1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC:Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản

36 753 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ sự phức tạp trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng,công tác quản lý đầu tư xây dựng theo đó cũng vô cùng phức tạp thể hiện ởchỗ đã có nhiều văn bản luật, văn bản dưới luậ

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chếkinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp,pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa hình thành và phát triển Chế độ sở hữu và cơ cấu các thànhphần kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tếquốc doanh, kinh tế tập thể là chủ yếu sang nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế đan xen hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai tròchủ đạo, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong

và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội Các loại thị trường cơ bản đã

ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trườngkhu vực và thế giới Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đi vàocuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân được tự chủ kinh doanh cạnh tranhlành mạnh để phát triển Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới từ canthiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinhdoanh chuyển sang quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ môkhác

Trong điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta còn kém phát triển,việc nhà nước chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làrất cần thiết; tuy nhiên việc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi chi phí đầu tưlớn, vốn thu hồi chậm, đồng thời nhà nước cũng phải chăm lo xây dựng hệthống an sinh xã hội; trong khi vốn tích lũy cho đầu tư còn nhỏ bé, thì việcquản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cần phải chú trọng, mặtkhác trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng thường có nhiều khâu,

Trang 2

nhiều công đoạn, nếu quản lý không tốt thì gây lãng phí, thất thoát tiền vốncủa Nhà nước.

Hoạt động đầu tư xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnhvực và phụ thuộc nhiều yếu tố kinh tế kỹ thuật và điều kiện tự nhiên, xã hội.Đầu tư xây dựng không chỉ trực tiếp góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất,đổi mới công nghệ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành cơ cấu kinh tế vùnglãnh thổ và trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần tạo lập kếtcấu hạ tầng xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước Nội dung công tác quản lý đầu tư xây dựng rất đa dạng phong phú,phức tạp và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nóichung; chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng có ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển của các ngành kinh tế

Hàng năm, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và các chương trình mụctiêu từ nguồn vốn NSNN luôn chiếm một tỷ trọng lớn ( khỏang trên 20%tổng số chi NSNN) và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cácmục tiêu kinh tế xã hội của đất nước

Trong những năm qua Nhà nước thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt,thu hút và làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư pháttriển ngày càng tăng theo thời gian Tuy nhiên, việc sử dụng có hiệu quả, tiếtkiệm nguồn vốn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng là mộtvấn đề không đơn giản Trong thực tế việc gây thất thoát, lãng phí trongthực hiện đầu tư còn xảy ra phổ biến ở nhiều loại hình công trình Báo chí,

dư luận xã hội đã nêu quá nhiều các trường hợp có chất lượng xây dựngkém, không bảo đảm tính thiết thực và an toàn khi sử dụng, gây lãng phí,thất thoát nghiêm trọng

Tại kỳ họp Quốc hội khóa X, vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư đãđược nhiều đại biểu Quốc hôi quan tâm, thảo luận Nhiều ý kiến khá bứcxúc đòi hỏi làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng đầu

Trang 3

tư kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư đó là nhữngđòi hỏi rất chính đáng của đại biểu Quốc hội, của cử tri cả nước trước tìnhtrạng tiêu cực xảy ra hiện nay ở nhiều dự án đầu tư bằng các nguồn vốn củaNhà nước, trong khi đất nước ta còn nghèo, sự thất thoát, lãng phí tiền của

đã làm chậm tiến trình xây dựng đất nước, tạo ra sự bất công trong xã hội,làm mất đi một bộ phận cán bộ, công chức do thoái hóa, biến chất đồng thờilàm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, làm mất ổn địnhchính trị

Xuất phát từ sự phức tạp trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng,công tác quản lý đầu tư xây dựng theo đó cũng vô cùng phức tạp thể hiện ởchỗ đã có nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật của Nhà nước và các Bộ,ngành, các văn bản hướng dẫn trong từng Bộ, ngành về công tác quản lý, tổchức thực hiện đầu tư, xây dựng đã được ban hành nhưng việc thực hiện vẫncòn nhiều sai sót Mặc dù trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước ta đãchú trọng, tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng nhưng việc quản lý

