Câu đặc biệt dùng làm câu nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 73)

7. Bố cục của đề tài

3.3.2. Câu đặc biệt dùng làm câu nhận xét, đánh giá

Câu đặc biệt tính từ còn có một tác dụng nữa đó là tác dụng nêu nhận xét. Các lời nhận xét ấy chủ yếu của các nhân vật trong truyện với các nhân vật khác hoặc với các sự vật hiện tượng khác trong truyện. Đa số câu đặc biệt dùng để nhận xét đánh giá đều có cấu tạo gồm một tính từ làm thành tố chính kết hợp với một thán từ. Thực chất giữa câu đặc biệt tính từ với chức năng dùng làm câu đánh giá nhận xét và câu đặc biệt với chức năng cảm thán thường không tách biệt với nhau. Vì thông qua đánh giá nhận xét, người ta cũng bộc lộ cảm xúc.

a. Là những lời khen ngợi.

Ví dụ: “Ông Bảy Hóa đến đâu cũng nêu cao tài bơi lội của thằng Cù Lao. Danh của nó bay xuống xóm chợ, lọt vào tai bọn trẻ con dưới đó. Lúc đó chúng chưa tin. Sau thấy rõ chúng đều phục lăn phục lóc.

Đứa nào cũng muốn tập bơi. Thằng Cù Lao tập cho mấy đứa. Chúng trầm trồ:

- Tài quá! Tài quá!

- Thằng Cù Lao để tay lên bụng mình, là mình bơi giỏi mới lạ chớ!”

(Quê nội)

Ví dụ trên đây là một ví dụ trong tác phẩm “Quê nội” của Võ Quảng.

Ta có thể thấy ở phần đầu truyện Cù Lao xuất hiện trước mặt bọn trẻ là “một thằng mọi biển”, hết sức buồn cười với ngoại hình ngộ nghĩnh: da đen thủi đen thui, mặc “quần dài không ra quần dài, quần xà lỏn không ra quần xà lỏn”, đội một cái mũ nồi sặc sỡ. Nhưng rồi dần dần, qua diễn biến của truyện tính cách của nhân vật dần dần hiện ra từng chút, từng chút một. Đó là một

cậu bé có đôi mắt tinh anh, biết rất nhiều chuyện từ cái sẹo của ông Bẩy Hóa, đến chuyện phát chẩn,…, rồi biết xem tằm, lại chạy rất nhanh, rất can đảm và bơi lội rất giỏi. Ở ví dụ này, ta thấy hình ảnh một cậu bé bơi rất giỏi được bạn bè thán phục. Cù Lao và các bạn tập bơi với một mục đích cao cả đó là “luyện tập đánh Pháp”. Nếu như ở đầu Cù Lao bị bạn cười chê thì ở đây Cù Lao nhận được sự thán phục và yêu mến của bạn bè.

Trong ví dụ này tác giả đã sử dụng hai câu đặc biệt vị từ “tài quá”. Đây là lời khen của bọn trẻ dành cho Cù Lao. Với việc sử dụng câu đặc biệt tác giả đã làm cho lời khen trở nên tự nhiên. Câu khen vừa thể hiện sự khâm phục của bọn trẻ với cù lao vừa thể hiện lòng yêu mến vói cậu bé, đồng thời nó thể hiện sự thay đổi cách nhìn nhận mới về Cù Lao.

b. Câu đặc biệt tính từ

được sử dụng để tỏ thái độ đồng tình.

Ví dụ: “Ông Bảy có một bộ râu dài đến rốn, nó mọc quanh mép dưới cằm, thong dong như râu các vị quan trong tuồng hát bội. Khi nào đến chơi nhà ông Bảy, tôi bắt gặp ông đang tỉa tót vuốt ve, ra dáng hãnh diện về bộ râu đó lắm.

- Móng tay, tôi cũng để dài ra.

- Úy! – Chú Hai nói nhanh – Cách mạng lên rồi! Phải cắt bớt thứ đó đi!Cách mạng chứ có phải chuyện chơi đâu!

-Tôi cũng nghĩ như ông. Trước đây vì túng thiếu… Nay nghe thằng Bốn Linh nói, mình thấy hổ thẹn.

- Những thứ vẽ Thập Điện Diêm Vương phải đem đốt hết!

- Phải! Vì còn có ai cúng chi đâu. Bọn thanh niên không tin quỷ thần nữa. Chúng bảo nhau phải quét hết ma quỷ,ma quỷ làm người ta cứ nơm nớp lo sợ.”

