1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chương trình PR cho Công ty cổ phần sữa Vinamilk

53 8,3K 65

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Chính vì những ưu điểm mà PRđem lại là lý do tôi chọn đề tài “Xây Dựng Kế Hoạch PR Cho Công ty Cp sữaVinamilk giai đoạn 6 tháng cuối năm 2011” Đề tài gồm những phần sau đây: - Phần 1: Cơ

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANG MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

1.1 Khái niệm quan hệ công chúng (PR) : 6

1.2 Ưu điểm và nhược điểm cuả PR : 6

1.2.1 Ưu điểm : 6

1.2.2 Nhược điểm : 8

1.2Vai trò và nhiệm vụ của PR : 8

1.3.1 Vai trò của PR : 8

1.3.2 Nhiệm vụ của PR : 9

1.4 Các bước thực hiện trong chương trình PR : 10

1.4.1 Đánh giá tình hình : 10

1.4.2 Xác định mục tiêu : 10

1.4.3 Xác định nhóm công chúng 11

1.4.4 Lịch trình/ lập thời gian biểu : 11

1.4.5 Chiến lược : 11

1.4.6 Chiến thuật : 11

1.4.6.1 Xây dựng thông điệp : 12

1.4.6.1 Lựa chon kênh thông tin : 12

1.4.7 Hoạch định ngân sách : 12

1.4.7.1 Các yếu tố trong nguồn ngân sách dành cho PR : 12

1.4.7.2 Phân bổ ngân sách : 13

1.4.8 Đánh giá : 13

1.5 Các loại hình PR : 13

1.5.1 PR nội bộ : 13

1.5.2 PR cộng đồng : 13

1.5.3 PR trong vận động hành lang : 14

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK 16

2.1 Sơ lược về công ty Cổ Phần Vinamilk 16

Trang 2

2.1.1 Giới thiệu chung 16

2.1.2 Lịch sử hình thành 17

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh 17

2.1.3.1 Tầm nhìn: 17

2.1.3.1 Sứ mệnh: 18

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh: 18

2.1.5 Mục tiêu phát triển 18

2.3 Hoạt động PR của công ty thời gian qua 20

2.3.1 Sơ lược các chương trình, sự kiện nổi bật Vinamilk từng thực hiện tại Việt Nam 20

2.3.1.1 Từ thiện 20

2.3.1.1 Từ thiện 21

2.3.2 Đánh giá 23

2.3.2.1 Ưu điểm 23

2.3.2.2 Nhược điểm 24

PHẦN III : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PR CHO CÔNG TY CP SỮA VINAMILK TRONG GIAI ĐOẠN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011 25

3.1 Đánh giá tình hình 25

3.1.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh 25

3.1.2 Giá bán các sản phẩm SỮA VINAMILK so với đối thủ cạnh tranh 25 3.1.3 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của SỮA VINAMILK 26

3.1.3.1 Đối thủ trực tiếp 26

3.1.3.2 Đối thủ gián tiếp 26

3.1.4 Định vị thương hiệu SỮA VINAMILK 27

3.2 Sơ lược về kế hoạch 27

3.2.1 Mục tiêu 27

3.2.2 Thông điệp 27

3.2.3 Khán thính giả mục tiêu 28

3.2.4 Kênh truyền tải thông điệp 28

3.3 Nội dung kế hoạch 28

3.3.1 Thời gian và nguồn lực 28

3.3.2 Chiến lược 28

Trang 3

3.3.3 Chiến thuật 29

3.4 Kế hoạch PR chi tiết 30

3.4.1 PR bên ngoài 30

3.4.1.1 Hội thảo “ Chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ ” 30

3.4.1.2 Chương trình: “ Vì thế hệ trẻ tương lai” 34

3.4.2 PR nội bộ 42

3.4.2.1 Giải bóng đá cán bộ & công nhân viên công ty VINAMILK 42

3.5 Tổng ngân sách thực hiện 44

3.6 Đánh giá 44

3.6.1 Định tính: 44

3.6.2 Định lượng : 45

KẾT LUẬN 46

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

[1] Http://Tailieu.vn 48

BẢNG PHỤ LỤC 49

A.PR bên ngoài 49

1 Kinh phí dự kiến chương trình Hội thảo “ Chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ ” 49

2 Kinh phí dự kiến chương trình Chương trình: “ Vì thế hệ trẻ tương lai” 51 B PR nội bộ 52

1 Giải bóng đá toàn công ty 52

Trang 4

DANG MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Hình 1.1 Công ty cổ phần sữa Vinamilk 17

Hình 2.1 Vinamilk cứu trợ đồng bào lũ lụt 20

Hình 2.2 Vinamik với quỹ sữa tài trợ 21

Hình 3.1 Baner Hội thảo “ Chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ ” .31

