Hai huyện cần phải có phương án giải quyết dứt điểm, hợp tình, hợp lý trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân địa phương, đồng thời phải tuân thủ các quy định của Pháp luật
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Với tư cách là chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có đủ ba quyền năng của chủ sở hữu đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt số phận Pháp lý của đất đai Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai: Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất của cả nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước; Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành Pháp luật về đất đai tại địa phương Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền được Pháp luật quy định
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh và trong đời sống xã hội, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Trong khi đó, do tác động của con người và của thiên nhiên, đất đai ngày càng có xu hướng bị bạc mầu, bị sói mòn, mà nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao vì dân số gia tăng nhanh Bên cạnh đó, nước
Trang 2ta còn là một nước có tới trên 70% dân số làm nông nghiệp, lực lượng lao động ở nông thôn còn dư thừa
Trong những năm gần đây, ở tỉnh Sơn La, từ khi thực hiện phân vạch lại địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); Đồng thời cùng với việc Nhà nước quyết định thực hiện
dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đã tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh
tế-xã hội ở những vùng trong tỉnh mà trước đây giao thông đi lại khó khăn Nhưng đi đôi với nó là một phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn đã phải thu hồi để thực hiện dự án, dẫn đến việc thu hẹp diện tích đất canh tác ở một số địa phương Vì thế mà vấn đề tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như trên địa bàn huyện Thuận Châu ngày một gia tăng và phức tạp
Trước tình hình đó, nếu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không có kế hoạch, phương hướng và biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm và hiệu quả các vụ tranh chấp đất đai tại địa phương thì sẽ trở thành vấn đề bức xúc trong nhân dân, gây ảnh hưởng đến đời sống
xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất, tình đoàn kết của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Trang 3I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÌNH HUỐNG
Trong thời gian vừa qua tại huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La có nhiều vụ tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính trong đó điển hình có vụ tranh chấp giữa bản Pha Lao xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu với bản Phiêng Ban xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai, đòi hỏi các cấp, các ngành hai xã Hai huyện cần phải có phương án giải quyết dứt điểm, hợp tình, hợp lý trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân địa phương, đồng thời phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về đất đai, không để ảnh hưởng đến tình đoàn kết lâu đời và sự ổn định sản xuất, định canh định cư của nhân dân
Là Trưởng phòng Nội vụ huyện, có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tổ chức chính quyền cơ sở, trong đó có quản lý địa giới hành chính 364 Với những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng và những kinh nghiệm
đã đúc rút được trong thực tế qua quá trình công tác, tôi xin chọn tình huống mà tôi được giao nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện đề ra phương hướng giải quyết làm bài tập tình huống, đó
là:" Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan tới địa giới hành chính giữa bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu với bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai" Thông qua tình
huống này, tôi muốn đóng góp một phần trí tuệ và kinh nghiệm của
mình trong việc giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thuận Châu bằng giải pháp có hiệu quả, đúng theo quy định của pháp Luật
Trang 41.2 MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu là một bản của
người dân tộc Mông sinh sống và được thành lập từ rất lâu, đây là một bản mà nhân dân có tinh thần đoàn kết, ổn định định canh, định cư, luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nước Nhưng từ khi thực hiện đường địa giới hành chính theo Chỉ thị: 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thì toàn bộ diện tích đất ở và khoảng 2/3 diện tích đất canh tác của bản Pha Lao thuộc về địa phận địa giới hành chính của bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai Do vậy, đến tháng 01 năm 2006 nhân dân bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng đã đòi nhân dân bản Pha Lao, xã Phổng Lái phải trả lại
