Câu đặc biệt động từ có tác dụng là câu gợi tình huống truyện

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 63)

7. Bố cục của đề tài

3.2.4. Câu đặc biệt động từ có tác dụng là câu gợi tình huống truyện

Ngoài tác dụng là một câu để giới thiệu nhân vật thì câu đặc biệt miêu tả còn có chức năng là một câu mở đầu cho tình huống truyện, đẩy câu chuyện lên cao trào. Chẳng hạn ở ví dụ thứ nhất:

Ví dụ: “Bà kể tiếp:

- Cách ăn ở của nàng làm ai nấy đều mến phục. Một hôm có một người sang trọng đến xin gặp nàng. Trong lúc trò chuyện, người đó giả bộ vô ý đưa

tay chấm vào trán nàng. Chỗ chấm đó trở thành cái vết. Cái vết đó rộp lên rồi đen lại. Vết đen đó loang ra khắp mặt, loang khắp mình mẩy chân tay. Vừa lúc đó cha mẹ anh em của nàng đều chết hết. Nàng bơ vơ không nơi nương tựa. Những người trước kia muốn gần nàng bao nhiêu thì nay lại tránh xa nàng bấy nhiêu. Cuối cùng nàng chết ở xó chợ giữa đêm mưa gió.”

(Quê nội)

Bà Hiến rất hay kể chuyện về nàng Phấn Điệp. Đó là một câu chuyện về một cô gái xinh đẹp nết na, có tài nhưng gặp nhiều bất hạnh. Bất hạnh của nàng bắt đầu vào một hôm khi có một người sang trọng đến xin gặp nàng. Câu đặc biệt miêu tả tồn tại vừa có tác dụng thông báo về sự xuất hiện của một người lạ mặt có tác dụng phát triển câu chuyện. Bởi nó đánh dấu bi kịch của cuộc đời nàng Phấn Điệp. Người đó đưa tay chấm lên trán nàng khiến cho nàng trở nên xấu xí, bị mọi người xa lánh. Cha mẹ, anh em đều chết hết. Cuối cùng nàng chết ở xó chợ đêm mưa gió. Kể chuyện về số phận bất hạnh của nàng Phấn Điệp nhưng thực chất chính là kể chuyện về mình. Bởi ta có thể thấy những nét tương đồng giữa bà Hiến và nàng Phấn Điệp. Bà Hiến trước đây, cũng nghèo khổ, đói rách, cha mẹ mất sớm bà phải đi ở đợ, có lúc lang thang vất vưởng. Cũng chính vì thế mà sau cách mạng tháng Tám, câu chuyện của bà cũng thay đổi đi: trong đêm mưa gió ấy, nàng không chết mà được một người cứu sống. Đây cũng chính là con đường hình thành nên những tác phẩm văn học dân gian, họ thường dựa vào đời sống mà xây dựng lên những câu chuyện. Nhưng câu chuyện của bà Hiến khác với những câu chuyện khác bởi nó là một cái kết bất hạnh và nó chỉ thay đổi khi cuộc sống của bà thay đổi. Qua đây, tác giả muốn đề cao ca ngợi công lao của cách mạng. Chính cách mạng đã đem lại cho họ một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc, dắt họ ra khỏi bóng tối của sự khổ đau giống như người đã cứu nàng Phấn Điệp trong đêm mưa gió.

Ví dụ: “Hôm đó, có một đứa bé cứ kêu đau trong cổ, nước bọt cứ trào ra. Chú Hai lấy nắm lá rẻ quạt tán nhỏ đem rà vào họng cho nó. Hôm sau, đứa bé đã lành.”

(Quê nội)

Trước cảnh rừng hiu quạnh vắng vẻ, chú Hai quyết định đi. Chú mang chè để bán và thuốc để giúp người. Thế rồi chú quyết định ra cù lao Chàm.Ở đây chú mang thuốc biếu bà con cô bác. Liên kết với các câu trước đó bởi trạng từ “hôm đó”, câu đặc biệt chỉ ra một tình huống bất ngờ: một đứa bé cứ kêu đau trong cổ, nước bọt cứ trào ra. Sự xuất hiện của tình huống bất ngờ này làm nổi bật tài năng của chú Hai. Những phương thuốc và cách chữa bệnh của chú rất hiệu quả. Không chỉ có chú Hai mà ở Hòa Phước, mà mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Võ Quảng đều có một cái tài riêng: bác Tùng Sơn rất hiểu biết; ông Hội Hiệt, ông Bùi Kiệt, ông Bá Hoàng có tài bắt cọp; chú Năm mùi hô đánh bài chòi rất giỏi;... Hình ảnh người dân Hòa Phước hiện lên trong mắt chúng ta đều là những con người tài hoa. Thông qua đó tác giả thể hiện sự ca ngợi con người Hòa Phước nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Mỗi người một vẻ làm nên một Việt Nam rất riêng trong bản sắc Đông Á. 3.2.5. Câu đặc biệt động từ có tác dụng biểu thị không gian

Câu đặc biệt miêu tả tồn tại còn có tác dụng miêu tả không gian thông qua việc thông báo sự xuất hiện của các sự vật chẳng hạn:

“Khi chú Hai Quân ra đời rồi lớn lên, chú đã thấy có miếu Bà Tằm dựng lên thuở nào không biết. Cũng đã có sông Thu Bồn, có chòm đa Lí.”

