Do đó, trong cuốn luận văn này, em vận dụng các bước trong tiến trình trên để thiết kế cải tiến quy trình và công cụ chủ yếu em sử dụng khi phân tích là biểu đồ kiểm soát.. Trong quá trì
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
-o0o -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC
GVHD: ThS NGUYỄN TRÍ DŨNG SVTH : TRẦN HỒNG BÍCH
MSSV : 20300182
TP.HCM, Tháng 01/2008
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-KHOA : CƠ KHÍ BỘ MÔN: KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN : TRẦN HỒNG BÍCH MSSV : 20300182 NGÀNH : KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP LỚP : CK03LHT01 1 Đầu đề luận văn THIẾT KẾ CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC 2 Nhiệm vụ • Tìm hiểu lý thuyết về cải tiến quá trình • Mô tả hệ thống sản xuất của công ty cổ phần bai bì Đại Lục • Thiết lập các biểu đồ kiểm soát đặc tính chất lượng sợi chỉ • Đánh giá năng lực quá trình các đặc tính kỹ thuật sợi chỉ • Xây dựng các phương án cải tiến và phát triển phần mềm • Kết luận 3 Ngày giao nhiệm vụ luận án : 12/10/2007 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 25/12/2007 5 Họ tên người hướng dẫn : Phần hướng dẫn: Th.S NGUYỄN TRÍ DŨNG 100%
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn Ngày ………… Tháng ………… Năm …………
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Th.S NGUYỄN NHƯ PHONG Th.S NGUYỄN TRÍ DŨNG PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận văn: ……
Trang 3Và trong khoảng thời gian tiến hành thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn đến :
Quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong những tháng qua, đặc biệt là thầy Nguyễn Trí Dũng – người đã tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Với phương pháp làm việc kinh nghiệm, thực tiễn thầy đã cho em những lời khuyên quý báu để luận văn tốt nghiệp hoàn thành kịp tiến độ
BGĐ, tập thể nhân viên, công nhân công ty cổ phần bao bì Đại Luc đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế và cung cấp những thông tin, tài liệu hết sức hữa ích góp phần cho luận văn được hoàn chỉnh hơn
Em chân thành cảm ơn các bạn, cũng là sinh viên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, những người đã sát cánh cùng em trong quá trình làm luận văn này Các bạn đã cùng em vượt qua những khó khăn, đã chia sẻ những vui buồn của đời sinh viên
Tham vọng thực hiện đề tài là nhiều nhưng vì thời gian và tài liệu nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong quí thầy cô góp ý để hoàn thành luận văn tốt nghiệp tốt hơn Những kinh nghiệm tích lũy quý báu này sẽ là hành trang giúp em phát huy và sáng tạo hơn nữa trên con đường sự nghiệp trong tương lai
TPHCM, Ngày 10 tháng 1 năm 2008
Sinh viên thực hiện Trần Hồng Bích
Trang 4TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đại Lục là công ty cổ phần chuyên sản xuất các sản phẩm bao bì với nguyên liệu
là hạt nhựa Hiện nay tại công ty, lượng phế phẩm là sợi chỉ chiếm tỷ lệ cao làm tốn rất nhiều chi phí sản xuất Vì vậy, việc thiết kế cải tiến quá trình nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là việc cấp bách hiện nay
Sáu Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quá trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết
tật trong các quy trình sản xuất Hệ phương pháp sáu Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: define (xác định), measure (đo lường), analyze (phân tích), improve (cải tiến), control (kiểm soát) Do đó, trong cuốn luận văn này, em vận dụng các bước trong tiến trình trên
để thiết kế cải tiến quy trình và công cụ chủ yếu em sử dụng khi phân tích là biểu đồ kiểm soát
Trong quá trình phân tích dữ liệu, em đã sử dụng phần mềm thống kê Minitab nhằm hỗ trợ cho việc kiểm định tính ổn định và năng lực quá trình của các đặc tính chất lượng Ngoài ra, em còn vận dụng MS Excel hỗ trợ trong quá trình phân tích vẽ các biểu
đồ kiểm soát Sau đó khi phát hiện những mẫu nằm ngoài giới hạn em tiến hành thu thập lại dữ liệu và dùng biểu đồ nhân quả xác định các nguyên nhân gây nên quá trình ngoài kiểm soát
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu các nguyên nhân gây nhiều phế phẩm, em thấy nguyên nhân chủ yếu là do lượng nguyên vật liệu đầu vào không được kiểm tra và quá trình canh chỉnh máy chủ yếu theo kinh nghiệm làm đặc tính chất lượng sản phẩm không đạt tạo nên nhiều phế phẩm Vì thế, việc xây dựng phương án lấy mẫu kiểm định thích hợp cho nguyên vật liệu đầu vào là cần thiết Bằng phương pháp thống kê quan sát dữ liệu thực tế tại máy kéo chỉ, em thiết lập bộ canh chỉnh máy tối ưu giúp tiết kiệm thời gian chỉnh máy và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng Nhằm hỗ trợ cho quá trình tính toán được nhanh chóng và có thể kiểm nghiệm lại kết quả vừa phân tích em tiến hành thiết
kế phần mềm chất lượng dựa trên ngôn ngữ lập trình Visual Basic
Ở phần cuối, em tổng kết công việc, đưa ra kết luận, kiến nghị, đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống và tiến hành mở rộng đề tài sau này
Trang 5MỤC LỤC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP i
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH HÌNH VẼ vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT x
CHƯƠNG 1 MỞ ÐẦU 1
1.1 Ðặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu luận văn 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi và giới hạn 2
1.4.1 Phạm vi 2
1.4.2 Giới hạn 2
1.5 Cấu trúc của luận văn 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Giới thiệu về cải tiến quá trình 4
2.2 Giới thiệu về 6 Sigma [4] 7
2.3 Những công cụ cơ bản cho cải tiến quá trình 11
2.4 Một số lý thuyết hỗ trợ khác 17
2.5 Đánh giá năng lực quá trình [1][3] 18
2.6 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) [1][3] 20
2.7 Giới thiệu phần mềm Minitab 22
2.8 Phương pháp nghiên cứu 23
2.9 Các bài báo liên quan 25
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 28
BAO BÌ ĐẠI LỤC 28
3.1 Giới thiệu công ty cổ phần nhựa 04 28
3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Bao bì Đại Lục 28
3.2.1 Tình hình tổ chức quản lý 28
3.2.2 Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của nhà máy 30
3.3 Sản phẩm chính công ty cổ phần Đại Lục – nhà máy Hố Nai 31
3.3.1 Sản phẩm 31
3.3.2 Đặc điểm sản phẩm bao PP 31
3.4 Quy trình sản phẩm 32
3.4.1 Quy trình sản xuất bao bì tồng quát 32