Hình 3.2 Hình ảnh minh họa trên website công ty 31

Hình 3.3 Khách sạn Riverside 33

Hình 3.4 Baner chương trình vì thế hệ trẻ tương lai 36

Hình 3.5 Sân khấu Lan Anh 40

Hình 3.6 Sân vận động Thành Phát 43

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại kinh tế ngày nay, các doanh nghiệp rất dễ gặp nhiều khó khăntrong kinh doanh, bởi mức độ cạnh tranh trên thương trường ngày càng cao Trước tìnhhình này, các công ty cần tạo sự khác biệt cho riêng mình Trong khi đó, thương hiệulại được xem là một dấu ấn khác biệt, nó giúp cho người tiêu dùng hài lòng, tin tưởng,

an tâm khi sử dụng sản phẩm dịch vụ Để xây dựng thành công một thương hiệu có rấtnhiều phương thức như thông qua quảng cáo, PR, khuyến mại, bán hàng trực tiếp…Với xu hướng phát triển hiện nay, có thể nói PR l à công cụ hỗ trợ xây dựng thươnghiệu một cách hiệu quả nhất Vì PR chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú vàcác kế hoạch PR được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận, các thông điệp lại ít mangtính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo nên

dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận Chính vì những ưu điểm mà PRđem lại là lý do tôi chọn đề tài “Xây Dựng Kế Hoạch PR Cho Công ty Cp sữaVinamilk giai đoạn 6 tháng cuối năm 2011”

Đề tài gồm những phần sau đây:

- Phần 1: Cơ sở lý luận

- Phần 2: Thực trạng về các hoạt động PR của công ty CP sữaVINAMILK

- Phần 3: Xây dựng chương trình PR cho Công ty CP Sữa Vinamilk trong giaiđoạn 6 tháng cuối năm 2011

Trong quá trình thực hiện đồ án, nhóm đã cố gắng nhưng vẫn còn nhiều thiếusót Vì vậy, nhóm mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn Nhóm xinchân thành cảm ơn sự quan tâm và hướng dẫn nhiệt tình của cô: Huỳnh Bá Thúy Diệu-giảng viên bộ môn Quan Hệ Công Chúng

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1 Khái niệm quan hệ công chúng (PR) :

PR là việc xây dựng mối quan hệ tốt với các giới có ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp trong kinh doanh nhằm có được một hình ảnh, ấn tượng tốt về sản phẩm hoặcthương hiệu, thông qua đó, xóa bỏ những tin đồn không thiện cảm về sản phẩm hoặccty Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sựtruyền thông hai chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “côngchúng” của họ

PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả cácdoanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân Những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởngnhất định của mình đối với những đối tượng nhất định Tuỳ vào mục đích của mình vàđối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cáchthức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xãhội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt độngnhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có tráchnhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnhtay luôn thấy xuất hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi hoahậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hìnhảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thôngqua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiềuthiện cảm, quan tâm hơn tới họ

1.2 Ưu điểm và nhược điểm cuả PR :

1.2.1 Ưu điểm :

Có thể nói PR là chữ P thứ 5 của Marketing Mix sau Positioning Định vị sảnphẩm, Người tiêu dùng, Price/promotion, Giá cả/khuyến mãi, Place , Nơi tiêu thụ/kênhphân phối (4) PR đem thông tin về công ty và sản phẩm tới cho người tiêu dùng Vậy

PR khác với quảng cáo thế nào?

Trước hết, PR mang tính khách quan hơn bởi các hoạt động này thường dùngcác phương tiện trung gian có tính khách quan để đem thông điệp đến cho người tiêudùng:

- Thông cáo báo chí và bài viết trên các báo đài

Trang 7

- Các chương trình tài trợ.

- Các hoạt động từ thiện

Thông điệp của các hoạt động PR thường ít mang tính thương mại rõ ràng, mà

có tính thông tin nhiều hơn, nên đễ được đối tượng chấp nhận hơn Các hoạt động PRmang đến nhiều thông tin cụ thể hơn cho người tiêu dùng Các hoạt động PR thường

có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên cácphương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao Ngânquỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần.Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đốitượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth)

Trang 8

Các hoạt động PR cũng thường mang tính nhất quán lâu dài hơn Một khẩu hiệuquảng cáo, một tính chất của sản phẩm hay thậm chí một chiến lược kinh doanh có thểthay đổi khá thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường, song hình ảnh và các giátrị của thương hiệu thường phải được xây dựng và gìn giữ trong một quá trình lâu dàimới tranh thủ được lòng tin của công chúng.Một đặc điểm nữa của hoạt động PR làthường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng Một chương trình ca nhạc do Nokia tàitrợ không chỉ quảng bá cho sản phẩm của Nokia mà còn là một hoạt động giải trí cótính văn hoá và chất lượng nghệ thuật cao cho người xem Bia Tiger tài trợ cho bóng

