1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: QL Trật tự an toàn GT và TT đô thị trên TP Hà nội

19 842 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

Vấn đề trật tự và an toàn giao thông đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, môi trường, cảnh quan đô thị, đời sống sinh hoạt của dân cư cho nên Nhà nước cần phải tăng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đảng và Nhà nước ta có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa sẽ tạo đà thuận lợi, cho đô thị hoá nước ta phát triển với quy mô rộng và tốc độ nhanh trong những thập kỷ tới Vấn đề trật tự và an toàn giao thông đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, môi trường, cảnh quan đô thị, đời sống sinh hoạt của dân cư cho nên Nhà nước cần phải tăng cường quản lý về lĩnh vực này vì các vi phạm đang có xu hướng gia tăng và phát triển rất nhanh

Quản lý nhà nước về đô thị là những hoạt động quản lý mang tính tổng hợp trên cơ sở quản lý của các chuyên ngành kết hợp với quản lý lãnh thổ, bao gồm hệ thống các quy định chính sách, tổ chức,

cơ chế biện pháp, phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị theo các mục tiêu định hướng đặt ra với hiệu quả cao nhất

Tiểu luận này tôi muốn đề cập đến vấn đề quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 2

I THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HUỐNG

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước, vì vậy nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Thành phố tập trung đông dân cư với nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đi lại giao tiếp, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí… diễn ra sôi động và đan xen trong cuộc sống hàng ngày

ở đô thị

Hệ thống đường giao thông của thành phố Hà Nội rất lạc hậu và thấp kém so với các nước phát triển, diện tích đất giành cho giao thông thấp chỉ chiếm khoảng 7 – 8%, mặt cắt đường nhỏ hẹp, giao cắt nhau cùng cốt, chất lượng đường giao thông kém, biển báo giao thông chưa đầy đủ Mạng lưới đường Hà Nội được tạo thành bởi các trục đường giao thông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng hình nan quạt và các trục đường đô thị gồm các đường vành đai, các đường trục đô thị chính và các đường phố Đặc điểm chung của hệ thống đường vành đai, do chưa được xây dựng cải tạo, một số đoạn chưa đảm nhận được chức năng của tuyến đường Đường rộng từ 15m trở lên chưa nhiều, đặc biệt khu phố có chiều rộng chỉ từ 6 đến 8m, khoảng cách đường tới ngã 3, ngã 4 từ 50 – 100m, cùng với hỗn hợp các phương tiện, dẫn tới tốc độ xe chạy trung bình từ 15 – 20km/h

Thành phố Hà Nội có 558 nút giao cắt ở 7 quận nội thành, có 35 điểm giao cắt có hệ thống đường sắt quốc gia chạy qua, trong đó có rất nhiều điểm chưa có đầy đủ các biển báo, đèn hiệu và các điều kiện

an toàn giao thông cho các phương tiện đi lại Khi tàu hoả chạy qua đoạn đường tắc thường gây ách tắc giao thông hàng tiếng, gây ồn ào,

ô nhiễm…

Trang 3

Thành phố Hà Nội có 112.000 xe cộng thêm với 1,5 triệu chiếc

xe máy Với đông đủ các thành phần tham gia giao thông như công nhân, cán bộ, học sinh, sinh viên… luôn có 60 – 62% dân cư Hà Nội tham gia giao thông mỗi ngày Hà Nội sẽ lâm vào tình trạng ngày càng ùn tắc khủng khiếp Vỉa hè của Hà Nội có diện tích khoảng 1 triệu m2 và 300km đường nội thành, không đủ chỗ dù chỉ là để đỗ nếu tất cả số xe nói trên cùng đỗ, số lượng và công suất bãi đỗ xe không đáp ứng được nhu cầu thực tế Do vậy dành khoang đường, khoang vỉa hè làm bãi đỗ xe tạm gây mất trật tự giao thông đô thị

Sự tăng trưởng dân số của thành phố Hà Nội không hẳn dựa trên nhu cầu phát triển lao động và việc làm mà một phần do thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn gia tăng ở mức cao Đồng thời mức sống ở

