1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam

162 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 263,41 KB

Nội dung

cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người; SDG 13 về hành động khẩncấp để chống lại BĐKH và các tác động của nó; ―Chiến lược quốc gia vềtăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhì

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ XUÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

HOÀNG THỊ XUÂN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 10

1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản 10

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo 10

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển kinh tế bền vững 16

1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam 23

1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo 23

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển kinh tế bền vững 27

1.3 Đánh giá tổng quan nghiên cứu 28

1.3.1 Những điểm đã thống nhất 28

1.3.2 Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu 30

1.3.3 Những vấn đề mà Luận án sẽ đi sâu giải quyết 30

Kết luận chương 1 31

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 32

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển năng lượng tái tạo 32

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát triển năng lượng tái tạo 32

2.1.2 Những thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo 39

2.1.3 Chính sách năng lượng tái tạo 42

2.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế bền vững 46

2.2.1 Khái niệm 46

Trang 5

2.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững 492.2.3 Tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển kinh

kinh tế bền vững ở Trung Quốc 68

3.2 Phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở Hàn Quốc 713.2.1.Tiềm năng và thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Hàn

Quốc 713.2.2 Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo của Hàn Quốc 813.2.3 Chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Hàn Quốc 833.2.4 Tác động của phát triển năng lượng tái tạo tới sự phát triển

kinh tế bền vững ở Hàn Quốc 86

3.3 Phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở Nhật Bản 883.3.1 Tiềm năng và thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật

Bản 88

Trang 6

3.3.2 Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản 94

3.3.3 Chính sách phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản 97

3.3.4 Tác động của phát triển năng lượng tái tạo tới phát triển kinh tế bền vững ở Nhật Bản 101

3.4 Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản 102

3.4.1 Những kinh nghiệm chung 105

3.4.2 Những kinh nghiệm riêng của mỗi quốc gia 107

Kết luận chương 3 112

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 114

4.1 Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 114

4.2 Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam 121

4.3 Chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam 126

4.4 Tác động của việc phát triển năng lượng tái tạo tới sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 130

4.5 Một số giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam 131 4.5.1 Bối cảnh năng lượng và định hướng phát triển năng lượng tái tạo 131

4.5.2 Đề xuất giải pháp phát triển NLTT vì sự PTKTBV 132

KẾT LUẬN 136

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

tắt

ADB Asian Development Tổ chức ngân hàng phát triển

Organization Bank châu ÁBĐKH Climate change Biến đổi khí hậu

FiT Feed in Tariff Biểu giá hỗ trợ cho năng lượng

tái tạoGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tếIRENA International Renewable Cơ quan Năng lượng tái tạo

MoTIE Ministry of Economy, Trade Bộ Thương mại, Công nghiệp

and Industri và Năng lượng Hàn Quốc

NLTT Renewable Energy Năng lượng tái tạo

PTKTBV Sustainable Economic Phát triển kinh tế bền vững

Development

R & D Research & Development Đầu tư nghiên cứu và

phát triểnREC Renewable Energy Certificate Chứng chỉ năng lượng tái tạoRPS Renewable Portfolio Standard Tiêu chuẩn danh mục đầu tư

năng lượng tái tạo

WCED World Commission on Ủy ban môi trường và

Environment and phát triển thế giớiDevelopment

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Công suất và sản lượng năng lượng gió của Trung Quốc 61

Bảng 3.2 Công suất và sản lượng năng lượng sinh khối của Trung Quốc 62

Bảng 3.3 Công suất và sản lượng năng lượng mặt trời của Hàn Quốc 74

Bảng 3.4 Công suất và sản lượng năng lượng gió của Hàn Quốc 77

Bảng 3.5 Tiềm năng năng lượng sinh khối ở Hàn Quốc (1.000TOE/năm) 78

Bảng 3.6 Công suất và sản lượng năng lượng sinh khối của Hàn Quốc 79

Bảng 3.7 Công suất và sản lượng năng lượng mặt trời của Nhật Bản 89

Bảng 3.8 Công suất và sản lượng năng lượng gió của Nhật Bản 92

Bảng 3.9 Công suất và sản lượng năng lượng sinh khối của Nhật Bản 94

Bảng 3.10 Chính sách năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 102

Bảng 4.1: Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam 116

Bảng 4.2: Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m 119

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Khung phân tích của luận án 53

Hình 3.1 Công suất PV tích lũy từ năm 2007 của Trung Quốc (GW) 58

Hình 3.2 Xu hướng nhập khẩu viên nén gỗ của Hàn Quốc (tấn) 80

Hình 4.1 Cơ cấu công suất nguồn điện của Việt Nam năm 2020 118

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang phải đương đầu với thách thức rất lớn khi nhu cầu vềnăng lượng cho tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng nhưng đồng thời phải cắtgiảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính để thực hiện cam kết trong Hội nghị vềbiến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) vừa qua Tăng trưởng kinh tế đicùng với việc gia tăng sử dụng năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng, trongkhi nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang đứng trướcnguy cơ cạn kiệt và việc sử dụng chúng có rất nhiều tác động tiêu cực như ônhiễm môi trường, gia tăng phát thải khí nhà kính gây nên hiện tượng biến đổikhí hậu (BĐKH) trên phạm vi toàn cầu khiến rất nhiều quốc gia phải đối diệnvới nguy cơ khủng hoảng môi trường sống Cùng với đó là nguy cơ mất antoàn của các nhà máy điện hạt nhân, những xung đột chính trị giữa các quốcgia dẫn đến khủng hoảng năng lượng (mới đây nhất là xung đột Nga –Ukraine) Trước thực tiễn đó, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo(NLTT) và đưa vào sử dụng được coi như giải pháp bổ sung quan trọng vàdần thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triểnkinh tế bền vững (PTKTBV) Đây được xem là hành động khẩn cấp toàn cầu

để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường và khí hậu Trái Đất, đảm bảo

sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, mọi thế hệ, thực sự có ý nghĩasống còn đối với không chỉ riêng quốc gia nào trên con đường hiện đại hóa.Đây là mục tiêu, trách nhiệm của mọi quốc gia trên thế giới để chống lại biếnđổi khí hậu (BĐKH) và các tác động của nó đến đời sống

Ngoài ra, việc sử dụng NLTT sẵn có như năng lượng mặt trời để đunnước và làm khô cây trồng, nhiên liệu sinh học cho giao thông, khí sinh học

và sinh khối hiện đại để sưởi ấm, làm mát, nấu ăn và chiếu sáng, gió để bơm

Trang 11

nước giúp nâng cao khả năng tự chủ, giảm tính dễ bị tổn thương của nền kinh

tế trước sự biến động của giá cả

Nhận thức rõ vấn đề này, nhiệm vụ của mọi quốc gia là phải có chiếnlược phát triển NLTT một cách hiệu quả để đạt mục tiêu PTKTBV Theo dựđoán, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu sẽ đạt12,4% vào năm 2023, khoảng 30% vào năm 2050 [93] Điều hiển nhiên trongquá trình phát triển nguồn năng lượng vô tận này, là phải hướng đến các chínhsách nhằm không chỉ đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm hao tốntài nguyên mà còn bảo vệ môi trường sống và đảm bảo cân bằng sinh thái ởmỗi quốc gia Các quốc gia ở trình độ phát triển khác nhau có những khuyếnkhích khác nhau về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Theo Dự thảo Báo cáo chính trị tháng 10 năm 2020 trình Đại hội XIIIcủa Đảng, tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tổng sản phẩm quốcnội (GDP) của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm [27], nhu cầu điệnthương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%/năm Dự báo từ nay đến năm 2030,GDP tăng bình quân khoảng 6-7%/năm [5], nhu cầu điện thương phẩm ướctính vẫn tăng trưởng khoảng 8,5-9,5% Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII,các nguồn điện NLTT tiếp tục được ưu tiên phát triển với tỉ lệ hợp lý, hài hòagiữa các miền, đảm bảo các tiêu chí kinh tế, kỹ thuật và vận hành, phù hợpvới chương trình phát triển hệ thống điện tổng thể giai đoạn tới năm 2030.NLTT (không tính thủy điện) sẽ tăng từ mức khoảng 17.000 MW hiện nay lêntới 31.600 MW vào năm 2030, chiếm tỉ lệ khoảng 24,3% tổng công suất lắpđặt toàn hệ thống [145]

Tại Việt Nam, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu dựa vào nhiên liệuhóa thạch và nhập khẩu, trong khi than đá, dầu, khí đốt trên thế giới là hữuhạn và có nhiều biến động Cùng với đó là việc Việt Nam tham gia các camkết quốc tế như SDG 7 về việc chuyển đổi sang sản xuất và tiêu dùng nănglượng sạch, đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng giá cả phải chăng, đáng tin

Trang 12

cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người; SDG 13 về hành động khẩncấp để chống lại BĐKH và các tác động của nó; ―Chiến lược quốc gia vềtăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050‖ theo Quyết định số1658QĐ-TTg ngày 01/10/2021[46], trong đó giải pháp chiến lược có liênquan là xây dựng các chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướngxanh, sạch, tăng tỷ trọng NLTT đạt 15-20% trên tổng cung cấp năng lượng sơcấp vào năm 2030, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và nhập khẩu,từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suythoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới, thúcđẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng caothu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên Trước bối cảnh đó, việc bổ sung,

