông đại chúng tại Việt Nam với những tác động tích cực và tiêu cực Nhờ sự đóng góp tích cực của các thành viên mạng xã hội, đời sống văn hóa của con người ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn với việc liên tục cập nhật, lan truyền các thông tin mới thông qua hình thức đăng tải thông tin phong phú, đa dạng Bên cạnh đó, các phong trào mang
ý nghĩa nhân văn, hoạt động nhân đạo cũng được phổ biến rộng rãi Mạng xã hội còn
là nơi tạo ra dư luận mạnh mẽ, góp phần lên án cái xấu, cái sai trong nhiều lĩnh vực
Tuy vậy, mạng xã hội cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn trong hoạt động văn hóa truyền thông Sự trong sáng của tiếng Việt đang dần bị mai một với việc xuất hiện hàng loạt từ ngữ mới mang tính chất dung tục Tiếng Việt không dấu, tiếng Việt chệch chuẩn, thay đổi kí tự được sử dụng ồ ạt Nhiều nội dung, hình ảnh bạo lực, khiêu dâm xuất hiện khiến các giá trị đạo đức và nhân văn xuống cấp, tư tưởng của giới trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực Không ít thông tin trên mạng xã hội không có tính trung thực mà phục vụ nhu cầu khẳng định bản thân hoặc mục đích chính trị, kinh tế của các cá nhân, tổ chức trên thế giới ảo
Thông tin trên mạng xã hội đang được coi như một nguồn tin “béo bở” cho nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác Sự tiếp nhận và phản hồi nhanh chóng và liên tục của công chúng đã tạo ra một lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, mỗi giờ, nhưng cũng khiến đạo đức nhà báo suy giảm nghiêm trọng, khi xuất hiện đông đảo những phóng viên, biên tập viên “bàn giấy”
Những tác động tiêu cực, tích cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại Việt Nam đặt ra yêu cầu cần có công trình nghiên cứu một cách bài bản và
có hệ thống về vấn đề này, đánh giá trên những điều kiện thực tiễn tại Việt Nam để chỉ ra những điểm tích cực và tiêu cực, tìm ra nguyên nhân và định hướng hướng phát triển phù hợp của mạng xã hội tại Việt Nam
Trang 12Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên
cứu “Tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông” làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội và văn hoá truyền thông là một đề tài hấp dẫn với nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước Rất nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu và công bố những tài liệu giá trị về lĩnh vực này
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sự gắn kết, tác động lẫn nhau giữa văn hoá truyền thông và truyền thông đại chúng, trong đó có mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài Những khái niệm, đánh giá khái quát của các tác giả thông qua sách, công trình nghiên cứu, luận án, bài báo là nguồn dữ liệu quý giá để tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này
Năm 1984, tác giả K.Tuner(1984) đưa ra một quan niệm khá rõ ràng về sự ràng buộc lẫn nhau của văn hóa và truyền thông Theo ông, văn hoá đại chúng (mass cuture)
và các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) có một mối quan hệ cộng sinh, trong đó thứ này phụ thuộc vào thứ khác trong một sự hợp tác thân mật, sự liên kết chặt chẽ giữa chúng đã tạo thành văn hóa truyền thông (media culture) [77]
Trong cuốn sách Mass Media, Culture Media, hai nhà nghiên cứu J Wilson
và S L R Wilson cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và văn hóa phổ biến Các tác giả khẳng định, các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ là kênh truyền thông, mà còn là chất xúc tác và sự chuyển đổi của nền văn hóa Trong mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thông, văn hóa là một hệ thống nhằm
sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin, và sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa và truyền thông là giao tiếp Ngoài những kiến thức bao hàm và toàn
diện về các yếu tố của các phương tiện truyền thông như lịch sử, đạo đức, điều kiện triết học và pháp lý, hoạt động công nghiệp và xu hướng kinh doanh, các tác giả còn
Trang 13đưa ra những ví dụ nhằm giải thích, khẳng định tầm quan trọng và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cuộc sống con người đương đại [74]
Tiếp nối những công trình nghiên cứu giá trị kể trên, năm 2012, Tiến sĩ Jack Lule - giáo sư, chủ tịch Khoa Báo chí và Truyền thông Đại học Lehigh (Mỹ) khẳng
định trong tác phẩm của mình: “Chúng đang sống, học tập, làm việc và chơi thông
qua các phương tiện truyền thông Tất cả những điều này chính là văn hóa” Cũng
theo Jack Lule, vai trò của Gatekeepers (những người gác cổng thông tin) là vô cùng quan trọng, họ có khả năng chọn lọc và chia sẻ nguồn thông tin, qua đó định hình tư tưởng, phong cách sống của cộng đồng Với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, người gác cổng sẽ không còn chỉ là phóng viên, biên tập viên báo chí, mà rộng hơn,
họ còn là những người có quyền lựa chọn một nội dung nổi bật trên Youtube, đánh dấu xu hướng đang “nóng” trên Twitter, hay người có một lượng theo dõi đông đảo trên Facebook [74]
Cuốn sách “Hiệu ứng chuồn chuồn” của các tác giả Jenifer Aeker - Andy
Smith - Carlye Adler chỉ ra cách sử dụng mạng xã hội để tạo hiệu quả nhanh chóng
và gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực marketing online cũng như nhiều lĩnh vực khác Trong đó, tác giả chỉ ra rằng: Với việc tập trung, thu hút sự chú ý, thu hút sự tham gia và trao quyền hành động, mọi người đều có thể sử dụng mạng xã hội để cứu sống một con người hay thay đổi thế giới
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhiều bài báo, tham luận cũng đã
ra đời, trong đó đề cập tới những khía cạnh khác nhau về sự tác động của phương tiện truyền thông mới này tới văn hoá truyền thông Năm 2009, Burgess, J và Green,
J viết YouTube: video trực tuyến và văn hóa tham gia [66] Năm 2013, Joshua Fruhlinger viết Trong thế giới hiện đại: Mạng xã hội khiến chúng ta cảm thấy cô đơn [75]; Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen Clarke-Pearson (2011) viết Ảnh hưởng
của truyền thông xã hội đối với trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình [72] Những bài
viết này đều đi sâu phân tích sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội trên khắp thế giới, đồng thời đánh giá sự thay đổi về văn hóa trong cộng đồng người sử dụng mạng
xã hội
Trang 142.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và văn hóa truyền thông, thời gian vừa qua, đã có nhiều cuốn sách, tham luận, luận văn đề cập tới vấn đề này Trong đó, nhiều tác phẩm đã đề cập tới sự tác động của các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại Việt Nam
Cuốn sách của tác giả Bùi Hoài Sơn (2008) mang tên “Phương tiện truyền
thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở Việt Nam” do Nxb Khoa học Xã hội
đề cập tới sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam với hai đại diện tiêu biểu là điện thoại di động và Internet Trong đó, tác giả điểm qua một số phương diện lý thuyết trong việc nghiên cứu phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam; phân tích những thay đổi văn hoá - xã hội dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới
Cuốn sách “Văn hoá truyền thông trong thời kì hội nhập” do Nxb Thông Tin
và Truyền thông xuất bản năm 2013 đã cung cấp 35 bài tham luận có giá trị tại Hội thảo Khoa học “Văn hoá truyền thông trong thời kỳ hội nhập” trong đó đề cập đến những kết quả nghiên cứu lý luận, đưa ra gợi ý đề xuất có ý nghĩa thiết thực về hoạt động của những người làm truyền thông trong thời đại mới
Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của
TS Nguyễn Thành Lợi chỉ ra vai trò của truyền thông xã hội trong kỉ nguyên số, những đặc điểm của truyền thông xã hội, vai trò, ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với báo chí hiện đại Nội dung chính của cuốn sách cũng chỉ ra sự thay đổi, phát triển của các lý thuyết truyền thông trong môi trường truyền thông internet
Cuốn sách “Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Khoa Báo chí &
Truyền thông, ĐH Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2014 đã đưa ra nhiều bài viết giá trị về văn hóa truyền thông đại chúng Trong đó đề cập tới quan điểm tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, đa ngành khi nghiên cứu văn hóa truyền thông; Văn hóa tham gia trên mạng xã hội với hoạt động truyền thông và văn hóa đại chúng; Ngôn ngữ mạng xã hội: “chính thống” hay “không chính thống” Có thể nói, đây là công trình chỉ ra nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về văn hóa truyền thông, mạng xã hội, giúp tác giả hoàn thành luận văn này
Trang 15Bên cạnh đó, cuốn sách chuyên khảo mang tựa đề “Báo chí và mạng xã hội”
của tác giả - TS Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên) và TS Đinh Thị Thu Hằng ấn hành năm
2014 bởi Nhà xuất bản Lý luận chính trị cũng là tài liệu rất có giá trị Cuốn sách dày
224 trang, được chia thành 4 chương, đi lần lượt từ những vấn đề chung của mạng xã hội và báo chí đến mối quan hệ hai chiều của hai loại hình truyền thông này Trong tác phẩm chuyên khảo này, TS Đỗ Chí Nghĩa và TS Đinh Thị Thu Hằng cũng khẳng định rằng, mạng xã hội giúp thông tin báo chí được quảng bá rộng rãi Đây là một kênh giao tiếp công cộng tạo liên kết dễ dàng, nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi chiều không gian cũng như thời gian của đời sống thực Thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, thông tin báo chí đến được với nhiều công chúng hơn, trở nên gần gũi hơn đồng thời, sức tác động cũng sẽ mạnh mẽ
Cuốn sách “Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng…” do NXB Trẻ ấn
hành năm 2014 khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Facebook đối với cuộc sống hiện đại Tập sách đưa ra cảnh báo về trào lưu “mạng xã hội”, nơi mà con người đang dần bị phụ thuộc, đắm chìm, tạo nên những diễn biến tâm lý phức tạp trong đời sống thực Sách bao gồm nhiều bài viết giá trị như “5 tác động mạng xã hội gây ra cho người dùng”, “25 nguyên tắc ứng xử trên mạng xã hội”, “20 điều người dùng Facebook khôn ngoan nên biết”, “10 cách Facebook thống trị đời sống của chúng ta”, “Hãy cho tôi biết bạn chọn mạng xã hội nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai”
Bên cạnh đó, nhiều luận văn, tham luận trong nước đã đề cập tới tác động của mạng internet với văn hoá, hoạt động giao tiếp Một số luận văn đã khái quát về sự xuất hiện của mạng xã hội, việc truyền tải thông tin trên mạng xã hội Tuy vậy, chưa
có công trình nào đề cập trực tiếp tới mối quan hệ giữa mạng xã hội và văn hóa truyền thông
Tham luận “Văn hóa truyền thông và truyền thông có văn hóa” của Giáo sư
Hà Minh Đức chỉ ra vai trò quan trọng của văn hóa truyền thông thời hiện đại Tác giả cũng đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản đối với văn hóa truyền thông trong giai đoạn các phương tiện truyền thông mới phát triển một cách mạnh mẽ, ồ ạt như hiện nay
Bài nghiên cứu “Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng
và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kĩ thuật số” của Tiến sĩ Đặng Thị Thu
Trang 16Hương (2013) hệ thống lại quan điểm của các trường phái nghiên cứu truyền thông nổi bật trong thể kỷ XX, qua đó cho thấy mối quan hệ qua lại giữa truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông
Trong tham luận “Ảnh hưởng của mạng internet tới văn hoá đại chúng”, thạc
sĩ Hoàng Thị Thu Hà chỉ ra sự tác động mạnh mẽ của mạng internet với đối với văn hóa của thanh niên, đặc biệt là thanh niên đô thị Việt Nam hiện đại Theo đó, đối tượng này đặc biệt quan tâm tới thông tin về người nổi tiếng, các loại hình giải trí như âm nhạc, phim ảnh Họ cũng sẵn sàng “khoe hàng”, khẳng định cái tôi của mình trên mạng xã hội cũng như thế giới ảo
Tham luận của TS Nguyễn Đức Hạnh (2014) mang tên“Để tiếp tục nhận
thức về văn hóa truyền thông” xoay quanh vấn đề nhận thức về văn hóa truyền
thông, trong đó khẳng định: “Khi nói về văn hóa truyền thông, cái chúng ta cần
quan tâm chính là phẩm tính văn hóa của hoạt động truyền thông vừa với tư cách hiện tượng văn hóa vừa với tư cách là một công cụ văn hóa”
Tham luận của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (2014) “Truyền thông văn
hóa Việt và văn hóa truyền thông” khẳng định trong quá trình truyền thông, việc
truyền thông những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt bao giờ cũng được đặt
lên hàng đầu Tác giả cũng cho rằng: “Nhiệm vụ hàng đầu của nhà báo Việt Nam
muốn truyền thông về văn hóa Việt Nam, đương nhiên phải giải mã được bản sắc văn hóa Việt, nếu không sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ truyền thông căn cơ này của nền báo chí truyền thông Việt”
Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Hải Yến (2012) “Trao đổi thông tin trên mạng
xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 - Thực trạng và giải pháp” đã
giải thích lý do mạng xã hội thu hút giới trẻ một cách mạnh mẽ thông qua việc tìm hiểu nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội Tác giả cũng chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội, đưa ra kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lí và định hướng giới trẻ sử dụng mạng xã hội
Luận văn thạc sĩ của Bùi Thu Hoài (2014) “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ,
tìm hiểu thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ” đã chỉ ra thực trạng sử
Trang 17dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ Tác giả đã phân tích, đánh giá tác động của mạng
xã hội đến đối tượng này trong lối sống, việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin, cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thụy (2014) “Nhận thức và hành vi
sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay” chỉ ra nguyên nhân chủ
quan và khách quan dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay Trong đó khẳng định ngôn ngữ mạng đã và đang được chuyển thể thành ngôn ngữ nói và được sinh viên sử dụng với mức độ khá cao Nghiên cứu đã đặt ra một số hệ quả dự báo trong tương lai của việc sử dụng ngôn ngữ mạng, trong đó nổi bật nhất là ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt
Trên báo chí, cũng đã có nhiều tác giả bước đầu đề cập tới vấn đề này Các bài viết này đa phần nhấn mạnh tác động tiêu cực của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông đại chúng
Bài báo “Khi mạng xã hội trở thành "nguồn tin" của báo chí!” của tác giả
Chi Anh (2014) đăng trên báo Nhân dân chỉ ra các hậu quả tiêu cực từ việc khai thác
thông tin bừa bãi, thiếu kiểm soát từ mạng xã hội Facebook, nguyên nhân của thực
trạng trên
Trong bài viết “Văn hóa chợ trên Facebook” của tác giả Tiểu Quyên trên báo
Người lao động Online, tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy cộng đồng mạng đã tạo nên một thế giới “ảo” khổng lồ phơi bày những “hiện thực đời sống” đáng sợ Nhiều trang cá nhân cổ súy cho lối sống không lành mạnh, “chào hàng” mua bán dâm trá hình hay hô hào chống đối, phân biệt vùng miền gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thực
