1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng

88 930 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 774,6 KB

Nội dung

Do đó, chúng tôi hi vọng việc nghiên cứu về các tác phẩm của ông nói chung và nghệ thuật sử dụng câu đặc biệt của ông nói riêng sẽ tôn vinh thêm tài năng và sự cống hiến của ông đối với

Trang 1

LỜI CẢM ƠN !

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo hướng dẫn Th.S-GVC Lê Kim Nhung người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn

để em hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong tổ ngôn ngữ khoa Giáo dục Tiểu học, trường Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành

Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, song khóa luận vẫn không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thu Thảo

Trang 2

BẢN CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng” là một đề tài do chính tôi

thực hiện, không có sự trùng lập với bất kì đề tài của tác giả khác

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thu Thảo

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Mục đích nghiên cứu 14

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 15

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15

6 Phương pháp nghiên cứu 15

7 Bố cục của đề tài 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 17

1.1 Khái quát chung về câu 17

1.1.1 Khái niệm câu 17

1.1.2 Đặc điểm của câu 17

1.1.3 Phân loại câu 18

1.2 Câu đơn đặc biệt 19

1.2.1 Khái niệm 19

1.2.2 Đặc điểm của câu đơn đặc biệt 19

1.2.3 Cấu tạo của câu đơn đặc biệt 19

1.2.4 Phân loại câu đơn đặc biệt 20

1.3 Phân biệt câu đơn đặc biệt với câu tỉnh lược 23

1.4 Tác giả Võ Quảng và đôi nét về hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” 25

1.4.1 Tác giả Võ Quảng 25

1.4.2 Đôi nét về hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng 27

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI 30

2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 30

Trang 4

2.1.1 Câu đặc biệt danh từ 30

2.1.2 Câu đặc biệt động từ 32

2.1.3 Câu đặc biệt tính từ 34

2.1.4 Câu đặc biệt thán từ 35

2.2 Bảng thống kê các kiểu câu đặc biệt đã khảo sát trong các tác phẩm của Võ Quảng 36

2.3 Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 36

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT “QUÊ NỘI” VÀ “TẢNG SÁNG”CỦA VÕ QUẢNG 38

3.1 Câu đặc biệt danh từ 38

3.1.1 Câu đặc biệt danh từ với vai trò làm nhan đề tác phẩm 38

3.1.2 Câu đặc biệt danh từ biểu thị thời gian 41

3.1.3 Câu đặc biệt danh từ biểu thị không gian 42

3.1.4 Câu đặc biệt danh từ có chức năng dùng làm câu chửi 43

3.1.5 Câu đặc biệt danh từ có tác dụng nêu sự vật hiện tượng 46

3.1.6 Câu đặc biệt danh từ với chức năng làm câu gọi, thưa gửi 50

3.2 Câu đặc biệt động từ 57

3.2.1 Câu đặc biệt động từ diễn tả các hành động diễn ra liên tiếp theo một trình tự thời gian 57

3.2.2 Câu đặc biệt động từ miêu tả trạng thái tồn tại chủ động của sự vật, hiện tượng 59

3.2.3 Câu đặc biệt động từ có chức năng là câu giới thiệu nhân vật 61

3.2.4 Câu đặc biệt động từ có tác dụng là câu gợi tình huống truyện 63

3.2.5 Câu đặc biệt động từ có tác dụng biểu thị không gian 65

3.2.6 Câu đặc biệt động từ miêu tả sự tồn tại của sự vật hiện tượng 65

3.2.7 Câu đặc biệt động từ có tác dụng gợi tả âm thanh 68

3.3 Câu đặc biệt tính từ 70

Trang 5

3.3.1 Câu đặc biệt tính từ dùng để miêu tả trạng thái, tính chất của sự

vật, hiện tượng 70

3.3.2 Câu đặc biệt dùng làm câu nhận xét, đánh giá 72

3.4 Câu đặc biệt thán từ 78

3.4.1 Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện niềm vui 78

3.4.2 Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện sự thán phục 80

3.4.3 Câu đặc biệt thán từ thể hiện sự ngạc nhiên 81

3.4.4 Câu đặc biệt thể hiện sự cảm thương 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Câu là đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt, là đơn vị có nội dung trọn vẹn để thực hiện chức năng giao tiếp Câu cũng là thành tố cơ sở để tạo thành văn bản Trong thực tế sử dụng, nhất là trong các văn bản văn chương, câu được sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt tùy thuộc vào sự sáng tạo của người dùng Sự sáng tạo này đôi khi vượt qua những qui định về câu, tạo nên sự đa dạng cho câu tiếng Việt và những hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt cho các tác phẩm văn học Câu đặc biệt cũng là một loại câu như vậy Do

đó, nghiên cứu về câu đặc biệt nói riêng và câu tiếng Việt nói chung sẽ giúp chúng ta có điều kiện nắm vững được quy luật sử dụng và củng cố lại những kiến thức cơ bản về câu Đồng thời thông qua đó, chúng ta có thể bồi dưỡng

về khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học từ góc nhìn ngôn ngữ Qua đó góp phần khẳng định nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi tác gia văn học

1.2 Khác với những cây đa cổ thụ trong làng văn học viết cho thiếu nhi như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ bởi các nhà văn, nhà thơ này còn sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả ở mọi lứa tuổi khác, với nhà văn

Trang 7

Võ Quảng toàn bộ tác phẩm của ông đều cho một lứa tuổi duy nhất: thiếu niên - nhi đồng Làm được công việc như ông quả có một không hai trong nền văn học hiện đại Việt Nam Suốt con đường dằng dặc hơn nửa thế kỷ, nhà văn

đã chứng minh đúng cái điều mà ông hằng tâm nguyện: "Viết cho thiếu nhi là tình yêu và lẽ sống của tôi"

Và tác giả Võ Quảng đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà và đặc biệt là văn học thiếu nhi Bên cạnh đó, nhiều các tác phẩm của ông

đã được chọn lọc và đưa vào giảng dạy trong trường học Do đó, chúng tôi hi vọng việc nghiên cứu về các tác phẩm của ông nói chung và nghệ thuật sử dụng câu đặc biệt của ông nói riêng sẽ tôn vinh thêm tài năng và sự cống hiến của ông đối với nền văn học thiếu nhi

1.3 Việc tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của câu đặc biệt trong truyện ngắn của Võ Quảng có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi trong việc học tập, trau dồi kiến thức văn học khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường Đồng thời nó còn có ý nghĩa thiết thực bổ ích trong việc giảng dạy của một giáo viên trong tương lai

Từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giá trị

sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của

Võ Quảng”

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Việc nghiên cứu về câu đơn đặc biệt trong các giáo trình Đại học

2.1.1 Trong lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, câu đặc biệt không phải là một loại câu hoàn toàn mới được phát hiện mà nó là một vấn đề

đã có lịch sử nghiên cứu lâu dài Câu đặc biệt và các vấn đề có liên quan đã từng được đề cập tới trong nhiều đề tài Mỗi đề tài lại khai thác những khía cạnh và những góc độ khác nhau Dưới đây là một vài ý kiến bàn luận về câu đơn đặc biệt trong tiếng Việt

Trang 8

Trước hết trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” của UBKHXH, các tác

giả quan niệm: “Câu đơn đặc biệt là loại câu bao gồm một nòng cốt đơn đặc biệt, tức nòng cốt đơn một thành phần”

Ở đây, các tác giả đã nêu khái quát về câu đơn đặc biệt cùng các trường hợp sử dụng loại câu này nhưng các tác giả chưa chú ý đề cập đến cách cấu tạo và việc phân loại câu đơn đặc biệt

Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả Mai Ngọc

Chừ, Vũ Đức Nghệu, Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra quan niệm khá đầy đủ về

câu đơn đặc biệt: “Câu đơn đặc biệt là một kiến trúc kín tự thân, chỉ chứa một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm thành phần phụ của câu) không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ qua lại như chủ ngữ với vị ngữ.”