đa dạng hóa nguồn cung năng lượng từ NLTT là hết sức cần thiết, phù hợpvới xu hướng thế giới và đáp ứng mục tiêu PTKTBV

Là một quốc gia có hơn 3.000 km bờ biển, nền khí hậu nhiệt đới giómùa và là nước có ngành nông nghiệp phát triển, Việt Nam được đánh giá lànơi sở hữu nhiều tiềm năng phát triển NLTT đặc biệt là năng lượng gió, nănglượng mặt trời và năng lượng sinh khối Để có thể phát triển mạnh mẽ NLTT,

mở rộng phạm vi ứng dụng, tăng dần tỷ trọng NLTT trong cơ cấu nguồn nănglượng, nâng cao hiệu quả của việc phát triển NLTT tại Việt Nam hướng đếnmục tiêu PTKTBV, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác là hếtsức cấp thiết Điều đó thúc đẩy tác giả thực hiện đề tài luận án tiến sĩ này vớimong muốn công trình của mình có giá trị tham khảo trong thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích thực tiễn phát triểnNLTT, tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến PTKTBV ở một số quốcgia châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), từ đó rút ra bài học kinhnghiệm cho Việt Nam

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ giải quyết một sốnhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phát triển NLTT, phát triểnkinh tế bền vững, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV;

Phân tích tiềm năng và thực trạng, thách thức, chính sách trong pháttriển NLTT, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở một số quốc giachâu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản;

Phân tích kinh nghiệm từ việc phát triển NLTT ở một số quốc gia châuÁ; rút ra những kinh nghiệm chung và kinh nghiệm riêng của mỗi quốc gia

Phân tích tiềm năng và thực trạng, thách thức, chính sách trong pháttriển NLTT, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở Việt Nam, từ đó

đề xuất một số giải pháp cho phát triển NLTT hướng đến mục tiêu PTKTBV

ở Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển NLTT, tác động củaphát triển NLTT đến PTKTBV ở một số quốc gia châu Á

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt nội dung: Phát triển NLTT có nhiều nội dung, xong luận án chỉtập trung nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển, những thách thức,chính sách và kinh nghiệm phát triển của năng lượng mặt trời, năng lượng gió

và năng lượng sinh khối vì đây là các loại NLTT có tiềm năng rất lớn, phùhợp với xu thế tất yếu trên thế giới và đặc điểm về thời tiết, khí hậu tại ViệtNam, một quốc gia nằm gần xích đạo có lượng bức xạ lớn dẫn đến tiềm năngphát triển năng lượng mặt trời lớn, bờ biển trải dài nên có nhiều tiềm năngphát triển năng lượng gió và là một nước nông nghiệp phù hợp để phát triểnnăng lượng sinh khối, đây là nội dung chính của luận án Cùng với đó, luận án

Trang 14

cũng nghiên cứu về tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở một sốkhía cạnh như: tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm hao tốn tài nguyên.

Về mặt thời gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu giai đoạn từnăm 2006 đến nay vì đây là thời gian Luật năng lượng tái tạo ở Trung Quốcbắt đầu có hiệu lực (01/01/2006), đây cũng là giai đoạn chuyển mình mạnh

mẽ của việc phát triển NLTT Theo báo cáo toàn cầu của Mạng lưới Chínhsách Năng lượng tái tạo thế kỷ 21 (REN21) do Liên Hợp Quốc bảo trợ côngbố: đã có 144 quốc gia đã ban hành chính sách và mục tiêu phát triển NLTTvào năm 2014, trong khi năm 2005 mới chỉ có 15 quốc gia [118]

Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản (vì đây là những quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt

Nam) và Việt Nam Trung Quốc là nước có xuất phát điểm thấp (nền kinh tế

chuyển đổi), tuy nhiên họ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của NLTTnên rất nỗ lực xây dựng các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nănglượng sinh khối và đã đạt những kết quả ấn tượng không chỉ về sản lượng màcòn giải quyết nhiều vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

Hàn Quốc là quốc gia phát triển tầm trung, họ cũng có cách tiếp cận thực tế,

tận dụng tốt lợi thế về sức gió và nhiệt mặt trời cũng như nguồn thải củangành nông nghiệp như vỏ hạt cọ, viên nén gỗ Nhưng cũng như Trung Quốc,năng lực kỹ thuật công nghệ và cả tài chính của nước này không đủ để tiếnsâu hơn vào khai thác các dạng NLTT đòi hỏi độ sâu về vốn và công nghệ.theo đó, ảnh hưởng lan tỏa của phát triển NLTT đến PTKTBV chưa thực sự

tốt Riêng Nhật Bản, một quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới

nhưng rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, 96% năng lượng sơ cấp dựa vàonguồn nhiên liệu nhập khẩu Do đó, để giải quyết bài toán phát triển NLTTtrong tổng thể an ninh năng lượng thì việc áp dụng các chính sách kinh tế liênquan đến thúc đẩy phát triển NLTT, đảm bảo cân đối với PTKTBV, phù hợpvới điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia chính là đòn bẩy quyết định đến thành

Trang 15

công của việc phát triển ngành công nghiệp NLTT Nghiên cứu ba trường hợpnày thực sự cho phép tác giả tìm thấy những phát hiện khoa học kinh tế lý thú

và có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam, nơi mà Chính phủ từ lâu và đặcbiệt gần đây đã nhận diện được tầm quan trọng to lớn của NLTT đối vớiPTKTBV, thể hiện qua Nghị quyết 55 của Bộ chính trị, dự thảo Quy hoạchđiện VIII và Quyết định số 1658QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướngChính phủ về ―Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-

2030, tầm nhìn 2050‖ [2], [46], [145]

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cách tiếp cận

Luận án sử dụng cách tiếp cận của phát triển bền vững và quan hệ kinh

tế quốc tế Thực tiễn phát triển NLTT ở các quốc gia được phân tích dựa trênkhung lý thuyết về PTKTBV

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp phân tích địnhtính trên cơ sở sử dụng các tài liệu thứ cấp và kết quả phân tích định lượngcủa các công trình đã được công bố

Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) được sử dụng đểnghiên cứu trường hợp ba quốc gia là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,được sử dụng ở chương 3

Phương pháp tổng hợp để tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoàinước, những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển NLTT, PTKTBV và tácđộng của phát triển NLTT đến PTKTBV, được sử dụng ở chương 1 và chương 2

Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kêđược sử dụng để phân tích tiềm năng, thực trạng, thách thức, chính sách pháttriển NLTT ở một số quốc gia châu Á được sử dụng ở chương 3 và chương 4

Phương pháp phân tích, so sánh để đưa ra những kết luận khoa học vềtác động của phát triển NLTT đến PTKTBV, rút ra những kinh nghiệm chung

Trang 16

và riêng về việc phát triển NLTT ở ba quốc gia nghiên cứu trường hợp kểtrên, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển NLTT cho Việt Nam, được sửdụng ở chương 3 và chương 4.

4.3 Số liệu và tƣ liệu

Đề tài kế thừa các tài liệu đã được chứng minh của các nghiên cứutrước đã được công nhận bao gồm các văn bản chính sách, bài báo, luận án,báo cáo kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát của các đề tài, dự án có liênquan đến phát triển NLTT và PTKTBV

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

5.1 Đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về NLTT

và PTKTBV như: khái niệm, phân loại, đặc điểm của NLTT, điều kiện pháttriển NLTT, thách thức, chính sách trong phát triển NLTT; khái niệm pháttriển kinh tế bền vững và tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV

5.2 Đóng góp mới về mặt thực tiễn

Luận án đi sâu phân tích tiềm năng, thách thức và chính sách trong pháttriển NLTT, cũng như tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở các quốcgia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; rút ra bài học kinh nghiệm về cácchính sách thúc đẩy phát triển NLTT ở những quốc gia này, từ đó, luận án đềxuất một số giải pháp phát triển NLTT vì mục tiêu PTKTBV phù hợp với điềukiện cụ thể tại Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Trang 17

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án là nghiên cứu đáp ứng thực tiễn phát triển hiện nay trên thếgiới cũng như ở Việt Nam đó là PTKTBV, bảo vệ môi trường và chốngBĐKH Luận án đã chỉ ra những hiểm họa đối với cuộc sống con người trướcnguy cơ BĐKH toàn cầu do hệ quả của quá trình phát triển kinh tế dựa chủyếu vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời khẳng định những lợi ích cũng nhưtầm quan trọng của NLTT trong việc PTKTBV Qua đó nâng cao nhận thứccủa Chính phủ và người dân về NLTT để sẵn sàng cho những mục tiêu, kếhoạch và những hành động cụ thể trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế

ít carbon, tiến tới một xã hội công bằng, môi trường xanh, sạch và cuộc sốngcon người hạnh phúc hơn

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mụccác Bảng, Danh mục các Hình, Tài liệu tham khảo, luận án được kết cấuthành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

Chương này sẽ nghiên cứu về tổng quan các tài liệu tham khảo liênquan đến phát triển NLTT, tác động của việc phát triển NLTT đến PTKTBV

ở ba quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững

Nội dung chương này sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về lý luận liênquan đến phát triển NLTT, phát triển kinh tế bền vững, tác động của việc pháttriển NLTT đến PTKTBV

Chương 3: Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Chương 3 sẽ phân tích bối cảnh, tiềm năng và thực trạng, thách thức,chính sách trong phát triển NLTT, những tác động của việc phát triển NLTT

Trang 18

đến PTKTB, từ đó rút ra những kinh nghiệm chung và riêng từ việc phát triểnNLTT vì mục tiêu PTKTBV ở một số quốc gia châu Á: Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản.