Bài báo “Ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ trên mạng xã hội” trên báo Dân
trí online cũng chỉ ra những tác hại của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook đối với giới trẻ Thông qua mạng xã hội, họ miệt thị những người có xuất thân ngoại tỉnh, có thái độ phân biệt đối xử với hoàn cảnh người khác, dùng lời lẽ dung tục thô thiển xúc phạm lẫn nhau Bài báo khẳng định, giới trẻ đã xử sự không chín chắn, không trưởng thành, thiếu chuẩn mực, quy phạm trong vận hành giá trị cuộc sống hàng ngày
Trang 18Tuy đã chỉ ra những vấn đề của mạng xã hội, song những tác phẩm này đều
có phần mang tính chủ quan, dưới góc nhìn của nhà báo, không có các số liệu để chứng minh hoặc tiếp cận dưới góc nhìn của công chúng Do đó, luận văn này sẽ nghiên cứu tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại Việt Nam dưới cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực với các số liệu, phân tích cụ thể Kết quả của luận văn sẽ đưa ra những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, bổ sung những hạn chế của tình hình nghiên cứu đề tài này tại Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích những tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông trên cơ sở khảo sát mạng xã hội Facebook Trên cơ sở các kết luận khách quan, tác giả kiến nghị các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về mạng xã hội và văn hoá truyền thông, mối liên hệ giữa mạng xã hội và văn hoá truyền thông Qua đó hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về mạng
xã hội, văn hoá truyền thông và tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông
- Phân tích và khảo sát những tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông tại Việt Nam được phản ánh qua mạng xã hội Facebook từ năm 2013 đến 2014, cả định lượng và định tính
- Phỏng vấn một số nhà báo để tìm hiểu quan điểm của họ về tác động của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông
- Chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông
- Kiến nghị các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại nước ta
Trang 194 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập trung vào những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đến văn hoá truyền thông Việt Nam tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2014 trên phương diện nội dung và hình thức
Với đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu như trên, tác giả lựa chọn thời gian khảo sát, nghiên cứu là từ năm 2013 đến 2014 Tác giả lựa chọn ba fanpage
có số lượng người theo dõi đông đảo để khảo sát, đó là:
- Fanpage Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Fanpage Kenny Sang
- Fanpage Beat.vn
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận chung
Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; các chủ trương, đường lối, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực báo chí và truyền thông
Luận văn cũng sử dụng các lý thuyết về truyền thông, mạng xã hội và văn hóa truyền thông làm cơ sở lý luận Đó là các lý thuyết “Mũi kim tiêm” (Hypodermic-needle model); “Thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda Setting Theory); “Sử dụng
và hài lòng” (Uses and gratifications approach)
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
và thu thập thông tin cụ thể sau:
5.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn sâu bao gồm 5 lãnh đạo, nhà báo trong cơ quan báo chí: + Nhà báo Lê Quốc Minh, tổng biên tập báo điện tử Vietnam Plus
Trang 20+ Nhà báo Trịnh Bá Dương, Tổng giám đốc kênh truyền hình Life TV
+ Nguyễn Công Khanh, Phó ban Xã hội – Báo điện tử Zing News
+ Nhà báo Nguyễn Thị Phương Thảo, Biên tập viên phụ trách chuyên mục Văn hóa – Báo điện tử Dân Việt
+ Nhà báo Phạm Lý, biên tập viên chuyên mục Văn hóa, báo Giao thông vận tải
Để phỏng vấn sâu, tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá một số tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông Với kết quả thu được, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra những nhận định khách quan về vấn đề được đưa ra
5.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Tác giả tiến hành phát 200 bảng hỏi anket cho các thành viên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam
- Bảng hỏi được thiết kế 16 câu, trong đó sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi
mở, tập trung vào các tác động cụ thể của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông như tốc độ, hình thức của thông tin trên mạng xã hội, giá trị nhân văn của các thông tin trên mạng xã hội, cách ứng xử của nhà báo với các thông tin trên mạng xã hội…
- Đối tượng: Các thành viên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam
- Cách thức: Phát ngẫu nhiên, gửi và nhận bảng hỏi qua mạng internet
- Xử lý: Thiết kế và xử lý kết quả bằng chương trình Google Docs
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu
- Luận văn tham khảo các công trình khoa học, sách, bài viết, bài báo, các trang thông tin điện tử về các nội dung như: văn hoá truyền thông, mạng xã hội, tác động của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông…
- Phân tích các biên bản phỏng vấn sâu Sử dụng ý kiến của các lãnh đạo, nhà báo trong cơ quan báo chí để củng cố các luận điểm được đưa ra trong luận văn
- Phân tích các bảng biểu thu được từ xử lý bảng hỏi Thông qua kết quả khảo sát, chứng minh cho những luận điểm, luận cứ về tác động tích cực cũng như tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông
Trang 216 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn bước đầu đưa ra những lý thuyết về mạng xã hội, văn hóa truyền thông, góp phần hoàn chỉnh hệ thống lý luận về mạng xã hội và văn hoá truyền thông
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp cái nhìn khái quát về hoạt động của các thành viên mạng
xã hội tại Việt Nam hiện nay Qua đó, luận văn phân tích được tác động hai mặt của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông của Việt Nam
Với tính chất là một công trình khoa học độc lập, trên cơ sở các vấn đề nảy sinh từ tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông, đề tài đưa ra các khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, nâng cao uy tín và vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng nói chung
Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo về báo chí, cũng như các cơ quan báo chí tham khảo, vận dụng trong thực tiễn hoạt động Điều quan trọng là trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tự rút ra được cho mình những bài học quý giá, tạo tiền đề cho quá trình tác nghiệp sau này của mình
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
Trang 22CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ
VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG 1.1.Truyền thông xã hội
1.1.1.Quan điểm về truyền thông xã hội
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người
Từ thời nguyên thủy, các thành viên trong bộ lạc đã sử dụng truyền thông để báo cho nhau nơi săn bắt, cách thức săn bắt Dần dần, cùng với sự phát triển của con người, truyền thông phát triển dưới nhiều hình thức hiện đại và phức tạp hơn như bản in, báo chí, truyền hình, vệ tinh nhân tạo, interrnet…
Truyền thông là một quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác, và làm cho người khác hiểu được chúng ta Thông qua việc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng, con người tạo ra sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức
Truyền thông xã hội (social communication) là dạng thức truyền thông mới nhất, xuất hiện sau sự ra đời và phát triển ồ ạt của internet, đặc biệt là mạng xã hội Đối tượng chính của truyền thông xã hội là cư dân mạng (user) – những người tiếp nhận và sáng tạo thông tin trên thế giới ảo
Sự khác biệt của truyền thông xã hội so với các phương tiện truyền thông truyền thống chính là tính bình đẳng trong quá trình kết nối và truyền tải tin tức Trên mạng xã hội, mỗi thành viên có thể tương tác trực tiếp, gián tiếp, hai chiều hoặc nhiều chiều một cách bình đẳng, chủ động
Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chung nhất về truyền thông xã hội Tuy nhiên, xét
về bản chất, truyền thông xã hội là công cụ truyền thông sử dụng nền tảng của các mạng xã hội để tiếp cận công chúng Đây được coi là một kênh truyền thông mới, trong đó cho phép người dùng có thể tự sản xuất nội dung Hoạt động truyền thông xã hội được thực hiện thông qua nhiều “kênh” khác nhau như diễn đàn trên internet, mạng xã hội, trang nhật kí cá nhân (blog), website mở (wikipedia), podcast, video…
Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi đưa ra định nghĩa:
Trang 23“Truyền thông xã hội được hiểu là phương tiện truyền thông xã hội – một cách thức truyền thông kiểu mới dựa trên nền tảng của các dịch vụ web 2.0 Trong
đó, web 2.0 được coi là thế hệ thứ hai của web, nó tạo ra nhiều sự tiện lợi hơn cho người dùng, các thông tin, dữ liệu được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, đặc biệt người sử dụng có thể tham gia đóng góp, chia sẻ và làm phong phú thêm cho trang web” [32]
Trong nghiên cứu của mình, hai học giả Kaplan Andreas M., Haenlein
Michael (2010) cũng đưa ra quan điểm tương tự Theo đó, “Truyền thông xã hội
được xây dựng trên nền tảng tư tưởng và công nghệ của Web 2.0, và cho phép việc tạo ra và trao đổi các nội dung do người dùng tạo ra” [77]
Dựa trên các định nghĩa nói trên, tác giả luận văn đưa ra cách hiểu về truyền thông xã hội như sau:
“Truyền thông xã hội (social communication) là cách thức truyền thông mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web 2.0 (Blog, Video, Social Network …), xây dựng dựa trên nền tảng là sự kết nối Trong đó diễn ra quá trình chia sẻ, trao đổi
từ nhiều phía, tạo nên nguồn thông tin, dữ liệu vô cùng đa dạng và phong phú”
1.1.2 Đặc điểm của truyền thông xã hội
1.1.2.1 Truyền thông xã hội hoạt động trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến Truyền thông xã hội ra đời và phát triển dựa trên nền tảng của web 2.0, với những tiện ích quan trọng trong việc truyền tải và liên kết dữ liệu Đối tượng của truyền thông xã hội cũng chính là số lượng “cư dân” đông đảo trên mạng internet
Tính tới năm 2014, có tới hơn 3 tỷ người trên thế giới sử dụng internet, con số này chiếm 39% dân số toàn thế giới Khoảng 44% số hộ gia đình trên toàn thế giới
có kết nối Internet, tăng 4% so với năm 2013, và 14% so với bốn năm trước đó [43] Cộng đồng này liên tục cung cấp, chia sẻ và trao đổi để làm giàu nguồn tài nguyên thông tin trên môi trường truyền thông hiện đại Do hoạt động trên nền tảng các dịch
vụ trực tuyến nên truyền thông xã hội cũng không thể thiếu những đặc điểm chung của thông tin trên internet, đó là:
+ Tốc độ lan truyền chóng mặt:
Trang 24Nhờ tính năng hiện đại của công nghệ, mạng xã hội có thể lan truyền nhanh chóng thông tin mà không bị giới hạn bởi khuôn khổ, thời lượng phát sóng hay số lượng tin tức, tính tương tác giữa cộng đồng…Trên mỗi mạng xã hội đều chứa các tiện ích giúp người dùng nhanh chóng chia sẻ thông tin, dữ liệu đang có dưới các dạng khác nhau: từ ngữ, hình ảnh, clip âm thanh, video…Đa số mạng xã hội đều cho phép người dùng đăng tải thông tin sau 1, 2 bước thực hiện đơn giản Không chỉ chia
sẻ dữ liệu của bản thân, người dùng còn có khả năng chia sẻ dữ liệu của người khác,
có thể kể tới thao tác Share trên Facebook; Share trên Myspace hay Retweet trên Tweeter…
+ Nguồn dữ liệu đa dạng, phong phú và có khả năng biến đổi:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc lưu giữ các dữ liệu trực tuyến ngày càng trở nên đơn giản Bên cạnh hệ thống server (máy chủ) ngày càng được nâng cấp, các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây cũng ngày càng đa dạng Chúng hỗ trợ người dùng một cách tối đa trong việc đăng tải một nội dung trên internet Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server)
Các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây cũng ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây như dropbox, google driver, mediafire, Aple iCloud, Cubby…
Nguồn dữ liệu khổng lồ trên internet khiến người sử dụng vô cùng dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân, tìm kiếm thông tin về người, vật hoặc sự kiện mình quan tâm Tuy vậy, những thông tin này thường không rõ nguồn gốc, dễ bị sửa đổi và hoàn toàn có thể biến mất do những trục trặc về phần cứng, phần mềm
1.1.2.2 Truyền thông xã hội tạo ra sự khác biệt trong phương thức sản xuất thông tin
Trong khi công chúng của các phương tiện báo chí truyền thống là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động thì công chúng của truyền thông xã hội đồng thời
Trang 25là người sản xuất tin, thực hiện chia sẻ, trao đổi các thông tin, ý tưởng thông qua quan hệ ảo và cộng đồng ảo Những tính năng tương tác ngày càng được nâng cấp khiến cá nhân được thể hiện mình một cách mạnh mẽ trên mạng xã hội Nói cách khác, truyền thông xã hội đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong quan hệ xã hội giữa công chúng với chủ thể truyền thông
Với các tiện ích trên mạng xã hội, người dùng có thể sản xuất thông tin ở bất
kì đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào Ví dụ tiêu biểu nhất là từ điển bách khoa mở Wikipedia, đây là nơi mà cộng đồng internet có thể viết, chỉnh sửa thông tin theo quan điểm cá nhân, dù có thể thông tin đó không hoàn toàn chính xác hoặc sai lệch hoàn toàn
1.1.2.3 Truyền thông xã hội thường gắn với các hoạt động truyền thông không chính thức
Khi sử dụng mạng xã hội, người sử dụng dễ dàng tham gia vào một nhóm và đưa ra quan điểm cá nhân của mình Đây cũng là lý do khiến truyền thông xã hội có một lượng thông tin khổng lồ với đủ mọi lĩnh vực khác nhau Tuy vậy, các thông tin này đa phần được xuất bản với dạng “phi tin tức”, đơn thuần mang tính thông báo tâm trạng, trạng thái hoặc bình luận một vấn đề trong cuộc sống cá nhân Thông tin này không có sự kiểm duyệt, biên tập và xuất bản chính thống
Mặt khác, truyền thông xã hội cũng cũng cấp một nguồn thông tin xã hội đa dạng, phong phú và cực kì nhanh nhạy Nhiều thông tin khởi điểm trên truyền thông
xã hội đã được khai thác lại một cách chính thức trên báo chí
Trang 26Danah M boyd và Nicole B Ellison cho rằng: “Trang mạng xã hội là dịch vụ dựa
trên nền tảng web cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công trong một hệ thống giới hạn, thiết lập rõ ràng danh sách các người dùng mà họ có thể chia sẻ một kết nối, hoặc duyệt và nghiên cứu hồ sơ của những người khác trong
hệ thống Tính chất, tên gọi của các kết nối có thể thay đổi từ trang này sang trang khác” [70]
Trong luận văn tiến sĩ Online Social Networks: Measurement, Analysis, and Applications to Distributed Information Systems (Mạng xã hội trực tuyến: Đo lường, phân tích và Các ứng dụng hệ thống thông tin phân tán), tiến sĩ Alan E Mislove
khẳng định: “Một mạng xã hội trực tuyến là một hệ thống mà người dùng sử dụng