đô thị và nông thôn còn quá chênh lệch nên dòng dân nông thôn di chuyển vào đô thị ngày càng nhiều Ngoài ra, khách vãng lai, khách

du lịch đi dạo và thăm quan thành phố Hà Nội cũng rất lớn và càng đông hơn vào các ngày nghỉ cuối tuần cũng như các ngày lễ, ngày Tết Hiện nay thành phố Hà Nội có khoảng vài chục ngàn người ngoại tỉnh làm ăn sinh sống Họ thuê trọ, sống tạm bợ trong khu lao động, thường làm các nghề như xe ôm, đánh giầy, bán báo, bán hàng rong, đồng nát Hàng ngày những người này từ năm cửa ô dắt díu nhau gánh gồng, xe đẩy, xe thồ vào các phố phường trung tâm Đội quân lao động nông thôn này gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự, an toàn giao thông và trật tự đô thị, làm cho đô thị quá tải, xuống cấp…

Tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè hiện nay là khá phổ biến với nhiều dạng như làm nơi kinh doanh buôn bán, biến thành nơi đỗ

Trang 4

xe tĩnh, xây bục bệ trái phép, làm nơi tập kết hàng trung chuyển hàng hoá và là chỗ nghỉ ngơi của dân lao động ngoài tỉnh nằm chờ việc…

Hoạt động vỉa hè, lòng đường gắn liền với đời sống dân sinh, khá nhạy cảm, phức tạp và nan giải Không ít lỗi vi phạm, người ta lấy

lý do vì mưu sinh của một bộ phận dân cư để xem nhẹ, thậm chí bỏ qua Và cứ thế vi phạm ngày càng tràn lan, không ai xử lý ai

Trước thực trạng giao thông và vận tải của nước ta nói chung và các thành phố nói riêng Chính phủ ban hành nghị định số 36/2001/NĐ – CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 về việc đảm bảo trật tự

an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị, ban hành Nghị quyết 13/2002/NQ – CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông

Để tạo thêm sức mạnh, điều kiện thực hiện các nghị định và nghị quyết trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2003/NĐ – CP

và số 15/2003/NĐ – CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ

Trên địa bàn thành phố Hà Nội căn cứ vào: luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, pháp lệnh thủ đô Hà Nội, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ về giao thông đường bộ, thực trạng giao thông vận tải của Thành phố Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành nghị quyết số 34/2003/NQ – HĐ ngày 13 tháng 02 năm

2003 về một số giải pháp và cơ chế, chính sách để kiềm chế gia tăng

và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 5

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành: Quyết định số 26/2003/QĐ – UB ngày 30 tháng 01 năm 2003 về việc quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội Quyết định số 63/2003QĐ – UB ngày 14 tháng 05 năm 2003 ban hành quy định về quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội

II DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG

Trên tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội chiều rộng 12mét, chiều dài khoảng 1000mét, giao cắt với 3 tuyến đường khác Chiều rộng vỉa hè hai bên của tuyến phố không đều nhau, chỗ rộng nhất 2,5m, hẹp nhất là 1,2m Đây là tuyến đường các phương tiện giao thông được đi lại hai chiều Người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường này bao gồm xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thồ, xe đẩy và người đi bộ gánh hàng rong đi bán

Trong giờ cao điểm giao thông, xe thồ, xe đẩy và người đi bộ gánh hàng rong đi bán chiếm gần hết phần đường, vì vậy các phương tiện còn lại phải tránh sang phía trái phần đường của mình gây cản trở phương tiện đi ngược chiều Kết quả là gây ùn tắc giao thông, khi xảy

ra ùn tắc giao thông các phương tiện phía sau cứ nhao lên phía trước chiếm toàn bộ phần đường của chiều ngược lại, hai bên không chịu nhường đường cho nhau mặc dù đã có vạch kẻ đường Hậu quả là ùn tắc giao thông Thời gian ùn tắc kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ

Lòng đường biến thành nơi họp chợ Trong đó người bán hàng xếp hàng hoá trên xe thồ, xe đẩy và những gánh hàng rong, người mua

là những người dân số ở khu vực gần đó và những người đi xe máy qua đó dừng lại vào mua

