số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối ngân sáchhàng năm của Nhà nước, từ đó các chủ đầu tư đã vay mượn vốn và chiếm dụngvốn của nhà thầu để thi công, dẫn đến kh
Trang 1MỞ BÀI
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều bài viết phảnảnh về vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), từ nguồn vốnngân sách Nhà nước (NSNN) Đó cũng là chủ đề được dư luận xã hội hết sứcquan tâm, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện dân chủhóa, công khai hóa, minh bạch trong quản lý tài chính công nói riêng và quản
lý Nhà nước nói chung Chính vì vậy khi nhiều địa phương để sẩy ra tình trạng
nợ đọng vốn XDCB là vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân
Từ đó tác động không tốt khả năng tới cân đối vĩ mô về nguồn lực tài chính,đồng thời đặt ra yêu cầu Chính phủ phải có các giải pháp đủ mạnh để ngănchặn, giải quyết tình trạng trên trong năm 2005 và những năm tiếp theo
Theo thống kê chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và các địa phương thì số
nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ năm 2003 trở về trước khoảng 11.500 tỷ đồng,bằng khoảng 25% tổng số vốn đầu tư của nguồn ngân sách Nhà nước năm
2003 Trong đó các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có số nợ khoảng7.500 tỷ đồng
Nợ đọng vốn đầy tư XDCB có tác động xấu về mặt tài chính – tiền tệ, xãhội … Phần nào kìm hãm sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đặc biệtđối với nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay Có nhiều nguyên nhândẫn đến nợ đọng vốn đầu tư XDCB, song chỉ xin nêu 2 nhóm nguyên nhân chủyếu sau
Trước hết là nhóm nguyên nhân khách quan: Khả năng cân đối với đầu tưXDCB từ NSNN hàng năm cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xãhội còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 40 – 50% nhu cầu Trong khi đó sốlượng các dự án đầu tư cho các đơn vị trình duyệt ngày càng tăng, trên thực tế
Trang 2số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối ngân sáchhàng năm của Nhà nước, từ đó các chủ đầu tư đã vay mượn vốn và chiếm dụngvốn của nhà thầu để thi công, dẫn đến khối lượng nợ đầu tư XDCB ngày càngtăng.
Về nhóm nguyên nhân chủ quan: công tác quy hoạch chưa triển khai đầy đủ
từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết Ở một số địa phương có xu hướngbuông lỏng quản lý đầu tư xây dựng, không đảm bảo kỷ cương trong XDCB đãđược chỉ rõ trong nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nghị định của Chính phủ
đã ban hành Nhiều dự án đầu tư chưa có phương án nguồn vốn để thực hiện dự ánvẫn tiến hành thực hiện với giải pháp “Vừa thi công vừa tìm nguồn vốn”
Do những tác động tiêu cực trong nền tài chính – tiền tệ, phát triển kinh tế –
xã hội của tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, Chính phủ đã ban hànhmột số văn bản pháp luật để chấn chỉnh lại trong tình hình phân nguồn vốn XDCBtập trung từ ngân sách Trung ương đến địa phương Mục tiêu giải quyết vấn đề ởđây là việc thực hiện nghiêm văn bản pháp luật, biện pháp, chỉ thị của Nhà nước,của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để dần từng bước giải quyếttình trạng nợ đọng XDCB từ NSNN góp phần cải thiện nền tài chính – tiền tệ, tạođộng lực tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tập trung nguồn vốn cho các côngtrình trọng điểm, cấp thiết, có hiệu quả cao
Từ những lý do trên và thời gian học tập lớp bồi dưỡng về quản lý hànhchính nhà nước chương trình chuyên viên chính, bản thân tôi đã tiếp thu được một
số lý luận cơ bản nhất định, để gắn lý luân với thực tiễn tôi xin chọn tình huống:
“Một số vấn đề về nợ đọng vốn trong xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”.