đá Việt Nam cũng được thưởng thức Cup Tiger hấp dẫn Đó là chưa kể đến những hoạtđộng PR mang tính từ thiện rõ ràng như Foster’s bia chi hàng trăm triệu đồng nâng cấpbệnh viện Đà Nẵng Các hoạt động PR của nhiều công ty thường có mục tiêu gây cảmtình của công chúng nói chung mà không gắn với sản phẩm cụ thể Rõ ràng là hoạtđộng PR ít nhiều có tác dụng tích cực cho xã hội

1.2.2 Nhược điểm :

Một số mặt hạn chế của PR là:

- Không đến được với một lượng rất lớn đối tượng trong một thời gian ngắn nhưquảng cáo

- Thông điệp không “ấn tượng” và dễ nhớ

- Khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được chuyển tải qua góc nhìncủa bên thứ ba (nhà báo, nhân vật nỗi tiếng, chuyên gia, sự kiện )

Giữa PR và quảng cáo có một mối quan hệ hữu cơ khắng khít Các chiến dịchquảng cáo thường được hỗ trợ bởi các hoạt động PR song song Thí dụ show quảngcáo mới gần đây của bia Tiger The quest được quảng bá bằng chiến dịch PR khá rầm

rộ Ngược lại, nhiều chương trình PR cũng được quảng cáo rộng rãi như chương trìnhhọc bổng Đèn đom đóm của sữa Cô gái Hà Lan.Nói tóm lại, nếu quảng cáo đóng vaitrò hết sức quan trọng để sản phẩm của công ty được biết và nhớ tới rộng rãi thì PRgóp phần để sản phẩm và công ty được yêu mến và tin cậy

1.2 Vai trò và nhiệm vụ của PR :

1.3.1 Vai trò của PR :

Trong cơ chế hàng hoá nhiều thành phần và xu hướng phát triển hiện nay, đãtạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, hàng hoá rộng khắp trên thịtrường, cạnh tranh ngày càng diễn ra sôi nổi và quyết liệt trong từng lĩnh vực kinh

Trang 9

doanh Làm thế nào để đến gần nhất với khách hàng của mình, với thị trường tiêu dùngngày càng trở nên khó tính trong lựa chọn? Đó là một câu hỏi được đặt ra cho tất cảcác doanh nghiệp.

Có thể nói hoạt động PR là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó có ảnhhưởng tốt, hữu hình với chi phí rất thấp, tạo được tiến vang khi truyền tải hình ảnhdoanh nghiệp đến công chúng

Vai trò chính của PR là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhóm công chúngbên trong và bên ngoài của doanh nghiệp Nói cách khác PR giúp doanh nghiệp truyềntải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng của họ

Với nhóm công chúng đối nội, thông điệp này là những chỉ đạo, ý kiến, tầmnhìn của lãnh đạo để chuyển tải đến nhân viên, nhằm đạt được tốt nhất các mục tiêu đề

ra cũng như xoa dịu các bất đồng trong doanh nghiệp (nếu có)

Với nhóm công chúng đối ngoại, các thông điệp này là nhằm giúp khách hàng

dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu

PR dễ dàng gây thiện cảm với công chúng nên đi sâu vào trong tâm trí kháchhàng và thương hiệu ngày càng được mở rộng hơn Do PR ít mang tính thương mại vì

sử dụng các phương tiện trung gian như hoạt động tài trợ, bài viết trên báo (tin, phóngsự)

- Quảng bá: hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra va kích thích sự quan tâm vàomột cá nhân hoặc một vấn đề nào đó

- Tạo thông tin trên báo: tạo ra các câu chuyện tin phản ánh về phong cáchsống, những thể loại thông tin “mềm”, thường liên quan đến các thông tin giải trí

- Tham gia cùng với marketing: PR cùng chung mục đích với các hoạt độngmarketing hoặc quảng cáo để phục vụ lợi ích cho tổ chức

- Quản lí các vấn đè: nhận dạng theo dõi và tiến hành chính sách liên quan tới

Trang 10

1.4 Các bước thực hiện trong chương trình PR :

1.4.1 Đánh giá tình hình :

Để thực hiện việc nghiên cứu thì Doanh nghiệp cần nắm bắt tình hình bằng cáchđặt ra các câu hỏi như sau:

- Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là gì?