Chương 4: Một số giải pháp phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

Nội dung chương này phân tích bối cảnh, tiềm năng và thực trạng,thách thức, chính sách trong phát triển NLTT, những tác động của việc pháttriển NLTT đến PTKTB ở Việt Nam; gợi ý một số giải pháp phát triển NLTT

vì mục tiêu PTKTBV ở Việt Nam, dựa trên những kinh nghiệm phát triểnNLTT vì mục tiêu PTKTBV ở một số quốc gia châu Á: Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo

Bài báo ―Determinants of renewable energy technological innovation

in China under CO2 emissions constraint‖, tác giả Lin, B & Zhu, J., đăng trêntạp chí Journal of Environmental Management, 2019, volume 247, pages 662–

671, phân tích sâu về các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến việc đổi mới côngnghệ NLTT đối với quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc, dựatrên dữ liệu cấp tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 2000–2015 Đồng thờiphân tích tác động của các yếu tố thúc đẩy như giá năng lượng và đầu tư choR&D đối với quá trình đổi mới này Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể

về mức độ đổi mới công nghệ giữa các tỉnh của Trung Quốc; trình độ đổi mớicông nghệ NLTT đã làm giảm CO2 phát thải; đầu tư cho R&D từ Chính phủ

và doanh nghiệp đều có lợi cho việc thúc đẩy trình độ đổi mới; giá năng lượng

có ảnh hưởng không đáng kể đến sự đổi mới trong công nghệ NLTT là do cơchế giá năng lượng không hợp lý [88]

Nghiên cứu ―Should China support the development of biomass powergeneration?‖, của nhóm tác giả He, J., Liu, Y & Lin B., đăng trên Energy,volume 163, 2018, pages 416-425, đã phân tích tác động môi trường của điệnsinh khối trong giai đoạn xây dựng và vận hành so với điện gió và điện mặt trời.Kết quả cho thấy, điện sinh khối tạo ra lượng khí thải ít hơn trong giai đoạn xâydựng hệ thống, vào khoảng 1700 tấn CO2 mỗi năm, ít hơn điện gió và điện mặttrời có cùng công suất lắp đặt Các nhà máy điện sinh khối có thể đạt mức giảmphát thải ròng trong thời gian ngắn hơn (0,39 năm) sau khi vận

Trang 20

hành Lượng phát thải trong vòng đời của các dự án điện sinh khối là từ 42đến 85 g CO2/kWh Nghiên cứu chỉ ra rằng, xét từ khía cạnh môi trường,năng lượng sinh khối đáng được hỗ trợ để phát triển ở Trung Quốc [76].

Bài viết ―Role of renewable energy in China’s energy security andclimate change mitigation: an index decomposition analysis‖ của nhóm tác giảWang, B et al, đăng trên tạp chí Renewable and Sustainable Energy Reviews,volume 90, July 2018, Pages 187-194, cho thấy, NLTT là một công cụ hiệuquả để hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo sự độc lập về nănglượng và giảm thiểu BĐKH Các chính sách thúc đẩy phát triển NLTT sẽ gópphần đáng kể đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng và PTKTBV ở Trung Quốc[135]

Bài viết ―Drivers of Renewable Energy Growth in China:Environment, Regulations, and Employment‖, tác giả Zhao, X & Luo, D.,đăng trên tờ Renewable and Sustainable Energy Reviews, 2017, nghiên cứu

sự phát triển của NLTT ở Trung Quốc bằng cách xem xét tác động của chấtlượng môi trường và việc làm đối với NLTT Sử dụng NLTT làm thước đocho chất lượng môi trường và kiểm tra mối quan hệ giữa NLTT và thu nhập,việc làm có thể thúc đẩy sự phát triển của NLTT [142]

Luận án Tiến sĩ ―Chính sách năng lượng tạo của một số nước trên thếgiới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖ của tác giả Nguyễn Hùng Cường,

2017 đã nêu thực trạng về chính sách năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, phân tích

và chỉ ra những thành công và hạn chế trong chính sách để phát triển năng lượngtái tạo tại quốc gia này, từ đó đưa ra đề xuất kinh nghiệm cho Việt Nam [9]

Bài báo ―Renewable energy consumption—Economic growth nexusfor China‖ của nhóm tác giả Lin, B & Moubarak, M., đăng trên tạp chíRenewable and Sustainable Energy Reviews, 2014, volume 40, pages 111–

117, đã phân tích về mối quan hệ giữa tiêu thụ NLTT và tăng trưởng kinh tế ởTrung Quốc Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả dài hạn hai chiều

Trang 21

giữa tiêu thụ NLTT và tăng trưởng kinh tế Điều này ngụ ý rằng nền kinh tếđang phát triển ở Trung Quốc là tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực NLTT,

từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu cũng cho thấy rằng laođộng ảnh hưởng đến tiêu thụ NLTT trong ngắn hạn Tuy nhiên, không cóbằng chứng về mối quan hệ nhân quả trong dài hạn hoặc ngắn hạn giữa phátthải carbon và tiêu thụ NLTT Kết quả này cũng nói lên rằng mức NLTT thực

tế ở Trung Quốc trong giai đoạn nghiên cứu vẫn không đáng kể và chưa đượckhai thác tốt để góp phần giảm thiểu phát thải CO2 [105]

Bài trích ―Vấn đề sử dụng than đá và phát triển các ngành năng lượngtái tạo mới ở Trung Quốc Kinh nghiệm cho Việt Nam‖, tác giả Minh Cao –Hoài Nam, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2014, tr 27-38, đã khái quát

về tình hình sử dụng năng lượng tại Trung Quốc, phân tích, so sánh và đưa ranhững lợi thế của việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo tại quốcgia này [7]

Nghiên cứu ―The government new reents for refomain refated at TrungQuoc‖, tác giả Huang, C et all, đăng trên tạp chí Policy Energy, volume 51,

2012, pages 121-127, chỉ ra rằng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế,Trung Quốc đang phải đối mặt với những áp lực do thiếu hụt năng lượng truyềnthống và ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây, khiến Chính phủ TrungQuốc phải bắt đầu quan tâm đến việc phát triển và tiêu thụ NLTT Nghiên cứucũng phát hiện ra rằng các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia là khíacạnh chính của sự đổi mới công nghệ NLTT của Trung Quốc, và hầu hết các quỹR&D cho công nghệ NLTT đến từ ba chương trình quốc gia chính của TrungQuốc Bên cạnh đó, tổng chi phí cho đổi mới công nghệ NLTT chỉ chiếm một tỷ

lệ nhỏ trong tổng kinh phí R&D trong nước của Trung Quốc và dường như làkhông đủ Hơn nữa, do ảnh hưởng bởi hệ thống nghiên cứu khoa học truyềnthống của Trung Quốc, dường như không có đủ động lực và cơ hội cho các khuvực tư nhân tham gia đầy đủ vào đổi mới

Trang 22

công nghệ NLTT vì hầu hết các chương trình quốc gia do các trường đại họchoặc viện nghiên cứu đảm nhận [78].

Báo cáo ―Powering China’s Development: The Role of RenewableEnergy‖ là báo cáo năm 2007 của Viện Worldwatch, tác giả Martinot, E &Feng, L., cho biết Trung Quốc đã trở thành một trong những nước có sự pháttriển nhanh nhất thế giới về NLTT Báo có cũng đề cập đến một số chính sáchnhằm thúc đẩy phát triển NLTT tại Trung Quốc như: đưa ra luật NLTT quốcgia, được xây dựng dựa trên các chính sách trước đây, đã được ban hành vàonăm 2005 và có hiệu lực vào đầu năm 2006; ưu tiên thu hút đầu tư tư nhânvào NLTT; ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển điện gió như đấuthầu Bài viết cũng nhận diện một số khó khăn trong phát triển NLTT ở TrungQuốc như hạn chế về công nghệ mới cũng như thiếu một số vật liệu mới chophát triển quang điện, trình độ nhân lực [108]

Bài viết ―South Korean Green New Deal Should Not Support DirtyBiomass‖, của tác giả Soojin Kim, đăng trên NRDC, 2020, đã nghiên cứu vềnhững chính sách hỗ trợ cho phát triển năng lượng sinh khối tại Hàn Quốc.Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc hỗ trợ quá mức cho sinh khối có thểlàm cản trở việc phát triển điện mặt trời và điện gió Đồng thời cũng chỉ rarằng, việc phát triển sinh khối từ việc đốt rừng sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằngsinh thái rừng, cũng như gia tăng phát thải khí nhà kính [100]

Bài viết ―Korea's battle with spent solar panels heats up‖ của tác giả KoDong-hwan, đăng trên The Korea time, 2020, đã đưa ra những nhận định về hậuquả của việc phát triển nhanh chóng PV tại Hàn Quốc Theo đó, bài viết chỉ rarằng việc có quá nhiều các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng sẽ quay trở lại tạogánh nặng rất lớn lên môi trường, đó là sự ô nhiễm và độc hại của hóa chất từcác tấm pin mặt trời này phát tán ra môi trường nếu chúng không được xử lý tốt.Bài viết cũng nêu quan điểm cần có ngành công nghiệp tái chế các

Trang 23

tấm pin mặt trời, để đảm bảo rằng việc phát triển điện mặt trời thực sự là mộtnguồn năng lượng sạch và bền vững [79].