Trang 3I – TÌNH HUỐNG
1 Diễn biến tình huống.
Ngày 17 – 11 – 2003, Thủ tướng Chính phủ giao dự tóan ngân sách Nhànước năm 2004 tại Quyết định số 242/2003/QĐ - TTg cho các Bộ, Ngành, các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, ngân sách tỉnh K được phân bổ vớitổng chi ngân sách địa phương là 837,674 tỷ đồng Trong đó chi đầu tư phát triển(XDCB tập trung) là: 16 0 tỷ đồng
Trên cơ sở đó Bộ Tài chính giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm
2004 tại Quyết định số 191/2003/QĐ - BTC ngày 17 – 11 – 2003 với số thu, chinhư Quyết định số 242/2003/QĐ - TTg cho tỉnh K, trong đó số vốn XĐCB tậptrung là 160 tỷ đồng
Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ tài chính UBNNtỉnh K giao sở tài chính, phối hợp sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, cùng các Sở,ban, ngành, các cấp ngân sách lập dự toán ngân sách năm 2004 Căn cứ số ngânsách được giao, căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ngày 23-6-2003 (NĐ 73) banngành quy chế xem xét quyết định dự toán ngân sách địa phương, Luật ngân sách,Nghị định số 60/2003/NĐ- CP (NĐ60) ngày 6-6-2003 quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT/BTC ngày23-6-203- 2003 (TT59) hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày06- 06 – 2003 (NĐ60), Sở tài chính tỉnh K, cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh lập
dự tóan ngân sách năm 2004 tại báo cáo số 107/BC – UB ngày 20 – 11- 2003 vềtình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2003 và dự kiến phân bổnhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2004 Trong đó xác định nhiệm vụ chi ngân sáchtrên địa bàn là 837,647 tỷ đồng được phân ra theo các lĩnh vực chi, trong đó lĩnhvực chi XDCB tập trung là 130 tỷ đồng, từ nguồn vốn XDCB tập trung của trung
Trang 4ương phân bổ 160 tỷ đồng sau khi đã trừ các nguồn để lại ở cấp huyện (thu cấp đấttheo giá quy định) là 30 tỷ đồng Báo cáo sẽ được trình Hội đồng nhân dân(HĐND) tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 13 ngày 04 – 12 – 2003.
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn trên nhất là quyết định số 242/2003/QĐ TTg ngày 17 – 11 – 2003 UBND tỉnh K giao Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, lập báocáo số 108/BC/UB ngày 20 – 11- 2003 về “ước tính tình hình thực hiện kế hoạchXDCB năm 2003 và dự kiến kế hoạch XDCB năm 2004” trình HĐND tỉnh khóaVIII, tại kỳ họp thứ 13 ngày 14 – 12 – 2003 Trong đó phần phân bổ dự kiến cụ thểcho ngồn vốn XDCB tập trung cho tỉnh quản lý là 160 tỷ đồng cho 155 công trình
-cụ thể có danh sách từng công trình, phần vốn -cụ thể trong công trình Số vốn này
Sở kế hoạch chưa trừ số vốn do cấp huyện, thị trong tỉnh được phân là 30 tỷ đồng
Ngày 25 – 11 – 2003 theo Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 – 6 –
1994 (sửa đổi), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06 – 06 – 2003; Nghị định số73/2003/NĐ - CP ngày 23 – 6 – 2003 Ban kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh K tiếnhành thẩm tra Báo cáo số 107/BC – UB ngày 20/11/2003 Và báo cáo số 108/BC –
UB ngày 20/11/2003 Thời gian thẩm tra các báo cáo trên là 2 ngày từ ngày 25 đếnngày 26 – 11 – 2003 Do điều kiện khách quan, các báo cáo của UBND gửi đến đểBan Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra là rất gấp rút về thời gian Thời giantiến hành kỳ họp đã được thường trực HĐND ấn định vào ngày 4 – 12- 2003
Trong quá trình thẩm tra Báo cáo số 107 và 108 Ban Kinh tế – Ngân sáchHĐND tỉnh thấy rằng có sự không thống nhất về vốn phân bổ cho các công trìnhXDCB với nguồn vốn đáp ứng (được phân bổ) cho các công trình do thẩm quyềncấp tỉnh phân cụ thể là lệch nhau 30 tỷ đồng, số vốn này cho các công trình XDCBnăm 2004 là không có nguồn (mặc dù tòan bộ các công trình mà Sở Kế hoạch và
Trang 5Đầu tư tỉnh A đều đáp ứng đầy đủ về hồ sơ kinh tế đã được cấp thẩm quyền phêduyệt).
