1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống chương trình chuyên viên

22 393 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Hiện nay, việc quản lý đất đai đã và đang là một trong những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu. Qua từng thời kỳ cách mạng, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có những sửa đổi, bổ sung nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển. Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân, về tranh chấp đất đai, nhất là các tranh chấp đất đai về thừa kế, đòi lại đất cho thuê, cho ở nhờ,.... diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp. Nguyên nhân của những khiếu nại trên phần lớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai, bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Qua thời gian tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên và quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn, tôi chọn tình huống “Giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất” với mục đích trao đổi, học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước góp phần nâng cao kiến thức trong việc quản lý, xử lý và sử dụng đất đai ngày một tốt hơn mang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4

1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống 4

2 Diễn biến tình huống 5

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 6

1 Cơ sở lý luận 6

2 Phân tích nguyên nhân và hậu quả 9

2.1 Nguyên nhân 9

2.2 Hậu quả 10

3 Phân tích tình huống 11

III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 12

1 Xác định mục tiêu xử lý tình huống 12

1.1 Mục tiêu trước tiên 12

1.2 Mục tiêu hướng tới 13

2 Đề xuất phương án xử lý tình huống 13

3 Lựa chọn phương án xử lý tình huống và lập kế hoạch thực hiện phương án 15

IV KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 17

1 Kiến nghị 17

2 Kết luận 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

MỞ ĐẦU

Luật đất đai 1993 của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có ghi:

“ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xâydựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế

hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ đượcvốn đất đai như ngày nay!"

Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩađặc biệt quan trọng- là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trìnhsản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồncủa xã hội loài người Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người

Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điềukiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất Đất đai tham gia vàotất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội Đất đai là địa điểm, là cơ sở củacác thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và cáccông trình thuỷ lợi khác Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp,xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ…

Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định làthước đo sự giàu có của một quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống,bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như làmột nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng

Với ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt như vậy, chính sách đất đai luôn luôn

là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là vào những giaiđoạn chuyển biến có tính chất lịch sử vì nó không chỉ liên quan đến lợi ích củahàng chục triệu người nhất là đối với nông dân mà coi là một khâu then chốttrong điều hành vĩ mô của nhà nước với mục tiêu ổn định và phát triển

Hiện nay, việc quản lý đất đai đã và đang là một trong những vấn đề mangtính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu Quatừng thời kỳ cách mạng, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó

Trang 3

mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước Nhất làtrong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệphóa-hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có nhữngsửa đổi, bổ sung nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân,

về tranh chấp đất đai, nhất là các tranh chấp đất đai về thừa kế, đòi lại đất chothuê, cho ở nhờ, diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung

vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp Nguyên nhân của những khiếu nại trên phầnlớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nướcliên quan đến lĩnh vực đất đai, bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợpcác cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản

lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài làm giảm sút lòng tin của nhândân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Qua thời gian tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chươngtrình chuyên viên và quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn, tôi chọn tình huống

“Giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất” với mục đích trao đổi, họchỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước góp phầnnâng cao kiến thức trong việc quản lý, xử lý và sử dụng đất đai ngày một tốt hơnmang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống Tuy nhiên, do trình độ, năng lực và

sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên tình huống này không tránh khỏi nhữngthiếu sót, vì vậy kính mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạnhọc viên

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ, Công chức (Bộ Nội vụ) đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo tôi trong quá trình học Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên K47 tại huyện Kim Bảng

Người thực hiện

Chu Thị Hạnh

Trang 4

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống

Năm 1948, ông Trần Văn Lâm trú tại xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh

Hà Nam kết hôn với bà Nguyễn Thị Lệ và sinh được 3 người con:

- Trần Văn Minh

- Trần Văn Tài

- Trần Văn Nam

Năm 1975, bà Nguyễn Thị Lệ lâm bệnh hiểm nghèo và qua đời Trong số

ba người con của ông Lâm có anh Trần Văn Tài đi xuất khẩu lao động ở Nga từnăm 1993

Gia đình ông Lâm đã được Ủy ban nhân dân xã Tân Sơn làm thủ tục giaoquyền sử dụng 450 m2 đất vườn và thổ cư; 2.900 m2 đất trồng lúa và 32.000 m2đất đồi rừng để trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp theo Nghị định 64/CP vàNghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho các

tổ chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

Tháng 7 năm 2001 ông Lâm lâm bệnh nặng và qua đời có để lại di chúc,trong di chúc ông Lâm ghi rõ: “Nay để lại cho anh Nguyễn Quốc Hùng 1.000 m2đất trồng lúa và 4.500 m2 đất lâm nghiệp” trong tổng số đất mà Ủy ban nhân dân

xã Tân Sơn giao cho gia đình ông Lâm theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CPngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ

Được biết anh Nguyễn Quốc Hùng là con trai của người bạn thân với ôngLâm sống cùng thôn Tân Lang và anh Hùng cũng đã được Ủy ban nhân dân xãTân Sơn cấp đủ diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp theo tiêu chuẩn đã quy địnhtại Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP Ngoài ra trong di chúc để lại ông Lâmkhông đề cập gì đến việc phân chia tài sản thừa kế cho các con của ông

Tháng 2 năm 2002, sau khi ông Lâm mất được 7 tháng thì anh Trần VănMinh là con trai trưởng của ông Lâm đã đứng ra phân chia về đất cụ thể như sau:

- Diện tích 2.900 m2 đất trồng lúa và 32.000 m2 đất đồi rừng để trồng cây

ăn quả và cây lâm nghiệp được chia đều cho 2 anh em là Trần Văn Minh và Trần

Trang 5

Văn Nam; anh Trần Văn Tài không được chia đất với lý do là đi nước ngoàikhông có hộ khẩu ở nhà.

- Diện tích đất vườn 450 m2 được chia đều cho cả 3 anh em là Trần VănMinh, Trần Văn Tài, Trần Văn Nam mỗi người 150 m2 vì đây là diện tích đất có

cả đất thổ cư

Đối với anh Nguyễn Quốc Hùng thì anh Trần Văn Minh không chia đấtcho anh này theo di chúc của ông Lâm để lại với lý do: Anh Hùng không phải làcon ông Lâm

Tháng 10 năm 2002, từ nước ngoài trở về thăm quê hương, anh Trần VănTài không đồng tình với cách phân chia của anh Minh và cũng từ đó anh em nảysinh mâu thuẫn Sau nhiều lần được chính quyền địa phương hòa giải nhưng tìnhhình vẫn không được cải thiện mà có phần xấu hơn

2 Diễn biến tình huống

Ngày 22 tháng 12 năm 2002, anh Tài đã có đơn khiếu nại lên UBND xãTân Sơn đề nghị chính quyền địa phương giải quyết cho anh được hưởng 1/3 diệntích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp mà UBND xã đã giao cho gia đình ông Lâm

Vào thời gian này cùng với đơn khiếu nại của anh Trần Văn Tài thì anhNguyễn Quốc Hùng cũng gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã Tân Sơn đòi đượchưởng 1.000 m2 đất trồng lúa và 4.500 m2 đất lâm nghiệp theo như di chúc củaông Lâm để lại

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của 2 công dân Trần Văn Tài và NguyễnQuốc Hùng, UBND xã đã tiến hành giải quyết như sau:

Đối với anh Trần Văn Tài: UBND xã bác đơn khiếu nại về việc đòi hưởng1/3 diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp với lý do anh Tài đi xuất khẩu laođộng ở nước ngoài, không có hộ khẩu tại địa phương do vậy không có quyềnđược sử dụng diện tích đất mà địa phương giao cho gia đình ông Lâm

Đối với anh Nguyễn Quốc Hùng: UBND xã giải quyết được hưởng 1.000m2 đất trồng lúa và 4.500 m2 đất lâm nghiệp theo di chúc của ông Lâm để lại

Sau khi UBND xã Tân Sơn giải quyết như vậy thì mối quan hệ giữa ba anh

em trong gia đình càng trở nên căng thẳng hơn Đồng thời mâu thuẫn giữa 2 gia

Trang 6

đình anh Minh và anh Hùng ngày càng trở nên gay gắt, tình cảm hàng xóm thấykhó có thể hàn gắn như trước được.

Với sự việc này phần lớn nhân dân ở thôn Tân Lang xã Tân Sơn đã có quanđiểm đồng tình ủng hộ đối với những quyết định của UBND xã Tân Sơn, tuynhiên cũng có một số ít không đồng tình với các lý do: UBND xã Tân Sơn đã giảiquyết vụ việc chưa thấu tình đạt lý và chưa đúng thẩm quyền Để vụ việc đượcgiải quyết vừa đúng pháp luật, ổn thỏa, vừa giữ được tình cảm anh, em trong giađình và mối quan hệ hàng xóm, láng giềng thì từ những vấn đề đặt ra, chúng tacần tìm ra một phương án xử lý cho phù hợp và đúng pháp luật hiện tại

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

1 Cơ sở lý luận

Muốn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế về đất đai được tốt đòi hỏinhững người có trách nhiệm phải nắm bắt đầy đủ, kịp thời các quy định của phápluật dân sự về thừa kế cũng như các quy định của Luật đất đai và các văn bảnhướng dẫn thi hành