Bài viết ―Phát triển năng lượng Xanh ở Hàn Quốc‖ của tác giả PhạmThị Xuân Mai, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 - 2013, đã chỉ ra nhữngảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đến môi trường sinhthái, sức khỏe của con người, sự biến đổi khí hậu và thực trạng khai thác, sửdụng NLTT, những tiến bộ trong công nghệ phát triển năng lượng tái tạo củaHàn Quốc [20]

Báo cáo với tiêu đề “How is 100% Renewable Energy Possible in Japan by 2020?‖ của tác giả Takatoshi Kojima, đăng trên GENI, 2012, đã

phân tích về cung cầu năng lượng hiện tại của Nhật Bản, hệ thống luật vàchính sách hiện thời đối với NLTT, từ đó tác giả đã đưa ra những lý do khiếnNhật Bản có thể chỉ dùng năng lượng tái tạo trong tương lai [101]

Bài viết ―Potential of Renewable Energy in Japan‖ của tác giả Viktor

Tachev, đăng trên Energy Tracker ASIA, 2021, đã phân tích những tiềm năng,

thách thức và những mục tiêu chính sách để hướng tới một xã hội khôngCarbon của Nhật Bản đến năm 2050 Kết quả cho thấy, Nhật Bản là quốc gia

có tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi Tuy nhiên việc phát triểnNLTT tại Nhật Bản cũng gặp một số khó khăn về tài chính, về địa lý cũngnhư tâm lý của các chủ đầu tư Một số chính sách đã được đưa ra để thúc đẩy

sự phát triển của NLTT tại Nhật Bản trong tương lai [131]

Bài viết ―Biomass Market in Japan: Perspectives‖ của tác giả Eko SbSetyawan, đăng trên Bioenergy Cosult, 2021, đã chỉ ra rằng Nhật Bản cónhiều tiềm năng để có thể phát triển năng lượng sinh khối dựa trên nguồnnhiên liệu chủ yếu là vỏ hạt cọ và viên nén gỗ Đây được coi là những nhiênliệu có chi phí rất rẻ và có sẵn với số lượng lớn trên khắp Đông Nam Á [125]

Nghiên cứu ―Analysis of the robustness of energy supply in Japan:Role of renewable energy‖, tác giả Zhu, D et al, đăng trên Energy Reports,

Trang 24

volume 6, 2020, Pages 378-391, cho thấy an ninh năng lượng đã trở thànhmột trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới

do nguồn năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt, dân số gia tăng, biến động giánăng lượng và hạn chế trong việc cung cấp năng lượng Nhật Bản được coi làmột trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu năng lượng lớn nhất trên thếgiới, gần như 96% nguồn cung cấp năng lượng chính ở cấp quốc gia dựa vàonhập khẩu từ các nước khác Sau khi trải qua một số điều kiện cung cấp nănglượng khắc nghiệt trong 40 năm qua, Nhật Bản đã nhận ra mức độ nhạy cảmcủa việc cung cấp năng lượng và quyết định cơ cấu lại cơ bản việc cung cấpnăng lượng dựa nhiều hơn vào đa dạng hóa hỗn hợp năng lượng, tập trungnhiều hơn vào NLTT, giảm cường độ sử dụng năng lượng, tăng hiệu quả sửdụng năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng được coi lànhững hành động kịp thời để đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia [144]

Bài viết ―Japan Solar Energy Soars, But Grid Needs to Catch Up‖ củatác giả Evonne Chang, đăng trên National Geographic, 2013, cho thấy cácchính sách khuyến khích năng lượng tái tạo của Nhật Bản đã thúc đẩy xâydựng rất nhiều trang trại quang điện, quốc gia này dự kiến sẽ trở thành thịtrường năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới trong năm nay Nhưng hệ thốnglưới điện của Nhật Bản chưa phát triển tương xứng, đòi hỏi phải nâng cấp hệthống lưới điện [63]

Bài viết ―Vested interests, energy efficiency and renewables inJapan‖, tác giả Moe, đăng trên Tạp chí Energy Policy, 2012, tập 40, trang 260-

273, phân tích chính sách năng lượng tái tạo của Nhật Bản và chỉ ra rằng điềucần thiết là phải phân tích cấu trúc lợi ích được ưu tiên của một quốc gia trướckhi có thể đưa ra bất kỳ chính sách nào đối với NLTT của quốc gia đó Sựthay đổi cơ cấu kinh tế hay sự gia tăng của NLTT đều có sự cạnh tranh vớicác ngành công nghiệp mới Do đó, để thu hút được đầu tư thì vị trí của mộtngành mới so với cơ cấu lãi suất được ưu đãi hiện có là rất lớn [110]

Trang 25

Bài viết ―Phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản - Muộn còn hơnkhông‖, của tác giả Đào Tùng, đăng trên tạp chí Thế giới, 2019, cho biết vềnhận định của các chuyên gia rằng Nhật Bản không còn đường lùi bởi tươnglai của các nhà máy điện hạt nhân vẫn bất định, trong khi dùng nhiên liệu hóathạch sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu cắt giảm khí nhà kính [51].

Bài trích ―Nhật Bản với việc sử dụng năng lượng tái tạo‖ của tác giảPhạm Thị Xuân Mai, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6, 2006,trang 31- 35, đã chỉ ra những thực tế sử dụng năng lượng tái tạo ở Nhật Bản,kinh nghiệm của họ trong phát triển nguồn năng lượng này [19]

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển kinh tế bền vững

Nghiên cứu ―Drivers and trajectories of China’s renewable energyconsumption‖ của nhóm tác giả Chen, J., Xu, C & Wu, Y., đăng trên AnnalsOperations Research, 2021, chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanhcủa Trung Quốc trong giai đoạn nghiên cứu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ nănglượng tăng mạnh, việc phát triển NLTT có thể đáp ứng được nhu cầu nàyđồng thời làm giảm đáng kể phát thải carbon, tăng GDP đầu người [66]

Bài báo ―An empirical research on the relationship amongst renewableenergy consumption, economic growth and foreign direct investment inChina‖, tác giả Fan, W & Hao, Y., đăng trên Renewable Energy, 2020,volume 146, pages 598–609, đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụNLTT, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội Các kết quảthực nghiệm chỉ ra rằng có mối quan hệ cân bằng lâu dài và ổn định giữa tổngsản phẩm quốc nội bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước ngoài bìnhquân đầu người và tiêu thụ NLTT bình quân đầu người Ngoài ra, trong ngắnhạn, đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể làm thay đổi đáng kể mức tiêu thụNLTT; nhưng về lâu dài, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội chậm lạimột cách khiêm tốn và đầu tư trực tiếp nước ngoài có mục tiêu sẽ tạo

Trang 26

ra một động lực đáng kể đối với NLTT ở Trung Quốc và mức tiêu thụ NLTTtrên đầu người [73].

Bài viết ―Mitigating degradation and emissions in China: The role ofenvironmental sustainability, human capital and renewable energy‖, tác giảSarkodie, S et al, đăng trên tạp chí Science of the Total Evironment, volume

719, 2020, cho thấy sự gia tăng tức thời về năng lượng tái tạo, tính bền vững

về môi trường và mức thu nhập có tác động giảm thiểu phát thải và suy thoáimôi trường Nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự phụ thuộc quá mức vào nănglượng nhiên liệu hóa thạch và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế sẽcản trở các nỗ lực giảm thiểu BĐKH và các tác động của nó Do đó, tráchnhiệm đạt được một môi trường sạch hơn ở Trung Quốc phụ thuộc chủ yếuvào các chính sách của Chính phủ ủng hộ hoặc làm giảm tính bền vững củamôi trường Một chiến lược quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

là hướng tới việc sử dụng NLTT Sự kết hợp giữa năng lượng tái tạo và hiệuquả năng lượng được ước tính sẽ cung cấp hơn 90% mức giảm phát thải CO 2liên quan đến năng lượng Các chính sách về NLTT và hiệu quả năng lượng

có tác động sâu rộng đối với an ninh năng lượng, hiệu quả kinh tế và sinh kếcủa con người và do đó cần trở thành ưu tiên quốc gia của chính phủ TrungQuốc [122]

Nghiên cứu ―Regional renewable energy development in China: A

multidimensional assessment‖, tác giả Wang, Y et al, đăng trên Renewable and Sustainable Energy Reviews, volume 124, 2020, cho thấy NLTT có ý

nghĩa chiến lược quan trọng để đạt được tính bền vững Kết quả nghiên cứucho thấy, sự phát triển NLTT ở Trung Quốc rõ ràng là mất cân đối giữa cáckhu vực Các khu vực kinh tế phát triển hơn, chẳng hạn như Bắc Kinh,Thượng Hải và Quảng Đông, đã duy trì thứ hạng cao hơn và có lợi thế rõ ràng

về hầu hết các khía cạnh Sự phân bố không đồng đều của các nguồn tàinguyên thiên nhiên, nguồn tài chính và các yếu tố khác trên khắp đất nước

Trang 27

này đã mang lại những thách thức nghiêm trọng cho các nhà hoạch định chínhsách Do đó, điều quan trọng là phải đưa ra một đánh giá toàn diện về sự pháttriển NLTT trong khu vực của Trung Quốc Các gợi ý chính sách và khuyếnnghị để phát triển cân bằng hơn trên khắp Trung Quốc được rút ra từ các kếtquả thực nghiệm Cách tiếp cận này cũng có thể được mở rộng để nghiên cứucác vấn đề tương tự ở các quốc gia khác [136].