3.4.2 Quy trình công nghệ kéo sợi 32
3.4.3 Quy trình công nghệ dệt 33
3.4.4 Qui trình công nghệ cắt manh và may 34
3.5 Dòng lưu chuyển thông tin trong nhà máy 35
3.6 Hệ thống quản lý chất lượng 36
3.6.1 Chính sách chất lượng 36
3.6.2 Sơ đồ quản lý chất lượng 38
3.6.3 Quy trình kiểm tra chất lượng 39
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 44
4.1 Trình tự phân tích 44
4.2 Yêu cầu vận hành 44
Trang 64.3 Xác định kích thước mẫu 44
4.4 Kiềm định tính chuẩn của mẫu 45
4.4.1 Trọng lượng sợi chỉ 46
4.4.2 Bản chỉ 49
4.4.3 Lực kéo đứt sợi chỉ 51
4.4.4 Độ giãn dài sợi chỉ 53
4.5 Biểu đồ biến số 57
4.5.1 Trọng lượng sợi chỉ 57
4.5.2 Bản chỉ 61
4.5.3 Lực kéo đứt sợi chỉ 64
4.5.4 Độ giãn dài sợi chỉ 67
4.6 Phân tích nguyên nhân gây mất năng lực quá trình 70
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ CHI TIẾT 76
VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HỖ TRỢ 76
5.1 Phân tích thống kê quá trình canh chỉnh máy 76
5.2 Kiểm soát nguyên liệu đầu vào 77
5.2.1 Phương án lấy mẫu đơn [15] 78
5.2.2 Phương án lấy mẫu kép [15]: 78
5.2.3 Phương án lấy nhiều mẫu [15]: 79
5.3 Phát triển phần mềm hỗ trợ và hướng dẫn sử dụng 82
5.3.1 Module Kế hoạch lấy mẫu 82
5.3.2 Module Công cụ kiểm soát 86
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
6.1 Kết quả 109
6.2 Kiến nghị 109
6.3.1 Ưu điểm 110
6.3.2 Nhược điểm 110
6.4 Mở rộng 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục A: Bảng số liệu canh chỉnh máy
Phụ lục B: Bảng thu thập số liệu cho kiểm đồ
Phụ lục C: Bảng thu thập số liệu cho kiểm định tính chuẩn của dữ liệu
Phụ lục D: Bảng các phiếu kiểm tra
Phụ lục E: Bảng code chương trình
Trang 7DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1: Quá trình sản xuất 4
Hình 2.2: Mô hình cơ bản cải tiến quá trình 5
Hình 2.3: Biểu đồ xương cá 14
Hình 2.4: Biểu đồ phân tán 14
Hình 2.6: Mối tương quan giữa phân bố của yêu cầu kỹ thuật và các giới hạn 19
Hình 2.7: Phương pháp nghiên cứu 23
Hình 3.1: Công ty cổ phần nhựa 04 28
Hình 3.2 : Sơ đồ tổ chức của công ty Bao bì Đại Lục 29
Hình 3.4 : Cuộn PP 31
Hình 3.5 : Quy trình sản xuất bao bì tồng quát 32
Hình 3.6 : Quy trình công nghệ kéo sợi 33
Hình 3.7: Khu dệt 33
Hình 3.9 : Sơ đồ dòng lưu chuyển thông tin trong nhà máy 35
Hình 3.10: Sơ đồ quản lý chất lượng 38
Hình 3.11 : Qui trình kiểm tra chất lượng 40
Hình 4.2: Kiềm định tính chuẩn của mẫu 45
Hình 4.3:Biểu đồ phân bố của trọng lượng sợi chỉ 47
Hình 4.4:Biểu đồ phân bố của bản chỉ 50
Hình 4.5:Biểu đồ phân bố lực kéo đứt sợi chỉ 52
Hình 4.6:Biểu đồ phân bố của độ giãn dài sợi chỉ 54
Hình 4.7:Biểu đồ phân bố độ giãn dài sợi chỉ khi lấy lại mẫu 56
Hình 4.8: Biểu đồ kiểm soát RCC trọng lượng sợi chỉ 58
Hình 4.9: Biểu đồ kiểm soát XCC trọng lượng sợi chỉ 58
Hình 4.10: Năng lực quá trình của trọng lượng chỉ 61
Hình 4.11: Biểu đồ kiểm soát RCC bản chỉ 61
Hình 4.12: Biểu đồ kiểm soát XCC cho bản chỉ 62
Hình 4.13: Năng lực quá trình của bản chỉ 64
Hình 4.14: Biểu đồ kiểm soát RCC lực kéo đứt sợi chỉ 65
Hình 4.15: Biểu đồ kiểm soát XCC lực kéo đứt sợi chỉ 65
Hình 4.16: Biểu đồ kiểm soát XCC lưc kéo đứt sợi chỉ 66
Hình 4.17: Năng lực quá trình lực kéo đứt sợi chỉ 67
Hình 4.18: Kiểm đồ RCC độ giãn dài sợi chỉ 67
Hình 4.19: Biểu đồ kiểm soát XCC độ giãn dài sợi chỉ 68
Hình 4.20: Biểu đồ kiểm soát XCC độ giãn dài sợi chỉ đã chỉnh sửa 69
Hình 4.21: Năng lực quá trình lực kéo đứt sợi chỉ 70
Hình 4.22: Biểu đồ nhân quả cho khâu kéo chỉ 70
Hình 5.1: Màn hình Module chính 82
Hình 5.2: Giao diện Module Kế hoạch lấy mẫu 83
Hình 5.3: Giao diện Lấy mẫu theo xác suất 84
Hình 5.4: Kỹ thuật lấy mẫu (Template) 85
Hình 5.5: From Lấy mẫu theo AQL 86
Hình 5.6: Giao diện menu dữ liệu với đặc tính chất lượng là trọng lượng chỉ 87
Hình 5.7: Giao diện kiểm đồ RCC cho trọng lượng chỉ 88
Hình 5.8: Giao diện kiểm đồ XCC cho trọng lượng chỉ 89
Hình 5.10: Giao diện năng lực quá trình của trọng lượng chỉ 90
Hình 5.11: Giao diện menu dữ liệu với đặc tính chất lượng là bản chỉ 91
Hình 5.12: Giao diện kiểm đồ RCC cho bản chỉ 92
Trang 8Hình 5.13: Giao diện kiểm đồ XCC cho bản chỉ 93
Hình 5.14: Giao diện năng lực quá trình của bản chỉ 94
Hình 5.14: Giao diện menu dữ liệu với đặc tính chất lượng là lực kéo đứt sợi chỉ 95 Hình 5.15: Giao diện kiểm đồ RCC cho lực kéo đứt sợi chỉ 96
Hình 5.16: Giao diện kiểm đồ XCC cho lực kéo đứt sợi chỉ 97
Hình 5.17: Giao diện menu dữ liệu với đặc tính chất lượng là lực kéo đứt 98
Hình 5.18: Giao diện kiểm đồ XCC cho lực kéo đứt sợi chỉ khi chỉnh sửa 99
Hình 5.19: Giao diện năng lực quá trình của lực kéo đứt sợi chỉ 101
Hình 5.20: Giao diện menu dữ liệu với đặc tính chất lượng là độ giãn dài sợi chỉ102 Hình 5.21: Giao diện kiểm đồ RCC cho độ giãn dài sợi chỉ 103
Hình 5.22: Giao diện kiểm đồ XCC cho độ giãn dài sợi chỉ 104
Hình 5.23: Giao diện menu dữ liệu với đặc tính chất lượng là độ giãn dài sợi chỉ105 Hình 5.24: Giao diện kiểm đồ XCC cho độ giãn dài sợi chỉ khi chỉnh sửa 106
Hình 5.26: Giao diện năng lực quá trình của độ giãn dài sợi chỉ 108
Trang 9DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê lượng phế phẩm tại các khâu .2
Bảng 1.2: Thống kê tỷ lệ phế phẩm hàng tháng tại khâu kéo chỉ 2
Bảng 2.1: Bảng kiểm tra 15
Bảng 2.2: Tóm tắt 7 QC 15
Bảng 2.3: Bảng tra giá trị Z khi biết độ ý nghĩa 18
Bảng 2.4: Bảng chỉ số năng lực cực tiểu kiến nghị (Recommended Minimum 19
PCR_RMR) 19
Bảng 3.1 : Chú thích dòng lưu chuyển thông tin trong nhà máy 35
Bảng 4.1: Bảng hướng dẫn thu thập số liệu các đặc tính chất lượng 46
Bảng 4.2: Số liệu đo lường trọng lượng chỉ 46
Bảng 4.3: Số liệu trọng lượng chỉ tại mỗi lớp 48
Bảng 4.4: Số liệu đo lường bản chỉ 49
Bảng 4.5: Số liệu bản chỉ tại mỗi lớp 50
Bảng 4.6: Số liệu đo lường lực kéo đứt sợi chỉ 51
Bảng 4.7: Số liệu lực kéo đứt của sợi chỉ tại mỗi lớp 53
Bảng 4.8: Số liệu đo lường độ giãn dài sợi chỉ 53
Bảng 4.9: Số liệu độ giãn dài sợi chỉ tại mỗi lớp 55
Bảng 4.10: Số liệu đo lường độ giãn dài sợi chỉ sau khi tiến hành lấy lại mẫu 55
Bảng 4.11: Số liệu độ giãn dài sợi chỉ tại mỗi lớp 57
Bảng 4.12: Bảng nguyên nhân và biện pháp khắc phục 71
Bảng 5.1: Số liệu về thông số máy 76
Bảng 5.2: Kết quả tính toán thông số đặc tính chất lượng 76
Bảng 5.3: Số liệu yêu cầu kỹ thuật của đặc tính chất lượng 77
Bảng 5.4 : Lấy mẫu kiểm tra theo mức chất lượng chấp nhận quy định: 81
Trang 10LCL: Lower Control Limit.