các hồ sơ bán công khai hoặc hoàn toàn công khai để thiết lập các mối quan hệ của mình Mạng xã hội trực tuyến phục vụ cho nhiều mục đích, nhưng có ba vai trò chính phổ biến trên tất cả các trang web Đầu tiên, mạng xã hội được sử dụng để duy trì và tăng cường các mối quan hệ hiện có, hoặc tạo những quan hệ xã hội mới Thứ hai, mạng xã hội trực tuyến được sử dụng để mỗi thành viên đăng tải lên thông tin của chính mình Nội dung thông tin được chia sẻ thường xuyên thay đổi từ trang này sang trang khác Thứ ba, mạng xã hội trực tuyến được sử dụng để tìm kiếm các nội dung mới, thú vị bằng cách chọn lọc, đề xuất những nội dung đã được tải lên bởi người sử dụng” [66]
Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về Mạng xã hội Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Trưởng bộ môn
Đô thị học trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) lại quan niệm: “Theo cách
hiểu truyền thống thì mạng xã hội là một sự liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thực hiện một vài chức năng xã hội Tương tự nhóm xã hội, người ta có thể liệt kệ ra rất nhiều loại mạng xã hội dựa trên đặc tính pháp lý và tổ chức, chẳng hạn như mạng chính thức và mạng không chính thức, mạng thực và mạng quy ước, mạng lớn và nhỏ” Định nghĩa này nhìn nhận mạng xã hội theo cách
truyền thống, coi đây là một dạng tổ chức nhằm thực hiện một số chức năng xã hội, không phụ thuộc vào môi trường truyền thông [60]
Trang 27Tác giả Nguyễn Thị Lê Uyên, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng:“Mạng xã hội ảo là một trang web mà tại đó một người có thể kết nối với
rất nhiều người thông qua chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn…”
Có thể thấy, định nghĩa này chưa đưa ra được đầy đủ các đặc điểm của mạng xã hội
Từ các quan niệm kể trên, tác giả đưa ra quan điểm của mình về mạng xã hội như sau:
Mạng xã hội (social network) là một sản phẩm của thế hệ web 2.0, cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công khai trên môi trường internet để chia sẻ và lưu trữ thông tin cá nhân Người dùng mạng xã hội có thể chia sẻ, tìm kiếm thông tin và liên kết với những thành viên khác có cùng sở thích, lợi ích, nhu cầu, nơi ở hay đặc điểm học vấn…
1.2.2 Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội
1.2.2.1 Trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu, thực chất mạng xã hội đã xuất hiện từ khi thế giới loài người manh nha xuất hiện, bằng các hoạt động vui chơi, giải trí, chia sẻ thông tin trong một bầy đàn Tiếp đó, mạng xã hội phát triển hơn trong những xã hội có tổ chức, bằng các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, văn hóa nghệ thuật, giải trí…Sau khi internet ra đời, mạng xã hội được thu hẹp hơn và trở thành định nghĩa về một môi trường phát triển trên thế giới ảo
Sản phẩm World Wide Web (gọi tắt là Web) do viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee phát minh vào ngày 12/03/1989 là tiền đề cơ bản giúp mạng xã hội
ra đời Đây là mạng lưới toàn cầu – nơi mọi người có thể truy cập qua máy tính nối với mạng internet Các tài liệu trên web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), người dùng phải sử dụng một chương trình gọi là trình duyệt web (web browser) để đọc siêu văn bản Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để kết nổi với tài liệu khác, hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong quá trình tương tác
5 năm sau, thế hệ Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất tại Mỹ Dougherty không
Trang 28đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh để phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0 Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0 Britannica online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0… Theo đó, sự khác biệt của Web 2.0 là có thể chạy trên mọi ứng dụng, tập hợp trí tuệ cộng đồng, dữ liệu
có vai trò then chốt; Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng; Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng…Với những đặc điểm trên, có thể nói Web 2.0 chính là nền tảng kĩ thuật hoàn hảo dành cho mạng xã hội
Cuối năm 1994, David Bohnett và John Rezner (hai nhà sáng lập của Beverly Hills Internet) đã thành lập trang GeoCites, với ý tưởng để cho người dùng tạo ra trang web riêng của họ Tại đây, người dùng có thể tạo ra các trang web và đặt chúng
tại một “thành phố” (city) Năm 1995, mạng xã hội mang tên TheGlobe.com ra đời
Trang web cho phép người dùng xuất bản nội dung theo ý mình, đồng thời có thể dễ dàng tương tác với bạn bè cùng chung sở thích Tuy vậy, do thiếu chiến lược lâu dài, mạng xã hội này nhanh chóng phải đóng cửa
Đầu những năm 2000, các trang mạng xã hội dùng để tìm kiếm bạn bè phát triển hơn, đáng chú ý nhất trong số đó là Friendster Friendster tập trung vào việc cho phép những người bạn-của-bạn bè có thể làm quen và tìm hiểu lẫn nhau Friendster hoạt động dựa chính vào người dùng và có tới 3 triệu người tham gia ngay trong 3 tháng đầu ra mắt Các trang web tương tự được tạo ra trong cùng khoảng thời gian này bao gồm Cy World, Ryze, và LinkedIn
Năm 2004, Facebook ra đời bởi sự sáng lập của Mark Zuckerberg – khi đó đang là sinh viên của Đại học Harvard Sự xuất hiện của mạng xã hội này đã tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng internet trên toàn thế giới Theo thống kê của Search Engine Journal vào năm 2014, Facebook đang thu hút đông đảo thành viên nhất với hơn 1,15 tỷ người dùng; Twitter có 440 triệu người dùng; Google+ hiện đã đạt đến
359 triệu người dùng hoạt động hàng tháng…Ngoài ra, các mạng xã hội khác cũng phát triển mạnh mẽ như Pinterest; Instagram, LinkedIn, YouTube, Tumblr [9]
1.2.2.2 Tại Việt Nam
Mạng xã hội phát triển khá muộn màng tại Việt Nam, khi mà đến những năm
2005 – 2008, các blog cho phép chia sẻ nội dung thông tin và hình ảnh đơn giản mới
Trang 29xuất hiện, trong đó điển hình là Yahoo!360 Đến năm 2009, Zing Me ra đời và trở thành mạng xã hội Việt thành công nhất trong một thời gian ngắn Tính tới năm
2011, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên Giữa năm 2010, mạng xã hội Go.vn do Tổng công ty truyền thông VTC đầu tư xuất hiện Đã có thời điểm, Go.vn đạt con số 3 triệu thành viên
Tuy vậy, các trang mạng xã hội Việt Nam nhanh chóng bị Facebook vượt mặt, đây thực tế cũng là xu hướng chung trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á Vào thời điểm tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã chính thức vượt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam [14] Trong khi các địa chỉ như Zing Me, Yume, Go.vn…ngày càng trở nên xa lạ thì Facebook đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của người Việt, đặc biệt là giới trẻ
Theo thống kê mới nhất của WeAreSocial vào tháng 01/2014, tỉ lệ người xâm nhập mạng xã hội trên tổng dân số Việt Nam là 38%; Thời lượng người dùng trung bình vào các mạng xã hội là 2h23 phút; Tỉ lệ người dùng sử dụng các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại là 58%; Tỉ lệ người dùng sử dụng các dịch vụ theo địa điểm là 25% [19] Mạng xã hội đang trở thành kênh thông tin lớn nhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới phong cách, lối sống người Việt
1.2.3 Một số đặc điểm của mạng xã hội
1.2.3.1 Tính đa phương tiện
Tính đa phương tiện của mạng xã hội thể hiện ở việc người dùng có thể xử lý