Đồng thời các tác giả này đã đưa ra cấu tạo, phân loại và ý nghĩa của

câu đơn đặc biệt: “Câu đơn đặc biệt có ý nghĩa khái quát là ý nghĩa tồn tại Nội dung tồn tại của ý nghĩa ngữ pháp này là một trong những đặc trưng làm cho câu đặc biệt khác so với một bộ phận của câu bị tách ra thành một biến thể dưới bậc của câu (hay một ngữ trực thuộc)”

Trong cuốn “Cơ sở tiếng Việt”, ba tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Xuân lại có quan niệm về câu đặc biệt như sau: “Câu đặc biệt là loại câu không có cấu trúc Đề -Thuyết làm nòng cốt” Các tác giả đã nêu ra cấu

tạo và cách sử dụng câu đơn đặc biệt nói chung Câu đặc biệt nói lên sự tồn tại của sự vật hiện tượng Câu đặc biệt xác định thời gian hay phát biểu một lời ca ngợi, gọi đáp, chửi mắng … Câu đặc biệt dùng làm nhan đề sách báo, quảng cáo

Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Một số vấn đề về câu tồn tại trong Tiếng Việt” đã đi sâu nghiên cứu một dạng của câu đặc biệt đó là loại

câu đặc biệt vị từ với ý nghĩa tồn tại và cách phân loại câu đặc biệt vị từ thành

Trang 9

các loại câu tương ứng với ý nghĩa khái quát của nó là câu tồn tại đích thực (câu khái quát và câu tồn tại) và câu tồn tại không đích thực (câu đơn vị và câu hiện diện)

Tác giả Diệp Quang Ban đã đi sâu nghiên cứu về loại câu này với khuôn hình, điều kiện hình thành câu đặc biệt vị từ từ cụ thể để khái quát nên những dạng tiêu biểu của câu đơn đặc biệt Nhưng tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu loại câu đơn đặc biệt vị từ mà chưa chú ý đến loại câu đơn đặc biệt danh

Trong cuốn “Câu trong tiếng Việt” do Cao Xuân Hạo chủ biên, các tác

giả quan niệm câu đơn đặc biệt là loại câu không có cấu trúc Đề-Thuyết và được chia thành bốn loại câu tương ứng với ý nghĩa biểu hiện của nó là câu đơn đặc biệt cảm thán, câu đặc biệt gọi đáp, câu đặc biệt gọi tên, câu đặc biệt tượng thanh

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Diệp Quang Ban đã nêu định nghĩa về câu đặc biệt: “Câu đặc biệt là một kiến trúc có một trung tâm

cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ) không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là một quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ.”

Tác giả đã nêu cách phân biệt giữa câu đặc biệt với câu đơn hai thành phần và loại câu dưới bậc (câu đơn hai thành phần vắng chủ ngữ hay vắng vị

Trang 10

ngữ) Diệp Quang Ban còn nêu ý nghĩa khái quát cùng các trường hợp sử dụng, các khuôn hình của câu đơn đặc biệt

Như vậy, việc nghiên cứu câu đặc biệt ở góc độ lí thuyết đã được rất nhiều tác giả quan tâm.Các tác giả đã nêu khái niệm, phân loại, một số hiệu quả biểu đạt ở dạng khái quát,… Tuy nhiên việc phân loại còn chưa nhất quá, gây khó khăn cho người học Bên cạnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả của câu đặc biệt mới chỉ dừng lại ở việc nhận xét và minh họa, chưa được phát triển một cách hệ thống và đầy đủ

2.2 Việc nghiên cứu về các tác phẩm của Võ Quảng

Nhìn một cách khái quát, có thể thấy rằng, từ khi tác phẩm đầu tay (tập thơ Gà mái hoa) ra đời năm 1957 cho đến suốt hơn bốn mươi năm cầm bút,

Võ Quảng là một trong những nhà văn hiếm hoi ở nước ta chuyên viết và viết thành công những tác phẩm văn học cho thiếu nhi nên rất được các đồng nghiệp và giới nghiên cứu, phê bình quan tâm

Ngay từ năm 1983, NxbKim Đồng trong tập sách Bàn về văn học thiếu

nhi bao gồm bài viết của nhiều tác giả, sau phần I: Thơ viết cho các em, công

trình đã dành hẳn phần II, với 18 bài viết về Tác phẩm của Võ Quảng, với sự đóng góp của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình Tiêu biểu như:

Nguyễn Kiên với Một tấm lòng vì tuổi thơ, Vân Hồng với Võ Quảng và tiểu thuyết “Quê nội - Tảng sáng”, Đoàn Giỏi với Tác phẩm và con người Võ Quảng, Vài cảm nghĩ khi đọc thơ Võ Quảng của Phạm Hổ, Vũ Tú Nam với Tài năng miêu tả của Võ Quảng, Vân Thanh khẳng định Vị trí Võ Quảng

và văn học thiếu nhi, Phạm Hoàng Gia với “Quê nội” và mấy đặc trưng tâm

lý thiếu nhi, Võ Quảng với “Quê nội” của Xuân Tùng, Phong Thu với Một thời niên thiếu trong văn Võ Quảng, Vũ Ngọc Bình với Vài cảm nghĩ về văn

Trang 11

thơ Võ Quảng, và Phong Lê Đi vào thế giới thu nhỏ trong “Quê nội” và

“Tảng sáng” của Võ Quảng…

Đặc biệt, công trình Võ Quảng - con người, tác phẩm, do bà Phương

Thảo (người vợ hiền của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học) biên soạn, NxbĐà Nẵng ấn hành tháng 3 năm 2008, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc đời và sự nghiệp của Võ Quảng

Dưới đây là một số ý kiến của một số tác giả về Võ Quảng qua bộ tiểu thuyết Quê nội và Tảng Sáng:

- Nhà văn Nguyễn Kiên trong Một tấm lòng vì tuổi thơ (1983) dường như đã phát hiện ra nét nổi bật của ngòi bút Võ Quảng: "Chúng ta có một Võ Quảng thơ và một Võ Quảng văn xuôi, và thường trên những trang sách hay nhất của anh, cái chất thơ và chất văn xuôi của Võ Quảng dẫn nhập vào nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên một vẻ đẹp riêng Võ Quảng''