Nghiên cứu ―A deep learning-based forecasting model for renewableenergy scenarios to guide sustainable energy policy: A case study of Korea‖,tác giả Kijeon Nam, Soonho Hwangbo, ChangKyoo Yoo, đăng trênRenewable and Sustainable Energy Reviews, volume 122, 2020, cho biết, cácnguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời rất thất thường và khó thực hiệntrong các hệ thống NLTT, do đó, việc thực hiện các chính sách và hệ thốngNLTT cần phải được dựa trên một mô hình dự báo năng lượng với các côngnghệ NLTT Các kịch bản phát triển NLTT cần được đánh giá theo chi phíkinh tế - môi trường; xem xét phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối

đe dọa, đồng thời xem xét bối cảnh năng lượng trong nước và toàn cầu về kỹthuật - kinh tế - môi trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, kịch bản tối ưu cóchi phí kinh tế - môi trường thấp nhất, tạo ra điện ổn định đáp ứng nhu cầu là

sử dụng một chu trình tích hợp các trang trại gió trên bờ và ngoài khơi, cáctrạm điện quang điện và các nhà máy pin nhiên liệu [111]

Nghiên cứu ―Measuring the impact of renewable energy, public healthexpenditure, logistics, and environmental performance on sustainable economic

growth‖, tác giả Syed Abdul Rehman Khan & et al, đăng trên Sustainable

Development, volume 28, issue 4, 2020, pages 833-843, kết quả nghiên cứu cho

thấy, việc sử dụng NLTT trong các hoạt động logistics sẽ cải thiện hiệu quả kinh

tế và môi trường để giảm phát thải Mặt khác, việc sử dụng NLTT trong logisticskhông chỉ cải thiện tính bền vững của môi trường mà còn tạo ra hình ảnh quốcgia tốt hơn và mang lại cơ hội xuất khẩu tốt hơn tại các quốc gia thân thiện vớimôi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững [99]

Trang 28

Bài viết ―Cause and effect of renewable energy consumption onurbanization and economic growth in China’s provinces and regions‖ của tácgiả Bao, C & Xu, M., đăng trên tạp chí Journal of Cleaner Production,volume 231, 2019, pages 483–493, cho thấy, phát triển NLTT là một trongnhững con đường sản xuất sạch hơn cho quá trình chuyển đổi đô thị hóa vàphát triển kinh tế của Trung Quốc Nhận thức được mối liên hệ giữa các yếu

tố này có thể giúp Trung Quốc xây dựng chính sách mục tiêu để sử dụng nănglượng sạch và hiệu quả, cũng như giảm thiểu các-bon Bằng việc nghiên cứunguyên nhân và tác động của việc tiêu thụ NLTT đối với quá trình đô thị hóa

và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc chéo, kết quảnghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ NLTT, đô thị hóa và tăng trưởng kinh tếcủa Trung Quốc ở một khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi những khu vực khác.Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt đáng kể về địa lý đối vớicác chính sách mục tiêu để sử dụng NLTT Do đó, Chính phủ Trung Quốckhông chỉ nên củng cố một hệ thống quản lý NLTT thống nhất để vận độnghợp tác khu vực, mà còn phải phát huy hết tác dụng của các mối liên kếtchung còn yếu và áp dụng các chính sách NLTT khác biệt tùy theo điều kiệncủa từng địa phương [59]

Nghiên cứu ―Green growth: The economic impact of large-scalerenewable energy development in China‖, tác giả Dai, H & et al, đăng trên

Tạp chí Applied Energy, 2016, volume 162, pages 435-449, nghiên cứu tác

động về kinh tế và đồng môi trường của việc phát triển NLTT ở Trung Quốcthông qua 2 kịch bản là phát triển năng lượng tái tạo quy mô thông thường vàphát triển NLTT quy mô lớn bằng cách khai thác tiềm năng NLTT của TrungQuốc Kết quả cho thấy việc phát triển NLTT trên quy mô lớn sẽ không phátsinh chi phí kinh tế vĩ mô đáng kể Ngược lại, nó sẽ có những tác động tăngtrưởng xanh đáng kể, có lợi cho sự tăng trưởng của các ngành công nghiệpthượng nguồn, định hình lại cấu trúc năng lượng và mang lại những đồng lợi

Trang 29

ích đáng kể về môi trường Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nếu tỷ lệ NLTTđạt 56% trong tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2050, thì ngành điện không hóathạch sẽ trở thành ngành chủ lực với giá trị gia tăng chiếm 3,4% GDP, tươngđương với các ngành khác như nông nghiệp (2,5%), gang thép (3,3%), xây dựng(2,1%) Trong kịch bản RE max, việc phát triển NLTT quy mô lớn sẽ kích thíchsản lượng trị giá 1,18 nghìn tỷ USD từ các ngành công nghiệp thượng nguồn liênquan đến NLTT khác và tạo ra 4,12 triệu việc làm vào năm 2050 Ngoài lợi íchkinh tế, nó có thể giảm đáng kể lượng khí thải CO2 [68].

Bài viết ―Factors influencing renewable electricity consumption inChina‖, tác giả Boqiang Lin, Oluwasola E Omoju, Jennifer U Okonkwo,

đăng trên Renewable and Sustainable Energy Reviews, volume 55, 2016, page 687-696, cho thấy NLTT là một yếu tố quan trọng để đạt được con đường

phát triển kinh tế các-bon thấp ở Trung Quốc Kết quả phân tích cho thấy cómối quan hệ lâu dài giữa tiêu thụ điện tái tạo và GDP bình quân đầu người, độ

mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển tài chính và tỷ trọng sửdụng nhiên liệu hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng Phát triển kinh tế và pháttriển tài chính thúc đẩy tiêu thụ điện tái tạo Chính phủ Trung Quốc nên theođuổi các chính sách không chỉ tăng lượng điện tái tạo mà còn tăng tỷ trọngnăng lượng tái tạo trong tổng lượng điện tiêu thụ để đảm bảo PTKTBV [106]

Nghiên cứu ―The economic welfare impact of renewable energyconsumption: The Chinese experience‖, tác giả Fang, Y., đăng trên Tạp chíRenewable and Sustainable Energy Reviews, 2011, volume 15, issue 9, pages5120-5128, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức tiêu thụ NLTT (REC) tăng1% làm tăng GDP thực tế 0,120%, GDP bình quân đầu người tăng 0,162%,thu nhập bình quân đầu người hàng năm của hộ gia đình nông thôn tăng0,444% và thu nhập bình quân đầu người hàng năm của hộ gia đình thành thịtương ứng là 0,368%, đồng thời cũng cho thấy tác động của các thể chế vàchính sách NLTT lành mạnh và mạnh mẽ sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với

Trang 30

việc tăng các tiêu chuẩn phúc lợi kinh tế trong bối cảnh tăng tốc phát triểnNLTT và tăng tỷ trọng tiêu thụ NLTT, đặc biệt là việc cải tiến chính sách theođịnh hướng mục tiêu được giải quyết một cách hiệu quả trong việc cải thiệnthu nhập của các hộ gia đình đồng thời tăng tỷ lệ tiêu thụ NLTT [74].