UCL: Upper Control Limit
µ: Mean.
σ : Standard deviation
LSL: Lower Specification Limit
USL: Lower Specification Limit
PCR: Process Capability Ratios
PCRU: Upper Specification Only
PCRL: Low Specification Only
P: Precent of the Spectification
PCRk: Process Capability Ratios (Off –Center Process)
MIL STD: Military Standard
QC: Quality Control
SQC: Statistical Quality Control
Ac: Acceptance number
Re: Rejection number
Trang 11CHƯƠNG 1 MỞ ÐẦU
1.1 Ðặt vấn đề
Các nhà sản xuất khi kinh doanh bao giờ cũng muốn giảm tối đa chi phí sản xuất Quản lý chất lượng tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, ít xảy ra rủi ro trong sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh Bên cạnh đó còn giúp nhà sản xuất có được lòng tin của khách hàng, đứng vững trên thị trường Vì vậy cần xem hoạt động cải tiến quy trình đảm bảo chất lượng là trách nhiệm và hoạt động nòng cốt của quản lý
Đất nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), nên khi đi sâu vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì cạnh tranh sẽ rất lớn Áp lực này đòi hỏi công ty phải sẵn sàng chủ động, để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty nước ngoài Vì thế sự nhạy bén và linh hoạt là chìa khóa quyết định cho mọi sự thành công
Ngành nhựa nước ta cũng gặp nhiều khó khăn do chưa chủ động trong nguồn nguyên vật liệu đầu vào là hạt nhựa Hạt nhựa phải nhập khẩu từ các nước khác, hơn nữa giá hạt nhựa những năm gần đây có nhiều biến động mạnh, làm cho sản phẩm đầu
ra luôn luôn có giá thành cao hơn so với các doanh nghiệp nhựa nước ngoài
Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục là một trong số các doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm nhựa tại Việt Nam Các doanh nghiệp trong nước không thể đẩy giá sản phẩm đầu ra tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào được Do đó, một trong những biện pháp được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay áp dụng để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nhựa trên thị trường là hợp lý hoá quá trình công nghệ sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm là rất cần thiết Hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng đạt mức độ yêu cầu để có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Ðó là cơ sở cho em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp THIẾT KẾ CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH CHO CÔNG TY BAO BÌ ĐẠI LỤC
1.2 Mục tiêu luận văn
Từ tình hình sản xuất và quản lý chất lượng hiện tại của công ty, thiết lập quy trình đánh giá năng lực quá trình theo yêu cầu cho trước và thiết lập các biểu đồ kiểm soát chất lượng sản phẩm Thông qua đó đưa ra những phương án cải tiến giúp công ty
có những biện pháp giảm tỉ lệ phế phẩm, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm
Xây dựng chương trình hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản phẩm
Trang 121.3 Nội dung nghiên cứu
• Tìm hiểu lý thuyết cải tiến quá trình và các lý thuyết hỗ trợ khác
• Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề công ty đang quan tâm
• Tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan
• Tiến hành thu thập số liệu, phân tích và thiết kế hệ thống
• Thiết kế chi tiết và phát triển phần mềm hỗ trợ
• Đưa ra kết luận và kiến nghị
1.4 Phạm vi và giới hạn
1.4.1 Phạm vi
Nguyên liệu là hạt nhựa cũng như máy móc được giả sử là đầy đủ Bởi vì Công
ty Cổ phần Bao Bì Ðại Lục là công ty trực thuộc công ty Cổ Phần Nhựa 04 nên nguyên liệu được hoạch định từ công ty mẹ
Số liệu được sử dụng trong luận văn này chỉ phù hợp với Công ty – nhà máy Hố Nai
1.4.2 Giới hạn
Do khó khăn trong việc thu thập số liệu, thời gian thực hiện luận văn hạn chế, công ty nhận nhiều đơn hàng, khối lượng công việc tương đối lớn nên luận văn chỉ tập trung vào một đơn hàng Số liệu được cung cấp trong vòng 3 tháng từ số liệu tháng 7 năm 2007 tại nhà máy
Một vài số liệu thống kê như sau
Bảng 1.1: Thống kê lượng phế phẩm tại các khâu
Tỷ lệ phế phẩm cho phép tại khâu kéo chỉ tối đa là 4%
Bảng 1.2: Thống kê tỷ lệ phế phẩm hàng tháng tại khâu kéo chỉ
Trang 13Qua thống kê trên cho thấy khâu kéo chỉ là đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất nhưng tại khâu này lượng phế phẩm lại nhiều vượt quá chỉ tiêu cho phép
Vì thế, đề tài chỉ tập trung nguyên cứu tại khâu này
1.5 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu, cũng như mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận văn, lý thuyết về cải tiến, lý thuyết về sáu Sigma, lý thuyết năng lực quá trình, kiểm soát chất lượng
Đồng thời nghiên cứu các bài báo, đề tài có liên quan sẽ được ứng dụng vào trong việc thực hiện mục tiêu luận văn
Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục – nhà máy Hố Nai
Giới thiệu tổng quan đến chi tiết về công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục – nhà máy
Hố Nai Đồng thời ghi nhận hệ thống quản lý sản xuất hiện tại nói chung và vấn đề về chất lượng nói riêng +∞
Chương 4: Phân tích và thiết kế hệ thống
Kiểm định tính chuẩn của quá trình từ bộ dữ liệu thu thập được Với quá trình đã được thiết lập ổn định, thiết lập các kiểm đồ kiểm soát chất lượng của sản phẩm và từ
đó đánh giá năng lực quá trình của sản phẩm, tìm nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
Chương 5: Thiết kế chi tiết và phát triển phần mềm hỗ trợ
Dựa trên vấn đề được phân tích những chương trước ta xây dựng những biện pháp cải tiến quá trình giúp sản phẩm đạt chất lượng và phát triển phần mềm hỗ trợ cho người
sử dụng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết quả của quá trình phân tích, đưa ra kiến nghị, đánh giá và nêu lên hướng nghiên cứu mở rộng
Trang 14CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu về cải tiến quá trình
2.1.1 Khái niệm về quá trình
Quá trình là một hệ thống các nguyên nhân hay một tổ hợp những yếu tố hay điều kiện tác động và có ảnh hưởng tới các yêu cầu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật nhất định của sản phẩm ở đầu ra của một quá trình sản xuất Quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch
vụ có hay kém chất lượng
Quá trình có các đặc tính ổn định hay biến thiên Quá trình ở đây phải là một tập những bước của quy trình công nghệ cùng các nguồn lực và đầu vào của quy trình công nghệ đó, hòan toàn xác định trong suốt một thời đọan sản xuất ra sản phẩm với yêu cầu chất lượng hay yêu cầu kỹ thuật đang xét
Hình 2.1: Quá trình sản xuất
2.1.2 Khái niệm về cải tiến quá trình [8][9]
Cải tiến quá trình được hiểu theo nghĩa làm cho mọi thứ tốt hơn Cải tiến là giảm biến thiên của quá trình, loại bỏ những hoạt động mà không góp phần đem lại giá trị trong sản xuất và sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng Một sản phẩm thỏa nhu cầu khách hàng thường được tạo ra từ một quá trình ổn định và lặp lại hay từ quá trình có năng lực tạo ra sản phẩm có đặc tính chất lượng biến thiên nhỏ xung quanh một giá trị danh định hay mục tiêu
Mô hình cơ bản cải tiến quá trình bao gồm 14 bước
Trang 15Hình 2.2: Mô hình cơ bản cải tiến quá trình
o Bước 1: Chọn lựa quy trình để cải tiến và thiết lập các mục tiêu cải tiến quy trình Mục tiêu này được thực hiện bởi nhóm làm việc
o Bước 2: Xây dựng nhóm cải tiến quy trình Đó là chọn những người có năng lực làm việc trong nhóm, phát hiện các nguồn lực biến thiên ảnh hưởng đến cải tiến như con người, thời gian, tiền bạc và nguyên vật liệu
o Bước 3: Dùng lưu đồ (flowchart) xác định các quy trình Công cụ này sử dụng xuyên suốt nhằm miêu tả từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc trong quy trình
o Bước 4: Đơn giản hóa các hoạt động không cần thiết
Trang 16o Bước 5: Tiến hành thu thập số liệu, chọn lựa các giới hạn của dữ liệu những dữ liệu này như tiêu chuẩn để so sánh với mô hình.