số diện tích đất canh tác thuộc địa giới hành chính Nhưng nhân dân bản Pha Lao không nhất trí trả lại diện tích đất đó, vì các lý do sau:
- Thứ nhất: Theo Chỉ thị 10-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ
năm 1998 và lịch sử canh tác từ lâu đời thì diện tích đất ở và đất canh tác đó là thuộc quyền quản lý, sử dụng của bản Pha Lao; việc tranh chấp xảy ra không phải do nhân dân bản Pha lao lấn chiếm đất mà do việc phân vạch lại địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 thì diện tích đất dó mới thuộc về xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai
- Thứ hai: Trong điều kiện thực tế hiện nay nếu phải trả toàn bộ
diện tích đất canh tác đó thì nhân dân bản Pha Lao sẽ không còn đất
để sản xuất
Từ những lý do đó, tuy hai bản của hai xã chưa xảy ra xô sát lớn, nhưng đã có hiện tượng, một số cá nhân của bản Phiêng Ban cố tình
Trang 5chặt phá rừng vô tổ chức và thả gia súc phá hoại hoa màu của nhân dân bản Pha Lao
Trước tình hình đó hai bản đã báo cáo, đề nghị Uỷ ban nhân dân
xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu và xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai sớm có biện pháp giải quyết, để đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự
và ổn định đời sống, sản xuất đối với nhân dân hai bản
Căn cứ vào báo cáo của hai bản, Uỷ ban nhân dân hai xã của hai huyện đã 3 lần giải quyết với phương án là đề nghị nhân dân bản Phiêng Ban tạm thời cho nhân dân bản Pha Lao mượn diện tích đất trên để canh tác theo địa giới lịch sử để lại, nhưng nhân dân cả hai bản đều không đồng ý Bản Phiêng Ban muốn có thêm đất để canh tác vì đất canh tác của bản có rất ít, còn bản Pha Lao lại không muốn sống theo kiểu “ở nhờ” như vậy họ cho rằng phần đất đai đó do cha ông họ khai phá đã canh tác lâu đời để lại cho họ có quyền được hưởng Do
đó, hai xã đã báo cáo hai huyện, đề nghị Uỷ ban nhân dân hai huyện sớm có phương hướng và giải quyết dứt điểm để nhân dân hai bản ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất
II-PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Vụ việc xảy ra đã gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình an ninh, tình đoàn kết và kế hoạch sản xuất của nhân dân trên địa bàn Sau khi
vụ việc xảy ra, các cấp chính quyền đã tích cực làm công tác dân vận
ổn định tình hình, không để phát sinh thêm tình hình phức tạp Để giải quyết được dứt điểm tình trạng tranh chấp trên cần giải quyết được vấn đề quyền lợi của nhân dân hai bản
Trang 6Điều đáng nói là vụ việc xảy ra trên địa bàn của hai bản người H’ Mông và người Thái thuộc hai huyện giáp ranh, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt còn nhiều lạc hậu; trình độ nhận thức còn hạn chế Vì vậy, cần vận dụng các căn cứ của Luật Đất đai năm 2003; Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số: 2422/QĐ-UBND ngày 02/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành quy trình giải quyết tranh chấp địa giới hành chính và tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La để giải quyết vụ việc có
lý, có tình, đúng pháp luật; đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự,
ổn định sản xuất; đảm bảo tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai bản; rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đất đai, địa giới hành chính
2.2 PHÂN TÍCH NGYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
2.2.1 Nguyên nhân
Trên cơ sở xác minh tại thực địa đối chiếu với bản đồ, hồ sơ quản lý đất đai, lịch sử canh tác và những kiến nghị của nhân dân hai bản cho thấy nguyên nhân của vụ tranh chấp như sau:
- Trong quá trình phân vạch đường địa giới hành chính, các cơ quan chức năng đã không tính đến yếu tố lịch sử canh tác giữa hai bản, hai xã nên đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, canh tác ổn định lâu dài từ trước tới nay của nhân dân hai bản Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh chấp như đã nêu ở trên Sau khi phân vạch đường địa giới hành chính và cắm mốc trên toàn tuyến giữa hai xã, hai
Trang 7huyện theo chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thì toàn bộ đất ở và khoảng 2/3 đất canh tác của bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu nằm trong địa giới hành chính của xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai Thiếu sót này thuộc về các cơ quan chuyên môn của tỉnh và hai huyện, chính quyền hai xã trong quá trình thực hiện ngoại nghiệp theo tinh thần Nghị định 148/CP của Chính phủ đã không thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, không tổ chức tham khảo ý kiến của nhân dân trước khi tiến hành
- Nhà nước quyết định thực hiện dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đã tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng mà trước đây giao thông đi lại khó khăn, nhưng đi đôi với nó là một phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn đã phải thu hồi để thực hiện dự án, dẫn đến việc thu hẹp diện tích đất canh tác ở một số địa phương