và tiếp nhận thông tin theo nhiều cách khác nhau: chữ viết, âm thanh, hình ảnh, đồ họa, hình khối…Mạng xã hội hoạt động dựa trên nền tảng của Web 2.0 với nhiều tiện ích và ứng dụng Sau khi thiết lập một hồ sơ cá nhân riêng với việc tùy chỉnh thông tin cá nhân, người dùng có thể chia sẻ mọi vấn đề mình yêu thích, quan tâm Các mạng xã hội hàng đầu hiện nay như Facebook, Zing Me, Twitter…đều cho phép người dùng chia sẻ trạng thái, các bài hát, bộ phim hay video, hình ảnh do bản thân mình tự sản xuất Mạng xã hội cũng có những tính năng rất quan trọng để các thành viên liên kết, tìm hiểu lẫn nhau thông qua việc sử dụng ô tìm kiếm, hộp tin nhắn, phần mềm chat với bạn bè, hộp thư điện tử…
Trang 301.2.3.2 Tính kết nối cộng đồng
Mạng xã hội mở rộng khả năng kết nối con người cả về không gian và thời gian Chỉ cần một cú click chuột, thành viên mạng xã hội có thể kết bạn, theo dõi hoặc trở thành người hâm mộ của một nhóm, một cá nhân có chung sở thích hay mục đích Tất cả các thành viên sẽ trao đổi thông tin với nhau một cách thường xuyên thông qua việc đưa ra các ý kiến cá nhân của mình trên trang cá nhân hoặc trên trang mạng xã hội của người mình thiết lập quan hệ
1.2.3.4 Khả năng truyền tải, lưu giữ thông tin
Mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó
Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin
và tích hợp ứng dụng Tính năng lưu giữ thông tin cũng khiến người dùng mạng xã hội có thể tạo ra nhật kí cá nhân qua từng năm, từng tháng Trên trang Facebook, người dùng có thể tạo nhật kí từng năm bằng video, hình ảnh hoặc thống kê lại những hình ảnh, nội dung chia sẻ được click like nhiều nhất Trong khi đó, trên Youtube, người dùng có thể tạo nhật kí cá nhân hàng ngày qua phần mềm tạo và chia
sẻ clip cực nhanh Những video của người dùng có thể được sắp đặt theo nhiều cách khác nhau: Video mới nhất, Video được xem nhiều nhất, Video theo cùng chủ đề…
Trang 311.2.4 Các tính năng chính của mạng xã hội
1.2.4.1 Lập hồ sơ cá nhân cho người dùng
Hồ sơ cá nhân là đặc điểm nổi bật nhất của mạng xã hội Từ việc lập hồ sơ cá nhân, người dùng internet thời hiện đại có thể khẳng định cái tôi cá nhân của mình mạnh mẽ hơn hẳn so với các thời kì trước Chủ tài khoản có thể thiết lập một hồ sơ hoàn toàn công khai, hoặc bán công khai và thường xuyên thay đổi những thông tin
cá nhân của mình
1.2.4.2.Tập trung bạn bè và lập nhóm
Thông qua các chức năng tìm kiếm, gửi thư mời, người dùng mạng xã hội không chỉ có khả năng kết bạn với những người đã quen biết mà còn xây dựng, thiết lập những mối quan hệ mới Các trang mạng xã hội hiện nay đều phục vụ nhu cầu kết bạn của người dùng một cách tối đa bằng các tính năng thông minh như tìm bạn
bè cùng sở thích, khu vực, trường lớp, thần tượng…
Hiện tại, hầu hết các mạng xã hội cũng đã có chức năng tạo nhóm, bao gồm những người cùng cơ quan, cùng lớp hay cùng một mối quan tâm, niềm đam mê Ví dụ: Hội đồng hương, Hội thích nấu ăn, Hội những người cùng năm sinh…Những thông tin được nhóm chia sẻ sẽ được trao đổi và nhìn nhận một cách đa chiều từ các thành viên trong nhóm Hiện nay có ba nhóm chủ yếu trang mạng xã hội đó là: nhóm
mở, nhóm đóng và nhóm bí mật
1.2.4.3 Chế độ bảo mật
Các mạng xã hội lớn hiện nay đều cung cấp chức năng cho phép người dùng
tự thiết lập quyền riêng tư của mình Thành viên mạng xã hội hoàn toàn có khả năng thiết lập đối tượng xem những hình ảnh, clip mà mình đăng tải, cũng như ngăn chặn một thành viên khác trong mạng xã hội xem thông tin cá nhân của mình Người dùng mạng xã hội cũng có thể nhấn nút báo cáo để quản trị mạng hủy một hồ sơ cá nhân, nếu cá nhân này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của một người hay một nhóm người nào đó
1.2.5 Phân loại mạng xã hội
Có nhiều cách phân chia các loại mạng xã hội Dựa trên những đặc điểm, tính năng của các loại mạng xã hội, tác giả phân chia mạng xã hội thành các loại hình như sau
Trang 32+ Blogging
Blog là một dạng của hệ thống quản lý nội dung (CMS) nhằm giúp người dùng thông thường xuất bản những bài viết ngắn Blog cung cấp đầy đủ các tính năng kết nối bao gồm bình luận, blogrolls (danh sách liên kết yêu thích của bloger), đăng kí theo dõi… Blog thường mang dáng dấp của một website cá nhân, nơi thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của tác giả Một số nền tảng blog phổ biến và có cộng đồng đông đảo hiện nay là WordPress, Tumblr, Blogspot…
+ Mạng xã hội (Social network)
Social network là một website nơi mọi người có thể sử dụng để kết nối và cập nhật thông tin từ bạn bè, bạn bè ở đây có thể là bạn bè ngoài đời thật, hoặc cũng có thể là bạn bè thông qua sự trao đổi trên internet So với những loại hình mạng xã hội khác, đây là hình thức mang tính nhân bản nhiều nhất, bởi nó là sự kết hợp giữa yếu
tố đời thường giữa con người với con người lẫn những yếu tố vốn thuộc về internet (khả năng kết nối, khả năng chia sẻ)
+ Các dịch vụ chia sẻ trực tuyến (Media Sharing)
Các trang web như Youtube, Flicks, Instagram, Vimeo…đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với tính năng chia sẻ file âm thanh, vi deo, hình ảnh trực tuyến…Sự ra đời của hàng loạt các thiết bị có khả năng sản xuất cũng như tiêu thụ nội dung số chất lượng cao với giá cả ngày càng phải chăng cũng là một nhân tố
không nhỏ thúc đẩy quá trình phát triển của mô hình này
+ Trang đánh giá và nhận xét (Ratings và Review)
Các mạng xã hội dạng này thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể và phục
vụ một đối tượng có chung sở thích nhất định… Có thể kể đến IMDB.com trong phim ảnh, Engaget, TheVerge đối với công nghệ, hay Yelb đối với nhà hàng, ẩm
Trang 33thực…Những trang web này đưa ra các địa chỉ văn hóa, ẩm thực…được đánh giá cao và chấm điểm các địa chỉ này
1.2.6 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mạng xã hội
Đảng, Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương khá cởi mở về việc quản
lý thông tin, báo chí “Cách đây hàng chục năm, quan điểm thận trọng “trình độ quản
lý tới đâu phát triển tới đó” đã được thay bằng chủ trương xuyên suốt “phát triển tới đâu, quản lý tới đó” và “quản lý tốt để phát triển” [56] Nhờ chủ trương này, lĩnh vực thông tin, báo chí tại Việt Nam, trong đó có mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu thường xuyên, liên tục của người Việt
Trong Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ vào ngày 15/01/2015, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã lần đầu tiên yêu cầu văn phòng chính phủ tổ chức, định hướng thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook một cách nhanh chóng, chính xác Theo Thủ tướng, hiện nay có hàng chục triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội và đó
là nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm được “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin Trên mạng ai nói gì thì nói, nhưng có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt hơn trong năm nay”
Trước đó, vào năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp,
sử dụng thông tin trên trang điện tử và mạng xã hội
Thông tư quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới việc quản
lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội Theo đó, mạng xã hội thuộc loại trang thông tin điện tử phải cấp phép, với những điều kiện cụ thể cần phải đảm bảo về nhân sự, tài chính, kĩ thuật Đồng thời, mạng xã hội cũng cần có ít nhất một hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ
có thể thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ mạng xã hội do tổ
Trang 34chức, doanh nghiệp tổ chức theo quy định Đặc biệt, trang thông tin điện tử tổng hợp