o Bước 6: Đánh giá xem quy trình ổn định, nhóm sẽ dùng biểu đồ kiểm soát hoặc biểu đồ các dữ liệu thu thập trong bước 5 để hiểu rõ hơn vấn đề tồn tại trong quy trình Từ đó có thể xác định các nguyên nhân gây sự biến đổi, không ổn định trong quy trình
o Bước 7: Đánh giá năng lực của quá trình Sử dụng biểu đồ histogram so sánh các
dữ liệu được lựa chọn trong bước 5 xem có tương phản như mục tiêu đề ra tại bước 1 hay không, Việc đơn giản hóa các hoạt động tại bước 4 là không đủ để
có thể thực hiện các mục tiêu mà ta phải có bước tiếp theo là bước thứ 8 “tìm gốc của nguyên nhân” Thậm chí nếu như dữ liệu cho ta thấy các quy trình đã đạt các mục tiêu thì nhóm phải xem xét xa hơn nữa là có thể cải tiến được hay không trước khi tới bước thứ 14
o Bước 8: Xác định gốc nguyên nhân làm cho các quy trình không đúng như mục tiêu đề ra, nhóm bắt đầu thực hiện vòng tròn chất lượng Sử dụng biểu đồ nhân quả tìm hiểu lí do dẫn đến quy trình không đạt yêu cầu
o Bước 9: Tiến hành thực hiện các thay đổi cơ bản mà quy trình không đúng như mục tiêu, những lý do chính được xác định tại bước 8 Kế hoạch cải tiến sẽ xem xét lại những bước đơn giản hóa quy trình tại bước 4
o Bước 10: Thay đổi kế hoạch lấy mẫu nếu thấy cần thiết
o Bước 11: Kiểm tra những quy trình thay đổi và thu thập số liệu
o Bước 12: Xem xét quy trình sau khi thay đổi có ổn định hay không, nếu như không thì ta sẽ quay lại bước 9, loại bỏ các thay đổi, nếu quy trình sau khi ta thay đổi mà ổn định thì ta tiến hành bảo trì
o Bước 13: sử dụng các thông số thu thập tại bước 11, ta dùng biểu đồ histogram
sẽ xác định các quy trình đạt được mục tiêu cải tiến mà nhóm đã đề ra, nếu mục tiêu đạt được ta tiến tới bước 14, nếu như không thì ta sẽ lựa chọn việc có nên loại bỏ các thay đổi
o Bước 14: Xác định giá trị cải tiến mang lại, tại bước này nhóm sẽ quyết định cải tiến tiếp tục bằng cách quay lại bước 9 hay đơn giản hóa các quy trình thúc tiến cải tiến xa hơn nữa
Trang 172.2 Giới thiệu về 6 Sigma [4]
2.2.1 Khái niệm về 6 Sigma [4]
6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý chất lượng
đã được thừa nhận Bằng việc kết hợp các yếu tố trong nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, 6 Sigma tập trung vào việc làm thế nào để thực hiện công việc mà không có lỗi hay khuyết tật Chữ Sigma () theo ký tự Hy lạp đã được dùng trong xác suất -thống kê
để đánh giá sự sai lệch của các quá trình
Hệ phương pháp 6-Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: Define (Xác Định), Measure (Đo Lường), Analyze (Phân Tích), Improve (Cải Tiến) và Control (Kiểm Soát)
2.2.2 Đặc điểm của 6 Sigma[4] [9]
6-Sigma được hình thành ở tập đoàn Motorola vào năm 1986 và sau đó được phổ biến rộng rãi bởi thành công của tập đoàn General Electric (GE) vào thập niên 90 Sáu Sigma như là khung quản lý chất lượng gắn liền với khách hàng, lãnh đạo và hoạch định chiến lược, tài nguyên con người, quản lý quá trình và đo lường, đưa ra những vấn
đề chính cho thực thi thành công Chúng ta quan sát những công cụ cải tiến và kỹ thuật
có nguồn gốc từ 6 Sigma, điều này quan trọng đơn giản chỉ là thu thập những phương pháp đã được ứng dụng thành công trong quản lý chất lượng và năng lực cải tiến, từ TQM đến ISO 9000, quy trình Baldrige
Mặc dù nó áp dụng trong phạm vi kiểm soát sự thay đổi trong sản xuất nhưng những năm gần đây nó bắt đầu áp dụng rộng rãi vào công nghiệp dịch vụ
Trong thống kế, Sigma chỉ đến các độ lệch chuẩn của tập dữ liệu do đó mà “six sigma” đề cập đến sáu độ lệch chuẩn Ban đầu, tin tưởng vào độ tin cậy với 3 sigma là
có thể chấp nhận nhưng các nhà lãnh đạo đã đưa lên mức đo lường là 6 sigma ứng vào rất nhiều quá trình Các công ty truyền thống thường đặt 3 hoặc 4 Sigma là mức Sigma chuẩn cho công ty, mặc dù ở mức đó, xác suất lỗi có thể xảy ra là từ 6200 tới 67000 trên một triệu cơ hội Nếu đạt tới mức 6 Sigma, con số này chỉ còn là 3,4 lỗi trên một triệu
cơ hội Ðiều này cho phép đáp ứng được sự mong đợi ngày càng tăng của khách hàng cũng như sự phức tạp của các sản phẩm và quy trình công nghệ mới ngày nay
Những nhận thức sai lầm cho rằng nội dung và mục đích của 6-Sigma là cải thiện chất lượng, đây là một hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc
Trang 18cải tiến quy trình Thực ra, cải thiện chất lượng chỉ là phương tiện đối với mục đích chứ không chỉ là mục đích đơn thuần Mục tiêu là làm khách hàng vui lòng hơn và tăng lợi nhuận
2.2.3 Tiến trình DMAIC [4] [9]
Tiến trình DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến quy trình Sáu Sigma Các bước sau đây giới thiệu quy trình giải quyết vấn đề mà trong đó các công cụ chuyên biệt được vận dụng để chuyển một vấn đề thực tế sang dạng thức thống kê, xây dựng một giải pháp trên mô hình thống kê rồi sau đó chuyển đổi nó sang giải pháp thực tế.