- Loại thông tin nào tổ chức, công ty cần?

- Kết quả việc nghiên cứu sẽ được sử dụng như thế nào?

- Nhóm công chúng nào cần nghiên cứu?

- Tổ chức nên tự nghiên cứu hay thuê tư vấn viên từ bên ngoài thực hiên việcnghiên cứu?

- Dữ liệu nghiên cứu được phân tích, báo cáo và ứng dụng như thế nào?

- Làm thế nào để đạt được kết quả sớm nhất?

- Chi phí nghiên cứu là bao nhiêu?

Các kỹ thuật nghiên cứu chủ yếu:

- Tài liệu của tổ chức

- CSDL trực tuyến, Internet và thư viện

- Phân tích nội dung(phân tích lượng)

- Phỏng vấn trực tiếp từng người

- Phỏng vấn nhóm tập trung

- Phỏng vấn qua điện thoại

- Các kỹ thuật nghiên cứu khác

1.4.2 Xác định mục tiêu :

Các mục tiêu của PR đều nhằm mục tiêu tác động đến công chúng Một mụctiêu thực sự là nó phải tạo ra sự nhận thức của người tiêu dùng về một sản phẩm mới ».Điều này được thực hiện thành công là do sử dụng những chiến thuật : TCBC, những

sự kiên đặc biệt và các brochure Tuỳ theo mức độ tác động, mục tiêu của chương trình

PR có thể là :

- Thay đổi nhận thức của công chúng

- Thay đổi thái độ

- Thay đổi hành vi

Về cơ bản, mục tiêu của chương trình PR, đó là mục tiêu thông tin hoặc mụctiêu động cơ thúc đẩy

Trang 11

1.4.3 Xác định nhóm công chúng

Một số lý do cần phải xác định nhóm công chúng cho một chương trình PR :

- Xác định các nhóm người liên quan đến chương trình PR

- Thiết lập mức độ ưu tiên trong giới hạn ngân sách và nguồn lực

- Lựa chon phương tiện truyền thông và phương pháp hiệu quả

- Chuẩn bị thông điệp với hình thức và nội dung phù hợp nhất

Khi đã xác định ai là đối tượng công chúng mục tiêu, thì cần phải hiểu rõ về họ

Có nhiều cách thức để tìm hiểu những đối tượng công chúng đang có những nhận thứcnhư thế nào về doanh nghiệp Tuỳ vào từng đối tượng công chứng mục tiêu, doanhnghiệp có thể lựa chon ra một hoặc một vài cách thức thích hợp :

- Phỏng vấn trực tiếp

- Phiếu thăm dò ý kiến

- Nghiên cứu tài liệu

1.4.4 Lịch trình/ lập thời gian biểu :

Một bản lịch trình, kế hoạch cho tất cả các hoạt động trong một chiến dịch PRluôn luôn cần phải được xem xét và phát triển Việc lên một lịch trình làm việc nhưvậy sẽ giúp bạn biết được bao nhiêu thời gian bạn sẽ bỏ ra cho một công việc đó Mộtvài tổ chức sử dụng một lịch trình nhỏ đơn giản, trong đó biểu thị những ngày mà họ

sẽ tiến hành thực hiện những hoạt động của họ, điều này có nghĩa, mỗi một hoạt độngkhi được lên kế hoạch, lịch trình rõ ràng, thì bạn có thể biết chính xác được khi nào thìbắt đầu công việc và khi nào thì công việc đó kết thức

1.4.5 Chiến lược :

Chiến lược là cách tiếp cận tổng quát đối với một chương trình hay chiến dịch

Đó là chủ đề hay yếu tố điều phối, là nguyên tắc hướng dẫn, là ý tưởng lớn, là nguyênnhân sau xa đằng sau một chương trình chiến thuật

Chiến lược được quy định bởi những vấn đề phát sinh rút ra từ sự phân tích cácthông tin đã thu thập được Nó khác với mục tiêu, và phải được hình thành trước cácchiến thuật Là nền tảng để xây dựng chương trình chiến thuật

1.4.6 Chiến thuật :

Chiến thuật bao gồm việc sử dụng những công cụ truyền thông để đạt đượcnhóm khán thính giả cơ bản với nững thông điệp chủ chốt

Trang 12

1.4.6.1 Xây dựng thông điệp :

Thông điệp là thông tin cốt lõi nhất mà bạn muốn truyền tải đến công chúng.Thông điệp phải được thể hiện một cách nhất quán qua tất cả các kênh thông tin.Thông điệp phải hắn với mục tiêu PR mà doanh nghiệp muốn đạt được

Có rất nhiều đặc điểm thể hiện sức thuyết phục của một thông điệp Nhưng nhìnchung, để thuyết phục được đối tượng, thông điệp cần phải:

- Nêu bật nội dung cốt lõi nhất muốn truyền đạt

- Đơn giản, tập trung

- Được thể hiện một cách sáng tạo

- Mang tính xác thực

1.4.6.1 Lựa chon kênh thông tin :

a Phương tiện truyền thông đại chúng :

- Họp báo

- Thông cáo báo chí

- Mời tham dự sự kiện

- Phim tự giới thiệu

d Giao tiếp cá nhân :

Trang 13

- Công tác phí

1.4.7.2 Phân bổ ngân sách :

Nguồn ngân sách sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần và chỉ có tổng số của nóthể hiện trong ngân sách của chương trình Tuy nhiên, các cho phí về lễ khai trương,báo cáo hàng năm hay tạp chí nội bộ cần có bảng kê khai chi tiết riêng lẻ

1.4.8 Đánh giá :

Mục tiêu phải được đo lường trong một vài cách để cho khách hàng hoặc nhữngngười chủ biết rằng chương trình có được thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra haykhông

Đánh giá là bước cuối cùng của tiến trình PR Đánh giá là việc đo lường kết quả

so với những mục tiêu đã được thiết lập và đề ra trong suốt tiến trình hoạch địnhchương trình PR

Những tiêu chuẩn đánh giá chính được sử dụng ở đây là sự trưng bày, nhậnthức, thái độ và hành vi của công chúng

1.5 Các loại hình PR :

1.5.1 PR nội bộ :

PR nội bộ tốt tạo thiện chí, có lợi cho công việc chung Truyền thông đa chiềugiữa các cấp độ: nhân viên cao cấp, nhân viên tầm trung và ấp dưới giúp họ hiểu rõviệc gì đang diễn ra trong nội bộ, làm họ tin tưởng vào lãnh đạo và tự tin khi làm việc

PR nội bộ được thực hiện thông qua các công cụ và kênh thông tin sau:

- Giao tiếp trực tiếp

Trang 14

quan hệ giữa tổ chức, cơ quan hay công ty với cộng đồng tổ chức, cơ quan hay công ty

đó Jane Johnston và Clara Zawawi chỉ ra những cách thức PR cộng đồng như sau:

- Hỏi ý kiến cộng đồng

- Tìm hiểu môi trường hoạt động

- Lấp khoảng trống thông tin

- Cộng tác với từng nhóm cộng đồng

- Đàm phán

Vai trò và nhiệm vụ của PR cộng đồng:

- Giúp đỡ tài chính

- Giúp đỡ trang thiết bị

- Nhân viên cán bộ tham gia thực hiện các đề án của chương trình PR

- Các chương trình bồi dưỡng

- Các đề án

- Sử dụng các tài nguyên của công ty

- Các trung tâm tham quan

- Ngày hội mở cửa

- Bảo vệ môi trường xanh

- Các cuộc thảo luận cộng đồng

- Quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng

- Công tác tài trợ

1.5.3 PR trong vận động hành lang :

Vận động hành lang (lobby) là sự gây ảnh hưởng, áp lực tới một số người hoặcmột nhóm người của một tổ chức liên quan đến việc thông qua một số quyết định cầnthiết của chính phủ

Khái niệm lobby được hiểu một cách rất dặc trưng là hoạt động ảnh hưởng đếntiến trình ban hành quyết định hoặc có thể mang một nghĩa rộng hơn

Trong hoạt động lobby, các chuyên gia về quan hệ với chính phủ, nhà nướcquan tâm tới sự ảnh hưởng của luật pháp tới công ty, nhóm địa phương hoặc các tổchức khách hàng Nhiệm vụ của các chuyên gia này là :

- Cải thiện mối quan hệ truyền thông với cá nhân của chính phủ hoặc các cơquan chính phủ

- Thông tin và ghi chép công việc của các nhà luật

Trang 15

- Đảm bảo các quyền lợi của tổ chức có trong tất cả các lĩnh vực quản lý củanhà nước

- Tác động, gây ảnh hưởng tới luật pháp có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của

Trang 16

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK

2.1 Sơ lược về công ty Cổ Phần Vinamilk

2.1.1 Giới thiệu chung

Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam Danh mục sản phẩm củaVinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộngthêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem, pho mát, cà phê, nước uống đóngchai và bia Vinamilk cung cấp cho thị trường những danh mục các sản phẩm, hương

vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất

Trang 17

Hình 1.1 Công ty cổ phần sữa Vinamilk

Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu

“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và làmột trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006.Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao”

từ năm 1995 đến năm 2007 Và công ty lọt vào Top 10 VNR các doanh nghiệp tư nhân

do Vietnam Report công bố vào ngày 25/11/2009

Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuấtkhẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ

Địa điểm: 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp.HCM

Telephone: (848) 824 4228 Fax: (848) 829 4845

Email: vinamilk@vinamilk-vn.com Website: www.vinamilk.com.vn

2.1.2 Lịch sử hình thành

1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công tyLương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữaTrường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi vàLubico

2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 vàđổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động củaCông ty

2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minhvào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanhVốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh

2.1.3.1 Tầm nhìn:

“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng vàsức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

Trang 18

2.1.3.1 Sứ mệnh:

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chấtlượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộcsống con người và xã hội”

- Chăn nuôi bò sữa, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, mua bán động vật sống

- Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, caférang-xay-phin-hòa tan

- Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì

- Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa

- Phòng khám đa khoa

2.1.5 Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lượcphát triển kinh doanh bền vững, hoạt động có hiệu quả lâu dài chủ yếu dựa vào nhữngyếu tố chủ lực vô cùng quan trọng như sau:

+ Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đápứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam

+ Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoahọc và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam

+ Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nướcgiải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng

+ Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối

+ Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tớimột lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn

Trang 19

+ Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp;

+ Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh vàhiệu quả

+ Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chấtlượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy

Trang 20

2.3 Hoạt động PR của công ty thời gian qua.

2.3.1 Sơ lược các chương trình, sự kiện nổi bật Vinamilk từng thực hiện tại Việt Nam

2.3.1.1 Từ thiện

Vinamilk hướng về miền Trung lũ lụt

Mưa lũ kinh hoàng kéo dài trong những ngày vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề

về người và tài sản ở các tỉnh miền Trung Chia sẻ những khó khăn, mất mát, đauthương của người dân bị lũ hoành hành, Vinamilk đã trực tiếp tổ chức đoàn đến thămhỏi, động viên và trao quà cho người dân 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Những tình cảm của cán bộ, nhân viên công ty Vinamilk

đã góp phần làm ấm lòng những người dân vùng rốn lũ

Hình 2.1 Vinamilk cứu trợ đồng bào lũ lụt

Vinamilk trực tiếp hỗ trợ người dân vùng lũ 5 tỉnh miền Trung với tổng trị giá1,6 tỷ đồng

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, nhằm kịp thời chia sẻvới những khó khăn, mất mát, đau thương của người dân các tỉnh miền Trung bị thiêntai, lũ lụt, từ ngày 1.11 đến 8.11.2010, Vinamilk đã tổ chức đoàn trực tiếp đến thămhỏi, động viên và trao quà cho người dân 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Tổng số tiền mà Vinamilk mang đến hỗ trợ cho ngườidân vùng lũ trong đợt này là 1,6 tỷ đồng (trong đó có 1,4 tỷ tiền mặt và sản phẩm sữa

Trang 21

trị giá 200 triệu đồng) Số tiền và hàng hoá này do hơn 4000 cán bộ công nhân viênVinamilk trên khắp cả nước cùng tham gia đóng góp.

Trong năm 2009 vừa qua, Vinamilk cũng đã cùng chung tay với cả nước hỗ trợngười dân miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và số 11 CBCNV củaVinamilk đã quyên góp một ngày lương và đóng góp thêm được tổng cộng hơn 2 tỷđồng tiền mặt và 300 triệu đồng là hàng hóa Đoàn cứu trợ của Vinamilk cũng đã kịpthời đến từng gia đình khó khăn để chuyển tiền mặt và hàng hóa giúp đỡ người dânvượt qua cơn hoạn nạn

2.3.1.1 Từ thiện

Vinamilk với chương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam”

Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em Việt Nam năm 2010 với chủ đề “Tạo cơhội phát triển bình đẳng cho trẻ em”, ngày 26 tháng 4 năm 2010, tại TP HCM, QuỹBảo trợ trẻ em Việt Nam trực thuộc Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội khởi xướngchương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam” nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ em ViệtNam đều có thể uống sữa mỗi ngày,

Hình 2.2 Vinamik với quỹ sữa tài trợ

Góp phần làm giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam Công ty Cổ phầnSữa Việt Nam Vinamilk, đơn vị bảo trợ chính của Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, tuyên

bố sẽ trao tặng cho Quỹ Sữa lượng sữa tương đương 10 tỉ đồng cho những trẻ emnghèo không có điều kiện uống sữa

Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam khởi nguồn từ Quỹ 1 triệu ly sữa, 3 triệu ly sữa

và 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam, một hoạt động trách nhiệm xã hội do