Bài viết ―China Energy Consumption and Sustainable Development:

Comparative Evidence from GDP and Real Savings‖, tác giả Jing You, đăng trên Renewable and Sustainable Energy Reviews, 2011, volume 15, issue 6, pages 2984 – 2989, nghiên cứu mối quan hệ dài hạn giữa tiêu thụ năng lượng

của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế bền vững Phân tích cho thấy rằngNLTT làm tăng đáng kể mức tiết kiệm thực sự của đất nước Việc tiêu thụNLTT thúc đẩy PTKTBV và bảo vệ môi trường [140]

Bài viết ―China's energy development strategy follows a low carbon

economy‖, tác giả Jiang, B., Sun, Z & Liu, M., đăng trên Tạp chí Energy, tập

35, số 11, 2010, trang 4257-4264, cho thấy để đối phó với biến đổi khí hậu vàthúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc,nền kinh tế carbon thấp nên được áp dụng Năng lượng sạch, bao gồm nănglượng mới và NLTT cần được triển khai và phát triển mạnh mẽ; các luật, quychế liên quan, các thể chế và cơ chế quản lý cần được thiết lập; nhận thức củacộng đồng về tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí nhà kính (GHG) phảiđược nâng cao [97]

Nghiên cứu ―Can Renewable Energy Replace Nuclear Power inKorea? An Economic Valuation Analysis‖, tác giả Soo-Ho Park, Woo-jinJung, Tae-Hwan Kim, Sang-Yong Too Lee, đăng trên Nuclear Engineeringand Technology, volume 48, issue 2, 2016, Pages 559-571, nghiên cứu tínhkhả thi của NLTT thay thế cho năng lượng hạt nhân và năng lượng hóa thạchbằng cách xem xét mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng ở Hàn Quốc Kếtquả nghiên cứu cho thấy, để thay thế năng lượng hạt nhân và năng lượng hóathạch bằng NLTT ở Hàn Quốc, trung bình một hộ gia đình sẵn sàng trả thêm

Trang 31

102.388 Won Hàn Quốc (KRW) mỗi tháng (tương đương 85 USD) Do đó,việc phát điện chỉ bằng NLTT sẽ tiêu tốn thêm 35 nghìn tỷ KRW mỗi năm Vìvậy, việc lựa chọn NLTT là phương pháp sản xuất năng lượng carbon thấpduy nhất ở Hàn Quốc là không khả thi về mặt kinh tế [114].

Bài báo ―Economic evaluation of renewable energy systems undervarying scenarios and its implications to Korea’s renewable energy plan‖, tácgiả Jamin Koo, Kyungtae Park, Dongil Shin, En Sup Yoon, đăng trên tạp chíApplied Energy, volume 88, issue 6, 2011, Pages 2254-2260, nghiên cứu tínhkinh tế của các hệ thống NLTT với việc xem xét triển vọng tương lai về chiphí và các điều kiện bên ngoài không chắc chắn có thể ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh trên thị trường nhà máy điện Cách tiếp cận được đề xuất chophép đánh giá và so sánh tổng chi phí cần thiết trong việc thực hiện các kếhoạch NLTT trong các điều kiện công nghệ hoặc kinh tế khác nhau Các phântích sâu cho thấy, việc đổi mới công nghệ, tập trung vào R&D, hợp tác quốc

tế sẽ giảm tổng chi phí cần thiết trong việc thực hiện phát triển NLTT [102]

Nghiên cứu ―Impact of renewable energy consumption, globalization,and technological innovation on environmental degradation in Japan:application of wavelet tools‖, tác giả Tomiwa Sunday Adebayo & DervisKirikkaleli, đăng trên Evironment, Development and Sustainability, volume

23, 2021, 16057–16082, chỉ ra một quan điểm mới về mối liên hệ giữa phátthải CO 2 và tăng trưởng GDP, năng lượng tái tạo, đổi mới công nghệ và toàncầu hóa ở Nhật Bản bằng cách sử dụng các công cụ thống kê Kết quả nghiêncứu cho thấy toàn cầu hóa, tăng trưởng GDP và đổi mới công nghệ làm tănglượng khí thải CO2 ở Nhật Bản, trong khi việc sử dụng năng lượng tái tạo làmgiảm CO2 trong ngắn hạn và trung hạn, chỉ ra tầm quan trọng của việc thựchiện các chính sách phối hợp hiệu quả nhằm hạn chế sự suy thoái môi trường.Nhật Bản cần tích cực hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo và tạo ra môitrường cạnh tranh hơn để đầu tư vào thị trường này [55]

Trang 32

Bài viết ―Renewable energy in eastern Asia: Renewable energy policyreview and comparative SWOT analysis for promoting renewable energy inJapan, South Korea, and Taiwan‖, tác giả Wei Ming Chen, Hana Kim, HidekaYamaguchi, đăng trên Energy Policy, volume 74, 2014, pages 319-329, chothấy Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang thiếu các nguồn năng lượng hóathạch trong nước và phụ thuộc đáng kể vào nhiên liệu nhập khẩu Kể từ cú sốcdầu mỏ vào những năm 1970, cả ba quốc gia đã thúc đẩy NLTT như mộtnguồn năng lượng thay thế để cải thiện an ninh năng lượng Hiện nay, NLTTđang được thúc đẩy để xây dựng nền kinh tế carbon thấp Nghiên cứu nàyxem xét việc xây dựng các chính sách và lộ trình về NLTT, so sánh điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của các quốc gia này trong bối cảnh thúcđẩy các chính sách và công nghệ NLTT, mở rộng lắp đặt NLTT trong nước,cũng như định vị chiến lược trên thị trường năng lượng tái tạo quốc tế với tưcách là các nhà xuất khẩu các công nghệ NLTT Kết quả nghiên cứu khảngđịnh khả năng triển khai NLTT ở các quốc gia này và nhấn mạnh sự cần thiếtcủa việc tăng cường hợp tác giữa ba quốc gia để tăng cường lĩnh vực NLTTtrong nước, khu vực và cạnh tranh trên thị trường NLTT toàn cầu [64].

Tuy đã có nhiều nghiên cứu về phát triển NLTT ở Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản nhưng không có nghiên cứu nào trong số đó rút ra bài họckinh nghiệm về phát triển NLTT gắn với PTKTBV và gợi ý cho Việt Nam Vìvậy tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này

1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo

Báo cáo nghiên cứu ―Vietnam: Six ways to sustain renewable energyinvestment success‖ của Roman Vakulchuk và cộng sự, được xuất bản bởiViện các vấn đề Quốc tế Na Uy (NUPI), 2020, chỉ ra sáu cách để giữ được sựthành công của việc phát triển NLTT tại Việt Nam, bao gồm: ưu tiên NLTT

Trang 33

trong hệ thống quản trị; hợp lý hóa khung quy định; tạo điều kiện gia nhập thịtrường cho các nhà đầu tư; cải thiện tính minh bạch và thông tin liên lạc vềchế độ đầu tư; cải thiện quy hoạch mở rộng lưới điện; tham gia cùng IRENA

để xây dựng hơn nữa năng lực quản trị NLTT [134]

Bài viết ―Phát triển bền vững nguồn NLTT nối lưới và điện mặt trờimái nhà‖, đăng trên Web Bộ công thương, tháng 9/2020, đưa ra những thôngtin về hiện trạng nguồn điện hiện nay; phổ biến chủ trương, định hướng cũngnhư các cơ chế chính sách hiện hành về NLTT tại Việt Nam Đây cũng là cơhội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia trao đổi, thảo luận, chia sẻnhững giải pháp, công nghệ, kỹ thuật, thị trường NLTT; nêu các khó khănphát sinh trong quá trình triển khai; đồng thời tạo diễn đàn mở để các cơ quanquản lý địa phương, chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp bày tỏ ý kiến, góp

ý, khuyến nghị cho các Bộ, ngành nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, thúcđẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa nguồn điện NLTT nối lưới, điện mặt trời máinhà, nhất là ở khu vực miền Trung, miền Nam trong thời gian tới [6]

Bài viết "Gỡ khó cho điện gió” của tác giả Vũ Dung, đăng trên báo

Quân đội nhân dân, 2019, cho thấy những thách thức trong phát triển điện giótại Việt Nam đó là do các dự án điện gió đều có chi phí lớn trong khi hợpđồng mua bán điện thiếu tính minh bạch nên khó thu hút đầu tư Cùng với đó

là hệ thống lưới truyền tải điện chưa được nâng cấp, đảm bảo đồng bộ, gâyquá tải lên lưới điện, dẫn đến các dự án điện gió chưa thực sự phát huy đượchiệu quả [10]

Bài viết ―Còn nhiều thách thức trong phát triển điện gió ở Việt Nam‖của tác giả Quỳnh Chi, đăng trên tạp chí Diễn đàn của các nhà quản trị, 2019,chỉ ra một số thách thức như sự bất cập trong hợp đồng mua bán điện, sự khókhăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu công nghệ cao và hệ thốnglưới điện chưa được bổ sung nâng cấp tương xứng với việc phát triển của dự

án điện gió Hơn nữa, các dự án điện gió được đầu tư bởi các nhà đầu tư tư

Trang 34

nhân, vốn mới chỉ quen với các dự án bất động sản mà chưa có kinh nghiệmtrong việc đầu tư, vận hành những dự án có trình độ công nghệ cao, hơn nữacòn là ngành công nghiệp mới như điện gió [8].