Trang 6

Khi lực lượng chức năng như: cảnh sát giao thông, cảnh sát trật

tự, thanh tra giao thông công chính xuất hiện thì người bán và người mua chạy toán loạn Sau đó khi lực lượng chức năng đi qua thì tình trạng lấn chiếm lòng đường lại xảy ra

Tại điểm giao cắt với các tuyến phố khác có đèn xanh, đèn đỏ, vạch dành cho người đi bộ, vạch kẻ phần đường dừng xe khi có tín hiệu đèn đỏ Khi đèn đỏ bật lên, nếu không có lực lượng chức năng đứng ở đó thì sẽ có một số người sẵn sàng vượt đèn đỏ, còn đa phần là

để xe trèo lấn lên vạch dành cho người đi bộ, khiến họ phải đi lùi lên phía trước, đã đẩy các khoản không của giao lộ hẹp lại khiến cho việc lưu hành giao thông trở nên khó khăn và dẫn tới ùn tắc giao thông

Trên vỉa hè hai bên của tuyến phố có các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ chiếm dụng vỉa hè làm nơi bày bán hàng hoá, dịch vụ Để bán được hàng hoá - dịch vụ, người ta để và treo biển quảng cáo các loại ở mọi vị trí có thể trên vỉa hè và khoảng không gian phía trên, ngoài ra người ta còn lắp đặt mái che phía trước cửa hàng để che nắng, che mưa bảo vệ hàng hoá, làm bục bệ, làm cầu dẫn

xe một cách tùy tiện

Vỉa hè còn là nơi để xe của các nhân viên cửa hàng và khách đến giao dịch mua bán Những người dân sống trong ngõ của tuyến phố này sử dụng vỉa hè để bán hàng ăn uống và giải khát Việc sử dụng vỉa hè diễn ra một cách tuỳ tiện, người dân có thói quen coi vỉa

hè phía trước nhà thuộc quyền sử dụng của mình

Trong quá trình thực hiện việc giải toả các vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm hè đường để kinh doanh buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng làm lều lán, bục bệ… ở các tuyến phố Ngày đầu “ra quân” các lực

Trang 7

lượng chức năng của phường sở tại hăng hái đến mức rầm rộ, trống phách, thanh la não bạt rộn ràng Xe máy cắm cờ lá chuối xanh đỏ chạy rầm rầm qua tuyến phố này, mấy chị hàng rong, vài anh xe thồ nhìn thấy từ xa đã kịp chạy mất, những trường hợp lấn chiếm vỉa hè vội vàng thu dọn đồ vào phía trong trả lại sự thông thoáng cho vỉa hè

Việc làm này chỉ duy trì được một, hai ngày đầu ra quân, sau lại trầm xuống, không tổ chức duy trì kiểm tra, chống tái lấn chiếm vì vậy tình trạng vi phạm, lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn với mức độ cao hơn

III PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.

Quản lý phát triển đô thị là thoả mãn hài hoà những nhu cầu của con người về lao động và việc làm, nhà ở, cung cấp dịch vụ, nghỉ ngơi giải trí và giao tiếp trên cơ sở hài hoà, cân đối, thống nhất và bền vững giữa các yêu cầu đòi hỏi của xã hội với các nhu cầu nguyện vọng, sở thích của cá nhân, tập thể, tức là giữa lợi ích chung và lợi ích riêng

Đô thị các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách lối sống thị dân, lối sống công nghiệp

Theo nghị định 72/2001/NĐ – CP của chính phủ, ban hành ngày 5/10/2001, các đô thị nước ta là khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện sau đây:

+ Về thể chế: Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập

+ Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

Trang 8

- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định, nhỏ nhất là một tiểu vùng trong huyện

- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4.000 người

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động của nội thành, nội thị

- Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị

- Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị, tối thiểu phải đạt 2000 người/km2