đó vẫn chưa thật sự đồng bộ, trật tự kỷ cương chưa được tôn trọng nên việcthất thoát vốn đầu tư vẫn chưa được khắc phục là bao nhiêu

Thực tế, những năm vừa qua cho thấy, một số không nhỏ dự án cóphát hiện thất thoát, lãng phí; biểu hiện rõ nhất ở các khâu: quy hoạch vàchủ trương đầu tư; khảo sát thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng; triển khai

và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm; lựa chọn nhà thầu; thi công xâydựng công trình và lãng phí, thất thoát trong thanh toán vốn đầu tư; quyếttoán vốn đầu tư dự án hoàn thành Hậu quả đó bắt nguồn từ một cơ chế quản

lý thiếu chặt chẽ, công tác kiểm tra, giám sát hình thức và chưa nghiêm

Với cương vị là một công chức nhà nước đang công tác trong lĩnh vựctài chính, qua khảo sát nghiên cứu thực tế về công tác đầu tư xây dựng cơbản của ngành ngân hàng và được trang bị kiến thức về quản lý nhà nước -chương trình chuyên viên chính, tôi đã nhận biết được sự thất thoát, lãng phí

Trang 4

trong đầu tư xây dựng, trong phạm vi bài tiểu luận này, cá nhân tôi muốn đềxuất một số giải pháp nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư xâydựng.

PHẦN 1 : NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

I TÊN TÌNH HUỐNG: Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

II DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG:

Theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), qua kiểm toán tại các

dự án đầu tư xây dựng đã chỉ ra số tiền lãng phí lên tới hàng tỷ đồng, cụ thể:

Dự án nhà máy xi măng Bút sơn, tại hạng mục móng công trình, được thicông sâu quá mức cần thiết, do thi công khi chưa có bản vẽ thiết kế; dự ánthi công cầu Sông Gianh, KTNN cũng chỉ ra các vi phạm về quy trình, thủtục đầu tư như: Điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, lần cuối cùng đượcđiều chỉnh khi công trình đã hoàn thành ; dự án Hầm đường bộ qua đèoHải Vân, KTNN cũng chỉ ra nhiều khoản chi trái với điều kiện hợp đồng,đồng thời cũng xác nhận về mức hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án

so với mục tiêu đã đề ra khi xây dựng dự án; dự án đầu tư xây dựng Nhàmáy Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, KTNN đã chỉ ra số tiền đáng ra có thểtiết kiệm được như : khoản tiền chi thêm cho tư vấn, do lỗi khi thương thảohợp đồng; khoản tiền chi thêm mà lỗi do chất lượng bước khảo sát, thiết kếkém, dẫn đến phát sinh chi phí làm lại; Phát sinh thêm chi phí lãi vay do sửdụng vốn không đúng quy định: Đơn vị đã không dùng khoản tiền bảo hiểmcông trình được đền bù để thanh toán cho chi phí khắc phục về thiệt hại dobão lũ mà lại đi vay tín dụng để chi trả, dẫn đến làm tăng chi phí đi vay.Khoản kinh phí thanh toán cho khối lượng nghiệm thu chưa chính xác

Thời gian qua, việc kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quảcủa dự án đầu tư, xây dựng công trình mới dừng ở bước đánh giá những mặt

Trang 5

đạt được, chưa so với mục tiêu đã được phê duyệt, chỉ ra những lãng phí doquản lý, những khoản bị thất thoát trong quá trình đầu tư, xây dựng côngtrình, các khoản lãng phí, tính hiệu quả công trình không đạt được như phêduyệt, tính hiệu lực các văn bản bị vi phạm Mục tiêu được phê duyệt cũng

là căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá, đây cũng là một vấn đề chưathể khắc phục, nếu mục tiêu được phê duyệt có chứa đựng yếu tố rủi ro, dẫnđến kết quả kiểm toán cũng bị ro Thực tế có một số dự án được phê duyệt,nhưng khi thực hiện dự án thì kết quả không đáp ứng được nhu cầu, xâychưa xong đã lạc hậu, bất hợp lý dẫn đến phải bổ sung, trình duyệt, rất lãngphí thời gian như công trình Nhà hát chèo Trung ương là một điển hình