Với cương vị là thành viên Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh được giaotrách nhiệm lập báo cáo kết luận thẩm tra các báo cáo số 107 và 108 trình trướcHĐND tỉnh khóa XIII, tại kỳ họp thứ 13 ngày 04 – 12 – 2003 tôi phải sử lý tìnhhuống này như sau:
II – PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Cơ sở lý luận.
Ở nước ta, với nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì pháp luật trởthành phương tiện hàng đầu trong quản lý nhà nước về kinh tế Pháp luật trước hếttạo lập các hành lang pháp lý để cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế tự do , bình đẳng trong một sân chơi và Nhà nước là chủ thể quản lý điều chỉnh
“ sân chơi” đó Các quan hệ kinh tế thị trường rất đa dạng, phong phú, năng động
và phức tạp do đó cần phải định hướng cho chúng phát triển theo định hướng xãhội nhất định Điều đó càng nảy sinh ra nhu cầu điều chỉnh để loại bỏ những yếu tốngẫu nhiên, tuỳ tiện, ngăn ngừa rối loạn, khủng hoảng, thiết lập trật tự ổn định Mộttrong những phương tiện điều chỉnh hữu hiệu đó là luật pháp Bằng sự điều chỉnhpháp luật mà tạo ra môi trường thuận lợi tin cậy và chính thức cho sự tồn tại vàphát triển của các quan hệ kinh tế
Trong những năm qua, để đáp ứng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hạn chế nợ đọng trong đầu tư xâydựng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ
Trang 6mới phát sinh, nhất là trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng để đạt được mụcđích.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợpvới chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời
kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩynhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhândân
- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt hiệu quả caonhất đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
- Đảm bảo xây dựng theo quy hoạch được duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững, bảo vệ môi trường , tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xâydựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng vớichi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình
Nhìn từ góc độ pháp luật có thể nhận thấy pháp luật ngày càng có vai trò tolớn đối với quản lý nhà nước và xã hội Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã đượcsửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định.: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Trong Hiến pháp cũng đưa ramột danh mục đáng kể các vấn đề quản lý chịu sự điều chỉnh của pháp luật thôngqua hoạt động lập pháp và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nước
Theo hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định thẩm quyền ban hành văn bảnquy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước về điều chỉnh pháp luật đối vớinhiều yếu tố quản lý nhà nước và các mối liên hệ qua lại của chúng
Trang 7Trong số các hình thức điều chỉnh pháp luật đối với quản lý nhà nước thì ýnghĩa quan trọng thuộc về các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật được ban hànhtrên cơ sở luật và để thi hành luật.