Để công tác quản lý Nhà nước đối với các đô thị có hiệu quả, cần phải phân cấp quản lý đô thị Mục đích của phân cấp quản lý đô thị về mặt hành chính các đô thị được phân cấp quản lý để phân rõ trách nhiệm quản lý về mặt hành chính cho các cấp từ trung ương đến địa phương Trên cơ sở đó phát huy quyền chủ động sáng tạo của từng cấp trong việc lập quy hoạch kế hoạch xây dựng đô thị, chủ động đầu

tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng vốn tự có của ngân sách địa phương, xây dựng các quy chế phù hợp với từng địa phương để quản

lý quá trình tổ chức xây dựng và khai thác các công trình công cộng trong đô thị

Theo Nghị định số 72/2001/NĐ – CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 02/2002 – TTLT – BXD – TCCBCP, ngày 08 tháng 03 năm 2002, quản lý đô thị Việt Nam được phân cấp như sau:

Trang 9

- Cấp trung ương: quản lý các thành phố trực thuộc trung ương,

đô thị loại đặc biệt, loại 1, là thành phố trực thuộc trung ương

- Cấp tỉnh: quản lý các thành phố thuộc tỉnh và các thị xã, là các

đô thị loại 2, loại 3 và loại 4

- Cấp huyện: quản lý các thị trấn, là các đô thị loại 4 và loại 5 Quản lý nhà nước về đô thị là tổ chức và điều hành đối với các quá trình phát triển đô thị, thông qua các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước giao cho trong xây dựng đô thị, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn, vệ sinh đô thị phục vụ cho cuộc sống cộng đồng dân cư đô thị theo các mục tiêu đã đề ra

Quản lý nhà nước ở đô thị theo nghĩa rộng bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nội thành… Trong chuyên đề này nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về đô thị gồm: phân loại

và phân cấp quản lý đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý nhà ở

và đất ở đô thị, quản lý về hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý về bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị, quản lý hạ tầng xã hội, quản lý hạ tầng

xã hội, quản lý trật tự an ninh, an toàn toàn đô thị

Theo thông báo của Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội là đô thị đặc biệt do trung ương quản lý Trong những năm qua, công tác quản

lý nhà nước về đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả sau: Đã hình thành và xây dựng ở giai đoạn đầu hệ thống thiết chế và bộ máy quản lý nhà nước về đô thị trong nền kinh

tế thị trường trong quản lý đô thị Cải cách, hoàn thiện và đổi mới về

tổ chức bộ máy, cơ chế và thủ tục hành chính Đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị tương đối hoàn chỉnh và

Trang 10

bước đầu đi vào cuộc sống Bước đầu có một đội ngũ cán bộ công chức quản lý đô thị, thường xuyên đào tạo lại để chuẩn hoá trình độ nghiệp vụ chuyên môn và quản lý

Bên cạnh những kết quả đạt được quản lý về đô thị còn có những tồn tại và yếu kém Cụ thể là: cơ sở pháp lý còn thiếu cụ thể và không đồng bộ, rõ ràng trong phân cấp quản lý, đồng thời lại thiếu tính thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa các ban ngành,

có khi lại chồng chéo, mâu thuẫn với nhau Bộ máy quản lý nhà nước

về đô thị còn cồng kềnh, chuyển đổi chậm so với sự phát triển và nhu cầu quản lý của kinh tế thị trường Một phần lớn cán bộ, công chức quản lý chưa vững nghiệp vụ và chuyên môn Một bộ phận không nhỏ còn thoái hoá biến chất Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành cùng tham gia quản lý đô thị Thực thi công tác quản lý chồng chéo, để trống, đối lập nhau còn xảy ra trong điều hành, trong điều hành, trong thanh tra xử lý vi phạm Còn nhiều biểu hiện dây dưa, đùn đẩy trách nhiệm Thủ tục hành chính còn phiền

hà, cửa quyền, độc quyền, độc đoán, tham nhũng đã hạn chế không nhỏ hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong đô thị Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành luật còn yếu, thiếu tính thường xuyên liên tục và rộng rãi trong cộng đồng dân

cư ở đô thị

Vấn đề trật tự an toàn giao thông đô thị phụ thuộc vào các yếu

tố như quản lý nhà nước về đô thị, số lượng phương tiện tham gia giao thông,ý thức trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như quy hoạch, chỉ dẫn, biển báo trên đường phố

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w