(Quê nội)

Sự vật bày ra trước mắt chú Hai đó là con sông Thu Bồn, là chòm đa Lí. Sự có mặt của con sông Thu Bồn, của chòm đa Lí được diễn tả bằng một câu đặc biệt. Trước hết câu văn này có tác dụng liên kết đoạn văn này với đoạn văn trước đó. Đoạn văn trước tác giả nói về sự hình thành của vùng đất Hòa Phước. Đó là tời điểm khi mà chưa có con sông Thu Bồn. Và ở đoạn này

tác giả đề cập đến khảng thời gian đã có con sông Thu Bồn. Đây là sự liên kết về mặt nội dung, cụ thể là sự liên kết dựa tren sự thay đổi về mặt không gian, thời gian. Nó diễn tả khoảng thời gian từ khi dải đất Hòa Phước được hình thành cho đến nay đó là một khoảng thời gian phát triển rất lâu dài. Từ chỗ chưa có tới chỗ đã có. Như vậy thông qua việc miêu tả sự có mặt của sự vật, tác giả đã diễn tả sự trôi qua của thời gian. Sự trôi qua của một thời quá khứ đến tương lai mà con người cũng không ý thức được.

3.2.6. Câu đặc biệt động từ miêu tả sự tồn tại của sự vật hiện tượng

Đây chính là tác dụng chính của của câu đặc biệt miêu tả tồn tại. Thông qua đó sự vật xuất hiện một cách hết sức tự nhiên.

Ví dụ: “Tôi với ông Bốn Rị ở cùng làng, tôi ở đầu xóm trên, ông ở xóm giữa. Thỉnh thoảng, tôi đi qua nhà, nhưng chưa bao giờ ghé lại. Nhà ông có bức rèm tre che trước cửa, đằng sau có bóng người thập thò. Có tiếng cốc, cốc như mõ khua và tiếng kêu ăng ẳng. Nhưng cái làm tôi rợn nhất là tiếng hú của chó bị cắt tiết. Tiếng hú vang dội, đâm thủng màn sương, át tiếng gọi đò và tiếng gàu khua ở các giếng nước. Mỗi khi tiếng rú vang lên, lũ chó trong làng nổi lên sủa rộ.”

(Tảng sáng)

Cũng tương tự như trong tác phẩm “Quê nội”, ở “Tảng sáng”, tác giả

tập trung khai thác sự thay đổi của con người trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Đó là sự thay đổi về định kiến. Trước cách mạng, người dân Hòa Phước không ai muốn lại gần ông Bốn Rị. Và nơi ông ở cũng được che phủ bởi một màn sương kì ảo.Tác giả đã khéo léo lựa chọn những miêu tả những hình ảnh gợi lên sự bí ẩn, đáng sợ của ngôi nhà. Đó là hình ảnh “bức rèm che trước cửa”,“có bóng người thập thò” phía đằng sau. Và đặc biệt là sự xuất hiện của âm thanh thông qua câu đặc biệt động từ miêu tả tồn tại. Đó những âm thanh rùng rợn lốc cốc như mõ khua và tiếng kêu ẳng ẳng. Sự rùng rợn không chỉ xuất phát từ vẻ bên ngoài của ngôi nhà mà còn ở âm thanh.. Thế nhưng sau

cách mạng, sự bí ẩn và đang sợ ấy biến mất, thay vào đó là một căn nhà rất mát mẻ, có cây bông trang, có con bướm đậu.

Thông qua câu đặc biệt miêu tả tồn tại, sự vật, hiện tượng không chỉ được hiện lên một cách tự nhiên mà nó còn mang lại những tiếng cười sảng khoái.

Ví dụ: “Vào một buổi sáng đẹp nhất, tôi và thằng Cù Lao đến học ở nhà thầy Lê Hảo. Thằng Cù Lao vẫn giữ cái quần treo. Nó cũng không chịu từ giã cái mũ nồi quý hóa, bảo đó là chiếc mũ của khách quý trên tàu đánh rơi ngoài biển. Nó nhặt được trong chuyến đi khơi. Hôm đầu nó đến lớp, bọn trẻ con cứ xì xào. Có đứa dòm vào mũi nó, xem thử bên trong có cái vòi hay không. Chúng còn đợi xem thằng Cù Lao đi uống nước để biết rõ nó uống nước cách thế nào?”