Ở tiểu thuyết “Quê nộ”i, ta có thấy rõ cảm hứng ca ngợi công ơn của

cách mạng. Cách mạng đã dẫn đường soi sáng cho người dân Hòa Phước để họ thoát khỏi sự tăm tối, thoát khỏi u mê. Con người nhận thức được cái đúng, cái sai. Họ dễ dàng chấp nhận khác hẳn với con người trước cách mạng. Ví dụ này ta thấy khá rõ sự thay đổi ấy, đó là ông Bảy Hóa vốn sống bằng nghề thầy cúng nay trước Cách mạng cũng quyết định phải thay đổi. Việc sử dụng câu đặc biệt vị từ ở đây cho thấy ông đã hoàn toàn thấm nhuần cách mạng, đã nhận ra cái sự sai của mình để từ bỏ. Sau này ta thấy hình ảnh một ông Bảy Hóa cắt tóc, cạo râu, dọn ban thờ, xứ tranh thập điện, từ bỏ nghề thầy cúng để làm Việt Minh.

Ví dụ: “Chú Năm sực nhớ ra một việc quan trọng:

- Còn như bà Hiến, ban đêm cứ thấy một bóng đèn thành hai bóng đèn, đến lớp không được. Hoặc ông Bốn Rị ban đêm phải làm thịt chó. Phải có thầy đến dạy tại nhà, làm vậy mới diệt được hết ổ giặc.

Anh Bốn Linh kêu lên:

-Phải! Rất phải! Tôi cứ quên bà Hiến suốt đời đói khổ, ông Bốn Rị cực chẳng đã mới phải bán thịt chó. Chú Năm nói phải! Cách mạng phải nhớ đến họ… Ta phải cử thầy đến dạy…”.

(Tảng sáng)

Cũng giống như trong “Quê nội”, ở “Tảng sáng”, người ta ngập tràn

trong men cách mạng, người ta đổi thay mãnh liệt. Và sự thay đổi nhiều nhất ở đây là sự thay đổi của bà Hiến. Trước đây bà nghèo nhất thôn, sống trong túp lều ghép bằng hai mảnh tranh, đói khát vật vờ chẳng ai để ý, nay bà được ủy ban xã và cả làng quan tâm, giúp tranh tre làm nhà, cử thầy đến dạy vần quốc ngữ…Tác giả sử dụng câu đặc biệt “phải”, “rất phải” ở đây không chỉ để tỏ thái độ đồng tình mà nó còn như một tiếng reo vui của những người đi làm

cách mạng. Họ tự hào, phấn khởi mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác.

c. Câu đặc biệt tính từ

còn có tác dụng bày tỏ thái độ thương cảm.

Ví dụ: “Còn phần mày, mày phải học tập con tằm. Nó rút hết ruột tơ của mình để làm ra cái kén. Kén ta đem ươm,lấy tơ dệt lụa. Đáng thương biết mấy!”

(Quê nội)

Đây là lời của chú Năm nói với Cục. Câu đặc biệt tính từ “đáng thương biết mấy” thể hiện sự thương cảm của chú Năm đối với loài tằm bé nhỏ. Chúng phải rút hết ruột tơ của mình để làm kén và ta lại lấy kén ươm tơ dệt lụa. Qua đó ta có thể thấy chú Năm là một người đa cảm! Trước số phận của một loài vật bé nhỏ chú cũng động lòng thương.

Ví dụ: “Tôi và thằng Cù Lao đón đò xuôi về Hòa Phước, bụng cứ lo lo vì mọi việckhông rõ ra sao cả! Dì bảo tản cư lên. Bà già chống lại. Ông Cửu Phan chưa có ý kiến dứt khoát. Mẹ tôi rất hoang mang. Chị Ba càng hoang mang hơn nữa. Chị cho chuyến đi của chúng tôi đã hoàn toàn thất bại! Chỉ cần thưa một lời với ông Cửu Phan, tôi cũng không làm được! Như vậy chưa thể tản cư lên nhà dì. Mẹ tôi thở ra:

- Tội nghiệp dì! Cũng do cái số! Mình dọn đến, dì thêm khổ!”