Mặt khác, một số dự án phải ban hành đơn giá, định mức riêng ( dự

án đường Hồ Chí Minh giai đoạn I, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân ),nhiều công trình vừa thiết kế, vừa thi công ( Các công trình về xây dựngđường dây tải điện) Nếu không quản lý tốt thì đây cũng là nguyên nhângây lãng phí, thất thoát trong quá trình thực hiện dự án

Trên đây là một số đánh giá việc quản lý đầu tư xây dựng của xã hội

mà KTNN đã thực hiện kiểm toán

Xét trên lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng trong phạm vi ngành, tôixin đưa ra dẫn chứng về việc quản lý đầu tư xây dựng ở Ngân hàng Nhànước ( NHNN) như sau:

Theo kết quả kiểm tra một số dự án tại Ngân hàng Nhà nước trongnăm 2008 đã giảm giá trị quyết toán 371 triệu đồng

Qua kết quả kiểm tra cho thấy về cơ bản dự án đã thực hiện tương đốinhững qui định của Nhà nước cũng như của Ngành về quản lý đầu tư và xâydựng cơ bản, cụ thể là:

Các văn bản, hồ sơ pháp lý của dự án tương đối đầy đủ, quá trình thựchiện đầu tư xây dựng dự án đảm bảo đúng trình tự, đúng thẩm quyền ban

Trang 6

hành, nội dung phù hợp với quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Nhànước và của Ngành.

Trong qúa trình thi công, các bên đã thực hiện ghi chép nhật ký côngtrình, lập biên bản xử lý kỹ thuật, các phiếu kiểm nghiệm về vật liệu - cấukiện, các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành phù hợp với từng giaiđoạn thi công công trình, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp cho đếnkhi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng

Thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán vốn bảo hành công trình theođúng quy định

Các tài liệu, báo cáo, hồ sơ được lập và lưu giữ đầy đủ

Tuy nhiên, vẫn còn những sai sót, chưa tuân thủ hoàn toán những quyđịnh của Nhà nước, của Ngành về quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xâydựng cơ bản, cụ thể là:

- Trong quá trình thực hiện dự án còn phải điều chỉnh dự án, bổ sungtổng mức đầu tư nhiều lần

- Thời gian phê duyệt dự án đến thời gian thi công kéo dài, nên cónhiều văn bản quản lý đầu tư đã thay đổi, nhưng không chỉnh sửa, bổ sung

do đó khi thi công chưa phù hợp với quy hoạch hiện tại của điạ phương, nêndẫn đến tình trạng phá đi làm lại, gây lãng phí

- Những công trình thực hiện đấu thầu nhưng trình tự, thủ tục đầuthầu thực hiện chưa đúng quy định

- Hồ sơ dự thầu chỉ tính đơn giá tổng thể, thiếu đơn giá chi tiết theoquy định, nên thiếu cơ sở pháp lý cho việc quyết toán điều chỉnh giá nhâncông và giá máy móc thi công theo quy định của Nhà nước

- Tiến độ triển khai thực hiện dự án cón chậm so với quyết định

- Nhật ký thi công ghi chép đơn giản, sơ sài chưa phản ánh đầy đủnhững diễn biến trong quá trình thi công về nội dung công việc, vật tư đưavào sử dụng, chủng loại vật liệu

Trang 7

- Một số biên bản nghiệm thu hạng mục công trình chưa theo sát tiến

độ thi công còn gộp nhiều bước công việc và thiếu phụ lục chi tiết

Từ những vấn đề thực hiện chưa đúng quy định nêu trên Kết quảkiểm tra vốn đầu tư thực hiện đã giảm giá trị quyết toán công trình hơn 300triệu đồng

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

1 Cơ sở lý luận

Từ khi thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta đã vận động theo cơ chếthị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Phápluật đã trở thành công cụ hữu hiệu, phương tiện chủ yếu trong quản lý nhànước nói chung, trong quản lý kinh tế nói riêng Pháp luật trước hết tại hànhlang pháp lý để cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tự

do, bình đẳng trong một " sân chơi: Các quan hệ kinh tế thị trường rất đadạng, phong phú, năng động và phức tạp do đó cần phải có định hướngtrong quá trình phát triển Càng cần phải có những quy định, những chế tài

để loại trừ, ngăn chặn những yếu tố tự phát, tùy tiện, rối loạn, khủngkhoảng để thiết lập trật tự, ổn định Không có các nào tôt hơn là điều chỉnhpháp luật

Để đáp ứng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

và xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hạn chế thấtthoát trong đầu từ xây dựng, Nhà nước đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiềuvăn bản pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh, đảm bảo sựcông bằng xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng với mục tiêu cụ thể:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanhphù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 8

trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân.