và mạng xã hội phải có cơ chế phối hợp để loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.3 Một số vấn đề về văn hoá truyền thông
1.3.1 Khái niệm và cách tiếp cận khi nghiên cứu văn hóa truyền thông
Cho tới thời điểm hiện tại, các khái niệm về văn hóa, truyền thông cũng như văn hóa truyền thông trên thế giới và tại Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn trùng khớp hoặc còn tồn tại những khác biệt nhất định
Trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc, văn hóa là một trong những từ phức tạp nhất, có nhiều nghĩa nhất Khái niệm "văn hóa" từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác định nội hàm từ nhiều phương diện khác nhau Năm 1952, hai nhà văn hóa học của Mỹ là C.Kluckholn và A Koeber đã thực hiện một thống kê và kết luận: "Có tới 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa" [66] Ngày nay, con số này có lẽ đã vượt
xa khá nhiều
Theo quan điểm của Mac, nền văn hóa của loài người bao gồm toàn bộ hoạt động sáng tạo của loài người, trong lĩnh vực vật chất và tinh thần và thành quả của hoạt động sáng tạo ấy Nó biểu hiện một dạng thống nhất nhất định giữa con người
và thiên nhiên, giữa con người và xã hội Nó là tiêu chí đặc trưng nhất cho sự phát triển lực lượng và khả năng sáng tạo của những cộng đồng người trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau Nó bao gồm toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của loài người, như công cụ, dụng cụ, máy móc, các công trình kỹ thuật, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các chuẩn mực luật pháp và đạo đức…
Theo cách hiểu của xã hội học và nhân học, văn hóa không chỉ liên quan tới đời sống tinh thần mà còn là lối sống, bao gồm cả phương thức sản xuất và công nghệ, khối tri thức, cách suy nghĩ, cảm xúc, cách sinh hoạt, giải trí, cách giáo dục đào tạo con người Văn hóa tồn tại thông qua các mối quan hệ giao tiếp giữa con người với các phương tiện truyền thông đại chúng
Trong khi đó, truyền thông (communication) được coi là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội Là quá trình truyền đạt thông
Trang 35tin: thông qua lời nói, chữ viết (ngôn ngữ), cử chỉ điệu bộ, hành vi (thể hiện thái độ hoặc cảm xúc) Có nhiều loại truyền thông khác nhau, bao gồm: truyền thông liên cá nhân (giữa người này và người khác), truyền thông tập thể (trong 1 cơ quan, tập thể với nhau), truyền thông đại chúng
Nếu như hai khái niệm “văn hóa” và “truyền thông” đã có từ lâu đời thì khái niệm “văn hóa truyền thông” mới được các tác giả đưa ra vào những năm cuối của
thế kỉ XX Theo James Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998), trong mối quan hệ
giữa văn hóa và truyền thông, văn hóa là một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chuyển biến thông tin, và sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp Như vậy, truyền thông ở đây được coi là một hoạt động
văn hóa của con người Nhờ có truyền thông, văn hóa nhân loại được bảo tồn, nâng cấp và ngày một hoàn thiện
Trong cuốn sách Mass Media and Popular Culture, nhà nghiên cứu K.Tuner
cũng chỉ ra rằng, văn hóa truyền thông (media culture) được tạo thành bởi mối quan
hệ cộng sinh phụ thuộc lẫn nhau một cách mật thiết giữa văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng Trong đó, văn hóa đại chúng (mass culture) là nền văn hóa
có các sản phẩm được sản xuất hàng loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và được đưa ra thị trường vì quyền lợi của quảng đại người tiêu dùng (Strinati 1995) Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt mà người truyền thông tin có thể truyền tải thông điệp cho đông đảo quần chúng về số lượng và rộng khắp về địa lý
Văn hóa truyền thông được hình thành và chịu sự chế định bởi đặc trưng của chính các phương tiện thông tin đại chúng [78]
Trong tác phẩm Understanding Media and Cuture, tác giả Jake Luke cũng khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa truyền thông và văn hóa, trong đó khẳng định văn hóa chính là thứ giúp con người thực hiện quá trình truyền thông, trong khi truyền thông cũng góp phần mạnh mẽ trong việc truyền tải văn hóa:
“Truyền thông đại chúng đề cập tới các thông điệp truyền đến một lượng lớn khán
giả; các phương tiện truyền dẫn được gọi là phương tiện truyền thông đại chúng Cả hai đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa, với việc truyền tải hành vi, hành động, niềm tin
Trang 36và giá trị là đặc thù cho một nhóm hoặc tổ chức Văn hóa và truyền thông gây ảnh hưởng lẫn nhau một cách tinh tế, theo những con đường khác nhau
Tất cả thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng đều diễn ra giữa những người với người trong một thời gian và địa điểm cụ thể Qua truyền thông, con người người chia sẻ ý tưởng về thực tại thế giới cũng như bản thân họ Văn hóa chính là thứ giúp họ chia sẻ các ý tưởng, tình cảm, mong muốn đó”[75]
Về định nghĩa văn hóa truyền thông, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia văn hóa truyền thông
theo hai cách hiểu: “Ở nghĩa thứ nhất, đây được xem là một hình thức của văn hóa
tổ chức, có nghĩa là văn hóa của các tổ chức truyền thông đại chúng, như văn hóa của các cơ quan phát thanh, truyền hình hay báo chí, ở đó, các tổ chức này được xem là có những quy tắc đạo đức, hành vi ứng xử đặc trưng và khác biệt so với các nhóm văn hóa khác Ở nghĩa thứ hai, đây được xem là một hình thức văn hóa được hình thành do tác động của truyền thông đại chúng”
Trong tác phẩm “Một số vấn đề xung quanh khái niệm Văn hóa truyền
thông”, tác giả Nguyễn Đức Hạnh đưa ra một khái niệm khá toàn diện về văn hóa
truyền thông, ông cho rằng: “Toàn bộ quá trình xuất hiện và biến đổi của hiện tượng
truyền thông trong đời sống nhân loại cùng sự xác lập những mối tương tác của nó đối với các hiện tượng xã hội khác được gọi là văn hóa truyền thông” Tác giả cũng
chỉ ra rằng, khi xét tới văn hóa truyền thông, phải chỉ ra phẩm tính văn hóa của hoạt động truyền thông vừa với tư cách hiện tượng văn hóa, vừa với tư cách một công cụ văn hóa
Trong phạm vi luận văn này, tác giả đưa ra khái niệm văn hóa truyền thông như sau:
“Văn hóa truyền thông là những giá trị của sản phẩm truyền thông đại chúng được công chúng tiếp nhận Thông qua đó, công chúng thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ mới thay thế cho nhận thức, hành vi, thái độ cũ”
Trong quá trình truyền thông, người làm truyền thông không thể đưa tất cả các giá trị mình muốn truyền tải vào sản phẩm truyền thông Công chúng cũng
Trang 37không chịu tác động toàn bộ từ truyền thông đại chúng mà luôn giữ lại những đặc điểm riêng biệt, quan niệm, nhận thức riêng của họ Văn hóa truyền thông chính là giá trị mà sản phẩm truyền thông có thể đưa tới công chúng, cũng chính là giá trị được công chúng chấp nhận
Như vậy, xét tới văn hóa truyền thông thực chất là xét tới hai khía cạnh: Thứ nhất là truyền thông có văn hóa, truyền thông đáp ứng những chuẩn mực về ngôn ngữ, hình ảnh, nội dụng Thứ hai, giá trị văn hóa mà sản phẩm truyền thông mang lại cho người tiếp nhận Thông qua tác động của các sản phẩm truyền thông, công chúng sẽ tư duy, hành động một cách có văn hóa
Trong một nghiên cứu được đưa ra mới đây, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương
đã đưa ra 6 hướng tiếp cận liên ngành, xuyên ngành và đa ngành khi xây dựng lý thuyết và phương pháp luận về văn hóa truyền thông, bao gồm:
- Hướng tiếp cận từ lý thuyết về nghiên cứu văn hóa
- Hướng tiếp cận xã hội học từ lý thuyết hệ thống cấu trúc – chức năng
- Hướng tiếp cận từ lý thuyết kinh tế - chính trị