Bài viết ―Phát triển năng lượng tái tạo: Cơ hội cho điện gió và điệnmặt trời‖ của tác giả Diệu Thúy, đăng trên Tin kinh tế, Thông tấn xã ViệtNam, 2019, cho thấy, việc phát triển nhanh các nguồn năng lượng tái tạotrong thời gian gần đây đang tạo ra một số bất cập và thách thức như: Chi phíđầu tư còn cao, cơ sở hạ tầng lưới điện một số khu vực nhiều tiềm năng vềnăng lượng tái tạo chưa sẵn sàng để giải phóng hết công suất, nhu cầu về đấtcho dự án là rất lớn, nhất là các dự án điện mặt trời, các khó khăn trong điềukhiển, điều độ hệ thống điện khi tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạotrong hệ thống tăng lên Đối với điện mặt trời áp mái, Tập đoàn Điện lực ViệtNam chưa thể ký hợp đồng mua bán điện mặt trời với khách hàng do chưa cóhướng dẫn chính thức về cách thức thanh toán tiền điện Bên cạnh đó, cũngchưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện mặttrời áp mái hay quy định về cấp phép hoạt động điện lực cho bên thứ ba thamgia lắp đặt Bài viết cũng cho thấy một rào cản lớn đối với phát triển nănglượng tái tạo còn nằm ở vốn đầu tư Biểu giá điện hiện đang được áp dụngđồng nhất cho mọi khu vực khiến hạn chế cạnh tranh và khó khuyến khíchnhà đầu tư phát triển hạ tầng [47]

Bài viết ―Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo

ở Việt Nam‖ của tác giả Nguyễn Thị Nhâm Tuất, Ngô Văn Giới đăng trên tạpchí Khoa học và công nghệ, tập 112, số 121 năm 2013, cho thấy Việt Nam là nước

có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo dồi dào và được phân bố trên khắp cảnước, nhưng chưa được chú trọng khai thác Việc khai thác nguồn NLTT còn ởmức khiêm tốn so với tiềm năng [50]

Bài viết ―Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển, tiềm năng vàthực trạng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam‖ của tác giả Lương Duy

Trang 35

Thành, Phan Văn Độ, Nguyễn Trọng Tâm, đăng trên Tạp chí khoa học, năm

2015 cho rằng những rào cản hạn chế sự phát triển của ngành năng lượng táitạo chính là chi phí đầu tư cao, do đó giá thành điện năng từ nguồn nănglượng này cao hơn nhiều so với nguồn năng lượng truyền thống, trong khi đólại thiếu các nguồn tài chính và hỗ trợ từ phía ngân hàng cho lĩnh vực nănglượng tái tạo; điều kiện vận hành và bảo dưỡng phức tạp, thiếu nhân lực cótrình độ cao trong lĩnh vực này; thiếu thông tin và dữ liệu trong việc đánh giátiềm năng khai thác nguồn năng lượng tái tạo, sự nhận thức của người dân vềnhững lợi ích của năng lượng tái tạo còn hạn chế, chưa có chiến lược cấpQuốc gia để phát triển năng lượng tái tạo [34]

Bài viết ―Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới và ViệtNam‖ của tác giả Dư Văn Toán, đăng trên Báo nhân dân năm 2011, cho rằng,

để có thể phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, tăng dần tỷ trọng NLTTtrong cơ cấu nguồn năng lượng, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệuquả sử dụng, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp thiết thực một cách cóhiệu quả, có tính pháp lý, đó là: sớm xây dựng Luật năng lượng tái tạo ViệtNam để tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý và chính sách phát triển NLTT; xâydựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phát triển năng lượng tái tạovới những chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế; tăngcường đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về công nghệ NLTT; xácđịnh nghiên cứu triển khai về NLTT là nhiệm vụ khoa học công nghệ trọngyếu, được ưu tiên và đầu tư mạnh mẽ thông qua các chương trình khoa họccông nghệ quốc gia về phát triển NLTT [48]

Bài trích ―Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng táitạo ở Việt Nam‖ của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, đăng trên tạp chí Viện nănglượng, năm 2013, đã chỉ ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng táitạo ở Việt Nam và dự báo về tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam trongtương lai [49]

Trang 36

Bài trích ―Năng lượng tái tạo và khả năng phát triển tại Việt Nam‖ củatác giả Vũ Phong đăng trên Tin tức năng lượng, tháng 8, 2016, đã chỉ ranhững nguyên nhân khiến năng lượng tái tạo ở Việt Nam phát triển chậm mặc

dù tiềm năng phát triển là rất lớn, từ đó đưa ra một số công việc cụ thể để thúcđẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới [26]

Bài viết ―Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam‖ của tácgiả Nguyễn Thị Minh Phượng, Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia,

số 5, 2015, phân tích về tiềm năng, thách thức trong phát triển năng lượng táitạo và đưa ra một số đề xuất cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Namtrong tương lai [28]

Bài trích ―Tổng quan về tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượngtái tạo Việt Nam‖, tác giả Nguyễn Mạnh Hiền, đăng trên Tạp chí Năng lượngViệt Nam, tháng 2, 2019, đã khái quát lại tiềm năng phát triển các loại nănglượng tái tạo ở Việt Nam, phân tích đánh giá về triển vọng phát triển của nănglượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới [14]

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển kinh tế bền vững

Bài viết ―Triển vọng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo‖ củatác giả Lan Anh, đăng trên tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam, số 16, tháng 2năm 2018, cho biết NLTT tạo ra triển vọng việc làm lớn tại Việt Nam, có thểtạo ra 700.000 việc làm trong thời gian tới, đặc biệt là ngành năng lượng mặttrời Bài viết cũng chỉ ra cần khoảng 1.300 công nhân cho nhà máy sản xuấtdàn pin năng lượng mặt trời 1 GW và khoảng 900 công nhân cần cho nhà máysản xuất tấm pin mặt trời 1 GW Năm 2020, việc lắp đặt hàng năm hệ thốngnăng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ tăng lên 850 MW, tương đương với đó làcần khoảng 1.500 lao động trên cả nước làm việc trong lĩnh vực lắp đặt hệthống năng lượng mặt trời [1]

Trang 37

Bài viết ―Nghiên cứu một số phương án sử dụng nguồn năng lượng táitạo cho phát điện ở Việt Nam‖ của tác giả Phạm Thị Thanh Mai, Nguyễn VĩnhThụy đăng trên Tạp chí khoa học, năm 2014, cho biết năng lượng tái tạo gópphần đáp ứng kịp thời và chủ động về nhu cầu năng lượng của xã hội, tăng sự

đa dạng và ổn định về nguồn cung điện, giảm quá tải cho ngành điện, giảmthiểu tổn thất kinh tế và áp lực cuộc sống khi nguồn điện lưới truyền thốngkhông ổn định Cùng với đó là giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóathạch và năng lượng nhập khẩu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.Giảm chi phí đầu tư hạ tầng lưới điện, cho phép cung cấp điện đến các vùngsâu, vùng xa, biển đảo, nơi mà hệ thống điện lưới quốc gia chưa vươn tớiđược, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của người dân, nhằm đảm bảo hòabình của xã hội Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, sự nóng lên của TráiĐất, giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, tạo cơ hội việc làm,đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia [21]

Tuy đã có nhiều nghiên cứu về phát triển NLTT tại Việt Nam, có giớithiệu kinh nghiệm phát triển NLTT của nước ngoài nhưng chưa rõ, chưa sâu.Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa phát triển NLTT và PTKTBV còn rất ít.Đây chính là điểm mà luận án sẽ hướng tới nghiên cứu để tìm ra những kinhnghiệm phù hợp với điều kiện và nguồn lực phát triển NLTT vì sự PTKTBVtại Việt Nam

1.3 Đánh giá tổng quan nghiên cứu

1.3.1 Những điểm đã thống nhất

Các nghiên cứu trên đã cung cấp một số cơ sở lý thuyết, những quanđiểm, luận điểm và những vấn đề cơ bản về phát triển NLTT và tác động củaviệc phát triển NLTT đến PTKTBV

Chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi sang NLTT cũngnhư thách thức trong phát triển nguồn NLTT, bao gồm: vốn, hệ thống lướiđiện, thiếu vật liệu mới, đặc điểm địa lý và khí hậu, tính không ổn định, ưu

Trang 38

đãi lãi suất, trình độ công nghệ, chính sách phát triển, nhận thức cộng đồng,tâm lý đầu tư, mặt bằng dự án Một số nghiên cứu đã xác định nguyên nhânngành NLTT chậm phát triển; phân tích chính sách và đưa ra một số đề xuấtthúc đẩy phát triển NLTT gồm: xây dựng chiến lược phát triển NLTT trên cơ

sở đánh giá toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và đedọa; sử dụng mô hình tích hợp giữa các dự án gió trên bờ và ngoài khơi, trạmquang điện và nhà máy pin nhiên liệu; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ NLTTthông qua việc thiết lập các quy chế, thể chế liên quan, nâng cao nhận thứccộng đồng về lợi ích của NLTT, đổi mới công nghệ NLTT, tập trung vàoR&D, hợp tác quốc tế về NLTT; cần có chính sách khác biệt tùy theo đặcđiểm của từng địa phương

Gợi ý một số mô hình phát triển NLTT vì sự PTKTBV; mô hình đánhgiá tiềm năng và khả năng khai các nguồn NLTT như năng lượng gió, nănglượng mặt trời, năng lượng sinh khối; khái quát về thực trạng sử dụng và xuhướng phát triển các nguồn NLTT của một số quốc gia châu Á

