7. Bố cục của đề tài
3.4.3. Câu đặc biệt thán từ thể hiện sự ngạc nhiên
Ví dụ: “Thằng Cù Lao mách với cha nó là nó thấy cái sẹo… - Cái sẹo chi?
- Cái sẹo của ông Bảy. Ông Bảy rơi xuống chòi bắp, xóc vào con dao, thành cái sẹo chỗ mông! Cha kể vậy đó.
- Ủa! Chớ mày dòm chi lạ vậy?
- Có dòm cái sẹo mới biết là ông Bảy Hóa. Vì ông cạo mất râu.”
(Quê nội)
Sau cách mạng tháng Tám, người đọc chứng kiến biết bao sự đổi thay ở Hòa Phước. Sự thay đổi bất ngờ nhất đó là ông Bảy Hóa đã cạo “bộ râu dài thong dong đến rốn”! Trong suy nghĩ của chú bé Cục thì “đời nào lại có một ông Bảy Hóa không râu”. Sự thay đổi của ông khiến cho cả Cục và Cù Lao đều không nhận ra! Nhưng Cù Lao biết một bí mật đó là ông có một vết sẹo sau mông. Em đã dùng đặc điểm này để nhận ra ông Bảy. Câu đặc biệt thán từ “ủa” thể hiện sự ngạc nhiên của chú Hai Quân trước hành động của con mình. Nhưng “có dòm mới biết là ông Bảy Hóa”, vì ông cạo mất râu. Cách suy nghĩ và hành động của Cù Lao thể hiện sự thông minh, nghịch ngợm của em. Tác phẩm “Quê nội” giống như một cuốn hồi kí thông qua lời kể của
nhân vật xưng ‘tôi” – cậu bé Cục. Qua lời kể của cạu bé Cục, người đọc như sống trong một bầu không khí của những ngày cách mạng sục sôi, như trải qua từng thăng trầm với mỗi số phận nhân vật trong truyện… Cái hay của truyện là ở chỗ tác giả luôn biết cách dàn trải theo từng chi tiết truyện. Xin lấy ví dụ: Chú Hai Quân vì ham coi hát bội sao lãng việc làng, nên bị lý trưởng nọc ra đánh. Uất ức chú bỏ làng ra đảo. Ở Cù lao Chàm đêm đêm chú kể chuyện làng cho con nghe. Nghe nhiều đến nỗi, thằng Cù Lao thuộc lòng chuyện làng: từ chuyện nuôi tằm, dệt thao, nấu đường, đến chuyện bà Kiến
khóc mướn, vết sẹo sau mông ông Bảy Hóa, cây sung có hốc trên cây trên ngọn… Những chi tiết này không bày ra một lúc mà cứ dần dà theo nhịp truyện, lúc này, lúc khác, đến lúc ấn tượng đã sâu, đã đầy, tác giả mới cho biết đó là lòng thương quê nhà của chú Hai Quân.
Ví dụ: “Thằng Cù Lao còn cho biết khi ông Bốn mổ xong một con chó, ông cắt một miếng thịt ở chop đùi đem xào. Mùi thơm bay ra ngào ngạt. Tôi kêu lên:
- Ôi! Thịt chó thơm răng được? Thịt chó làm tao nôn ọe. Thôi kể tiếp đi, rồi ông Bốn làm chi nữa?
- Sau đó, ông nướng bánh tráng có rải mè, múc thịt đặt lên mâm, mời tôi ngồi lại.
- Mời ai?
- Mời tôi!
- Ấy! Mời mày? Thế mày nói sao?
- Tôi nói tôi không ăn.
- Ừ được đó!
- Nhưng … ông mời mãi. Ông nói hễ tôi không ăn thì ông không học. Với lại cái mùi thịt bay thơm, tôi cầm lòng không đậu…
- Làm sao?
- Tôi ăn.”
(Tảng sáng)
Như đã nói ở trên, “Tảng sáng” là tiểu thuyết tiếp nối mạch cảm hứng của “Quê nội”, đó là sự nghiệp diệt giặc dốt. Người dân Hòa Phước lại một
lần nữa hăng hái tham gia đấu tranh để diệt giặc dốt, để dẹp bỏ những định kiến. Chẳng hạn như về thịt chó! Không chỉ Cục mà toàn bộ người dân Hòa Phước đều nghĩ rằng thịt chó là đồ ô uế. Ăn thịt chó chết sẽ phải xuống địa ngục. Chính vì thế mà khi Cù lao khe mùi thịt chó thơm Cục đã tỏ thái độ ngạc nhiên bằng một câu đặc biệt thán từ “ôi!”. Cục tưởng tượng rằng mùi
thịt chó rất buồn nôn. Cục còn ngạc nhiên hơn khi Cù Lao được mời ăn thịt chó. Sự ngạc nhiên được thể hiện bằng câu đặc biệt “ấy!”. và rồi với ánh sáng của cách mạng, những định kiến ấy được dẹp qua một bên. Cả đội tự vệ, cả ông Bảy Hóa đều ăn thịt chó. Qua đây ta thấy sự thay đổi mạnh mẽ, sự “bùng
lên của một làng” trong tiểu thuyết “Tảng sáng”. 3.4.4. Câu đặc biệt thể hiện sự cảm thương
Ví dụ: “Trước nhà anh Bốn Linh, bọn tre con đang nhốn nháo. Trong nhà có tiếng khóc ồ ồ và tiếng kể lể:
- Ối giời ơi! Chị chết đi bỏ một mình anh ở lại… Sống một ngày dương gian bằng nghìn ngày âm phủ…
Quái! Chị Bốn Linh hôm qua bị cảm đã nhờ chị Năm Như cào xông. Sau đó lại làm them mấy bát cháo hành. Không nhẽ chị Bốn lại đành bỏ anh Bốn về với ông bà đột ngột như vậy?”
(Quê nội)
Người dân Hòa Phước nổi bật với hình ảnh những con người giàu tình cảm. Họ dễ xúc động, dễ cảm thông trước số phận bất hạnh của con người! Câu đặc biệt thán từ “ối giời ơi” là một câu cảm thán thể hiện sự thương cảm của bà Hiến với người vợ đã qua đời của chú Hai Quân. Khi chú bỏ làng đi, người ợ cũng bỏ đi biệt tích rồi không thấy trở về nữa. Nay chú Hai trở về bà lại càng nhớ, càng thương người chị em của mình.
Tiểu kết: Câu đặc biệt thán từ thường có cấu tạo là một thán từ với chức năng biểu thị cảm xúc. Nó giúp người đọc thấy được tâm lý, cảm xúc, tình cảm của nhân vật mà còn giúp tác giả thể hiện thái độ cảm xúc của mình trước những vấn đề được đề cập tới trong tác phẩm. Bên cạnh đó, câu đặc biệt thán từ còn giúp tác giả khắc họa tâm lí nhân vật , tình cảm nhân vật. Tóm lại với chức năng biểu thị cảm xúc, câu đặc biệt giúp cho tác phẩm trở nên giàu có về mặt cảm xúc và cho nhân vật trong mỗi tác phẩm thêm sinh động hơn.
KẾT LUẬN
1.1. Võ Quảng là một nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Ông là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong vườn văn học viết cho thiếu nhi thế kỉ XX.Ông mang đến cho nền văn học thiếu nhi một phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ, riêng biệt. Suốt con đường dằng dặc có hơn nửa thế kỷ, nhà văn đã chứng minh đúng cái điều mà ông hằng tâm nguyện: "Viết cho thiếu nhi là tình yêu và lẽ sống của tôi". Qua những sáng tác của mình, Võ Quảng đã thể hiện sinh động chân thực cuộc sống của người dân của người dân. Cùng với thời gian, những tác phẩm của Võ Quảng sẽ không hề bị mai một mà luôn được các độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Góp phần tạo nên sự bất tử cho các sáng tác của ông không chỉ là cách xây dựng hệ thống nhân vật, tư tưởng nghệ thuật, lối kể chuyện hài hước lí thú… mà còn phải kể đến yếu tố không thể thiếu đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ,
cách đặt câu linh hoạt, phong phú sinh động. Để có được những thành công đó, Võ Quảng đã có cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ hết sức độc đáo. Trong những sáng tác của mình, Võ Quảng thường xuyên lựa chọn sử dụng những câu đặc biệt với những chức năng đa dạng.
1.2. Câu đặc biệt được sử dụng trong các tác phẩm của Võ Quảng đã mang lại hiệu quả nghệ thuật rất lớn. Nó làm cho ngôn ngữ tác phẩm trở nên giàu sắc thái biểu cảm, giàu tính gợi hình và đồng thời góp phần miêu tả chính xác tâm lí, tính cách của nhân vật. Trước hết, ông sử dụng câu đặc biệt làm nhan đề cho tác phẩm, những nhan đề ấy đã giúp tác giả khái quát được nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Từ đó, người đọc dễ dàng nắm bắt được ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
Tiếp đó, ông sử dụng câu đặc biệt với mục đích làm câu biểu thị thời gian, không gian và câu nêu lên sự tồn tại hiện diện của sự vật hiện tượng trong tác phẩm. Qua cách sử dụng hai kiểu câu này, Võ Quảng đã làm nổi bật các nhân vật, các sự kiện chính trên cái nền đa dạng được tạo nên từ không gian, thời gian và sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng khác trong tác phẩm. Câu đặc biệt còn được ông sử dụng với mục đích thể hiện thái độ, hành vi đa dạng của nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Người đọc có thể trực tiếp thấy được tâm lý, tính cách nhân vật trong tác phẩm thông qua cách thể hiện sự vui mừng hay lo lắng, thương cảm… được biểu hiện qua ngôn ngữ của họ.
Võ Quảng còn sử dụng câu đặc biệt để nêu lên sự đánh giá, nhận xét hoặc của tác giả, hoặc của nhân vật trước hiện tượng diễn ra trong tác phẩm. Qua đó, ta nắm bắt được tính cách nhân vật. Đồng thời thấy cách đánh giá khách quan, thể hiện quan điểmcủa chính nhà văn.
Câu đặc biệt được Võ Quảng sử dụng trong các sáng tác của mình với những ý nghĩa đa dạng, góp phần làm nổi bật các hiện tượng trong thế giới nội tâm nhân vật cũng như trong hiện thực đời sống. Qua đó, Võ Quảng thể
hiện sự ca ngợi cách mạng, tình yêu quê hương thắm thiết và đồng thời là sự ngợi ca con người lao động.
Vì vậy nghiên cứu về hiệu quả nghệ thuật trong các tác phẩm của Võ Quảng viết cho thiếu nhi là một hướng đi cần thiết để khẳng định phong cách nghệ thuật của Võ Quảng.
1.3. Xuất phát từ mục đích phục vụ cho việc học tập giảng dạy sau này, chúng tôi hi vọng đề tài sẽ góp phần khẳng định phong cách tài năng của Võ Quảng đồng thời khẳng định những giá trị của các tác phẩm truyện. Mặt khác, hướng khảo sát của đề tài là một minh chứng cho phương pháp tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ - một hướng đicần thiết cho việc phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách nghiên cứu
1. Diệp Quang Ban, (2006), Ngữ pháp Tiếng Việt (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
2. Diệp Quang Ban, (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại trong Tiếng Việt,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu, (2006), Đại cương ngôn ngữ (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn
ngữ và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Hữu Đạt – Trần Trí Dõi – Đào Thị Loan, (1998) Cơ sở TIếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thìn, (2001) Câu Tiếng Việt và nội dung dạy – học câu, Nxb
7. Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
II. Sách tham khảo
1. Giáo sư Phong Lê, Bài “Võ Quảng – 40 năm thơ văn cho thiếu nhi” trong Bách khoa thư – Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập I – Nxb Từ điển Bách
khoa 2002.
2. Nguyễn Khắc Phi – Lê Bá Hán – Trần Đình Sử (2000), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Vân Hồng, Bài “Võ Quảng và tiểu thuyết “Quê nội – Tảng sáng”” trong tập
sách Bàn về văn học thiếu nhi, Nxb Kim Đồng.
4. Vũ Tú Nam, Bài “Tài năng miêu tả của Võ Quảng” trong tập sách Bàn về