(Quê nội)

Khi đọc bất cứ tác phẩm nào của Võ Quảng, ta có thể yên tâm và tin tưởng đó chính là hoa thơm trái ngọt từ một quả tim nhân hậu thương yêu tuổi thơ thực lòng. Thế giới tuổi thơ trong văn chương ông là mầm xanh hoa cỏ, là chim chóc ùa ra từ trong veo một tâm hồn. Một lối viết dễ khiến người đọc cảm nhận được sự hồn hậu, ngộ nghĩnh, ngây thơ... Từ hình ảnh của bầy trẻ thơ trong truyện ta dường như cảm thấy có sự hiện diện, sự hoá thân, sự sống động trở lại của tất cả tuổi thơ, mỗi người có thể có một khuôn mặt riêng không giống nhau; nhưng ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh ấy, cái tinh nghịch ấy, cái ham say chơi đùa ấy, cái khôn ranh hoặc vụng dại ấy. Người đọc phải bật cười trước suy nghĩ hết sức trẻ con về Cù Lao của bọn trẻ. Chúng cho rằng em là mọi biển, có đuôi và uống nước bằng mũi. Câu đặc biệt thực chất diễn tả cho chúng ta một hành động: dòm vào mũixem thử bên trong có cái vòi hay không. Thông qua câu đặc biệt hành động của các em trở nên thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Và quả thực, nếu như không yêu trẻ, không gần gũi với trẻ thơ thì Võ Quảng không thể làm được điều đó. Giáo sư Phong Lê đã có lần

viết về Võ Quảng: "Đường đời của ông rất có thể chuyển theo một hướng khác với nghiệp viết, và như vậy xem ra là thuận, là hợp lẽ với số đông người. Thế nhưng rồi ông đã chọn nghề viết. Ấy là điều xem ra không bình thường. Lại viết cho thiếu nhi khi chớm vào tuổi 40 (chính xác là năm ông 35 tuổi - NNT), trong bối cảnh một nền văn học cho thiếu nhi còn trong buổi đầu thanh vắng. Ấy là một chuyện càng không bình thường nữa". Với sự "trái chứng" và "ngược đời" kia của Võ Quảng, xem ra có thể gọi ông là "ông Bụt" hiện ra tạo dựng một thiên đường cho lớp lớp thế hệ thiếu nhi cũng không phải là quá lời. Viết cho thiếu nhi - nhi đồng là công việc khổ ải tự vượt qua những ham muốn thường nghiệm, kể cả nhu cầu bản năng thường thấy trong trái tim nhạy cảm của một nghệ sĩ trước bao la cuộc đời. Nếu không yêu trẻ thơ bằng một tình yêu nguyên vẹn dốc hết ruột gan thì sẽ khó có được những thành công viên mãn như ông.”

3.2.7. Câu đặc biệt động từ có tác dụng gợi tả âm thanh

Trong các tác phẩm của Võ Quảng, người ta không chỉ thấy một thế giới đa dạng hình ảnh về mà còn thấy ở đó một thế giới âm thanh đầy sống động. Về tác phẩm này giáo sư Phong Lê nguyên Viện trưởng Viện văn học

Việt Nam đã viết: "Những trang viết thật dồi dào biết bao những hình ảnh sống động, văn phong được cân nhắc đến từng câu chữ, sao cho lột được thần sắc âm thanh đích thực của cuộc đời". Thật đúng vậy! Võ Quảng có một cái

biệt tài đó là cái tài nắm bắt cực kì nhanh nhạy mọi âm thanh của cuộc sống. Và đưa nó vào trong các tác phẩm của mình một cách thật nhuần nhuyễn. Chẳng hạn như tiếng động rất nhỏ của con tắc kè:

“Chợt một loạt tiếng “tắc, kè” khô khốc, nổ sát bên tai. Tôi giật bắn người. Thằng Cù Lao thì thầm bảo tôi phải bấm tay. Nó bày cho tôi cách chống sợ, phải bấm ngón tay cái vào đầu ngón tay trỏ. Thằng Cù Lao đập nhẹ chiếc rương. Roặc! Tắc kè bỏ chạy.”

(Tảng sáng)

Cả những âm thanh như tiếng gõ cửa, tiếng mưa rơi, tiếng gió, tiếng xe cút kít, tiếng ru hời... cũng được ông đưa vào để tạo nên chất nhạc vừa thực mà lại vừa lạ biết bao.