2.2.3.1 Xác định - Define ( D )
Mục tiêu làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng
Các công cụ được áp dụng phổ biến nhất trong bước này bao gồm:
o Bảng tóm lược dự án (Project charter): là tài liệu mô tả rõ ràng các vấn
đề, định nghĩa khuyết tật, các thông tin về thành viên của nhóm dự án, mục tiêu của dự án sẽ thực hiện và ghi nhận sự cam kết hỗ trợ thực hiện của những người liên quan
o Biểu đồ xu hướng (Trend chart): biểu thị trực quan xu hướng các lỗi, khuyết tật
o Biểu đồ Pareto (80/20): biểu thị trực quan mức độ tác động tích cực và tiêu cực giữa tác giữa tác nhân đầu vào tới kết quả đầu ra hoặc mức độ khuyết tật
o Lưu đồ quy trình (Process flow chart): cho biết cách thức hoạt động và trình tự các bước thực hiện của qui trình hiện tại
2.2.3.2 Đo lường - Measure ( M )
Mục tiêu của bước đo lường nhằm giúp hiểu tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại bằng cách xác định cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng hiện thời và bắt đầu tiến hành việc đo lường Các hệ thống đo lường nên hữu dụng, có liên quan đến việc xác định và đo lường nguồn tạo ra dao động
Các công cụ có thể ứng dụng phù hợp nhất trong bước này bao gồm:
o Sơ đồ xương cá: thể hiện các mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và các kết quả đầu ra
o Lưu đồ qui trình: hiểu rõ các qui trình hiện tại và tạo điều kiện cho nhóm
dự án có thể xác định được các lãng phí tiềm ẩn
Trang 19o Ma trận nhân - quả - để định lượng mức tác động của mỗi yếu tố đầu vào dẫn đến sự biến thiên của các kết quả đầu ra
o Phân tích trạng thái sai sót và tác động (FMEA) sơ khởi: sử dụng công
cụ này trong bước đo lường sẽ giúp chúng ta xác định và thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời để giảm thiểu khuyết tật và tiết kiệm chi phí càng sớm càng tốt
o Đánh giá độ tin cậy của hệ thống đo lường (GR&R): dùng để phân tích
sự biến thiên của các thành phần của hệ thống đo lường theo đó sẽ làm giảm thiểu sự thiếu tin cậy của các hệ thống đo lường
2.2.3.3 Phân tích - Analyze ( A )
Các thông số thu thập được trong bước đo lường được phân tích để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến hành kiểm chứng sau đó
Các công cụ có thể ứng dụng phù hợp nhất trong bước này bao gồm:
o 5 Tại sao (Five Why’s): hiểu được các nguyên nhân sâu xa của khuyết tật trong một qui trình hay sản phẩm, và để có thể phá vỡ các mặc định sai lầm trước đây về các nguyên nhân
o Đánh giá các đặc tính phân bố (Descriptive statistics, Histograms): nhằm xác minh đặc tính của các dữ liệu đã thu thập được là bình thường hay bất bình thường nhằm giúp ta chọn các công cụ phân tích thống kê thích hợp về sau
o Phân tích tương quan/hồi qui (Correlation/Regression analysis): nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của qui trình và các kết quả đầu ra hoặc mối tương quan giữa hai nhóm dữ liệu biến thiên
o Đồ thị tác nhân chính (Main effect plot): hiển thị các tác nhân chính trong số các tác nhân được nghiên cứu
o Phân tích phương sai (Anova): công cụ thống kê suy luận được thiết kế
để kiểm tra sự khác biệt đáng kể giữa giá trị trung bình cộng (mean) giữa hai hoặc nhiều tập hợp mẫu
o Hoàn thành bảng FMEA (Failure mode and effect analysis): áp dụng công cụ này trên qui trình hiện tại giúp ta xác định các hành động cải thiện phù hợp để ngăn ngừa khuyết tật tái diễn
Trang 20o Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết (Hypothesis testing methods): đây là tập hợp các phép kiểm tra nhằm mục đích xác định nguồn gốc của
sự dao động, bằng cách sử dụng các số liệu trong quá khứ hoặc hiện tại
để cung cấp các câu trả lời khách quan cho các câu hỏi mà trước đây thường được trả lời một cách chủ quan
2.3.3.4 Cải tiến - Improve ( I )
Mục tiêu tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hóa các giải pháp
Các công cụ thường được áp dụng bao gồm:
o Sơ đồ qui trình (Process mapping): công cụ này giúp ta tái hiện lại quitrình mới sau khi đã thực hiện việc cải tiến
o Phân tích năng lực qui trình (CPK): để kiểm tra năng lực của qui trình sau khi thực hiện các hành động cải tiến, nhằm bảo đảm rằng chúng ta đã đạt được các cải thiện thật sự trong việc ngăn ngừa khuyết tật
o Thiết kế thử nghiệm (DOE): đây là tập hợp các thử nghiệm đã được lập
kế hoạch để xác định các chế độ/thông số hoạt động tối ưu, nhằm đạt được các kết quả đầu ra như mong muốn và xác nhận các cải tiến
2.2.3.5 Kiểm soát - Control ( C )
Mục tiêu là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường
Các công cụ có thích hợp nhất trong bước này bao gồm:
o Kế hoạch kiểm soát (Control plans): đây là một hoặc tập hợp các tài liệu ghi rõ các hành động, bao gồm cả lịch thực hiện và trách nhiệm cần thiết
để kiểm soát các tác nhân biến thiên đầu vào chính yếu với các chế độ hoạt động tối ưu
o Lưu đồ qui trình với các mốc kiểm soát: bao gồm một sơ đồ đơn lẻ, hoặc tập hợp các sơ đồ biểu thị trực quan các qui trình mới
o Các biểu đồ kiểm soát qui trình bằng thống kê (SPC): tập hợp các biểu
đồ giúp theo dõi các qui trình bằng cách hiển thị các dữ liệu theo thời gian, giữa giới hạn tiêu chuẩn cận trên (USL) và giới hạn tiêu chuẩn cận dưới (LSL) cùng với một đường trung tâm (CL)
o Các phiếu kiểm tra (Check sheets): công cụ này cho phép chúng ta lưu giữ và thu thập một cách có hệ thống các dữ liệu từ các nguồn trong quá
Trang 21khứ, hoặc qua sự kiện phát sinh Theo đó, các mẫu thức lặp lại và các xu hướng có thể được nhận dạng và trình bày một cách rõ ràng.
2.3 Những công cụ cơ bản cho cải tiến quá trình
2.3.1 Một số định nghĩa và thuật ngữ có liên quan
Chất lượng (quality)
o Có thể sử dụng được
o Ðạt tiêu chuẩn quy định
o Ðáp ứng được yêu cầu khách hàng
o Tỷ lệ nghịch với tính biến thiên
Ðặc tính quá trình
o Ổn định (stability): tạo ra sản phẩm có chất lượng thuần nhất
o Biến thiên (variability): sản phẩm từ một quá trình không bao giờ thực
sự giống
Mẫu (sampling): số đơn vị sản phẩm chọn ngẫu nhiên từ lô hay loạt sản phẩm
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.3.2.1 Xác định loại dữ liệu
Dữ liệu có thể chia thành các nhóm như sau:
o Dữ liệu đo được: dữ liệu liên tục Ví dụ: chiều dài, trọng lượng, thời gian v.v…
o Dữ liệu có thể đếm được: dữ liệu đếm Ví dụ: số lượng phế phẩm, số lượng các khuyết tật, phần trăm bị khuyết tật v.v…
2.3.2.2 Phân tích dữ liệu
Trang 22Sau khi dữ liệu được thu thập, chúng được phân tích và thông tin được rút ra bằng các phương pháp thống kê Vì vậy, dữ liệu nên được thu thập và tổ chức sao cho việc phân tích tiếp theo sau được đơn giản.
Trước nhất, ghi chép các số liệu một cách rõ rang, khoảng thời gian giữa thu thập và phân tích dữ liệu Hơn nữa, bảng dữ liệu có thể có ích cho lúc khác trong việc
sử dụng, nên cần phải ghi chép không những về mục đích đo lường và các đặc tính của
nó, mà còn ghi chép cả các dữ liệu về hướng dẫn sử dụng, người thực hiện, phương pháp…
Kế đến, ghi chép dữ liệu làm sao cho dễ dàng sử dụng
2.3.3 Lưu Đồ (Process Flow Diagram) [6]
Lưu đồ là dạng mô tả một quá trình bằng cách sử dụng những hình vẽ rất hiệu quả của quá trình, nhằm cung cấp đầy đủ các bước của một quá trình, xem xét từng giai đoạn trong một quá trình để có thể biết được công việc tiến hành như thế nào
Lợi ích của việc xây dựng lưu đồ:
o Mô tả quá trình hay trình bày thứ tự các công việc
o Xác định công việc cần sửa đổi mà nó ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm
o Cải tiến thông tin giữa các bộ phận, phòng ban
o Xây dựng lưu đồ cho các quá trình rất có giá trị trong các chương trình huấn luyện nhân viên mới
o Những người tham gia vào công việc lưu đồ hóa sẽ trở thành những ủng
hộ viên nhiệt tình trong những nỗ lực về chất lượng, thậm chí họ còn đưa ra những đề nghị cho những cải tiến sâu sắc hơn
2.3.4 Biểu đồ Pareto (Pareto Diagram) [6]
Biểu đồ Pareto là một đồ thị trong đó các phân khúc dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự giá trị giảm dần từ trái sang phải
Biểu đồ Pareto được sử dụng nhằm xác định thứ tự ưu tiên giải quyết đối với các vấn đề về chất lượng Nó được xây dựng theo triết lý: ít nhưng trọng yếu, nhiều mà
Trang 23đáng kể chi Phần dữ liệu trọng yếu được đặt ở bên trái, phần kém quan trọng hơn nằm phía bên phải.