Trang 22

Vinamilk kết hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện năm 2008, 2009 vớimục đích chia sẻ những khó khăn của trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, bị suy dinhdưỡng, và để góp phần giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong cả nước Tiếp nối thànhcông của chương trình này, Vinamilk đã tiếp tục phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em ViệtNam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia thực hiện chương trìnhQuỹ 6 triệu ly sữa trong năm 2009 giúp cho hàng chục nghìn trẻ em Việt Nam trênkhắp mọi miền đất nước được uống sữa mỗi ngày

Trên nền tảng Quỹ 6 triệu ly sữa và với mục đích xã hội hóa chương trình ýnghĩa này, bắt đầu từ năm 2010, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội đã cho phépQuỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam triển khai chương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam”

để có thể huy động nhiều hơn các nguồn lực trong xã hội đóng góp cho Quỹ Sữa vàđảm bảo “mọi trẻ em đều có quyền được uống sữa mỗi ngày”

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần trong giaiđoạn đầu vô cùng quan trọng đối với sự thành công sau này của trẻ Thậm chí, một sốđặc tính về sự phát triển thể chất có mối tương quan tích cực đến cơ hội thành côngcủa trẻ trong tương lai Theo báo cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, hiện chiều cao

và thể lực của người Việt còn ở mức thấp So với thế giới, chiều cao của nam thanhniên Việt Nam 18 tuổi còn hạn chế, 1,634m (nam) và 1,527m (nữ) so với trung bìnhthế giới là nam 1,768m và nữ cao 1,637m Ngoài ra, 32,8% trẻ em Việt Nam bị suydinh dưỡng thể gầy còm vì chưa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó cósữa Mức độ sử dụng sữa trên đầu người tại Việt Nam hiện vào loại thấp nhất trongkhu vực và thế giới (14 lít/người/năm), trong khi tại Thái Lan là 23 lít và Trung Quốc

là 25 lít/người/năm

Ngày nay, điều kiện kinh tế ở nước ta đã có nhiều cải thiện nên trẻ em đã có cơhội được uống sữa Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em Việt Nam đều được uống sữamỗi ngày, đặc biệt là các trẻ em ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn Tỉ lệ uốngsữa không đồng đều giữa các vùng nông thôn, thành thị trên cả nước đã khiến cho các

em thiếu đi cơ hội được phát triển tốt hơn về mặt thể chất và trí tuệ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, cho biết: “Quỹ sữagóp phần nâng cao tầm vóc của người Việt Nam chúng ta bằng các hoạt động cụ thể,

mà trước nhất là tạo cơ hội cho mọi trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đều có thểđược uống sữa mỗi ngày Chúng tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của

Trang 23

các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường,các doanh nghiệp, doanh nhân, giới truyền thông, mỗi gia đình, mỗi cá nhân cho QuỹSữa “Vươn Cao Việt Nam", để từng bước góp phần phát triển tối đa tiềm năng của cácthế hệ người Việt về cả thể chất và trí tuệ”

Là đơn vị bảo trợ chính cho Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam”, Vinamilk sẽđóng góp lượng sữa tương đương 10 tỷ đồng vào Quỹ sữa Bà Mai Kiều Liên, TổngGiám đốc Vinamilk chia sẻ: “Tiếp bước thành công của các chương trình “1 triệu lysữa” rồi “3 triệu ly sữa” và “6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam”, sự ra mắt của QuỹSữa “Vươn Cao Việt Nam” ngày hôm nay thể hiện nỗ lực bền bỉ của Vinamilk trongcác hoạt động chăm lo thiết thực đến trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu,vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn Chúng tôi mong muốn kêu gọi các tổchức xã hội, tổ chức và cá nhân, các tấm lòng nhân ái trên toàn quốc cùng chung sứcvới chương trình nhằm giúp mọi trẻ em đều có quyền uống sữa mỗi ngày, góp phầnlàm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam và phát triển các thế hệ người Việtmới.”

Các đại sứ thiện chí tham gia chương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam”gồm có các nghệ sĩ Quyền Linh và Xuân Bắc Các đại sứ đều cho biết đây thật sự làmột niềm hạnh phúc và vinh hạnh khi được tham gia một chương trình đầy ý nghĩa vàmang tính xã hội cao như chương trình Quỹ sữa và sẽ tích cực kêu gọi người tiêu dùngủng hộ, đóng góp cho chương trình để Quỹ Sữa "Vươn Cao Việt Nam" có thể đem đếnnhiều ly sữa bổ dưỡng hơn đến cho mọi trẻ em trên mọi miền Tổ quốc

2.3.2 Đánh giá

2.3.2.1 Ưu điểm

- Việc làm các chương trình từ thiện, tài trợ cho các chương trình cũng gópphần đáng kể vào việc đưa thương hiệu của sản phẩm lên một tầm cao mới, gây đượcthiện cảm trong khách hàng

