7. Bố cục của đề tài
3.1.1. Câu đặc biệt danh từ với vai trò làm nhan đề tác phẩm
Ở mỗi một tác phẩm nghệ thuật nói chung và một tác phẩm văn chương viết cho thiếu nhi nói riêng, ngoài việc sáng tác cho thật hay thật lôi cuốn thì việc đặt tên cho tác phẩm cũng thật là quan trọng. Bởi thứ nhất, nhan đề của mỗi tác phẩm không chỉ là cái tên được đặt ra cho có tên để gọi mà trong đó nó còn ẩn chứa những ý nghĩa nhất định gắn liền với nội dung tư tưởng của tác phẩm, thể hiện dụng ý, ý đồ nghệ thuật sâu xa của tác giả. Thứ hai, đối tượng hướng đến ở đây là thiếu nhi, một đối tượng hết sức nhạy cảm do đó
nhan đề của tác phẩm phải tạo ra được sự tò mò muốn khám phá tìm hiểu ở các em. Và ở trong các tác phẩm của mình, Võ Quảng đã đạt được cả hai điều này.
Võ Quảng cũng như một số nhà văn khác thường có các đặt nhan đề tác phẩm của mình hết sức độc đáo. Ông thường lựa chọn và sử dụng các nhan đề được tạo nên bằng các từ hay cụm từ giàu hình ảnh, ngắn gọn, hàm súc với lối kết hợp đặc biệt để tạo thành một câu đơn đặc biệt. Do đó nhan đề các tác phẩm Võ Quảng luôn mang đến cho người đọc sự hấp dẫn và lôi cuốn đến kì lạ. Qua nhan đề, người đọc bị cuốn vào thế giới nghệ thuật của truyện. Trong các sáng tác của mình hầu hết ông đều sử dụng câu đặc biệt làm nhan đề. Tiêu
biểu là một số truyện ngắn như: Cái thăng, Cái mai, Những chiếc áo ấm, Chỗ cây đa làng... Và trong hai tác phẩm được đưa vào khảo sát thống kê thì ở cả
hai tác phẩm đều được Võ Quảng sử dụng câu đặc biệt làm nhan đề.
Ở tiểu thuyết thứ nhất “Quê nội”, tác giả đã sử dụng chỉ một danh từ
“quê nội”. Cái nhan đề gợi cho ta liên tưởng đến một làng quê có cây đa, giếng nước, sân đình,… Và quả thật, Võ Quảng viết về chính quê hương của mình, một làng quê có cái tên Hòa Phước, ven sông Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trong và sau Cách mạng Tháng Tám. Như vậy với việc sử dụng câu đặc biệt làm nhan đề, tác giả đã dẫn dắt độc giả đến với cái không gian của truyện, một miền quê, nơi những kỉ niệm thân thương.
Tiểu thuyết “Quê nội” là truyện kể về chú Hai Tuân cùng cậu con trai
là Cù Lao, sau bao năm lưu lạc xứ người, đến khi Cách mạng thành công mới tìm đường về quê, nhận lại họ hàng ruột thịt. Cùng với sự trở về của cha con chú Hai Tuân, cả làng Hòa Phước như cũng được hồi sinh. Tất cả hồ hởi cùng bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, nhưng không ai quên những ngày quá khứ đau buồn.
Hiện tại - quá khứ đan xen nhau trong lời kể của cậu bé Cục (nhân vật tôi người kể chuyện) đã làm nổi bật thân phận của từng nhân vật: những chị Ba, anh Bốn, chú Năm, dì Năm,... Tác giả đã nghiền ngẫm về những nỗi khổ cực và những phẩm chất tốt đẹp của họ. Trong không khí cách mạng sôi sục khắp nơi người ta càng thấm thía nỗi khổ nhục của những ngày bị áp bức, bóc lột, bị lưu lạc. Nhưng cách mạng đã về, trả lại quê hương, trả lại cuộc sống cho tất cả. Làng Hòa Phước cũng như khắp mọi miền quê trên đất nước đều thay da đổi thịt. Đặc biệt cách mạng đã kết nối mọi vùng quê lại với nhau từ Hòa Phước tới cù lao Chàm…
Với “Quê nội” tác giả muốn đưa ra một triết lí, người dân đã mất nước
thì không còn có quê hương. Chính bởi vậy, âm hưởng chủ đạo của tác phẩm là ca ngợi, ca ngợi công lao to lớn của Cách mạng Tháng Tám. Nhờ có Cách mạng người dân từ kiếp người nô lệ đã được trở lại làm người, và cũng nhờ
Cách mạng mà anh em, gia đình mới được sum họp. Nhan đề “Quê nội” vừa
thể hiện lòng tự hào của một người dân tự do vừa thể hiện sự ca ngợi, biết ơn với Cách mạng.
Như vậy với việc sử dụng câu đặc biệt danh từ “quê nội”, tác giả đã khéo léo dẫn dắt ta đến với không gian truyện, nơi một làng quê với bao con người, bao sự việc. Đồng thời, thông qua nhan đề người đọc còn thấy được sự tự hào của một người làm chủ quê hương đất nước, thấy được tình yêu với quê hương, với đất nước. Và đặc biệt là tình yêu, lòng biết ơn với cách mạng. Tiểu thuyết “Tảng sáng” có thể coi là tập 2 của “Quê nội” bởi nó vẫn tiếp tục mạch cảm hứng của “Quê nội” kể về sự nghiệp diệt giặc dốt với chủ
đề “bừng lên một làng”. Các em thiếu nhi tích cực tham gia mặt trận bình dân học vụ, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của hai nhân vật chính là Cục và Cù Lao… Nhưng rồi Pháp quay lại… Quê hương lại một lần nữa bừng lên với những ngày đấu tranh gian khổ mà vinh quang. Mỗi lớp người đang trưởng
thành như Cục và Cù Lao tiếp nối truyền thống “tre già măng mọc”. Đây cũng chính là hai nhân vật trung tâm có mặt trong suốt chiều dài tác phẩm tham gia vào mọi biến cố của câu chuyện. Đó cũng chính là hình ảnh mạnh mẽ, tự tin của lớp trẻ sau cách mạng. Ở cuối bộ tiểu thuyết hình ảnh quê nội hiện ra rực rỡ, long lanh, chan chứa tình yêu. Như một lời tiên đoán về một tương lai tươi sáng, một bầu trời tự do hòa bình.
Phải chăng vì vậy mà ở tiểu thuyết thứ hai, tác giả lại một lần nữa lựa chọn câu đặc biệt “tảng sáng” để làm nhan đề. Tảng sáng là một danh từ chỉ thời điểm bắt đầu buổi sáng, lúc đã sáng rõ cũng giống như sự “bừng lên một làng”. Tác giả muốn cho người đọc thấy được sự lạc quan tin tưởng vào sự dẫn đường của cách mạng, tin tưởng vào thế hệ sau.
Thông qua việc sử dụng câu đặc biệt để đặt nhan đề tác giả không những gửi gắm được phần nào nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn tạo ra được sự lôi cuốn đối với độc giả.