- Giáo sư Phong Lê đã có lần viết về Võ Quảng: "Đường đời của ông rất có thể chuyển theo một hướng khác với nghiệp viết, và như vậy xem ra là thuận, là hợp lẽ với số đông người Thế nhưng rồi ông đã chọn nghề viết Ấy

là điều xem ra không bình thường Lại viết cho thiếu nhi khi chớm vào tuổi 40 (chính xác là năm ông 35 tuổi - NNT), trong bối cảnh một nền văn học cho thiếu nhi còn trong buổi đầu thanh vắng Ấy là một chuyện càng không bình thường nữa" Với sự "trái chứng" và "ngược đời" kia của Võ Quảng, xem ra

có thể gọi ông là "ông Bụt" hiện ra tạo dựng một thiên đường cho lớp lớp thế

hệ thiếu nhi cũng không phải là quá lời Viết cho thiếu nhi - nhi đồng là công việc khổ ải tự vượt qua những ham muốn thường nghiệm, kể cả nhu cầu bản năng thường thấy trong trái tim nhạy cảm của một nghệ sĩ trước bao la cuộc đời Nếu không yêu trẻ thơ bằng một tình yêu nguyên vẹn dốc hết ruột gan thì

sẽ khó có được những thành công viên mãn như ông.” Và khi đi Vào thế giới

Trang 12

thu nhỏ trong “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng, ông nhận ra “Một giọng điệu trầm buồn, và đôi khi như có gì hiu hắt nữa, cứ bám riết, và hằn in lên nửa cuộc đời của số không ít nhân vật truyện, nơi phía bên kia bóng tối chế độ cũ, mà bản lề là Cách mạng Tháng Tám 1945 Và từ đó mà tỏa rộng

và loang dần ra một niềm vui, một sự bâng khuâng và đôi khi như rạo rực của một cuộc đổi đời đã diễn ra từ mùa thu năm ấy”

Sau đó, liên tiếp trong ba bài viết: Võ Quảng - Tuổi 80 (năm 2000), Võ Quảng cả một đời văn cho thiếu nhi (năm 2005) và Nhà văn Võ Quảng (năm

2007), giáo sư Phong Lê không chỉ khắc họa chân dung, không chỉ nhìn lại quá trình và thành tựu đóng góp của nhà văn Võ Quảng cho mảng sáng tác văn học thiếu nhi nói chung mà ông còn phát hiện thêm những nét đặc sắc của hình tượng hai nhân vật Cục và Cù Lao Là người của Hòa Phước, nhưng cả hai vẫn có sự sống riêng, vẫn có sức lan tỏa của những nhân vật điển hình Từ

đó, cũng như nhiều người khác, giáo sư Phong Lê đã khẳng định đó là “một

bộ truyện nổi tiếng” vì với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng “đã bổ sung

thêm vào danh mục bảo tàng văn chương hiện đại một cái tên riêng là Hòa Phước…"

- Dương Trọng Đạt đề cập đến Chất thơ trong "Quê nội” Qua nét bút

của Võ Quảng cảnh sắc của một vùng quê, tưởng như không có gì khác thường, nhưng đằng sau những màu sắc, âm thanh, đường nét… cái làm nên chất thơ chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tình yêu đằm thắm sâu thẳm đến nồng cháy mà nhà văn đã dành cho quê hương mình qua từng trang viết

- Nhà văn Tô Hoài viết: "Một nhà thơ dùng lối tiểu thuyết viết lại những kỷ niệm đối với quê hương Trong văn học Việt Nam chúng ta đã được đọc những tác phẩm hay như Chiếc cánh xanh của Lưu Trọng Lư, Phấn thông vàng của Xuân Diệu Nhưng Quê nội của nhà thơ Võ Quảng có vẻ đẹp cao rộng hơn"

Trang 13

- Theo nhà văn Trần Thanh Địch thì: "Đến “Quê nội”,” Tảng sáng” cương vị một nhà văn có tài năng của anh đã rõ rệt truyện như một mùi hương ngâu mê say có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng" Nhà văn Hoàng

Tiến đã có hẳn một bài viết đặc sắc về thanh nhạc trong văn xuôi Võ Quảng

mà cụ thể là nhạc văn trong hai cuốn truyện Quê nội và Tảng sáng

Nhà văn Alice Kahn người dịch Quê nội sang tiếng Pháp đã viết: "Khi giới thiệu quyển truyện “Quê nội” người ta bảo tôi: Đây là một loại “Tom Sawyer” của Việt Nam Đã từ lâu tôi rất thích quyển sách “Tom Sawyer” với nhân vật Hucklebery Finn Nhưng sau khi làm quen với tác phẩm của Võ Quảng, tôi cảm thấy mình còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao hơn" Ai cũng biết Tom Sawyer là kiệt tác của nhà văn Mỹ Măc Tuên Như vậy thật

vinh dự biết bao cho văn học Việt Nam khi nhà văn Pháp A Kahn thông qua

so sánh đã đặt Quê nội lên tầm kiệt tác

- Vương Trí Nhàn nhận ra Chất hài hước trong sáng tác văn xuôi của

Võ Quảng gắn liền với hai nhân vật chính trong Quê nội và Tảng sáng là Cục

và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi ở Hòa Phước;

- Ngô Thảo Thêm một ý nhỏ về văn anh Võ Quảng đã khẳng định

những nét đặc sắc của tác phẩm Quê nội, và chỉ có thêm chút ý kiến mà tác giả bài viết chân thành bộc lộ với tác giả, ấy là: "các bạn trẻ của anh - mà hình như anh không chú ý phê bình đúng mức - ít tình cảm cha mẹ quá"

- Đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật, nhà văn Vũ Tú Nam nhận xét văn miêu tả của Võ Quảng gọn, động, rất gần với thơ Nhà văn Hoàng Tiến và Lã

Thị Bắc Lý đã nhắc đến "Tính nhạc trong văn xuôi" khi nói về Quê nội và Tảng sáng: "Văn xuôi của Võ Quảng rất giàu nhạc điệu Đọc văn của ông, ta thấy chất thơ trong từng câu, từng chữ" Bạch Thế Mai trong cuốn Văn nghệ sĩ Liên khu V - Lý tưởng nhân cách sáng tạo (2009) đã kết luận: "Võ Quảng thành công và nhìn được xa trong nghệ thuật là vì ông có

Trang 14

cái tâm thật trong và còn vì ông biết nhìn đời bằng chính cái tâm đó"

Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà lý luận phê bình, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự của Võ Quang ở các cấp

độ khác nhau song chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng câu đơn đặc biệt trong hai

tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng

Trên cơ sở tiếp nhận từ nhiều nguồn ý kiến của những người đi trước, cộng hưởng cùng niềm yêu thích của bản thân đối với những trang văn Võ

Quảng, tôi sẽ đi sâu khảo sát hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng Đồng thời

tìm hiểu một cách hệ thống để phát hiện thêm vẻ đẹp của hình tượng Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Võ Quảng Đây cũng là dịp để người lớn chúng ta được sống lại với tâm tính trẻ thơ khi bước vào sáng tác của Võ Quảng

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Với đề tài “Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết

“Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng”, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần

bổ sung và khẳng định rõ thêm về vấn đề lý luận của ngôn ngữ học Đó là sự hoạt động, tác dụng và hiệu quả của câu đặc biệt trong các tác phẩm tự sự Đồng thời với đề tài này chúng tôi cũng mong muốn góp phần khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Võ Quảng cùng những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học nước nhà nói chung và nền văn học thiếu nhi nói riêng

3.2 Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng những tư liệu và kết quả nghiên cứu có được sẽ là những tài liệu cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ học tập hôm nay cũng như trong công việc giảng dạy sau này

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nắm vững các kiến thức lí luận về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là

những hiểu biết về câu đặc biệt (khái niệm, cách phân loại câu đặc biệt, tác

Trang 15

dụng, hiệu quả ) Từ đó hệ thống hóa kiến thức này thành cơ sở lí luận làm chỗ dựa cho đề tài

4.2 Khảo sát và phân loại các dạng câu đặc biệt trong hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của nhà văn Võ Quảng

4.3 Phân tích các ngữ liệu thu được để rút ra những nhận xét cơ bản về

giá trị sử dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt trong văn xuôi nghệ thuật của Võ Quảng Qua đó, khẳng định tài năng nghệ thuật của Võ Quảng trong những sáng tác dành cho thiếu nhi