- Các chương trình PR đạt được hiệu quả khá tốt, không những công ty chútrọng đến việc quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm mà còn thể hiện sự quan tâmđến môi trường cũng như cuộc sống của người dân Điển hình là chương trình “QuỹMột triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam”

Trang 24

2.3.2.2 Nhược điểm

- Đầu năm 2009, tại khu vực phía Bắc đã xảy ra vụ lùm xùm về việc thu muasữa, nguyên liệu của người nông dân của các công ty sữa Giá sữa quá rẻ khiến ngườinông dân phải đổ sữa đi Nhưng rất may, vụ việc này đã có kết thúc có hậu khi ngườinông dân và các công ty sữa cũng đã đạt được thoả thuận Nhưng thông qua câuchuyện này, có lẽ sẽ có không ít người đặt câu hỏi về “tính từ thiện thực sự” trong cáchoạt động từ thiện rầm rộ của Vinamilk Mặc dù, đến bây giờ, xã hội, qua nhiều cuộctranh cãi, cũng chấp nhận việc làm từ thiện kết hợp với PR

- Vinamilk có thể nghĩ rằng, việc mua sữa ế của người nông dân có lẽ sẽ khôngđược giới truyền thông quan tâm Nhưng ngay cả trong chuyện này, Vinamilk cũngthiếu khôn ngoan trong hành xử Lẽ ra, họ nên tiếp tục tìm kiếm sự chia sẻ từ cộngđồng để đỡ bớt gánh nặng cho người nuôi bò sữa trong lúc khó khăn, thông qua mộtchương trình nào đó, như họ đã thành công trong chương trình “Một triệu ly sữa chotrẻ em nghèo”

- Tất nhiên, đây không phải trách nhiệm riêng của Vinamilk Các công ty sữakhác,cũng như gói kích cầu của Chính phủ, cũng phải thể hiện vai trò ở đây.Nhưng,Vinamilk nếu không hành động khác đi, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ

“Một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” rất tốt Nhưng ý nghĩa chân thực của nó sẽ bị mất

đi, nếu nhiều trẻ em khác (của những gia đình nuôi bò phải đổ sữa đi) không có bátcơm ăn

Trang 25

PHẦN III : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PR CHO CÔNG TY

CP SỮA VINAMILK TRONG GIAI ĐOẠN 6 THÁNG CUỐI

NĂM 2011.

3.1 Đánh giá tình hình

3.1.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh.

Triển vọng của Vinamilk có thể bị đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh lớn nhất:Dutch Lady Việt Nam và Abbott Trong đó Dutch Lady là công ty lớn nhất trên thịtrường sữa nước và Abbott là công ty đứng đầu tiên trên thị trường sữa bột Được hỗtrợ vốn từ công ty mẹ nên Dutch Lady Việt Nam không phải đặt mục tiêu quá cao vềhiệu quả sinh lời như Vinamilk, do đó chiến lược cạnh tranh của công ty này tương đốilinh hoạt hơn Vinamilk

Abbott cũng có sức mạnh tài chính lớn hơn và cá nhãn hiệu của công ty nàyhưởng lợi thế cạnh tranh toàn cầu so với tất cả các ngành sản xuất nội địa

Do những đặc điểm hấp dẫn của ngành, thị trường sữa ngày càng đông đúc hơn

và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, Nhiều công ty sữa nội địa được hình thành vàchỉ tập trung vào 1 hay 2 phân khúc thị trường như sữa tươi hoặc sữa bột Hanoimilk làđối thủ cạnh tranh tiềm năng lớn của Vinamilk trên thị trường sữa tươi cho trẻ em bêncạnh Dutch Lady Việt Nam Cũng như vậy với Nutifood trên thị trường sữa bột và mộtvài công ty mới xuất hiện ở phía bắc như Việt Mỹ

3.1.2 Giá bán các sản phẩm SỮA VINAMILK so với đối thủ cạnh tranh

Sữa bột Dielac Pedia 400g

( Vinanmilk)

99.000 Sữa Dutch Lady 456

-900G

118.000

Sữa nước Sữa tươi tiệt trùng

không đường Vinamilk

4.000 Sữa Dutch Lady 180ml

Trang 26

3.1.3 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của SỮA VINAMILK

3.1.3.1 Đối thủ trực tiếp.

- Dutch Lady

3.1.3.2 Đối thủ gián tiếp

+ Các hãng trong nước: Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì

+ Sữa ngoại nhập khẩu: Abbott, Mead Jonhson, Dumex, Meiji, Snow Brand

Ngày đăng: 10/01/2016, 18:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w