- Huy động, sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạng tầngkinh tế - xã hội đạt hiệu quả cao nhất

- Đảm bảo đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững, bảo vệ môi trường, tạo môi trương cạnh tranh lành mạnhtrong xây dựng áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạnxây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình

Hiện nay, hệ thống pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ và đã dần dần đi vào cuộcsống của nân dân Pháp luật Việt Nam có vai trò to lớn đối với quản lý nhànước và xã hội

Trong số các hình thức điều chỉnh pháp luật đối với quản lý nhà nướcthì ý nghĩa quan trọng thuộc về các văn bản quy phạm pháp luật được các cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở luật và thi hành luật

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quản lý nhà nước bao gồm rấtnhiều các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra trong việc áp dụng pháp luậtngười ta còn vận dụng các giải pháp khác nhau để cùng giải quyết vấn đềnhư nhau Trong trường hợp này thì quy chế pháp lý của các cơ quan hànhchính nhà nước ở Trung ương và địa phương được quy định khi thành lậpchúng, điều này tạo khả năng mô tả đầy đủ hơn các vấn đề tương ứng Trongtrường hợp cần thiết, người ta bổ sung những thay đổi vào quy chế pháp lýcủa các cơ quan đang tồn tại Điều này thường được thực hiện bởi lẽ, thực tếthực hiện chức năng quản lý nhà nước, thường phát hiện những quan hệ xãhội mới nảy sinh nhưng pháp luật hiện hành chưa được sửa đổi, bổ sung kịpthời để điều chỉnh các mối quan hệ đó, thì các cơ quan nhà nước cần phảiban hành các quy chế điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đó, nhưng đòi hỏiphải phù hợp với các quy định pháp lý của cơ quan nhà nước đó

Trang 9

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Bộ xây dựng và

Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật để quản lý đầu tư xây dựng theo nhu cầu ngày càng pháttriển các quan hệ xã hội và bổ sung, sửa đổi kịp thời phù hợp với yêu cầuthực tế của xã hội, cụ thể như: Luật xây dựng số 16/2003/QH11, kỳ họp thứ

4, ngày 26/11/2003 của Quốc hội; luật đấu thầu số 61/2005 QH11, kỳ họpthứ 8 ngày 29/11/2005 của Quốc hội; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003; Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày1/9/1999; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000; Nghị định số66/2000/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu;Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, Nghị định số 16/2005/NĐ-

CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ thihành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng Thông tư số45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn quyếttoán vốn đầu tư; Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 4/3/2005 của Bộ xâydựng hướng dẫn điều chỉnh tổng dự toán công trình xây dựng về chi phínhân công và chi phí máy thi công theo hệ thống lương mới; Thông tư số16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ xây dựng V/v hướng dẫn điềuchỉnh dự toán chi phí công trình; Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày1/4/2005 của Bộ xây dựng v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu

tư xây dựng công trình; Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005của Bộ xây dựng V/v ban hành định mức lập dự án và thiết kế công trìnhxây dựng Định mức xây dựng cơ bản 1242/1998/QĐ-BXD ngày25/11/1998 của Bộ xây dựng, đơn giá xây dựng cơ bản tại địa phương vàcác thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây dựng trên địa bàn

Trang 10

Các văn bản pháp quy khác của nhà nước, của địa phương và của ngân hàngNhà nước Việt Nam về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành.

2 Phân tích:

2.1 Theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày7/2/2005 của Chính phủ quy định về điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng côngtrình, theo đó dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tưchỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão,

lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;

b) Do biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, do thay đổi tỷ giáhối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hànhcác chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tưxây dựng công trình;

c) Do người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuấthiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn cho dự án;

d) Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trựctiếp đến dự án

Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư vàkhông vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tựđiều chỉnh dự án Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở vềkiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mứcđầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư

xem xét, quyết định Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.

Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Trong thực tế, để tránh hiện tượng giá trị quyết toán công trình khihoàn thành lớn hơn tổng mức đầu tư, nên tổng mức đầu tư thường hay điều

Trang 11

chỉnh, có dự án thay đổi đến 3 lần Có tình trạng này xảy ra lý do chínhkhông phải do lỗi của người (cơ quan) phê duyệt mà lỗi trước tiên là do cơquan tham mưu khi thẩm định trình duyệt chưa kỹ hoặc qua loa đại khái, sau

đó là cơ quan ( đơn vị) lập dự án Khi lập dự án, các chủ đầu tư và tư vấnthường có xu hướng tính toán thấp nhằm mục đích cho dễ được phê duyệt vànhanh chóng được ghi kế hoạch, khi dự án được ghi kế hoạch và tổng mứcđầu tư được duyệt, đến giai đoạn thi công thì làm thủ tục xin bổ sung vốnnhằm trốn tránh sự kiểm soát trong thẩm định và phê duyệt của cấp trên.Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến không chỉ đối với các công trình trongngành ngân hàng mà đối với nhiều công trình trong toàn nền kinh tế

2.2 Theo điều 24, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 củaChính phủ quy định Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xâydựng:

2.2.1 Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọnđược nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xâydựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư

và các mục tiêu của dự án

2.2.2 Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thựchiện theo hai giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu

Việc sơ tuyển nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ điều kiện năng lựcphù hợp với yêu cầu của gói thầu để tham dự đấu thầu ở giai đoạn sau

Tuỳ theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầutrên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu Chủ đầu tư

có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu baogồm các thông tin sơ bộ về gói thầu, bảng các câu hỏi nêu tại Phụ lục số 7 vàcác nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 25của Nghị định này Hồ sơ mời dự thầu có thể được bán hoặc cung cấp miễn

Trang 12

phí cho nhà thầu Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm

theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phảitham dự đấu thầu Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưngkhông vượt quá 1% giá gói thầu

Chủ đầu tư xem xét, đánh giá năng lực của các nhà thầu dự sơ tuyển

để loại bỏ những nhà thầu không đủ điều kiện năng lực theo yêu cầu trong hồ

sơ mời dự thầu

b) Giai đoạn đấu thầu:

Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựachọn vào giai đoạn đấu thầu Hồ sơ mời đấu thầu có thể được bán hoặc cungcấp miễn phí cho nhà thầu Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấuthầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kếthợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu Mức bảo lãnh đấu thầu do chủđầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu

2.2.3 Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu, bên mờithầu có thể thực hiện kết hợp hai giai đoạn nêu trên hoặc chỉ thực hiện giaiđoạn đấu thầu khi lựa chọn nhà thầu

2.2.4 Nguyên tắc đánh giá, lựa chọn nhà thầu

a) Trong giai đoạn sơ tuyển, bên mời thầu kiểm tra sự đáp ứng của nhàthầu đối với các yêu cầu của gói thầu và sử dụng phương pháp chấm điểm đểđánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của nhàthầu tham dự;

b) Trong giai đoạn đấu thầu, bên mời thầu xem xét khả năng cung cấpcác sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu trên cơ sở đánh giá đồng thời các tiêu chínhư tiến độ thực hiện, giá dự thầu và tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ, cácđiều kiện hợp đồng và các điều kiện khác do nhà thầu đề xuất nhằm đạt được

mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu

có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án

Trang 13

2.2.5 Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng đối với các dự

án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng

do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước vốn đầu

tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo các quy địnhcủa Nghị định này và của các văn bản pháp luật về đấu thầu có liên quan

2.2.6 Theo khoản 3 điều 38 Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày1/1/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế thầu quy định các nội

dung về thương mại tài chính của Hồ sơ mời thầu là ; " Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết )

2 2.7 Theo điều16, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/1/1999 củaChính phủ về việc ban hành quy chế thầu quy định thành phần, tiêu chuẩntrách nhiệm và quyền hạn của tổ chuyên gia