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Các dạng câu đơn đặc biệt và giá trị sử dụng của nó trong tiểu thuyết

“Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát câu đặc biệt qua ngữ liệu thống kê từ hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp thống kê, phân loại được thực hiện để có nguồn ngữ liệu

về câu đặc biệt nhằm phục vụ cho việc khảo sát, phân tích, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khóa luận Phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc câu, xác định giá trị ngữ văn, ngữ dụng của câu đặc biệt trong các tác phẩm nghệ thuật của Võ Quảng

6.3 Phương pháp miêu tả

Trang 16

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp cần tái hiện lại hoàn cảnh sử dụng câu đặc biệt trong các tác phẩm của Võ Quảng

6.4 Phương pháp hệ thống, khái quát hóa

Phương pháp này được dùng trong khóa luận để đặt câu đặc biêt vào trong mối quan hệ với câu khác của văn bản để thấy rõ dụng ý nghệ thuật của nhà văn đối với từng trường hợp sử dụng cụ thể Đồng thời rút ra những nhận xét, kết luận tổng quát nhằm thể hiện rõ những mục đích cần hướng tới của đề tài

7 Bố cục của đề tài

Đề tài được chia thành ba phần:

Phần 1: Phần mở đầu

Phần 2: Nội dung

Chương 1 Cơ sở lí thuyết

Chương 2 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

Chương 3 Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội”

và “Tảng sáng” của Võ Quảng

Phần 3: kết luận

Trang 17

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái quát chung về câu

1.1.1 Khái niệm câu

Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong

và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ

1.1.2 Đặc điểm của câu

Trang 18

1.1.3 Phân loại câu

Thứ nhất, dựa vào cấu tạo ngữ pháp, ta có thể chia câu thành ba loại: câu đơn, câu phức và câu ghép Trong đó:

- Câu đơn là câu được cấu tạo bởi một kết cấu chủ vị làm trung tâm cú pháp chính Câu đơn lại được chia thành hai loại câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt Trong đó, câu đơn bình thường được cấu tạo bằng một kết cấu chủ vị nòng cốt Còn câu đơn đặc biệt được cấu tạo từ một từ hay một cụm từ (trừ cụm chủ vị)

- Câu phức là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở nên trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt và bao hàm các kết cấu chủ vị còn lại

- Câu ghép là câu được cấu tạo từ hai kết cấu chủ vị trở nên, trong đó các kết cấu chủ vị nòng cốt có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa ngữ pháp Đó

có thể là quan hệ chính phụ hoặc đẳng lập

Cách thứ hai, dựa vào mục đích sử dụng, ta có thể chia câu thành bốn loại: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật Trong đó:

Trang 19

- Câu cầu khiến là câu nêu ý muốn, mệnh lệnh của người truyền đạt Mục đích của câu cầu khiến là yêu cầu người nghe phải thực hiện một hoạt động nào đó

- Câu trần thuật (hay câu kể) là câu nhằm nêu kể, nêu, mô tả, sự kiện, hoạt động, trạng thái, tính chất, chủng loại của sự vật hiện tượng

- Câu nghi vấn là câu đặt ra câu hỏi và yêu cầu trả lời Điều kiện đặt ra câu hỏi là phải có hai yếu tố: Cái không rõ cần hỏi và nhu cầu cần hỏi

- Câu cảm thán là câu nhằm biểu thị cảm xúc thái độ Trong câu cảm thán ngữ điệu đóng vai trò vô cùng quan trọng Ngoài ra còn có các tình thái

từ như: sao, chăng, hay, ôi, ô, …

1.2 Câu đơn đặc biệt

Như đã trình bày ở phần lịch sử vấn đề, câu đơn đặc biệt đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, trong đó có tác giả Diệp Quang Ban Và trong quan niệm của mình, ông đã có sự tập trung cân đối những đặc điểm cấu tạo,sự phân loại và ý nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của câu đơn đặc biệt

Do đó, chúng tôi lấy quan niệm của Diệp Quang Ban về câu đơn đặc biệt

trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt (NxbĐại học Sư phạm, 2009) làm cơ sở,

làm chỗ dựa cơ bản nhất cho sự nghiên cứu của mình

1.2.1 Khái niệm

Câu đơn đặc biệt là câu có một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm

cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ

1.2.2 Đặc điểm của câu đơn đặc biệt

- Câu đơn đặc biệt là loại câu được cấu tạo bởi một trung tâm cú pháp chính là một từ hay một cụm từ

Trang 20

- Câu đơn đặc biệt có cấu trúc kín tự thân, nó không đòi hỏi phải thêm vào một bộ phận hay một thành phần nào khác Trong nội bộ câu đơn đặc biệt không thể phân định được thành phần chủ ngữ hay vị ngữ

- Câu đơn đặc biệt gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

1.2.3 Cấu tạo của câu đơn đặc biệt

- Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một hoặc một cụm từ (trừ cụm chủ vị) Các từ loại thường gặp ở đây là danh từ và vị từ (động từ, tính từ) Ví dụ:

Bom tạ (Nguyễn Đình Thi)

Một thứ im lặng ghê người (Nam Cao)

Chửi Kêu Đấm Đá Thụi Bịch (Nguyễn Công Hoan)

- Câu đơn đặc biệt cũng có thể có trung tâm cú pháp đi kèm làm thành phần phụ của câu cho nó Ví dụ:

Chốc lại cốc một tiếng; boong một tiếng (Nguyễn Đình Thi)

Ở làng này, khó lắm (Nam Cao)

Cơm, toàn một thứ gạo cuống rơm đã bốc hơi (Nam Cao)

- Đôi khi Câu đơn đặc biệt cũng có thể có thành phần phụ là các thán

từ, các phụ từ Ví dụ:

Thưa bà! (Võ Quảng)

1.2.4 Phân loại câu đơn đặc biệt

Câu đơn đặc biệt danh từ thường được phân loại theo bản tính từ loại của từ

- thành tố chính Theo đó có thể chia ra thành những loại sau:

1.2.4.1 Câu đơn đặc biệt danh từ

a Khái niệm

Trang 21

Câu đơn đặc biệt danh từ được cấu tạo bởi một danh từ hoặc một cụm danh từ (quan hệ đẳng lập hay chính phụ) Có thể thêm các thành tố phụ như

đề ngữ hoặc trạng ngữ

Ví dụ: Toàn những chuyện đùa ông bán trứng tằm, người đào dâu, chuyện chế giễu những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách

(Quê nội)

b Ý nghĩa khái quát

Ý nghĩa khái quát của câu đơn đặc biệt danh từ là chỉ sự tồn tại hiện diện của vật, nêu lên vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó

Nó giúp chúng ta nêu vật, hiện tượng được nhắc tới tuy là không thuộc thời điểm hiện tại mà vẫn như đang bày ra trước mắt chúng ta

- Dùng làm câu gọi, đôi khi là câu chửi

- Dùng làm biển đề tên các cơ quan, địa chỉ … cần cho người ta biết, tên các báo, tạp chí, sách …

- Dùng nêu tên thời gian, miền đất, cảnh vật … trong nhật kí, kịch bản, phóng sự

Trang 22

Ví dụ: Cách cầm dây, cách vứt cọc, cách đứng, cách leo lên chỗ tổ yến

- Câu đơn đặc biệt là một động từ hoặc một cụm động từ

-Câu đơn đặc biệt miêu tả tồn tại

Đây là câu đơn đặc biệt có cấu tạo gồm:

Không gian tồn tại + động từ tồn tại + chủ thể tồn tại

Trong đó, động từ tồn tại gồm:

- Những từ chỉ sự xuất hiện, tiêu biến của vật như: biến mất, còn, có,

- Những từ chỉ trạng thái của vật: đứng, đặt, để, mọc,

Trang 23

- Những từ tượng hình, tượng thanh: lênh khênh, lom khom,…

Tác dụng của câu đơn đặc biệt miêu tả tồn tại cũng tương tự như với câu đơn đặc biệt động từ Nó miêu tả sự tồn tại hiển hiện của sự vật

1.2.4.3 Câu đơn đặc biệt tính từ

a Câu đơn đặc biệt tính từ là câu có trung tâm cú pháp chính là tính từ hay cụm tính từ (đẳng lập hay chính phụ)

b Ý nghĩa khái quát: Câu đơn đặc biệt tính từ để miêu tả tính chất, đặc điểm,… của sự vật hiện tượng, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật hiện tượng được nói tới hoặc tạo ấn tượng ban đầu của sự vật, hiện tượng được nói tới

c Tác dụng

+Dùng để miêu tả sự vật hiện tượng với những đặc điểm, tính chất, … + Dùng để tạo ấn tượng về sự vật hiện tượng được miêu tả

+ Dùng để nêu nhận xét

1.2.4.4 Câu đơn đặc biệt thán từ

- Đây là câu đơn đặc biệt có cấu tạo gồm các thán từ

Trang 24

+ Còn câu tỉnh lược là câu mà một bộ phận nào đó trong câu lẽ ra phải có mặt trong câu nhưng vì một lí do nào đó nó đã được rút gọn đi mà vẫn không làm ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của câu đang xét

Qua đó, ta có thể thấy những điểm khác nhau của hai loại câu này đó là:

- Về khả năng xác định thành phần câu:

Với câu đơn đặc biệt, ta không thể xác định được đâu là chủ ngữ đâu là vị ngữ Còn câu tỉnh lược ta có thể xác định thành phần của câu

- Về mặt ý nghĩa của câu:

Câu đơn đặc biệt tự thân nó đã là một thông báo trọn vẹn mang đầy đủ nội dung thông tin Còn câu tỉnh lược không mang một thông báo trọn vẹn mà nó chỉ mang thông tin chính Muốn hiểu hết về câu tỉnh lược ta phải dựa vào thông tin ở các câu trước nó

- Về khả năng khôi phục:

Ở câu đơn đặc biệt ta không thể tiến hành thêm hay bớt bất cứ thành phần nào khác vào trong cấu trúc câu Còn câu tỉnh lược, do nó được tạo thành khi lược bỏ một thành phần câu nên dĩ nhiên ta có thể tiến hành khôi phục lại thành phần đã lược bỏ đó

Chú ý: Câu đơn đặc biệt và câu tỉnh lược rất dễ lẫn với nhau, tuy nhiên câu tỉnh lược thường được sử dụng trong các trường hợp như sau:

- Là câu mệnh lệnh

Ví dụ: đóng cửa lại

- Trong câu chứa các từ chỉ khả năng như: có thể, chỉ, cần thiết, phải …

Ví dụ: Phải nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông

Trang 25

- Khi làm câu chuyển ý

- Khi nói một mình

- Khi câu ở bộ phận vị ngữ là những động từ cảm nghĩ nói năng, nhận biết như: cho rằng, thấy, trông thấy, …

- Khi liệt kê sự việc

- Câu nêu sự kiện

1.4 Tác giả Võ Quảng và đôi nét về hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng”

1.4.1 Tác giả Võ Quảng

1.4.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi Ông cũng là

người đầu tiên dịch tác phẩm "Don Quixote" sang tiếng Việt dưới bút danh

Hoàng Huy từ năm 1959

Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam

ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà

Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh

cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng Khi quân Pháp tái chiếm Nam

Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là

Trang 26

Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam Thời gian này, ông cũng

có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc NxbKim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa Năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội

Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc

1.4.1.2 Một số tác phẩm

Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như:

* Cái Thăng (truyện 1961)

* Thấy cái hoa nở (thơ 1962)

* Chỗ cây đa làng (1964)

* Nắng sớm (thơ, 1965)

* Cái Mai (1967)

* Những chiếc áo ấm (truyện 1970)

* Anh Đom đóm (thơ, 1970)

* Măng tre (thơ, 1972)

* Quê nội (truyện 1973)

* Tảng sáng (truyện 1973)

Trang 27

* Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)

* Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình)

1.4.2 Đôi nét về hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng

Nói đến Võ Quảng – nhà văn chuyên viết thiếu nhi, trước hết, là nói

đến tác giả của Quê nội (1973) và Tảng sáng (1978) - hai tập trong cùng một

bộ sách thuộc loại hay nhất trong vườn văn thiếu nhi Việt Nam thế kỉ XX Tiểu thuyết Quê nội là truyện kể về chú Hai Tuân cùng cậu con trai là

Cù Lao, sau bao năm lưu lạc xứ người, đến khi Cách mạng thành công mới tìm đường về quê, nhận lại họ hang ruột thịt Cùng với sự trở về của cha con chú Hai Tuân, cả làng Hòa Phước như cũng được hồi sinh Tất cả hồ hởi cùng bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, nhưng không ai quên những ngày quá khứ đau buồn

Hiện tại - quá khứ đan xen nhau trong lời kể của cậu bé Cục (nhân vật tôi người kể chuyện) đã làm nổi bật thân phận của từng nhân vật: những chị

Ba, anh Bốn, chú Năm, dì Năm,… đều hiện lên một cách sống động Tác giả

đã nghiền ngẫm về những nỗi khổ cực và những phẩm chất tốt đẹp của họ Trong không khí cách mạng sôi sục khắp nơi người ta càng thấm thía nỗi khổ nhục của những ngày bị áp bức, bóc lột, bị lưu lạc Nhưng cách mạng đã về, trả lại quê hương, trả lại cuộc sống cho tất cả Làng Hòa Phước cũng như

Trang 28

khắp mọi miền quê trên đất nước đều thay da đổi thịt Đặc biệt cách mạng đã kết nối mọi vùng quê lại với nhau từ Hòa Phước tới cù lao Chàm…

Với Quê nội tác giả muốn đưa ra một triết lí, người dân đã mất nước thì

không còn có quê hương Chính bởi vậy âm hưởng chủ đạo của tác phẩm là

ca ngợi Ca ngợi công lao to lớn của Cách mạng Tháng Tám Nhờ có cách mạng người dân từ kiếp người nô lệ đã được trở lại làm người, và cũng nhờ cách mạng mà anh em, gia đình mới được sum họp

Tiểu thuyết Tảng sáng có thể coi là tập 2 của Quê nội bởi nó vẫn tiếp tục mạch cảm hứng của Quê nội kể về sự nghiệp diệt giặc dốt với chủ đề

“bừng lên một làng” Các em thiếu nhi tích cực tham gia mặt trận bình dân học vụ, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của hai nhân vật chính Cục và Cù Lao… Nhưng rồi Pháp quay lại… Quê hương lại một lần nữa bừng lên với những ngày đấu tranh gian khổ mà vinh quang Mỗi lớp người đang trưởng thành như Cục và Cù Lao tiếp nối truyền thống “tre già măng mọc” Đây cũng chính là hai nhân vật trung tâm có mặt trong suốt chiều dài tác phẩm tham gia vào mọi biến cố của câu chuyện Đó cũng chính là hình ảnh mạnh mẽ, tự tin của lớp trẻ sau cách mạng

Với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng dẫn ta vào sinh hoạt của một

làng quê có tên là Hòa Phước, ven sông Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trong và sau Tháng Tám - 1945 Đằm thắm trong một tình yêu, một nỗi niềm nhớ thương vừa vời vợi, vừa sâu thẳm, truyện của Võ Quảng dường như không chú ý, hay nói đúng hơn, không nhằm lạm dụng cái lạ, cái riêng trong dấu ấn của từng vùng Hòa Phước là quê của tác giả, của một người con vùng quê Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Hàn, Cửa Đại nhưng cũng là của anh, của tôi, của tất cả Nghe chuyện Hòa Phước của tác giả cũng như là nghe

kể về quê hương của chính mình Rõ ràng khi Võ Quảng viết “hết mình”

trong một tình yêu Quê nội thì cũng là khi Võ Quảng đã gặp tất cả chúng ta -

những con người chứa đựng trong mình một tình yêu quê Và tình yêu quê hương, như xưa nay vẫn vậy là một tình yêu không biên giới Yêu quê mình

Trang 29

và đồng thời yêu quê bạn Yêu nơi mình sinh ra và yêu nơi mình ghé đến Rồi chính do sự hòa nhập, sự đổi trao, sự bổ sung đó mà biết nâng tình yêu quê hương cụ thể lên tình yêu Tổ quốc

Những trang Võ Quảng chan chứa một tình yêu quê, và cùng là chan chứa một tình yêu Tổ quốc Nếu nói có một hàm lượng trữ tình và một chất thơ nồng đậm ở Võ Quảng thì theo tôi chính là được khơi lên từ đó

Hai nhân vật chính đi suốt Quê nội, Tảng sáng, tham gia vào tất cả các

sự cố, gắn nối các mảng khối hành động - đó là hai cậu bé có tên Cục và Cù Lao Cả hai dường như có hao hao hình bóng tác giả Giá trị lớn của bộ truyện

mà Võ Quảng đã dồn hết mọi tâm lực, cùng kỷ niệm cả một thời trẻ sống hết mình với quê hương, khao khát đến với cách mạng, chính là ở sự sống của hai nhân vật này Trong hình ảnh Cục và Cù Lao có sự hiện diện, sự hoá thân, sự sống động trở lại của tất cả tuổi thơ chúng ta, mỗi người có thể có một khuôn mặt riêng không giống nhau; nhưng ai lại chẳng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh ấy, cái tinh nghịch ấy, cái ham say chơi đùa ấy, cái khôn ranh hoặc vụng dại ấy

Ai trong chúng ta lại chẳng có một tuổi thơ tuy thiếu nghèo hoặc no đủ về vật chất và tinh thần có khác nhau, nhưng đều có cùng một khao khát muốn làm việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn vươn lên những việc quá sức mình, muốn nhanh chóng thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng Ở Cục và Cù Lao quả Võ Quảng đã phát hiện được một cái gì thật nghiêm trang và hệ trọng, và cũng thật là điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh, không lắp lại của nó

Từ sự sống của hai nhân vật trong cảnh quan một miền quê khó quên

được ấy, tôi muốn xếp Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng vào trong một văn mạch với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Gió đầu mùa và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Quê mẹ của Thanh Tịnh, Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, Một đám cưới và Chuyện người hàng xóm của Nam Cao, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư, Cỏ dại của Tô Hoài

Trang 30

Bộ sách viết về một thế hệ trẻ thơ có thêm một ngày khai sinh nữa là Cách mạng tháng Tám

Rõ ràng với Quê nội, Tảng sáng Võ Quảng đã bổ sung thêm vào danh

mục bảo tàng văn chương hiện đại một cái tên riêng là Hoà Phước Nếu

không có Võ Quảng, hoặc nếu Võ Quảng không có Quê nội và Tảng sáng thì

Hoà Phước sẽ lẫn vào trong trăm ngàn tên thôn làng khác ở bất cứ nơi đâu Đã

có một thôn Vỹ Dạ, một làng Thiện Vị trong thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính;

có một làng Đông Xá hoặc Vũ Đại trong văn Ngô Tất Tố, Nam Cao Bây giờ

có thêm một Hoà Phước, như một tên chung gợi bao tò mò và ngưỡng vọng cho lớp lớp các thế hệ trẻ, về một miền quê - quê của tuổi thơ, quê của cách mạng

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI

2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

Chúng tôi tiến hành khảo sát hai tiểu thuyết Quê Nội và Tảng Sáng của

Võ Quảng Qua khảo sát chúng tôi thấy câu đặc biệt được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm của Võ Quảng Trong quá trình khảo sát chúng tôi thống

kê được 565 trường hợp sử dụng câu đặc biệt Căn cứ vào cơ sở phân loại đã trình bày ở chương 1, chúng tôi phân chia câu đặc biệt thành các dạng nhỏ như sau:

2.1.1 Câu đặc biệt danh từ

Trong 565 trường hợp sử dụng câu đặc biệt chúng tôi thống kê được 98 trường hợp là câu đặc biệt danh từ (chiếm 17%) Căn cứ vào cấu tạo của câu

đặc biệt danh từ chúng tôi chia nhỏ loại này thành 3 tiểu loại:

2.1.1.1 Câu đặc biệt có cấu tạo là danh từ hoặc cụm danh từ

Loại này thống kê được 45 phiếu trong tổng số 98 phiếu (chiếm 46%)

Trang 31

Ví dụ: “Một chuyến bác Tùng Sơn về thăm làng, mãi không thấy quay lại Một tháng, hai tháng… Bác Tùng Sơn đi biệt Quê bác ở đâu, chú Hai không rõ.”

(Quê nội)

Ví dụ: “Ở Hòa Phước chúng chĩa súng bắt bảy người Thằng Cù Lao chạy cắm cây nò về chưa đến chùa giặc đã tràn đến Bí quá, nó chạy dọc bờ bụi đến nép trong cây sung Ở các thôn khác, giặc bắt mười một người Tất

cả đều bị tập trung ở cuối con đường cái vào đồn Giao Thủy Chúng bắt mỗi người đào một cái hố Đào xong, chúng bắt xếp thành một hàng dọc Mười bảy phát súng nổ Cứ mỗi phát súng là một người ngã gục Còn lại người thứ mười tám, đó là ông Kiểm Lài, chúng chừa lại Bắn xong, thằng chỉ huy sai chặt mười bảy cái đầu cho cắm trên mười bảy cây cọc, đóng thành hàng dọc bên con đường cái Làm xong việc đó, giặc đuổi ông Kiểm Lài về, dụng ý để ông nói lại cho mọi người biết cách trừng phạt của chúng.”

(Tảng sáng)

2.1.1.2 Câu đặc biệt danh từ có cấu tạo gồm danh từ làm thành tố chính và một phụ từ chỉ trỏ (đó,đây,…)

Loại này thống kê được 12 phiếu trên tổng số 98 phiếu (chiếm 12%)

Ví dụ: “Đặc biệt còn có một chiếc đồng hồ rất to treo trên vách Chốc chốc tiếng đồng hồ nổi rọt rẹt, tiếp theo là những tiếng “kính coong” êm như

ru Chỉ đếm tiếng “kính coong” cũng biết mấy giờ Mỗi khi đồng hồ “kính coong” , ông Biện Thành kêu toáng lên:

- Một giờ rồi! Phải cho bọn trẻ con ăn trước đi!