Trong số các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành thì các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan
hệ phát sinh trong quản lý nhà nước chủ yếu là:
- Các văn bản của quốc hội
- Các văn bản của ủy ban thường vụ quốc hội
- Các văn bản của Chính phủ
- Các văn bản cấp bộ, cơ quan ngang bộ
- Các văn bản của chính quyền địa phương
Trong điều chỉnh pháp luật đối với quản lý nhà nước người ta sử dụng cả cáchình thức văn bản quy phạm pháp luật, việc sử dụng loại văn bản quy phạm phápluật ở cấp độ nào là tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của các quan hệ cần điềuchỉnh Điều này tạo ra cho sự điều chỉnh pháp luật một cơ cấu phức tạp
Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quản lý nhà nước bao gồm rất nhiều cácvăn bản quy phạm pháp luật Sự đa dạng này còn tăng thêm bởi một điều là trongđiều chỉnh pháp luật người ta áp dụng các giải pháp khác nhau cho cùng các vấn đềnhư nhau Trong trường hợp này thì quy chế pháp lý của các cơ quan nhà nước vàcác cơ quan chính quyền địa phương được quy định khi thành lập chúng Điều nàytạo khả năng ít nhiều mô tả đầy đủ hơn các vấn đề tương ứng Trong trường hợpkhác, khi cần thiết người ta bổ sung những thay đổi vào quy chế pháp lý của các
cơ quan đang tồn tại Điều này thường được thực hiện bởi lẽ trong thực tế hoạtđộng chức năng của các cơ quan nhà nước thường phát hiện thấy không đủ các
Trang 8chức năng quản lý hoặc các quyền hạn, mà cũng có thể không đủ cả tiềm năng độingũ nhân viên Trong trường hợp thứ ba lại có sự quy định trật tự hiện hành mộtvấn đề nhất định và giao phó nó cho cơ quan tương ứng.
Nói chung, cơ cấu điều chỉnh pháp luật đối với quản lý nhà nước được hìnhthành dưới ảnh hưởng của hai yếu tố dường như gặp nhau Theo hướng này cáchình thức (các văn bản pháp luật) điều chỉnh pháp luật đã hình thành một cáchkhách quan, được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, còn theo hướng khác -
đó là đặc điểm của bản thân các yếu tố, các quá trình và các quan hệ quản lý nhànước, vốn chi phí nội dung điều chỉnh pháp luật đối với quản lý nhà nước
Vì vậy, cơ cấu điều chỉnh pháp luật đối với quản lý nhà nước cần phải làmsao cho để mỗi một trong số các yếu tố của quản lý nhà nước đều có một hình thứcpháp luật tương ứng với bản chất và công dụng của nó và đảm bảo thực hiện nó cóhiệu quả
2 Phân tích xử lý tình huống :
1 Theo Điều 34 Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 – 06- 1994 (sửađổi) và quy chế nội quy các kỳ họp của nhiệm kỳ 1999 – 2004 ngày 10 – 02 –
2000, tài liệu phục vụ cho kỳ họp phải được gửi tới đại biểu HĐND trước 5 ngày
Theo tiết a khoản 2 Điều 25 Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hộithông qua ngày 16 – 12- 2002 Hội đồng nhân dân quyết định phân bổ dự toán ngânsách cấp tỉnh mình (cấp tỉnh)
a) Tổng só và mức chi từng lĩnh vực Theo đó Ban Kinh tế – Ngân sách thẩmtra báo cáo số 107 và Báo cáo số 108 do UBND trình mà cơ quan tham mưu trựctiếp cho UBND tình là Sở Tài chính và Sở kế hoạch và đầu tư Cụ thể đi sâu về vấn
đề vốn đầu tư XDCB và nguồn vốn để đầu tư XDCB công trình năm 2004
Trang 92 Về Báo cáo số 107/BC – UB ngày 20 – 11- 2003 Theo Nghị định số73/2003/NĐ - CP ngày 23-06-2003 (NĐ73) UBND tỉnh K mà ở đây trực tiếp là SởTài chính cơ quan tham mưu đã căn cứ vào các văn bản pháp luật hướng dẫn và sốngân sách được giao để lập dự tóan năm 2004, tại Điều 4, khoản 4 tiết c chương IINghị định số 73 quy định UBND tỉnh giải trình cụ thể về tình hình thực hiện ngânsách, dự tóan, phân bổ ngân sách cấp mình, trong đó nêu rõ nội dung.