Thực tế, trong một số trường hợp có thực hiện đấu thầu, nhiều chủđầu tư đã sử dụng mức vốn xây lắp trong tổng mức đầu tư làm căn cứ để tổchức đầu thầu xây lắp, đã làm cho giá thắng thầu của nhà thầu chênh lệchthấp hơn nhiều so với thực tế Mức giá thắng thầu thấp không phản ánhđúng thực tế mà thấp xa so với giá thành đã phát sinh ra việc bổ sung thayđổi thiết kế làm chậm tiến độ hòan thành dự án và cũng là nguyên nhân gâynên chất lượng công trình không được đảm bảo Cũng không thể không cótrường hợp cá nhân hay đơn vị tổ chức đấu thầu đã thông đồng với đơn vịđược mời thầu để thắng thầu theo sự sắp đặt hoặc cố tình tìm mọi kẽ hởtrong khâu quản lý để " lách luật", bỏ thầu với gía thấp hơn cả giá thànhcông trình với mục đích để trúng thầu Khi đã trúng thầu thì lại tìm cách bớtxén vật tư, nhân công, khai khống khối lượng, hạ thấp phẩm chất vật liệu saivới tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật " rút ruột công trình" Hồ sơ dựthầu thiếu bảng giá chi tiết, nên gây khó khăn trong việc quyết toán vốn đầu

tư, nhất là việc điều chỉnh giá theo quy định của Hợp đồng có điều chỉnhgiá Đơn vị tư vấn đấu thầu chưa thực hiện đúng trách nhiệm của đơn vị tư

Trang 14

vấn nên dẫn đến việc quyết toán vốn đầu tư chưa chính xác do ảnh hưởngcủa việc xét thầu, khi hồ sơ chưa đầy đủ

2.3 Theo điều 45, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 củaChính phủ quy định hồ sơ hợp đồng xây dựng:

2.3.1 Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và cáctài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng Nội dung cơ bản của hợp đồng xâydựng được quy định tại Điều 108 của Luật Xây dựng

2.3.2 Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể táchrời của hợp đồng Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc, tài liệu kèmtheo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau:

a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

b) Điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng;

c) Hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấuthầu;

d) Đề xuất của nhà thầu;

đ) Các chỉ dẫn kỹ thuật;

e) Các bản vẽ thiết kế;

g) Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;

h) Các bảng, biểu;

i) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các

loại bảo lãnh khác nếu có;

k) Các tài liệu khác có liên quan

2.3.3 Các bên ký kết hợp đồng được thoả thuận về thứ tự ưu tiên khi

áp dụng các tài liệu hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu giữacác tài liệu có quy định khác nhau

Bộ Xây dựng hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

2.4 Theo điều 46, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 củaChính phủ quy định việc Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng:

Trang 15

2.4.1 Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự

án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính Nhàthầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiềunhà thầu phụ Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện khôngđược vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng

2.4.2 Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chínhthì nội dung của các hợp đồng này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộtrong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng

2.4.3 Trường hợp nhà thầu là liên danh, thì các nhà thầu trong liêndanh phải cử người đại diện liên danh để đàm phán Nhà thầu đứng đầu liêndanh hoặc tất cả nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào hợp đồng xây dựngtuỳ theo yêu cầu của bên giao thầu Các nhà thầu trong liên danh phải chịutrách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng côngtrình theo hợp đồng đã ký kết

2.4.4 Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải căn cứ vào kết quả lựachọn nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấuthầu, đề xuất của nhà thầu được lựa chọn và các tài liệu có liên quan khác

2.4.5 Tuỳ theo sự thoả thuận, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể

uỷ thác để điều phối, giám sát, thực hiện nghiệm thu công việc theo hợpđồng

2.4.6 Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợpđồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

Thực tế, một số chủ đầu tư cũng như nhà thầu khảo sát chưa quan tâmđúng mức tới công tác ký hợp đồng, cụ thể: ký hợp đông chưa cụ thể, chưachặt chẽ, công tác kiểm tra, nghiệm thu của bên A còn sơ sài, việc khảo sátcủa nhà thầu khảo sát còn quan loa, không thực hiện khảo sát đầy đủ các sốliệu địa chất công trình, điạ chất thủy văn tại nơi xây dựng công trình, bỏqua nhiều chi tiết lấy mẫu chưa đầy đủ và không tham khảo tài liệu lịch sử

Trang 16

đầy đủ ) làm cho việc thiết kế công trình không đảm bảo độ bền tối thiểu.

Có công trình ngay sau khi xây dựng xong đã bị lún, nứt, nghiêng, biếndạng quá giới hạn cho phéo nên phải tiến hành sửa chữa, khắc phục ngày khicông trình vừa đưa vào sử dụng Hoặc có công trình đã được ophát hiện khiđang tiến hành thi công, lúc này phải bổ sung, thay đổi lại thiết kế và tấtnhiên phải bổ sung tổng mức đầu tư, làm tăng chi phí phát sinh Vấn đề nàylàm tốn kém, lãng phí không ít tiền của của nhà nước, tốn kém thời gian,nhân công

Trong công tác tư vấn, thiết kế - dự toán: nhà thầu thiết kế chưa quantâm nghiên cứu đầy đủ công năng sử dụng của công trình, khi thiết kế chưaquan tâm phối hợp hài hòa giữa công năng sử dụng với kiến trúc, kết cấu,các vấn đề đảm bảo thuận tiện giao thông, sự liên hoàn với các công trình vàhạng mục công trình khác để đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí vậnchuyển cho các phương tiện phương pháp tính toán đôi khi còn thiếu nộidung và tính toán chưa đảm bảo chính xác dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế,điều chỉnh thời gian thi công và hoàn thành công trình Vấn đề này cũng fâykhông ít tốn kém và lãng phí

Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng tại một dự án thuộc Ngân hàng nhà nước Việt nam, theo kết quả kiểm toán đã giảm giá trị quyết toán hơn 300 triệu đồng, nguyên nhần do tính sai số lượng, đơn giá và điều chỉnh gia nhân công và giá máy thi công chưa đủ cơ sở pháp lý.

Quyết định số 1403/QĐ-NHNN năm 2003 của Thống đốc NHNN vềviệc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư phê duyệt là 5 tỷđồng trong đó:

+ Xây lắp: 4.059.000.000đồng

+ Thiết bị: 392.000.000đồng

+ KTCB khác 275.000.000đồng

Trang 17

+ chi phí xây lắp: 4.602.000.000đồng

+ Chi phí khác : 262.527.000đồng

Trang 18

+ Dự phòng phí 94.473.000đồng

Chủ đầu tư: Giám đốc

Chủ quản đầu tư: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dựán

Phương thức thực hiện dự án: Thực hiện theo Quy chế đấu thầu banhành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999, Quy chế bổsung sửa đổi số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000, Quy chế bổ sung sửa đổi số66/2003/NĐ-CP ngày 12/3/2003 của Chính phủ

Địa điểm xây dựng: Công trình được xây dựng trong khuôn viên khuđất của đơn vị chủ đầu tư

Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn XDCB của Ngân sách nhà nước

Ngày khởi công: ngày 12 tháng 10 năm 2005

Ngày hoàn thành: ngày 30 tháng 9 năm 2006

- Giá trị quyết toán dự án: 5.344.210.000đồng

Kết quả kiểm tra được đánh giá như sau:

- Dự án được thực hiện trong thời điểm một số giá vật liệu tăng, cơchế tiền lương công nhân tăng và một số chi phí quản lý dự án cũng đượcthay đổi theo văn bản mới của Bộ xây dựng Trong quá trình xây dựng dophải di dời địa điểm theo yêu cầu của UBND tỉnh, thay đổi một số chi tiếttrong thiết kế của công trình ( cắt bỏ 3 gian trục 1-16, bỏ phần chóp mái,chuyển phần sảnh chính từ góc nhọn sang góc vuông, xây thêm 2 phòng Câulạc bộ tại tầng 2, 3, xây thêm 2 tường thu hồi để lợp mái tại sảnh chính) Dẫn đến thay đổi tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng lên 5,35 tỷ đồng

- Hình thức thực hiện dự án là đấu thầu rộng rãi theo Nghị định số88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w