(Tảng sáng)

Câu “tội nghiệp dì!” là một câu đặc biệt tính từ. Nó thể hiện sự thương cảm đối với dì Cửu Phan của cô Tư Trang. Dì không phải là chị em ruột thịt với cô nhưng hồi nhỏ hai người rất thân với nhau. Khi biết dì phải làm vợ lẽ, lại bị các bà vợ trước chèn ép, mẹ Cục đã bày tỏ sự thương cảm với dì.

Ví dụ: “Làng tôi trước kia có ông Bốn Rị làm nghề thịt chó, ông ăn thịt chó, lại còn giết chó lấy thịt đem đi bán. Lũ chó bị ông giết biến thành ma chó quay lại báo thù. Ông Bốn sống thui thủi một mình. Mọi người tin ở ông toát ra một mùi thịt chó rất lợm. Tôi và lũ chân trâu trong làng khi gặp ông Bốn Rị liền tránh xa ra một bên. Khi ông vừa đi qua, chúng tôi ù té bỏ chạy, vừa chạy vừa khạc nhổ: Ôi! Hôi lắm! Hôi lắm!”

(Tảng sáng)

Ở “Tảng sáng”, Võ Quảng cũng tập trung khai thác sự khác lạ, sự thay

đổi của con người trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Cái thay đổi nhiều nhất ấy là những cái định kiến trong xã hội. Tiêu biểu nhất là mùi hôi trên người ông Bốn Rị, đó không phải là cái mùi hôi của con người mà nó là cái mùi hôi của định kiến. “Mọi người tin rằng ở ông toát ra một mùi thịt chó rất lợm” đến nỗi ông vừa đi qua là cả những đứa trẻ chăn trâu cũng bỏ chạy như ngửi thấy một mùi gì hôi lắm. Người ta có thể ăn cả những thứ dạ dày không cho phép nhưng chỉ ăn thịt chó thôi là tất cả uy tín đều tiêu tan. Nhất là khi chết phải xuống địa ngục.

Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng tới hai câu đặc biệt tính từ để thể hiện tiếng kêu của “định kiến”. Tất nhiên sau cách mạng định kiến ấy đã thay đổi, người ta không những không còn hắt hủi ông Bốn Rị mà còn đến dạy chữ cho ông.

“Quê nội” và “Tảng sáng” là hai tác phẩm thuộc loại hay nhất trong

vườn văn học thiếu nhi thế kỉ XX. Điểm nổi bật nhất trong hai tác phẩm đó là hình ảnh con người. Những con người đã có lúc rơi vào đắng cay, tuyệt vọng thế nhưng dưới ánh sáng của cách mạng, họ đã “bùng lên” yêu đời, hăng say lao động. Không những thế họ còn là những con người giàu tình cảm, giàu cảm xúc. Câu đặc biệt tính từ với chức năng đánh giá nhận xét xuất hiện trong

tác phẩm với càng làm phong phú thêm đời sống tình cảm của những nhân vật được miêu tả!

Tiểu kết: Câu đặc biệt tính từ là câu được Võ Quảng sử dụng trong tác phẩm của mình trước hết là để miêu tả. Nó nêu ra đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng; gợi ra hình ảnh của sự vật, hiện tượng được nói tới. Nó khiến người đọc dễ hình dung tưởng tượng về sự vật hiện tượng được nói tới. Tác dụng thứ hai của câu đặc biệt tính từ đó là nó đưa ra nhận xét, đánh giá của tác giả hay của nhân vật đối với những sự vật hiện tượng có liên quan. Đôi khi đó là những lời khen ngợi, đôi khi nó bày tỏ thái độ đồng tình hoặc sự đồng cảm hoặc những nhận xét có tính chất tiêu cực. Sự xuất hiện của những câu đặc biệt tính từ với chức năng là câu đánh giá nhận xét khiến cho thế giới nội tâm của nhân vật thêm phong phú. Nhân vật trong tác phẩm có thêm chiều sâu về mặt nội tâm.

3.4. Câu đặc biệt thán từ

Với cấu tạo gồm có thành phần chính là các thán từ, loại câu đặc biệt này có tác dụng thể hiện các mức độ tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hay ám chỉ. Với tác dụng này, Võ Quảng đã sử dụng loại câu đặc biệt thán từ để xác nhận hiện trạng tâm lí, nói lên thái độ đánh giá hay tâm trạng hiện hữu liên quan đến vật, hiện tượng. Qua việc khảo sát hai tác phẩm Tảng sáng và Quê nội của Võ Quảng tôi đã thống kê được 54 phiếu (chiếm 9,5%) câu được sử dụng với chức năng cảm thán.

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)