Ứng dụng của biểu đồ Pareto là giứp phát hiện những lỗi thường xảy ra nhất, và được xem như một quy tắc20/80, nghĩa là 20% số phần tử thì chiếm khoảng 80% giá trị của vấn đề Lẽ tất nhiên, những tỷ số 20 - 80 này chỉ là tương đối Điều cần nhấn mạnh
ở đây là chỉ có một số ít các yếu tố bị thiệt hại nặng do vấn đề không đạt chất lượng gây nên
2.3.5 Biểu đồ nhân - quả (Cause &Effect Diagram) [6]
Biểu đồ gồm đường nhánh và những khung dùng để trình bày các quan hệ nguyên nhân và kết quả, để ghép nguyên nhân chính và các nguyên nhân phụ; và được trình bày giống như một xương cá
Công dụng của biểu đồ này là giúp liệt kê và phân tích các mối quan hệ nhân quả, đặc biệt là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình may sản phẩm; tạo mọi điều kiện
để giải quyết được các nguyên nhân và trình tự công việc cần xử lý để duy trì sự ổn định quá trình, nâng cao chất lượng sản phẩm
Để xây dựng một biểu đồ nhân quả ta cần thực hiện các bước sau :
o Xác định vấn đề / Hậu quả
o Lập nhóm phân tích
o Vẽ khung hậu quả và đường tâm
o Định các nguyên nhân chính
o Định và phân loại các nguyên nhân có thể
o Xếp hạng nguyên nhân theo thứ tự các nguyên nhân ảnh hưởng nhất
o Hiệu chỉnh
Trang 24Hình 2.3: Biểu đồ xương cá
2.3.6 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) [6]
Được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa 2 nhân tố Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác như thế nào và mức độ phụ thuộc giữa chúng
o Quan sát mối quan hệ nhân quả giữa hai biến số
o Dữ kiện thu thập (xi, yi) i = 1 → n ⇒ y = y(x)
o Quan hệ nhân quả được kiểm tra bởi thiết kế thực nghiệm
Hình 2.4: Biểu đồ phân tán
2.3.7 Biểu đồ phân bố (Histogram) [6]
Được sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm/quá trình
và từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó Quá trình có đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?
0 5 10 15 20
Hình 2.5: Biểu đồ phân bố
2.3.8 Bảng kiểm tra (Checksheet) [6]
Trang 25Mục đích chính của bảng kiểm tra là nhằm đảm bảo công nhân vận hành tốt trên
cơ sở thu thập dữ liệu một cách cẩn thận và chính xác
Tính sáng tạo đóng vai trò quyết định trong việc thiết kế bảng kiểm tra Nói chung, bảng kiểm tra nên dễ sử dụng và có các thông tin về thời gian và vị trí
Làm rõ mức độ tác động của mỗi nguyên nhân riêng lẻ lên các đặc tính kỹ thuật cần chú trọng
Biểu đồ rất hữu ích để tìm các nguyên nhân của vấn đề
Thu thập các nhận xét của càng nhiều người càng tốt
Chỉ ra tất cả nguyên nhân có thể có
Xác định các đặc tính kỹ thuật cụ thể
2 Biểu đồ
Pareto
Dữ liệu được phân loại thành nhiều hạng mục và được sắp xếp theo thứ tự kích thước, trong một đồ thị dạng thanh và trên một đồ thị đường thẳng lũy kế
Hạng mục với số lượng dữ liệu nhiều nhất hay các vấn đề quan trọng nhất, có thể được phát hiện ngay cả khi chỉ nhìn thoáng qua
Xác định các hạng mục phân loại thật chính xác.Nếu có một điểm quan trọng chưa rõ ràng, phải xem xét lại các hạng mục phân loại và lập lại biểu đồ
Trang 26phát hiện sai sót của qui trình một cách khách quan.
Có thể phát hiện sớm các sai sót để có các biện pháp hiệu chỉnh thích hợp
với mục đích và nội dung kiểm tra
Cẩn thận chọn lựa phương pháp phân lớp
Dữ liệu có thể được thu thập một cách dễ dàng
Dữ liệu có thể được sắp xếp một cách dễ dàng
Làm rõ mục đích và chuẩn bị một bản kiểm tra thích hợp
Hai hạng mục dữ liệu này có tương quan với nhau hay không, nếu có thì người ta
có thể nhận ra được mối tương quan đó ngay cả khi chỉ nhìn thoáng qua
Nên sử dụng ít nhất là 30 cặp hạng mục dữ liệu Nếu có thể, nên sử dụng
dễ quan sát
Tổng quan về dữ liệu và sự phân tán của
dữ liệu có thể hiểu được ngay cả khi chỉ nhìn thoáng qua
Nên dùng ít nhất là 50 hạng mục dữ liệu, nếu có thể thì nên dùng khoảng
100 hạng mục dữ liệu.Định độ chia của các trục tung và trục hoành một cách thích hợp, để thu được một dạng có tỉ lệ hợp lý
7 Lưu đồ Dùng xác định quá trình hay trình tự các Phải hiểu rõ qui trình,
Trang 27công việc.
Dễ phát hiện những hoạt động mà nó ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm
hiểu rõ công nghệ
2.4 Một số lý thuyết hỗ trợ khác
2.4.1 Phân bố chuẩn (Normal)
Tất cả các số liệu ta thu thập được đều tuân theo phân bố Normal
2.4.2 Kiểm định thuyết về quy luật phân bố lý thuyết [2][11]
Trong việc kiểm định giả thuyết tính phù hợp của số liệu quan sát với quy luật phân bố
lý thuyết ta có:
H0: số liệu quan sát tuân theo quy luật phân bố lý thuyết
H1: số liệu quan sát không tuân theo quy luật phân bố lý thuyết
Cách tìm miền bác bỏ R bằng kiểm định χ2
Chia n số liệu quan sát ra làm K khoảng
Oi là số phần tử của mẫu quan sát nằm trong khoảng i (i = 1,2,….,K)
Ei là kỳ vọng củasố phần tử nằm trong khỏang i
(Ei được tính dựa vào quy luật phân phối lý thuyết)
E O
r: số tham số cần phải ước lượng
k- số lớp dữ liệu được phân chia
Nếu χ2> χv2, αta bác bỏ giả thuyết Ho
Với phân bố chuẩn r = 2 (gồm kỳ vọng µvà phương sai σ2)
Trang 282.4.3 Xác định kích thước mẫu [7][11]
Các bước xác định kích thước mẫu như sau:
o Xác định đặc tính chất lượng của sản phẩm
o Ước lượng độ lệch chuẩn s của mẫu
o Ước lượng khoảng tin cậy chấp nhận i, điều này phụ thuộc vào lựa chọn của nhà
Bảng 2.3: Bảng tra giá trị Z khi biết độ ý nghĩa
Năng lực quá trình là hành vi bình thường của một qui trình sản xuất - công nghệ trong
điều kiện kiểm soát được về thống kê, tức là KHẢ NĂNG của một qui trình công nghệ tạo ra một yêu cầu chất lượng nhất định một cách ổn định và nhất quán, trong một khoảng thời gian hay trong quá trình sản xuất một sản lượng nhất định
Mối tương quan giữa phân bố của yêu cầu kỹ thuật và các giới hạn chỉ ra rằng quá trình tạo ra thông số này của yêu cầu kỹ thật là có năng lực
Trang 29Hình 2.6: Mối tương quan giữa phân bố của yêu cầu kỹ thuật và các giới hạn
2.5.2 Chỉ số năng lực quá trình
Sự biến đổi của một quá trình có thể dự đoán, kiểm soát được vẫn có thể sinh ra những chi tiết nằm ngoài giới hạn cho phép Một hệ thống 5 chỉ số đơn giản cho biết khả năng của một quá trình ổn định sản sinh ra các chi tiết nằm ngoài giới hạn cho phép Những chỉ số này đều cùng để đánh giá năng lực quá trình:
• Tỷ số năng lực quá trình:
σ6
LSL USL PCR= −
(2.5)
PCR > 1 Miền kiểm soát nằm trong miền dung sai kỹ thuật, ít có hư hỏng
PCR = 1 Miền kiểm soát trùng miền dung sai kỹ thuật, lượng hư hỏng có 1 số ít.PCR < 1 Miền dung sai nằm trong miền kiểm soát, lượng hư hỏng nhiều
• Chỉ số NLQT giới hạn trên:
σ
µˆ3
ˆ
ˆ =USL−
R C
• Chỉ số NLQT giới hạn dưới:
σ
µˆ3
Quá trình sẳn co, tham số quan trọng hay an toàn 1.5 1.45
• Phần trăm dung sai kỹ thuật mà quá trình áp dụng
Trang 30PCR càng lớn thì càng tốt.