Nội dung tổng quan cũng chỉ ra những tác động tích cực của việc pháttriển NLTT đến PTKTBV như: đảm bảo an ninh năng lượng để đáp ứng nhucầu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và mạnh, làm tăng đáng kể mức tiếtkiệm thực sự của đất nước, tạo việc làm dẫn đến tăng GDP bình quân đầungười, giảm khí phát thải và suy thoái môi trường Một số nghiên cứu chỉ rakinh nghiệm các nước trong phát triển NLTT đó là ưu tiên phát triển nănglượng sinh khối do đây là nguồn năng lượng tạo ra lượng khí thải ít hơn vàhiệu quả hơn so với năng lượng mặt trời và năng lượng gió Tuy nhiên việc hỗtrợ quá mức cho nguồn năng lượng này sẽ làm hạn chế việc phát triển nănglượng mặt trời và năng lượng gió Nghiên cứu cũng chỉ ra việc phát triển sinhkhối từ rừng dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái rừng và gia tăng khí thải

Trang 39

1.3.2 Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu

Những nghiên cứu trên tuy đã chỉ ra những thách thức trong việc pháttriển NLTT nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu đưa ra giải pháp khắcphục Hệ thống giải pháp để thu hút đầu tư phát triển NLTT chưa đồng bộ vàthiếu cơ sở thực hiện Có rất ít nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng, chínhsách thúc đẩy phát triển NLTT vì sự PTKTBV và tác động của việc phát triểnNLTT đến PTKTBV Không có nghiên cứu nào trong số đó rút ra bài họckinh nghiệm về phát triển NLTT gắn với PTKTBV và gợi ý cho Việt Nam,chưa chỉ rõ những kinh nghiệm nào trong việc phát triển NLTT vì sựPTKTBV từ một số quốc gia châu Á có thể áp dụng cho Việt Nam Đây chính

là khoảng trống nghiên cứu của luận án

1.3.3 Những vấn đề mà Luận án sẽ đi sâu giải quyết

Từ những vấn đề còn tồn tại nêu trên, luận án sẽ tập trung nghiên cứu

và giải quyết vấn đề sau:

Tiếp tục nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng, những thách thức vàchính sách trong phát triển NLTT vì sự PTKTBV ở một số quốc gia châu Á:Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam; qua đó rút ra bài học kinhnghiệm về phát triển NLTT gắn với PTKTBV; chỉ ra những kinh nghiệm nào

có thể áp dụng vào việc phát triển NLTT gắn với PTKTBV phù hợp với điềukiện cụ thể ở Việt Nam

Trang 40

Kết luận chương 1

Nhìn chung lĩnh vực nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo cònkhá mới mẻ Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển nănglượng tái tạo gắn với phát triển kinh tế bền vững Nội dung tổng quan nghiêncứu đã hệ thống được một số vấn đề về phát triển năng lượng tái tạo và tácđộng của nó đến phát triển kinh tế bền vững như cùng thống nhất các kháiniệm, quan điểm phát triển, lợi ích của năng lượng tái tạo, gợi ý một số môhình phát triển năng lượng tái tạo và đưa ra một số kinh nghiệm phát triểnnăng lượng tái tạo trong tương lai Tuy nhiên, chưa rút ra được bài học kinhnghiệm về phát triển năng lượng tái tạo gắn với phát triển kinh tế bền vững vàchỉ ra những kinh nghiệm nào có thể áp dụng cho Việt Nam Đây là nội dung

mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu

Ngày đăng: 14/04/2022, 06:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lan Anh (2018), ―Triển vọng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo‖, tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam, số 16/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam
Tác giả: Lan Anh
Năm: 2018
7. Minh Cao, Hoài Nam (2014), ―Vấn đề sử dụng than đá và phát triển các ngành năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Kinh nghiệm cho Việt Nam‖, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, tr 27-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chíNghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Minh Cao, Hoài Nam
Năm: 2014
10. Vũ Dung (2019), "Gỡ khó cho điện gió”, báo Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gỡ khó cho điện gió
Tác giả: Vũ Dung
Năm: 2019
13. Nhân Hà (2018), ―Những rào cản khiến năng lượng tái tạo ở Việt Nam khó phát triển‖, tạp chí điện tử Nhà đầu tư, https://nhadautu.vn/nhung-rao-can-khien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-kho-phat-trien-d12405.html,ngày truy cập 20/12/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí điện tử Nhà đầu tư
Tác giả: Nhân Hà
Năm: 2018
17. Bích Hồng (2019), ―Nguồn cung dồi dào từ phụ phẩm cho ngành điện‖, dantocmiennui.vn, https://dantocmiennui.vn/nguon-cung-doi-dao-tu-phu-pham-cho-nganh-dien/228801.html, ngày truy cập 18/12/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: dantocmiennui.vn," https://dantocmiennui.vn/nguon-cung-doi-dao-tu-phu-"pham-cho-nganh-dien/228801.html, "ngày
Tác giả: Bích Hồng
Năm: 2019
18. Phan Ngô Tống Hưng, Nguyễn Thành Sơn, ―Điện mặt trời Trung Quốc (Bài học thứ nhất): Kiến tạo của Chính phủ‖, 2019, tạp chí Năng lượng Việt Nam 19. Phạm Thị Xuân Mai (2006), ―Nhật Bản với việc sử dụng năng lượng tái tạo‖, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6, tr 31- 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Phan Ngô Tống Hưng, Nguyễn Thành Sơn, ―Điện mặt trời Trung Quốc (Bài học thứ nhất): Kiến tạo của Chính phủ‖, 2019, tạp chí Năng lượng Việt Nam 19. Phạm Thị Xuân Mai
Năm: 2006
20. Phạm Thị Xuân Mai (2013), ―Phát triển năng lượng Xanh ở Hàn Quốc‖, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Phạm Thị Xuân Mai
Năm: 2013
22. Thảo Miên (2019), ―Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo”, Thời báo Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: ―Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo
Tác giả: Thảo Miên
Năm: 2019
28. Nguyễn Thị Minh Phượng (2015), ―Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam‖, tạp chí Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia,số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phượng
Năm: 2015
40. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 622/QĐ-TTg Về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 622/QĐ-TTg
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2017
50. Nguyễn Thị Nhâm Tuất, Ngô Văn Giới (2013), ―Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam‖, tạp chí Khoa học và công nghệ, tập 112, số 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Khoa học và côngnghệ
Tác giả: Nguyễn Thị Nhâm Tuất, Ngô Văn Giới
Năm: 2013
52. Thùy Vinh (2018), ―Khánh thành nhà máy điện mặt trời 35 MW đầu tiên tại Việt Nam‖, báo điện tử Đầu tư, https://baodautu.vn/khanh-thanh-nha-may-dien-mat-troi-35-mw-dau-tien-tai-viet-nam-d88820.html, ngày truycập 20/05/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tại Việt Nam‖, "báo" điện tử Đầu tư," https://baodautu.vn/khanh-thanh-nha-"may-dien-mat-troi-35-mw-dau-tien-tai-viet-nam-d88820.html, "ngày" truy
Tác giả: Thùy Vinh
Năm: 2018
53. Nguyễn Văn Vy (2021), ―Vướng mắc đối với phát triển năng lượng tái tạo và giải pháp khắc phục‖, tạp chí Nhà đầu tư.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Nhà đầu tư
Tác giả: Nguyễn Văn Vy
Năm: 2021
54. Adamczyk, A., Teodorescu, R., Mukerjee, R., & Rodriguez, P. (2010),―Overview of FACTS devices for wind power plants directly connected to the transmission network‖, 2010 IEEE International Symposium on Industrial Electronics, Italy: IEEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2010 IEEE International Symposium onIndustrial Electronics
Tác giả: Adamczyk, A., Teodorescu, R., Mukerjee, R., & Rodriguez, P
Năm: 2010
56. Ambrose, J., (2020), "China poised to power huge growth in global offshore wind energy", The Guardian, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China poised to power huge growth in globaloffshore wind energy
Tác giả: Ambrose, J
Năm: 2020
57. Baker, J., (2018), "Solar Leader China Is Slashing Its Subsidies On Solar Power -- What You Need To Know", Forbes Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solar Leader China Is Slashing Its Subsidies On Solar Power -- What You Need To Know
Tác giả: Baker, J
Năm: 2018
58. Balkan (2021), "China completes the world's second largest solar power plant", Green Energy News Sách, tạp chí
Tiêu đề: China completes the world's second largest solar power plant
Tác giả: Balkan
Năm: 2021
51. Đào Tùng (2019), ―Phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản - Muộn còn hơn không‖, Ban Biên tập Kinh tế, Thông tấn xã Việt Nam,https://bnews.vn/phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-nhat-ban-muon-con-hon-khong/129299.html, ngày truy cập 16/02/2020 Link
66. Chen, J., Xu, C., & Wu, Y. (2021), ―Drivers and trajectories of China’s renewable energy consumption‖, Annals Operations Research,https://link.springer.com/article/10.1007/s10479-021-04131-y, truy cập ngày 30/06/2021 Link
103. ―KoreaInstituteofEnergyResearch‖,http://www.ieabioenergy.com/wp-content/uploads/2013/11/P05-Electricity-Generation-Using-Biogas-from-Waste-Food-in-Korea-%E2%80%93-S-C-Park.pdf, ngày truy cập 26/01/2020 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w