Luật đất đai của nước ta ban hành năm 1993 và mới đây Luật đất đai năm

2003 vẫn khẳng định: Đất đai là loại tài sản có giá trị đặc biệt và đất đai thuộc sởhữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Và tính đặc biệt của sở hữu Nhànước đối với đất đai thể hiện ở những điểm sau:

+ Trước hết đất đai là một tài nguyên quý giá, nó không phải là tài sảnthông thường mà là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống Dùrằng Nhà nước xác định giá các loại đất, ban hành khung giá các loại đất để Ủyban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quy định bảng giá cácloại đất nhưng không vì thế mà có quan niệm coi đất đai như một hàng hóa thôngthường Đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển một cách đặc biệt

+ Nhà nước là chủ sở hữu, vì thế có trọn vẹn các quyền năng chiếm hữu, sửdụng, định đoạt đất đai mà các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật đấtđai không thể có đầy đủ các quyền đó được

+ Toàn bộ đất đai dù trên đất liền hay trên hải đảo, dù cho bất cứ ai sử dụngvào mục đích nào thì đó vẫn là của Nhà nước

Trang 7

+ Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không còn khái niệm đất vô chủ,đất vắng chủ, không còn quan niệm tranh chấp về quyền sở hữu đất đai.

Như vậy ngoài Nhà nước ra không có đối tượng nào có đầy đủ ba quyền:Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai Người được Nhà nước giao quyền sửdụng đất được hưởng các quyền do pháp luật quy định Trong thực tế, xét về bảnchất thì quyền sử dụng đất cũng là quyền năng dân sự (quyền dân sự đặc thù).Bên cạnh đó, luật pháp là cơ sở pháp lý cho việc hình thành quá trình lưu thông

về đất đó là khi đất có giá trị cao Chính vì lẽ đó đất đai trở thành tài sản quý giácủa con người có thể chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế, cho thuê nhưng đó chỉ là quyền sử dụng đất Ông Lâm được quyền lập di chúc để lại thừa

kế quyền sử dụng đất nhưng di chúc đó phải hợp pháp tức là phải tuân theo cácquy định về nội dung và hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sựViệt Nam năm 1995 Theo quy định của pháp luật mỗi loại đất có vai trò, giá trịkhác nhau do đó khi thực hiện các quyền của chủ thể đối với đất cũng khác nhau.Luật đất đai quy định có hai nhóm đất:

+ Đất nhóm 1: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp hàng năm và đất nuôitrồng thủy sản

+ Đất nhóm 2: Là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp vàđất thổ cư

Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 quyđịnh có hai cách thừa kế đó là: Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật

- Thừa kế theo di chúc: Là việc dịch chuyển tài sản của người chết chongười khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiệntrong di chúc: Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế(cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền thừa kế cho họ, giao cho họ nghĩa

Trang 8

“Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặccác nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúcbằng miệng Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệngthể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngaysau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minhmẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị hủy bỏ”

- Thừa kế theo pháp luật: Là việc dịch chuyển tài sản của người chết chongười sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.Điều 653 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: Di chúc bằng văn bản baogồm:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn;

- Di chúc bằng vản bản có chứng nhận của công chứng nhà nước

Điều 679 Bộ luật dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹnuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, anhruột, chị ruột, em ruột của người chết

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chúruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà ngườichết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn

ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truốt quyềnhưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì loại đất thuộc nhóm thứ hai thì ngườiđược hưởng thừa kế là bất cứ ai

Trang 9

2 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

2.1 Nguyên nhân

2.1.1 Khách quan

Do quá trình phát triển kinh tế- xã hội tại ngày một phát triển, giá trị quyền

sử dụng đất ngày càng cao, dẫn đến nhiều những tranh chấp đất đai

Hồ sơ địa chính đất đai trải qua nhiều thời kỳ chưa được lưu trữ, cập nhậtđầy đủ Trên địa bàn huyện Kim Bảng các xã cơ bản chưa đo đạc bản đồ địachính chính quy, tài liệu quản lý đất đai vẫn dựa vào bản đồ đo đạc từ những năm

đã cũ nát, thất lạc, thiếu đồng bộ, biến động nhiều ranh giới, loại đất, đối tượng sứdụng đất, gây nhiều khó khăn trong việc xác định căn cứ để giải quyết

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đất đai, giao dịchdân sự qua các thời kỳ thay đổi, chồng chéo dẫn đến nhiều lúng túng cho các cơquan chức năng trong việc quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo

Bộ máy chính quyền cấp xã, đặc biệt là công chức địa chính cấp xã trongcác thời kỳ chưa được quan tâm đúng mức, trình độ chuyên môn và trách nhiệmchưa đáp ứng nhu cầu công tác Đặc biệt là quá trình tuyền dụng cán bộ, côngchức cấp xã trước đây không thực sự chú trọng đến trình độ chuyên môn mà chủyếu tuyển dụng thông qua sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ, vì thế độingũ cán bộ công chức cấp xã cao tuổi vừa thiếu, vừa yếu

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân về nhận thức hiểu biết pháp luậttrong quá trình sử dụng đất còn chưa được sâu rộng, thiếu hiểu biết kiến thứcpháp luật về đất đai, thừa kế, giao dịch dân sự…

2.1.2 Về chủ quan

Để xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất như trên là do nguyên nhân chủyếu sau đây:

Trang 10

Thứ nhất: Về phía người để lại thừa kế quyền sử dụng đất do hiểu biết phápluật còn hạn chế nên ông Lâm đã lập di chúc để lại quyền thừa kế sử dụng đấtnông nghiệp để trồng lúa cho anh Hùng là chưa đúng quy định của pháp luật dân

sự và đất đai

Thứ hai: Về phía những người được hưởng thừa kế:

- Các con ông Lâm: anh Trần Văn Minh và Trần Văn Tài do không tìmhiểu các quy định của pháp luật về thừa kế và đất đai nên anh Minh đã phân chiaquyền sử dụng đất mà bố mình để lại không đúng theo di chúc và theo pháp luật

- Anh Nguyễn Quốc Hùng người được ông Lâm cho hưởng thừa kế theopháp luật do chưa hiểu biết các quy định của pháp luật đã gửi đơn lên UBND xãTân Sơn yêu cầu được hưởng 1.000 m2 đất trồng lúa theo di chúc của ông Lâm

để lại là không đúng

Thứ ba: Về phía cơ quan Nhà nước (ở đây là UBND xã) do hiểu biết phápluật còn chưa đầy đủ nên việc giải quyết không đúng thẩm quyền và chưa đúngpháp luật Đây là tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nên thẩm quyền giảiquyết thuộc Tòa án nhân dân chứ không phải UBND xã Khi nhận được đơn củaanh Tài và anh Hùng lẽ ra UBND xã chỉ hòa giải, hướng dẫn các bên chứ khônggiải quyết như trên; nếu các bên không nhất trí với cách hòa giải đó thì UBND xãphải hướng dẫn họ gửi đơn đến Tòa án nhân dân để giải quyết

Trang 11

nhiều lần được chính quyền địa phương hòa giải, nhưng tình hình vẫn khôngđược cải thiện mà có phần xấu hơn Mẫu thuẫn giữa anh Hùng và các con ôngLâm ngày càng sâu sắc, ảnh hưởng đến tình cảm hàng xóm vốn là phong tục tậpquán tốt đẹp của dân tộc ta.

- Về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp chưa giải quyết được vì UBND xãkhông có thẩm quyền mà lại đứng ra giải quyết và kết quả giải quyết không đúngvới quy định của pháp luật Do đó dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài nếu cácbên tiếp tục khiếu kiện

- Về uy tín của cán bộ Nhà nước: Với cách giải quyết vừa không đúngthẩm quyền, vừa không đúng pháp luật như trên thì người dân sẽ không tin tưởngvào trình độ của đội ngũ cán bộ Nhà nước, nếu có tranh chấp xảy ra chắc họ sẽkhông nhờ đến cán bộ cơ sở tư vấn nữa Do đó dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượtcấp, kéo dài làm cho các cơ quan cấp trên không giải quyết hết mà cấp dưới lạikhông có việc

3 Phân tích tình huống:

Từ di chúc mà ông Lâm để lại chúng ta nhận thấy:

- Việc ông Lâm lập di chúc để lại cho anh Hùng (con trai người bạn thân)thừa kế quyền sử dụng 4.500 m2 đất lâm nghiệp (đất loại 2) là hoàn toàn đúngquy định của pháp luật

- Căn cứ vào những quy định của pháp luật thì ông Lâm (người được nhànước trực tiếp giao đất) trước khi chết đã lập di chúc để lại thừa kế quyền sử dụng1.000 m2 đất trồng lúa (đất loại 1) cho anh Nguyễn Quốc Hùng là trái với quyđịnh của pháp luật

Căn cứ vào Điều 10 của Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự năm 1989thì “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất do Tòa án nhân

Ngày đăng: 12/12/2017, 21:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, 2013 Khác
2. Luật đất đai năm 1993, 2003 Khác
4. Bộ luật dân sự năm 1995, 2005 Khác
5. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, năm 2001 Khác
7. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Khác
8. Tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức- Bộ Nội vụ Khác
9. Các văn bản khác có liên quan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w