c) “Danh mục, tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện và kế hoạch vốn đầu tưcác dự án, các công trình quan trọng thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương đãđược HĐND cấp mình quyết định theo thẩm quyền; trong đó, nêu chi tiết các dự
án, các công trình XDCB theo quy định của HĐND cấp tỉnh” Căn cứ vào Nghịquyết số 14/2003/NQ – HĐ (NQ14) ngày 04 – 8 – 2003 của HĐND tỉnh K khóaXIII , kỳ họp thứ 11 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp:tỉnh, huyện và xã ổn định trong 3 năm (2004 - 2006)
Theo đó Sở Tài chính đã căn cứ vào số được giao về nguồn vốn XDCB tậptrung có phân cấp nhiệm vụ chi, cụ thể tổng số vốn XDCB tập trung là 160tỷ đồng,trong đó cấp tỉnh được phân cấp chi (Cho XDCB từng công trình) là 130 tỷ đồng là
có căn cứ và đúng luật, đúng chỉ đạo, đúng thẩm quyền, đảm bảo đúng nguồn vốn
đã được cấp và phê duyệt cho ngân sách năm 2004
3 Về báo cáo số 108, qua thẩm tra, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnhthấy rằng đại đa số các công trình trong tổng số 155 công trình thuộc cấp tỉnh phân
bổ vốn (kể cả công trình khởi công mới và công trình chuyển tiếp) đáp ứng đầy đủthủ tục về quản lý đầu tư XDCB theo Nghị định 52/1999/NĐ - CP ngày 08 – 7-
1999 như lập dự tóan kinh tế kỹ thuật, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và nằmtrong quy hoạch tổng thể Tuy nhiên, có một số công trình chuyển tiếp (8 côngtrình) chưa đủ thủ tục về đầu tư XDCB theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư
Trang 10và xây dựng (NĐ 52), có 4 công trình khởi công mới (Các công trình cần thiết)chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt, quyết định đầu tư sau thời điểm 31 – 11 –2003.
Tổng số vốn cho 12 công trình này xấp xỉ 30 tỷ đồng
Theo Luật Ngân sách, Nghị định 73, Thông tư 59, Quyết định 242 và Quyếtđịnh 191 thì Sở Kế hoạch bố trí vốn là 160 tỷ đồng cho 155 công trình Trong khi
đó theo Sở Tài chính nguồn vốn thuộc thẩm quyền cấp tỉnh phân bổ chỉ có 130 tỷđồng cho nguồn vốn XDCB trong năm ngân sách 2004 Như vậy Sở kế hoạch vàĐầu tư bố trí vượt nguồn vốn XDCB là 30 tỷ đồng Như vậy, Sở Kế hoạch và đầu
tư tỉnh K cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh K đã xây dựng dự tóan vềXDCB năm 2004 là trái với luật ngân sách, Nghị quyết số 14 của HĐND tỉnh vềphân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
4 Việc xảy ra trong quá trình Ban Kinh tế – Ngân sách thẩm tra các báo cáocủa UBND tỉnh K là không có sự thống nhất về nguồn vốn và vốn cho các côngtrình XDCB năm 2004 (lệch nhau khoảng 30tỷ đồng) qua báo cáo thấy rằng donhững nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Khoản ngân sách cho XDCB tập trung của Trung ương cho tỉnh A còn quáhạn hẹp so với nhu cầu cấp thiết về đầu tư XDCB tại tỉnh K
+ Do đặc điểm riêng biệt của XDCB là công việc phải hoàn thành theo từnggiai đoạn kỹ thuật, theo tiến độ và mùa vụ (hòan thành trước mùa mưa, bão), nhưngvốn bố trí cho một số công trình chưa kịp ở những năm trước (nợ vốn công trình)nên trong năm 2004 phải ghi số vốn vào để trả nợ
- Nguyên nhân chủ quan:
Trang 11+ Qua thẩm tra, Ban Kinh tế – Ngân sách được phản ánh rằng sự phối hợpgiữa Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh K là hai cơ quan chuyên môn,giúp UBND tỉnh về vấn đề XDCB năm 2004 không được thống nhất và không cómối liên hệ chặt chẽ trong các khâu lập dự toán.