PCR lý tưởng = 1,33 Vì qui trình có lề bằng 2-sigma tính từ vùng các giới hạn Tuy nhiên không phải luôn luôn là: nếu PCR càng lớn thì càng tốt vì có thể thiết bị với tính năng tốt hơn mức độ cần thiết đã được dùng, hoặc vì việc kiểm
tra chất lượng có thể quá chặt chẽ, hay ngược lại các giới hạn có thể quá rộng.
• Tính chỉ số NLQT có xét đến sự lệch tâm:
),
PCR = (2.9)hoặc P CˆR k =min(P CˆR U,P CˆR L)
PCR k = 0 thì trung bình quá trình nằm ở giới hạn kỹ thuật µ= USL hayµ= LSL.
PCR k < 0 thì trung bình quá trình nằm ngoài khoảng giới hạn kỹ thuật
[LSL, USL]
≠
PCR k < -1 thì toàn bộ quá trình nằm ngoài khoảng giới hạn kỹ thuật
• Ta có thể tính được độ lệch giữa tâm của qui trình (thực) so với tâm qui định thông qua hệ số k Hệ số k biễu diễn mức độ lệch thống kê:
2/)(
2/)(
LSL USL
x LSL
USL k
−
−+
2.5.3 Mục đích của đánh giá năng lực quá trình
Trong hoạt động sản xuất việc không xác định trước được khả năng của một qui trình công nghệ trong việc tạo ra một yêu cầu chất lượng nhất định, sẽ gây nhiều lãng phí trong sản xuất Nếu quá trình có dư năng lực thì không khách hàng nào muốn trả hơn cho cái mình không cần, nếu quá trình thiếu năng lực thì chất lượng sẽ không ổn định, phế phẩm sẽ nhiều, việc làm lại, sửa chữa và nhiều chi phí khác sẽ phát sinh Tối ưu về tính kinh tế sẽ đạt được khi năng lực quá trình đáp ứng vừa đủ và đúng yêu cầu của khách hàng
2.6 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) [1][3]
Đây là một công cụ trực tuyến của kiểm soát quá trình bằng thống kê
Dùng ước lượng tham số và năng suất quá trình
Trang 31 Là đồ thị biểu diễn mối quan hệ của các đặc tính chất lượng đo từ mẫu.
Các nguyên nhân áp dụng rộng rãi kiểm đồ trong công nghiệp
Là công cụ hiệu quả nâng cao năng suất
Hiệu quả trong việc ngăn ngừa các sai sót, hỏng hóc
Tránh các hiệu chỉnh quá trình không cần thiết
Cung cấp thông tin chuẩn đoán
Cung cấp thông tin năng lực của quá trình
Có hai loại kiểm đồ là kiểm đồ thuộc tính và kiểm đồ biến thiên
2.6.1 Biểu đồ kiểm soát XCC [1][3]
2 2
/
+
=+
µ, là trị trung bình và độ lệch chuẩn của tập hợp chính (nếu không xác định
d , A tra bảng Appendix VI, Douglas C Montgomery, trang A-15.2
2.6.2 Biểu đồ kiểm soát RCC[1][3]
d
R d R R
2 33ˆ
2 33ˆ
3,D ,d ,d
D tra bảng Appendix VI, Douglas C Montgomery, trang A-15.
Và một số lý thuyết, công thức khác sẽ được giới thiệu thêm trong lúc nghiên cứu
Trang 322.7 Giới thiệu phần mềm Minitab
Minitab là phần mềm thống kê ứng dụng được phát triển ở Đại học Pennsylvania bởi Barbara F Ryan, Thomas A Ryan, Jr và Brian L Joiner năm 1972 Minitab là phiên bản thu gọn của phần mềm OMNITAB, phần mềm phân tích thống kê của NIST
Từ thành công của phần mềm này, những người phát triển phần mềm đã sáng lập ra công ty Minitab Inc vào năm 1983 Công ty này đặt trụ sở chính tại đại học Pennsylvania, có chi nhánh tại Coventry, Anh (Minitab Ltd.), Paris, Pháp (Minitab SARL) và Sydney, Úc (Minitab Pty.), đồng thời duy trì mạng lưới bán lẻ và văn phòng đại diện tại các nước khác
Phần mềm Minitab được sử dụng khi áp dụng hệ thống 6 sigma và các phương pháp cải tiến quá trình khác sử dụng các công cụ thống kê
Trang 332.8 Phương pháp nghiên cứu
Hình 2.7: Phương pháp nghiên cứu
Trang 342.8.1 Xác định vấn đề
Kết quả thực tế thường không đáp ứng được mục tiêu Nếu sự sai lệch này trong giới hạn cho phép của đối tượng (giới hạn này được xác định dựa trên 4M của đối tượng), thì không có vấn đề gì Nếu kết quả chênh lệch (theo chiều hướng xấu) quá lớn
so với mục tiêu (tùy từng đối tượng), thì đó là vấn đề cần nghiên cứu
2.8.2 Chuẩn bị cơ sở lý thuyết:
Tìm hiểu rõ tất cả các khái niệm liên quan đến cải tiến, chất lượng, kiểm soát, quy trình, năng lực quá trình, lấy mẫu
Chuẩn bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ cho việc phân tích (vấn đề) cần nghiên cứu:
• Một số lý thuyết, và công cụ đánh giá chất lượng
• Lấy mẫu thống kê, kiểm định tính chuẩn của dữ liệu
• Đánh giá năng lực quá trình
• Tham khảo các đề tài, nghiên cứu, bài báo liên quan
• AS: lấy mẫu kiểm định
2.8.3 Tiến hành thu thập số liệu và thiết kế, đánh giá hệ thống:
• Tiến hành xử lý số liệu trong quá khứ bằng các công cụ thống kê, và công cụ hỗ trợ
• Tiến hành lấy mẫu bằng thống kê và kiểm định tính chuẩn của dữ liệu
• Sau khi dữ liệu ổn định ta tiến hành xây dựng biểu đồ kiểm soát
• Nhận xét, tìm ra nguyên nhân gây biến thiên làm quá trình ngoài kiểm soát loại bỏ nguyên nhân gây biến thiên, phân tích tiếp tục đến khi quá trình nằm trong kiểm soát
• Đề xuất hướng cải tiến, khắc phục nguyên nhân gây nên phế phẩm
2.8.4 Thiết kế phần mềm hỗ trợ và kiểm nghiệm phần mềm:
• Thiết kế hệ thống (phần mềm) trợ giúp cho công tác kiểm soát chất lượng của đối tượng
• Kiểm tra kết quả vừa phân tích với phần mềm, so sánh và đưa ra nhận xét
2.8.5 Kết quả và kiến nghị
• Đưa ra các kết quả chính sau khi nghiên cứu vấn đề
• Đưa ra kiến nghị phù hợp với hiện trạng và điều kiện thực tế của đối tượng, nhằm giúp đối tượng cải tiến qui trình, đề xuất hướng mở rộng đề tài
Trang 352.9 Các bài báo liên quan
2.9.1 Các trang Internet
Bài báo 1:
Tên bài báo: Process improvement - A study of Industrialisation processes at Flextronics
Tác giả: Jonna Brandon và Karin Selander
Keywords: sự công nghiệp hóa, quá trình, quản lý quá trình, phương pháp làm việc, Flextronics
Nguồn gốc: Master Thesis, Linköping Institute of Technology Department of Management and Economics Project, Innovation and Entrepreneurship
Tóm tắt nội dung:
Luận văn thạc sĩ của Jonna Brandon và Karin Selander về cải tiến quá trình tại công ty Flextronic Vấn đề mà tác giả đặt ra là quy trình phát triển sản phẩm (PDP-Product Development Process); mục tiêu của đề tài là chuẩn hóa phương cách làm việc nhằm đảm bảo, cải tiến chất lượng đạt hiệu quả cao; và phương pháp luận nghiên cứu là xây dựng quy trình lặp lại, điều đó có nghĩa là khi công đọan mới bắt đầu thì công đọan trước nó phải được xem xét và sửa lại
Qua nghiên cứu, nếu áp dụng phương pháp luận ở trên sẽ hỗ trợ nhiều cho công việc dự án, cải thiện phương thức làm việc và đem lại hiệu quả cao
Trang 36việc hỗ trợ tăng cường năng lực của doanh nghiệp, trong việc không ngừng cải tiến quy trình kinh doanh
Khả năng ứng dụng:
Six Sigma được hình thành ở tập đoàn Motorola vào năm 1986 và sau đó được phổ biến rộng rãi bởi thành công của tập đoàn General Electric GE) vào thập niên 90 Các tổ chức như Honeywell, Citigroup, Motorola, Starwood Hotels, DuPont, Dow Chemical, American Standard, Kodak, Sony, IBM, Ford đã triển khai các chương trình Six Sigma xuyên suốt các hoạt động kinh doanh đa dạng, từ sản xuất công nghệ cao cho đến dịch vụ và các hoạt động tài chính Tuy chưa được phổ biến rộng ở Việt Nam nhưng một vài công ty có vốn đầu tư nước ngoài như American Standard, Ford, LG và Samsung đã đưa chương trình Six Sigma vào triển khai áp dụng
hỗ trợ
Nhóm thực hiện dự án này bao gồm hai nhà quản lý bộ phận bán hàng, giám đốc tài chính, nhà quản lý về tài chính, bộ phận quảng cáo, luật sư, quản lý tổ chức, kỹ thuật viên IT và nhà tư vấn Thực hiện dự án này bao gồm 5 bước:
o Nhận diện quy trình kinh doanh nào đang gặp khó khăn
Trang 37o Xác định việc cải tiến quy trình
o Nhận diện và đánh giá quy trình chính
o Ứng dụng nhanh chóng việc cải tiến đem lại thành công
o Phát triển kế hoạch cho cải tiến liên tục
2.8.2 Luận văn khóa trước
Luận văn đánh giá ưu nhược điểm của phương án lấy mẫu, nhưng chưa đưa ra đánh giá cho các kiểm đồ và chưa giúp hỗ trợ tìm nguyên nhân khi có điểm ngoài kiểm soát
Luận văn chưa phát triển hoàn chỉnh phần mềm hỗ trợ tính toán cho các công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê, cũng như lấy mẫu kiểm định và kiểm soát quá trình
Trang 38CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BAO BÌ ĐẠI LỤC
3.1 Giới thiệu công ty cổ phần nhựa 04
Công ty cổ phần nhựa 04 mà tiền thân là xí nghiệp nhựa 04, là một doanh nghiệp Nhà nước do Sở Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh quản lý Tháng 04/2001, công
ty đã tách khỏi biên chế Nhà nước thành lập công ty cổ phần nhựa 04
Công ty cổ phần nhựa 04 có 3 công ty trực thuộc:
o Công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục
o Công ty nhựa gỗ Đại Lục
o Công ty sữa Đài Hoa
Công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục có 2 nhà máy :
Trang 39Hình 3.2 : Sơ đồ tổ chức của công ty Bao bì Đại Lục
o Giám đốc nhà máy: là người điều hành mọi hoạt động của nhà máy, là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm cao nhất trong nhà máy Giám đốc có quyền đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tuyển nhân viên
o Phó giám đốc sản xuất: quản lý mọi hoạt động trong nội bộ công ty, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất, tổ chức sản xuất, đề ra các hình thức xử lý khi sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng Phó giám đốc có quyền kỷ luật và tuyển nhân viên
o Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì máy móc trong nhà máy
o Ban kế hoạch: chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ sản xuất hàng ngày tại các bộ phận sản xuất nhà máy Đồng thời báo cáo tiến độ sản xuất cho phó giám đốc sản xuất
o Bô phận KCS: chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm theo đúng yêu cầu ghi trong “lệnh sản xuất” Nhân viên KCS khi phát hiện bán thành phẩm và thành phẩm không đạt yêu cầu chất lượng phải báo cho tổ trưởng, lập phiếu NCR báo cáo cho quản đốc
o Phòng hành chánh, lao động tiền lương: chịu trách nhiệm về các vấn đề tiền lương, chính sách lao động và bảo hiểm y tế xã hội đời sống cho toàn thể nhân viên trong công ty
Trang 40o Bộ phận sản xuất: phụ trách về triển khai sản xuất, kỹ thuật theo đúng yêu cầu ghi trong “lệnh sản xuất” và thực hiện theo hợp đồng Tham mưu cho phó giám đốc về việc bố trí hoạt động sản xuất Thường xuyên nhắc nhở công nhân thực hiện đúng các thao tác quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm.
o Bộ phận kho: chịu trách nhiệm quản lý về nhập và xuất nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm
o Bộ phận thống kê kho: thống kê và báo cáo sản lượng thành phẩm, phế liệu cho nhà máy Tân Phú
Với hệ thống tổ chức như công ty, ta thấy rằng giám đốc là người chịu trách nhiệm kinh doanh trong khi đó phải lấy các thông tin cần thiết của nhiều phòng ban
Nhu cầu về hệ thống hỗ trợ ra quyết định kịp thời, đúng đắn với thông tin được cập nhật chính xác là rất cần thiết
3.2.2 Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của nhà máy
a Thời gian làm việc tại nhà máy
Nhà máy làm việc 2 ca/ngày
Ca 1: 6giờ đến 18 giờ
Ca 2: 18 giờ đến 6 giờ
b Thời gian nghỉ ngơi tại nhà máy
Đối với khối văn phòng (kho, văn phòng, tạp vụ): từ 12 giờ đến 13 giờ trong 1 ngày
Đối với tổ kỹ thuật (cơ điện ): từ 12 giờ đến 13 giờ trong 1 ngàyĐối với tổ kéo sợi: bắt đầu từ 11 giờ 5 phút (thay phiên nhau ăn cơm), thời gian tối đa 45phút/ người
Đối với tổ tráng: bắt đầu từ 11 giờ 5 phút (thay phiên nhau ăn cơm), thời gian tối đa 45phút/ người
Đối với tổ dệt:
Công nhân: từ 11 giờ 15 phút đến 12 giờ Bảo trì: từ 11 giờ 20 phút đến 12 giờ 05 phút
Đối với VC: từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút
Đối với tồ cắt may: từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phútĐối với tạo hạt và KCS: từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 15 phút