Ví dụ: “Mưa xối ào ào như có ai cầm chĩnh trút nước. Trời Hòa Phước tối lại. Lô cốt Hòa Phước xóa mất trong mưa. Mưa tầm tã như không bao giờ dứt. Lách tách! Tôm, tôm, tôm! Mưa gõ nhịp đều đều nghe buồn đến chảy nước mắt! Chùa Hòa Phước càng hiu quạnh. Thằng Cù Lao hay nhắc đến cha nó. Tôi cũng trông mẹ hồi cư…”.

(Tảng sáng)

Đến những âm thanh dung tục của cuộc sống như tiếng bạt tai cũng được Võ Quảng đưa vào trong những trang truyện.

Ví dụ: “Chợt chú Hai Quân nghe có ai nắm chân kéo. Chú với tay không kịp, ngã quay xuống đất. Chú nổi quát:

- Chơi cái mả tổ bay hả?

Chú chưa dứt lời thì hai cái bạt tai nẩy lửa văng vào mặt chú. Chú Hai nhào sấp xuống đất, la to:

- Bớ làng! Bớ làng! Du côn đánh tôi!

Đốp, đốp! Những bạt tai khác nện vào mặt, vào tai túi bụi: - Á! Tao là du côn hả! Mày chửi tao là chửi tiên sư làng này.”

(Quê nội)

Âm thanh là một phần của cuộc sống và khi đưa vào truyện nó tạo nên nhạc tính cho tác phẩm. Việc sử dụng nhiều và đa dạng âm thanh như vậy trong mỗi tác phẩm của mình đã khiến cho mỗi một trang sách của ông thêm sinh động và giàu nhạc tính. Qua đó ta thấy được con mắt quan sát tinh tế, nhạy cảm của Võ Quảng với cuộc sống. Những phát hiện không chỉ bằng

quan sát của mắt thường mà bằng con mắt của trái tim, con mắt của tấm lòng. Qua đó càng khẳng định thêm tài năng của ông.

Tiểu kết: Như vậy câu đặc biệt động từ được sử dụng trong hai tác phẩm được khảo sát có bảy chức năng chính.Trước hết là tác dụng diễn tả các hành động diễn ra liên tiếp thep một trình tự thời gian. Thông qua câu đặc biệt này người đọc có thể hình dung ra một loạt hành động diễn ra theo một trình tự thời gian một cách tổng quát. Tác dụng thứ hai của câu đặc biệt động từ đó là nó miêu tả trạng thái tồn tại chủ động của sự vật hiện tượng được nói tới khiến cho sự xuất hiện của chúng trở nên chủ động và bất ngờ.Một chức năng khác của câu đặc biệt động từ đó là nó giới thiệu nhân vật xuất hiện trong truyện. Với cấu tạo gồm: động từ có đi kèm danh từ, cách giới thiệu này nhằm mục đích giới thiệu nhân vật chính trong truyện, khiến người đọc chú ý về số phận hay cuộc đời của nhân vật. Bên cạnh đó câu đặc biệt động từ còn xuất hiện với vai trò là câu gợi tình huống truyện, đẩy câu chuyện lên cao trào.Ngoài ra câu đặc biệt động từ còn có chức năng biểu thị không gian của truyện thông qua việc thông báo sự tồn tại hiện hữu của sự vật. Một chức năng nữa của câu đặc biệt động từ đó là nó miêu tả sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Thông qua đó sự vật xuất hiện một cách hết sức tự nhiên. Tác dụng cuối cùng của câu đặc biệt động từ đó là nó gợi tả âm thanh. Câu đặc biệt động từ trong trường hợp này có cấu tạo là một từ tượng thanh. Với việc sử dụngcủa câu đặc biệt này, Võ Quảng đã mangg vào tác phẩm của mình những âm thanh rất thực của đời sống, làm giàu tính nhạc trong tác phẩm.

3.3.Câu đặc biệt tính từ

Câu đơn đặc biệt tính từ là câu được sử dụng với số lượng tương đối lớn với 95 phiếu trên tổng số 568 phiếu (chiếm 16,7%). Sau đây là một số hiệu quả sử dụng của loại câu này.

3.3.1. Câu đặc biệt tính từ dùng để miêu tả trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tượng

Câu đặc biệt tính từ dùng để miêu tả thường có cấu tạo gồm một tính từ hoặc một cụm tính từ. Nó nêu ra đặc điểm, gây ấn tượng về sự vât, hiện tượng; gợi ra hình ảnh của sự vật, hiện tượng được nói tới.

Ví dụ: “Trời sáng dần. Hòa Phước hiện ra trước mặt hoang vu như một nơi nào xa lạ! Ở xóm trên các lối đi bị xóa mất. Nhìn lâu mới nhận ra chỗ nhà tôi ở. Nhà dưới của bác Úc dính liền với nhà ông Kiẻm Lài. Trước

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)