Theo khoản 6 Điều 3, chương II, Nghị định 73
“Cơ quan Tài chính chủ động phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và
cơ quan có liên quan trình UBND dự tóan thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chingân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp mình và quyết tóan thungân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương …”
Do không có sự phối hợp, bàn bạc với nhau nên việc Sở Tài chính xây dựng
dự tóan chi, trong đó chi XDCB tập trung vào phương án phân bổ Sở Tài chính cửXây dựng và ngược lại Sở Kế hoạch và Đầu tư với lý lẽ của mình là cơ quanchuyên môn về kế hoạch nên chỉ biết rằng Trung ương giao cho bao nhiêu vốn(theo quyết định số 242) về XDCB tập trung 160 tỷ đồng thì Sở Kế hoạch và Đầu
tư cứ chủ động phân bổ cho các công trình, không cần biết số vốn đó thuộc nguồnvốn nào, cấp nào được phân, vấn đề này chỉ có cơ quan Tài Chính mới hiểu được
và như vậy là trái với Quyết định 191 và Nghị quyết số 14 HĐND Ở đây tráchnhiệm thuộc về 2 Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh K
+ Công tác quy hoạch tổng thể và chi tiết của tỉnh K chưa kịp thời và đồng
bộ, dẫn đến có 4 công trình chưa được phê duyệt quy hoạch, ở đây trách nhiệmthuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tỉnh K không phối hợp với Sở Tài Chính,dẫn đến lập dự toán về phân bổ vốn XDCB năm 2004 vượt nguồn trái với LuậtNgân sách và Thông tư số 61/TT – BTC ngày 23 – 6 – 2003 (TT61) về hướng dẫnxây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2004 Trong Thông tư đã chỉ rõ về chicho đầu tư XDCB
Trang 12“Xây dựng dự tóan chi cho đầu tư XDCB tập trung phải quán triệt những yêucầu của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn: Đảm bảo đầu tư có trọng tâm,trọng điểm, chống dàn trải gây lãng phí thất thoát…”
“… Các công trình đưa vào dự tóan chi ngân sách năm 2004 phải có đủ thủtục đầu tư XDCB và được duyệt trước tháng 9 -2003; bố trí căn cứ khả năng ngânsách theo số kiểm tra dự toán chi đầu tư XDCB, không bố trí tràn lan vượt quá khảnăng của ngân sách Nhà nước….”
Như vậy một số công trình mà Sở kế hoạch và Đầu tư đã bố trí, không đápứng yêu cầu về quản lý thủ tục đầu tư XDCB như nghị định số 52/1999 Ngày 08 –
7 -1999; số 12/2000/NĐ - CP ngày 30 – 01 – 2003 của Chính phủ về quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng
Hơn nữa, cũng không đúng với thông tư hướng dẫn của Thông tư 61: Cáccông trình đưa vào dự tóan phải đảm bảo nguồn vốn và khả năng ngân sách cấpmình Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có
xu hướng (theo chủ quan) nới lỏng quản lý đầu tư và xây dựng, không đảm bảo kỷcương trong XDCB và các văn bản quy phạm pháp luật nói trên
+ Ở một số công trình đã khởi công (công trình chuyển tiếp) một số nhà thầu
do sức ép lớn về nhu cầu việc làm, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công nhân viên;khấu hao máy móc, thiết bị … nên các nhà thầu chấp nhận ứng vốn trước, hơn nữa
họ không hiểu thông tin về khả năng vốn của chủ đầu tư Trong số này khoảng 18công trình với số vốn gần 38 tỷ đồng, thực chất là những công trình đã hòan thànhnhưng chưa có nguồn vốn từ những năm trước, đến năm 2004 mới ghi được vào đểthanh toán cho nhà thầu
5 Từ những nguyên nhân trên, nếu chấp nhận theo phương án tại Báo cáo số
108 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình trước HĐND tỉnh thông qua thì: