Câu đặc biệt danh từ

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 30)

7. Bố cục của đề tài

2.1.1Câu đặc biệt danh từ

Trong 565 trường hợp sử dụng câu đặc biệt chúng tôi thống kê được 98 trường hợp là câu đặc biệt danh từ (chiếm 17%). Căn cứ vào cấu tạo của câu

đặc biệt danh từ chúng tôi chia nhỏ loại này thành 3 tiểu loại: 2.1.1.1 Câu đặc biệt có cấu tạo là danh từ hoặc cụm danh từ

Ví dụ: “Một chuyến bác Tùng Sơn về thăm làng, mãi không thấy quay lại. Một tháng, hai tháng… Bác Tùng Sơn đi biệt. Quê bác ở đâu, chú Hai không rõ.”

(Quê nội)

Ví dụ: “Ở Hòa Phước chúng chĩa súng bắt bảy người. Thằng Cù Lao chạy cắm cây nò về chưa đến chùa giặc đã tràn đến. Bí quá, nó chạy dọc bờ bụi đến nép trong cây sung. Ở các thôn khác, giặc bắt mười một người. Tất cả đều bị tập trung ở cuối con đường cái vào đồn Giao Thủy. Chúng bắt mỗi người đào một cái hố. Đào xong, chúng bắt xếp thành một hàng dọc. Mười bảy phát súng nổ. Cứ mỗi phát súng là một người ngã gục. Còn lại người thứ mười tám, đó là ông Kiểm Lài, chúng chừa lại. Bắn xong, thằng chỉ huy sai chặt mười bảy cái đầu cho cắm trên mười bảy cây cọc, đóng thành hàng dọc bên con đường cái. Làm xong việc đó, giặc đuổi ông Kiểm Lài về, dụng ý để ông nói lại cho mọi người biết cách trừng phạt của chúng.”

(Tảng sáng)

2.1.1.2 Câu đặc biệt danh từ có cấu tạo gồm danh từ làm thành tố chính và một phụ từ chỉ trỏ (đó,đây,…)

Loại này thống kê được 12 phiếu trên tổng số 98 phiếu (chiếm 12%) Ví dụ: “Đặc biệt còn có một chiếc đồng hồ rất to treo trên vách. Chốc chốc tiếng đồng hồ nổi rọt rẹt, tiếp theo là những tiếng “kính coong” êm như ru. Chỉ đếm tiếng “kính coong” cũng biết mấy giờ. Mỗi khi đồng hồ “kính coong” , ông Biện Thành kêu toáng lên:

- Một giờ rồi! Phải cho bọn trẻ con ăn trước đi! - Hai giờ rồi! Con Bảy phải xuống chợ xem thử…”

(Tảng sáng)

Ví dụ: “Chợt dượng Hương chĩa mũi sào ra đằng trước, quát to: - Gành đó! Coi chừng!”

(Quê nội)

2.1.1.3 Câu đặc biệt danh từ có cấu tạo gồm danh từ làm thành tố chính và một thán từ hô gọi (ơi, hỡi,…)

Loại này thống kê được 41phiếu trên tổng số 98 phiếu (chiếm 42%) Ví dụ: “Tiếng nói cười ồn ào. Chợt con Vện của chị Bốn vụt chạy té ra ngõ, ngoắt đuôi lia lịa. Chị Bốn đã về.

Chú Năm đứng lên gọi:

- Mời bà vô đây! Lấy nếp lấy đường ra nấu mau một nồi cháo ngọt. Phải nấu nồi to. Cách mạng lên rồi, không cần cóp nhặt từng xu chi cho mệt

Chị Bốn đặt giỏ dâu xuống:

- Xin có ngay!

Chú Năm cúi người trên chiếc bủa , vừa xiết dây lạt vừa gọi to hơn: - Bà Bốn Linh ơi!

- Dạ!

- Ngày mai bà có nhớ chi không?

- Nhớ rồi. Sau bắt kén, phải cúng buồng! ”

(Quê nội)

Ví dụ: “Hỡi quân Tào tặc! Ta đây là Triệu Tử Long! Chỉ cái tên của ta cũng đủ làm bọn bay khiếp vía. Hãy mau mau giải giáp quy hàng thì ta tha chết!”

(Quê nội)

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 30)