- Hai giờ rồi! Con Bảy phải xuống chợ xem thử…”

(Tảng sáng)

Ví dụ: “Chợt dượng Hương chĩa mũi sào ra đằng trước, quát to:

- Gành đó! Coi chừng!”

Trang 32

(Quê nội)

2.1.1.3 Câu đặc biệt danh từ có cấu tạo gồm danh từ làm thành tố chính và một thán từ hô gọi (ơi, hỡi,…)

Loại này thống kê được 41phiếu trên tổng số 98 phiếu (chiếm 42%)

Ví dụ: “Tiếng nói cười ồn ào Chợt con Vện của chị Bốn vụt chạy té ra ngõ, ngoắt đuôi lia lịa Chị Bốn đã về

Chú Năm đứng lên gọi:

- Mời bà vô đây! Lấy nếp lấy đường ra nấu mau một nồi cháo ngọt Phải nấu nồi to Cách mạng lên rồi, không cần cóp nhặt từng xu chi cho mệt Chị Bốn đặt giỏ dâu xuống:

- Xin có ngay!

Chú Năm cúi người trên chiếc bủa , vừa xiết dây lạt vừa gọi to hơn:

- Bà Bốn Linh ơi!

- Dạ!

- Ngày mai bà có nhớ chi không?

- Nhớ rồi Sau bắt kén, phải cúng buồng! ”

(Quê nội)

Ví dụ: “Hỡi quân Tào tặc! Ta đây là Triệu Tử Long! Chỉ cái tên của ta cũng đủ làm bọn bay khiếp vía Hãy mau mau giải giáp quy hàng thì ta tha chết!”

(Quê nội)

2.1.2 Câu đặc biệt động từ

a) Câu đặc biệt có cấu tạo là động từ hoặc cụm dộng từ

Trong 565 trường hợp sử dụng câu đặc biệt chúng tôi thống kê được 74 trường hợp là câu đặc biệt động từ (chiếm 13%)

Ví dụ:: “Chú Hai ngồi lặng một hồi lâu, chợt như tỉnh lại Tiếng ông Bảy nghe loáng thoáng:

Trang 33

- Khi con cá con tôm, cái rau cái rác đã kiệt, tôi cũng bỏ làng đi kiếm

ăn xứ khác

- Làm nghề chi?

- Một trăm thứ nghề Bá nghệ là bá láp Gặp chi làm nấy Bán thuốc cao, giữ chó, giặt áo quần, làm thuốc nam, cúng phù thủy Khi đói đầu gối hay bò, cái chân hay chạy, cái giò hay đi…là như vậy!”

(Quê nội)

Ví dụ: Tôi đợi thằng Cù Lao cho ra cái gì thật sắc bén, đánh gục bà Hiến bắt phải quy hàng Nó vẫn lặng thinh, chẳng có lí lẽ gì chọi lại Ngoài sông chợt vang lên tiếng đò gọi khách xuôi phố: “Ai xuôi đò ò …?” Tiếng gọi đò vang vọng tràn khắp bãi dâu Tôi nháy thằng Cù Lao, lặng lẽ rút lui.”

(Tảng sáng) b) Câu đặc biệt miêu tả tồn tại

Trong 565 trường hợp sử dụng câu đặc biệt chúng tôi thống kê được

232 trường hợp là câu đặc biệt miêu tả tồn tại (chiếm 41%) Căn cứ vào ý nghĩa biểu hiện câu đặc biệt miêu tả tồn tại chúng tôi chia nhỏ loại này thành

2 tiểu loại:

b1) Câu đặc biệt miêu tả tồn tại mang nghĩa phủ định

Trong 232 trường hợp sử dụng câu đặc biệt chúng tôi thống kê được 12 trường hợp là câu đặc biệt miêu tả tồn tại mang nghĩa phủ định (chiếm 5%)

Ví dụ: “Chưa có một cuộc tổng vệ sinh nào lại kĩ như vậy”

(Tảng sáng)

b2) Câu đặc biệt miêu tả tồn tại mang nghĩa khẳng định

Trong 232 trường hợp sử dụng câu đặc biệt chúng tôi thống kê được

220 trường hợp là câu đặc biệt miêu tả tồn tại đứng độc lập (chiếm 95%)

Ví dụ: : “Bà kể tiếp:

Trang 34

- Cách ăn ở của nàng làm ai nấy đều mến phục Một hôm có một người sang trọng đến xin gặp nàng Trong lúc trò chuyện, người đó giả bộ vô ý đưa tay chấm vào trán nàng Chỗ chấm đó trở thành cái vết Cái vết đó rộp lên rồi đen lại Vết đen đó loang ra khắp mặt, loang khắp mình mẩy chân tay Vừa lúc đó cha mẹ anh em của nàng đều chết hết Nàng bơ vơ không nơi nương tựa Những người trước kia muốn gần nàng bao nhiêu thì nay lại tránh xa nàng bấy nhiêu Cuối cùng nàng chết ở xó chợ giữa đêm mưa gió.”

(Quê nội)

Ví dụ: “Vào một buổi sáng đẹp nhất, tôi và thằng Cù Lao đến học ở nhà thầy Lê Hảo Thằng Cù Lao vẫn giữ cái quần treo Nó cũng không chịu từ giã cái mũ nồi quý hóa, bảo đó là chiếc mũ của khách quý trên tàu đánh rơi ngoài biển Nó nhặt được trong chuyến đi khơi Hôm đầu nó đến lớp, bọn trẻ con cứ xì xào Có đứa dòm vào mũi nó, xem thử bên trong có cái vòi hay không Chúng còn đợi xem thằng Cù Lao đi uống nước để biết rõ nó uống nước cách thế nào?”

(Quê nội) c) Câu đặc biệt từ tượng thanh

Trong 565 trường hợp sử dụng câu đặc biệt chúng tôi thống kê được 6 trường hợp câu đặc biệt có trung tâm cú pháp chính là từ tượng thanh (chiếm 1%)

Ví dụ: “Chợt một loạt tiếng “tắc, kè” khô khốc, nổ sát bên tai Tôi giật bắn người Thằng Cù Lao thì thầm bảo tôi phải bấm tay Nó bày cho tôi cách chống sợ, phải bấm ngón tay cái vào đầu ngón tay trỏ Thằng Cù Lao đập nhẹ chiếc rương Roặc! Tắc kè bỏ chạy.”

(Tảng sáng)

Ví dụ: “Mưa xối ào ào như có ai cầm chĩnh trút nước Trời Hòa Phước tối lại Lô cốt Hòa Phước xóa mất trong mưa Mưa tầm tã như không bao giờ dứt Lách tách! Tôm, tôm, tôm! Mưa gõ nhịp đều đều nghe buồn đến chảy

Trang 35

nước mắt! Chùa Hòa Phước càng hiu quạnh Thằng Cù Lao hay nhắc đến cha nó Tôi cũng trông mẹ hồi cư…”

mờ bóng một chú ếch to bằng chiếc chum ngồi chom hỏm căng mồm rộng hoác Tôi giật mình bàng hoàng tỉnh giấc Thì ra tôi vừa nằm mơ Quanh chùa lặng im, im cả một làn gió nhẹ.”

(Tảng sáng)

Ví dụ: “Chú Năm Mùi nói xong nhìn ra ngoài thở phào Trời Hòa Phước trong xanh Lơ thơ vài chòm mây trắng đứng im như không bao giờ thay hình đổi dạng Một cánh buồm trắng sau bãi dâu lấp lánh … Trên cây sung bọn cà cuống đang trò chuyện ”

Trang 36

- Ối chà chà! Vai Đổng Kim Lân hay nổ trời nổ đất!