- Hướng tiếp cận từ lý thuyết tâm lý học
- Hướng tiếp cận từ lý thuyết báo chí truyền thông
- Hướng tiếp cận từ lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại
Đối với hướng tiếp cận từ lý thuyết báo chí truyền thông, TS Đặng Thị Thu Hương khẳng định: Cần tiếp cận từ những lý thuyết của phương Tây về vai trò, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đối với xã hội, từ đó làm nổi bật mối quan hệ giữa truyền thông và văn hóa [24]
Sự tác động mạnh mẽ của truyền thông tới văn hóa được thể hiện trong thuyết
“Mũi kim tiêm” (hypodermic needle model) hay lý thuyết “Viên đạn ma thuật” (magic bullet) cho rằng người xem thụ động và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông Họ mặc nhiên chấp nhận những thông điệp mà họ nhận được từ các phương tiện truyền thông mà không cần phải xem xét lại Như vậy, thông điệp đã được bắn thẳng vào người xem và thâm nhập vào tâm trí của họ giống như một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi người [32]
Trang 38Mặc dù có nhiều tranh luận về học thuyết này, nhưng mô hình “mũi kim tiêm” vẫn chứa đựng các sự thật trong nó Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều trào lưu văn hóa đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, trong đó làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu Bắt đầu từ những bộ phim truyền hình lãng mạn, sướt mướt với dàn diễn viên trẻ đẹp trên sóng VTV, làn sóng Hàn Quốc đã lan tỏa đến mọi lĩnh vực trong đời sống, từ thời trang, âm nhạc, điện ảnh đến ẩm thực, ngôn ngữ… và “ăn sâu bén rễ” vào nếp nghĩ, lối sống của đông đảo giới trẻ Việt Trước nhu cầu của độc giả, các trang báo điện tử cũng dành một khối lượng lớn để tập trung truyền tải các thông tin về văn hóa Hàn Một số trang còn dành riêng một chuyên mục kiểu “sao Hàn” để thỏa mãn trí tò mò của công chúng Những thông tin này đã làm nảy sinh một lớp “fan cuồng” sẵn sàng hôn ghế thần tượng, một bộ phận lớp trẻ bắt chước cách ăn mặc, trang điểm của người nổi tiếng…Âm nhạc K-pop, quán ăn, địa điểm vui chơi mang phong cách Hàn Quốc cũng đang trở thành xu hướng trên khắp Châu Á, trong đó có Việt Nam
Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda Setting Theory) mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Trong thực tế của đời sống truyền thông, nếu một tin tức nào
đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới nó và coi
nó quan trọng hơn các thông tin khác Người đưa ra lý thuyết này là hai chuyên gia truyền thông Maxwell Mccbombs và D.Shaw của Mỹ [32]
Chức năng thiết lập chương trình nghị sự trên mạng internet có những giới hạn nhất định do công chúng trên mạng đều đón nhận dịch vụ mang tính “cá nhân hóa”, tuy vậy cũng nảy sinh một đặc điểm mới vô cùng quan trọng Đó là xu hướng toàn cầu hóa của “thiết lập chương trình nghị sự”, một số “chương trình nghị sự” vốn
là của một quốc gia nhanh chóng trở thành đề tài rộng khắp trên toàn cầu Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chúng càng nâng cạo, họ càng dễ dàng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau, kể cả trong và ngoài nước
Vụ lộ ảnh “nóng” của các ngôi sao Hollywood vào hồi tháng 10/2014 là một
ví dụ tiêu biểu Sau khi một hacker Mỹ liên tục phát tán hình ảnh khỏa thân của các
Trang 39ca sĩ, diễn viên nổi tiếng thế giới lên một diễn đàn, chúng đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Google, trở thành chủ đề bàn tán của cộng đồng mạng trên toàn thế giới Google sau đó đã phải xóa hàng ngàn hình ảnh để xoa dịu dư luận và kết thúc
vụ việc này
Ngày nay, cách thiết lập chương trình nghị sự trên mạng xã hội khá đơn giản, khi một thông tin được chia sẻ, bình luận nhiều, nó sẽ lập tức được “cộng điểm” về chất lượng và lan truyền một cách mạnh mẽ trên mạng xã hội Các chương trình nghị
sự trên toàn cầu đã xóa nhòa ranh giới giữa các nền văn hóa, tạo ra những thách thức không nhỏ trong việc bảo vệ bản sắc của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Có thể thấy, tác động của mạng xã hội đối với các nền văn hóa mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn hẳn các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống
Lý thuyết “Dòng chảy hai bước của truyền thông” (Lazarsfela và Katz) lại đưa ra một quan điểm khác biệt: Bên cạnh truyền thông đại chúng, từng cá nhân người tiếp nhận còn có mối quan hệ liên cá nhân với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Tác động của truyền thông không mang tính trực tiếp như học thuyết “Mũi kim tiêm” chỉ ra, mà thông qua bộ lọc trung gian - những người có
uy tín trong cộng đồng [32]
Với sự phát triển của công nghệ, quá trình thông tin hiện nay đã phát triển phức tạp hơn trước rất nhiều Dòng chảy hai bước đã chuyển thành dòng chảy nhiều bước với những thay đổi phức tạp Tuy vậy, lý thuyết này vẫn phần nào đảm bảo tính chính xác Sự lan truyền thông tin trên mạng xã hội là một ví dụ điển hình, con người
có xu hướng tin vào những thông tin mà bạn bè, người thân của mình chia sẻ và chịu tác động bởi những thông tin đó hơn là những thông tin trên báo chí Đó là lý do mà thông tin trên mạng xã hội có tác động mạnh mẽ hơn hẳn tới tư tưởng, tâm lý người
Trang 40Trong môi trường internet, nhu cầu sử dụng của con người vẫn có nét tương đồng với nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy vậy nhu cầu này được thể hiện mạnh mẽ hơn do họ có khả năng bộc lộ bản thân mình trên thế giới ảo
Thông qua diễn đàn, chat room, mạng xã hội, con người “chuyển đổi tâm trạng” của
mình, truyền tải những thông tin mà mình không thể bộc lộ ở cuộc sống thực Đó cũng là
lý do mà nhiều chuẩn mực trong xã hội đã bị xóa bỏ trên internet, sự kiềm chế của công chúng giảm đi trông thấy hoặc không tồn tại Những nội dung mang tính chất tục tĩu, các hành vi chửi rủa tràn lan trên internet đa phần nảy sinh bởi lý do này Việc lan truyền các hình ảnh, clip bạo lực cũng phần nào nảy sinh từ ham muốn khẳng định sức mạnh bản thân, hoặc nỗi lo sợ của con người trong cuộc sống
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, con người thường lên mạng internet để tìm kiếm các thông tin giải trí, có yếu tố mới lạ để né tránh những phiền toái của cuộc sống, gạt bỏ sự cũ kĩ, nhàm chán trong đời thường Trên mạng xã hội, các nội dung
về âm nhạc, điện ảnh, giải trí, người nổi tiếng thường thu hút đông đảo công chúng Những hình ảnh khỏa thân, khiêu dâm lan tràn cũng phần nào phản ánh những nhu cầu, mong muốn của con người
1.3.2 Đặc điểm của văn hóa truyền thông
Văn hóa truyền thông là một dạng thức của văn hóa đại chúng, bởi vậy nó cũng mang những đặc điểm cơ bản của văn hóa đại chúng
Văn hóa đại chúng hay văn hóa phổ thông là tổng thể các ý tưởng, quan điểm, thái độ, hành vi lan truyền, hình ảnh, các hiện tượng… có sự đồng tình một cách phổ biến nhưng không tuân theo một thủ tục quy định của một nền tư tưởng văn hóa nhất định, đặc biệt trong văn hóa phương Tây thời kỳ đầu đến giữa thế kỷ 20 và lan rộng
ra toàn cầu vào cuối thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 Văn hóa đại chúng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các phương tiện truyền thông đại chúng [23]
Theo GS.TS Triệu Dũng, Đại học Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc), văn hóa truyền thông là hình thức văn hóa xuất hiện sau khi văn hóa đại chúng phát triển đến một giai đoạn mới, đặc trưng của nó chịu sự quy định bởi đặc trưng của bản thân phương tiện truyền thông Có thể nói, nếu không có phương tiện truyền thông hiện