- Vụ việc tranh chấp xảy ra giữa bản Pha Lao với bản Phiêng Ban là vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính giữa hai bản, hai xã thuộc hai huyện khác nhau Từ khi mới xảy
ra tranh chấp vào đầu năm 2006 thì cấp Ủy, chính quyền hai bản, hai
xã, đã tích cực thương lượng, hiệp thương, giải quyết trên tinh thần xây dựng và đảm bảo đúng nội dung của Luật đất đai và tôn trọng lịch
sử canh tác của hai bên nhưng do biện pháp giải quyết chưa phù hợp nên chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai bản
- Do một số cá nhân thuộc bản Phiêng Ban đã thiếu tôn trọng kết quả giải quyết tạm thời của Uỷ ban nhân dân hai xã, đã cố tình chặt
Trang 8phá rừng làm nương và thả rông gia súc phá hoại hoa màu, gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, thu nhập chính đáng của nhân dân bản Pha Lao Vì thế việc tranh chấp đất sản xuất nông nghiệp giữa hai bản ngày càng phức tạp hơn
2.2.2 Hậu quả
Vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính 364 giữa bản Pha Lao, xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu với bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng - huyện Quỳnh Nhai, dẫn đến những hậu quả sau:
- Gây ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; Ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp, tình đoàn kết vốn có từ lâu đời của nhân dân hai bản;
- Gây thiệt hại về thu nhập kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất của nhân dân, vì diện tích đất đang canh tác hiện nay của bản Pha Lao đang xảy ra tranh chấp là nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong bản
- Làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai; Giảm uy tín đối với cán bộ thực thi công vụ đặc biệt là những cán bộ có thẩm quyền trong việc giải quyết đường địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT- HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trang 9- Trong quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng quy định tại Quyết định số: 2422/QĐ-UBND ngày 02/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành quy trình giải quyết tranh chấp địa giới hành chính và tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La; Phải phát huy được quyền làm chủ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Pháp luật về đất đai
- Giải quyết phải thận trọng, kiên trì vận động nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân hai bản, đảm bảo khi giải quyết phải tăng cường mối quan hệ đoàn kết truyền thống giữa hai bản và ổn định được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, định canh định cư
- Về nguyên tắc, phải tôn trọng đường địa giới hành chính đã được vạch định Song tại điểm tranh chấp giữa bản Pha Lao với bản Phiêng Ban có thể xem xét đề nghị điều chỉnh lại địa giới hành chính, đảm bảo trình tự theo quy định của Pháp luật
- Phải tăng cường được pháp chế XHCN, sự tôn trọng, chấp hành kỷ cương trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, nhất là liên quan đến đường địa giới hành chính của hai xã thuộc hai huyện khác nhau Trong quá trình giải quyết cần kết hợp với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến Pháp luật đất đai, thông qua
đó làm cho nhân dân hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
3.2 XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Trang 10Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà nước, các quy định của tỉnh ban hành và ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân bản Pha Lao và bản Phiêng Ban, với chức trách, nhiệm vụ được giao, trong tình huống này, tôi tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện những phương án giải quyết như sau:
* Phương án 1: đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chính phủ điều
chỉnh lại đường địa giới hành chính theo hiện trạng và lịch sử canh tác (Giữ nguyên hiện trạng đất ở, đất sản xuất của hai bản, hai xã theo lịch
sử canh tác)
Ưu điểm:
- Phương án này nếu được thực hiện sẽ mang lại sự ổn định lâu dài, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân bản Pha Lao xã Phổng Lái - huyện Thuận Châu; không gây xáo trộn lớn đến đời sống, tâm lý, phong tục, tập quán của nhân dân; đảm bảo cho nhân dân bản Pha Lao
có đủ đất để sản xuất, canh tác, đảm bảo đời sống và góp phần vào việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; duy trì được mối quan hệ tốt đẹp và tinh thần đoàn kết vốn có của nhân dân hai bản, hai xã và hai huyện để cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khoá XII đã đề ra, nhằm xây dựng tỉnh Sơn La ngày càng phát triển, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Việc điều chỉnh lại đường địa giới hành chính giữa hai bản, cắm lại mốc, vẽ lại bản đồ là việc có thể thực hiện được