- Thằng Côi tài quá! Tuyệt diệu! Tuyệt diệu! ”

Trang 37

tính từ

Câu đặc biệt

2.3 Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

Hầu hết các tác phẩm thuộc đối tượng khảo sát đều xuất hiện câu đặc biệt Có thể nói, câu đặc biệt là dạng câu được tác giả Võ Quảng lưu ý sử dụng nhiều trong quá trình sáng tác Việc sử dụng kiểu câu này cũng hết sức

đa dạng và linh hoạt Có thể thấy rõ điều này qua từng kiểu câu ở kết quả thống kê trên

Kết quả thống kê cho thấy, trong tất cả các kiểu câu đặc biệt, kiểu câu đặc biệt động từ được tác giả sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là câu đặc biệt danh

từ Câu đặc biệt từ tượng thanh được sủ dụng ít nhất

Tác giả đã sử dụng hầu hết các loại từ trong tiếng Việt để xây dựng các kiểu câu đặc biệt trong các sáng tác của mình như: danh từ, động từ, tính từ, tình thái từ, quan hệ từ, phụ từ

Nhìn chung dù sử dụng từ loại nào, các yếu tố ngôn ngữ này đều tạo được hiệu quả biểu đạt cao Điều này sẽ được làm rõ trong chương sau:“Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng”

Trang 38

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG

TIỂU THUYẾT “QUÊ NỘI” VÀ “TẢNG SÁNG”

CỦA VÕ QUẢNG

3.1 Câu đặc biệt danh từ

Theo kết quả khảo sát thống kê, loại câu đặc biệt danh từ chiếm 111 phiếu trên tổng số 568 phiếu (chiếm 19,6%) Đây là loại câu đặc biệt được tác giả sử dụng nhiều thứ hai sau câu đặc biệt động từ

3.1.1 Câu đặc biệt danh từ với vai trò làm nhan đề tác phẩm

Ở mỗi một tác phẩm nghệ thuật nói chung và một tác phẩm văn chương viết cho thiếu nhi nói riêng, ngoài việc sáng tác cho thật hay thật lôi cuốn thì việc đặt tên cho tác phẩm cũng thật là quan trọng Bởi thứ nhất, nhan đề của mỗi tác phẩm không chỉ là cái tên được đặt ra cho có tên để gọi mà trong đó

nó còn ẩn chứa những ý nghĩa nhất định gắn liền với nội dung tư tưởng của tác phẩm, thể hiện dụng ý, ý đồ nghệ thuật sâu xa của tác giả Thứ hai, đối tượng hướng đến ở đây là thiếu nhi, một đối tượng hết sức nhạy cảm do đó

Trang 39

nhan đề của tác phẩm phải tạo ra được sự tò mò muốn khám phá tìm hiểu ở các em Và ở trong các tác phẩm của mình, Võ Quảng đã đạt được cả hai điều này

Võ Quảng cũng như một số nhà văn khác thường có các đặt nhan đề tác phẩm của mình hết sức độc đáo Ông thường lựa chọn và sử dụng các nhan đề được tạo nên bằng các từ hay cụm từ giàu hình ảnh, ngắn gọn, hàm súc với lối kết hợp đặc biệt để tạo thành một câu đơn đặc biệt Do đó nhan đề các tác phẩm Võ Quảng luôn mang đến cho người đọc sự hấp dẫn và lôi cuốn đến kì

lạ Qua nhan đề, người đọc bị cuốn vào thế giới nghệ thuật của truyện Trong các sáng tác của mình hầu hết ông đều sử dụng câu đặc biệt làm nhan đề Tiêu

biểu là một số truyện ngắn như: Cái thăng, Cái mai, Những chiếc áo ấm, Chỗ cây đa làng Và trong hai tác phẩm được đưa vào khảo sát thống kê thì ở cả

hai tác phẩm đều được Võ Quảng sử dụng câu đặc biệt làm nhan đề

Ở tiểu thuyết thứ nhất “Quê nội”, tác giả đã sử dụng chỉ một danh từ

“quê nội” Cái nhan đề gợi cho ta liên tưởng đến một làng quê có cây đa, giếng nước, sân đình,… Và quả thật, Võ Quảng viết về chính quê hương của mình, một làng quê có cái tên Hòa Phước, ven sông Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trong và sau Cách mạng Tháng Tám Như vậy với việc sử dụng câu đặc biệt làm nhan đề, tác giả đã dẫn dắt độc giả đến với cái không gian của truyện, một miền quê, nơi những kỉ niệm thân thương

Tiểu thuyết “Quê nội” là truyện kể về chú Hai Tuân cùng cậu con trai

là Cù Lao, sau bao năm lưu lạc xứ người, đến khi Cách mạng thành công mới tìm đường về quê, nhận lại họ hàng ruột thịt Cùng với sự trở về của cha con chú Hai Tuân, cả làng Hòa Phước như cũng được hồi sinh Tất cả hồ hởi cùng bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, nhưng không ai quên những ngày quá khứ đau buồn

Trang 40

Hiện tại - quá khứ đan xen nhau trong lời kể của cậu bé Cục (nhân vật tôi người kể chuyện) đã làm nổi bật thân phận của từng nhân vật: những chị

Ba, anh Bốn, chú Năm, dì Năm, Tác giả đã nghiền ngẫm về những nỗi khổ cực và những phẩm chất tốt đẹp của họ Trong không khí cách mạng sôi sục khắp nơi người ta càng thấm thía nỗi khổ nhục của những ngày bị áp bức, bóc lột, bị lưu lạc Nhưng cách mạng đã về, trả lại quê hương, trả lại cuộc sống cho tất cả Làng Hòa Phước cũng như khắp mọi miền quê trên đất nước đều thay da đổi thịt Đặc biệt cách mạng đã kết nối mọi vùng quê lại với nhau từ Hòa Phước tới cù lao Chàm…

Với “Quê nội” tác giả muốn đưa ra một triết lí, người dân đã mất nước

thì không còn có quê hương Chính bởi vậy, âm hưởng chủ đạo của tác phẩm

là ca ngợi, ca ngợi công lao to lớn của Cách mạng Tháng Tám Nhờ có Cách mạng người dân từ kiếp người nô lệ đã được trở lại làm người, và cũng nhờ

Cách mạng mà anh em, gia đình mới được sum họp Nhan đề “Quê nội” vừa

thể hiện lòng tự hào của một người dân tự do vừa thể hiện sự ca ngợi, biết ơn với Cách mạng

Như vậy với việc sử dụng câu đặc biệt danh từ “quê nội”, tác giả đã khéo léo dẫn dắt ta đến với không gian truyện, nơi một làng quê với bao con người, bao sự việc Đồng thời, thông qua nhan đề người đọc còn thấy được sự

tự hào của một người làm chủ quê hương đất nước, thấy được tình yêu với quê hương, với đất nước Và đặc biệt là tình yêu, lòng biết ơn với cách mạng Tiểu thuyết “Tảng sáng” có thể coi là tập 2 của “Quê nội” bởi nó vẫn tiếp tục mạch cảm hứng của “Quê nội” kể về sự nghiệp diệt giặc dốt với chủ

đề “bừng lên một làng” Các em thiếu nhi tích cực tham gia mặt trận bình dân học vụ, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của hai nhân vật chính là Cục và Cù Lao… Nhưng rồi Pháp quay lại… Quê hương lại một lần nữa bừng lên với những ngày đấu tranh gian khổ mà vinh quang Mỗi lớp người đang trưởng

Ngày đăng: 26/11/2015, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w