Câu đặc biệt danh từ với chức năng làm câu gọi, thưa gửi

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 50)

7. Bố cục của đề tài

3.1.6.Câu đặc biệt danh từ với chức năng làm câu gọi, thưa gửi

Các câu đặc biệt danh từ còn có tác dụng dùng làm câu gọi, thưa gửi. Đây là tác dụng phổ biến nhất thường gặp ở câu đặc biệt. Những câu này có cấu tạo gồm một danh từ hoặc có danh từ đi kèm với thán từ hô gọi như ơi, hỡi…

3.1.6.1. Câu hô gọi có thái độ kính trọng

Các câu đặc biệt danh từ này thường có cấu tạo là các danh từ chỉ quan hệ thứ bậc như: ông, bà, cô, chị, bác,... đi kèm với danh từ chỉ tên riêng và một thán từ hô gọi. Câu hô gọi bày tỏ thái độ kính trọng thường là của người ở thứ bậc dưới với người ở thứ bậc trên.

Ví dụ: “Tôi và thằng Cù Lao thấy rất rõ bà Hiến cần chúng tôi đến chơi để bà kể chuyện Phấn Điệp. Vì vậy chúng tôi thường đến nhà bà. Tôi đứng sau nhà bà gọi to:

- Bà Hiến ơi! - Đứa nào đó?

- Tôi đây. Chúng tôi đến để bà kể chuyện Phấn Điệp đây. Phải mở cửa mau mau ra đón.”

(Quê nội)

Câu hô gọi trên đây là của Cục khi đến nhà bà Hiến để nghe bà kể chuyện. Cả Cục và Cù Lao đều có suy nghĩ rất ngây thơ. Không phải các em muốn nghe kể chuyện mà là bà Hiến cần các em để kể chuyện nàng Phấn Điệp.Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện.Và ở trong cả hai

tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng”, mọi câu chuyện do nhân vật xưng

“tôi” kể lại, đó là một cậu bé sống ở làng Hòa Phước. Do đó lời kể chuyện mang tính trẻ con ngây thơ và trong sáng! Chính yếu tố này làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn với các em.

Ví dụ thứ hai: “Chợt chiếc xe loan đó dừng lại ở đầu làng Hòa Phước. Cả đoàn người tiến vào nhà tôi. Các cô thị tỳ phải đỡ bà đốc bước xuống, chạy lấy nước cho bà rửa chân. Tiếng sai bảo của bà đốc õng ẹo dài ra:

- Con hầu đâu? Têm cho bà miếng trầu! Tức thì tiếng trả lời cũng õng ẹo hơn nữa:

- Thưa bà! Có con đây ạ ạ...!”

(Tảng sáng)

“Tảng sáng” được coi như phần hai của “Quê nội”. Và ở tiểu thuyết

này, chú bé Cục lại một lần nữa dẫn dắt độc giả đi vào thế giới tuổi thơ của mình qua những câu chuyện. Là một cậu bé có đôi chút tinh nghịch, lanh lợi nên có đôi lúc ta bắt gặp những suy nghĩ tưởng tượng hết sức ngây thơ. Chẳng hạn như ở ví dụ trên. Khi pháp đánh vào Đà Nẵng, Hòa Phước lại được đón thêm một đợt khách tản cư khác. Đó là gia đình bác sĩ Thụ. Bà vợ và cô con gái sẽ về tản cư trước. Và trong suy nghĩ của cậu bé Cục, cảnh tản cư của bà đốc sẽ là một cảnh như trong các vở hát tuồng. Có chiếc xe loan, có những nàng hầu với những tiếng õng ẹo. Câu hô gọi ở đây là lời thưa của nàng hầu với bà đốc - trong suy nghĩ của Cục. Tiếng thưa thể hiện sự tôn kính của các nàng hầu với bà đốc. Và tiếng thưa được miêu tả “còn õng ẹo hơn nữa” so với tiếng gọi của bà đốc. Qua đây ta thấy, Võ Quảng hiểu rất rõ đặc điểm của các em. Các em thích tưởng tượng và sự tưởng tượng không nằm trong một giới hạn nào mà luôn sinh động và biến đổi.

3.1.6.2 Câu hô gọi với thái độ xuồng xã, thân mật

Với chức năng biểu thị thái độ xuồng xã, thân mật, câu thường có cấu tạo gồm danh từ riêng chỉ tên người và một thán từ hô gọi.

Ví dụ: “Việc gì thằng Cù Lao biết, tôi cũng biết. Nó chui rào đến bên cạnh tôi, vẻ bí mật:

- Cục này! Bọn Pháp quay lại Nam Bộ!

Tôi nghĩ bọn Pháp quay lại ở Nam Bộ có nghĩa là chúng đã đi rồi, nhưng còn quên cái gì nên quay lại để lấy. Có vài ông khách đến nhà tôi, vì đãng trí bỏ quên vật gì, cũng quay lại lấy như vậy.”

(Quê nội)

Trong ví dụ trên xuất hiện một câu đặc biệt danh từ với tác dụng làm câu hô gọi. Đây là lời gọi Cục của Cù Lao. Cục và Cù Lao là đôi bạn thân cùng trang lứa. Thông qua cách gọi trực tiếp tên gọi kết hợp với thán từ này, ta thấy được sự thân mật, xuồng xã giữa hai nhân vậtthông qua việc gọi tên trực tiếp.

Ví dụ: “Vừa bước ra sân, một ngọn đèn đã thấy trôi theo bờ rào của nhà bác Úc. Có tiếng gọi:

- Ba ơi! Mau lên! - Bảy hả? Đợi chút!

Ngọn đèn chị Ba trôi nhanh ra ngõ. Hai ngọn đèn gặp nhau cùng cất cao, nhập lại, tách ra, nhún nhảy trôi theo con đường dọc xóm. Ra đến đầu làng, ngọn đèn chị Ba và chị Bảy nhập vào nhiều ngọn đèn khác trôi dọc đường làng.”

(Tảng sáng)

Trong tiểu thuyết “Tảng sáng” tác giả tập trung khai thác công cuộc

diệt giặc dốt và sự đấu tranh của nhân dân Hòa Phước chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Và trong hai cuộc cách mạng ấy, nhân dân Hòa Phước thật nổi bật với hình ảnh những người chiến sĩ hăng hái. Và người đọc sao có thể quên được hình ảnh những ngọn đèn dầu tham gia vào lớp bình dân học vụ. Những ngọn đèn dầu như trôi trên bờ rào, nhún nhảy trôi theo con đường dọc xóm. Những tiếng gọi nhau í ới của các chị. “Ba ơi” là câu đặc biệt danh từ với chức năng làm câu hô gọi. Nó thể hiện sự thân mật giữa các chị! Tiếng gọi nhau hòa vào với âm thanh của tiếng cười nói tạo ra một khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp. Nó cho ta thấy sự hăng hái tham gia mặt trận diệt giặc dốt của bà con Hòa Phước.

Trong tác phẩm “Quê nội” ta bắt gặp một tiếng gọi rất lạ đó là tiếng

gọi “quỷ”:

Ví dụ: “Ở chòm đa Lí, ma còn nhiều hơn ở cồn Quai Mỏ. Anh Bốn từng nói ở đó bọn quỷ Bạch Thố, Năm Nanh ngày càng nhiều. Mọi người phải tránh cho xa để khỏi bị vặn cổ. Anh Bốn tiến đến chòm đa Lí, dừng lại thét to:

- Hỡi quỷ Bạch Thố, quỷ Năm Nanh! Ta đây! Ta muốn cùng chúng bay thử sức!”

(Tảng sáng)

Đây là một ví dụ nằm trong tác phẩm “Quê nội” của Võ Quảng. Trong

đoạn ta thấy xuất hiện một câu đặc biệt danh từ: “Hỡi quỷ Bạch Thố, quỷ Năm Nanh”. Đây là câu gọi của anh Bốn Linh. Câu đặc biệt gồm có danh từ quỷ Bạch Thố là thành tố chính, thán từ hỡi làm thành tố phụ và đứng đầu câu. Sự xuất hiện của câu đặc biệtlàm nảy sinh sự tò mò cho người đọc. Phải chăng Võ Quảng đang đưa ta vào thế giới cổ tích trong thời hiện đại. Sau tiếng hét, tác giả tiếp tục vẽ ra một bức tranh với đầy đủ cả âm thanh và màu sắc: tia chớp lập lòe, tiếng cây gãy, tiếng hú dài. Tiếp đó là sự xuất hiện của quỷ Bạch Thố. Và độc giả hoàn toàn bị cuốn theo trận chiến của anh Bốn Linh với quỷ Bạch Thố. Thế nhưng cuối cùng độc giả mới hiểu! Quỷ Bạch Thố, quỷ Năm Nanh chỉ là cái công cụ bí mật để bảo vệ ví mật cho những hoạt động cách mạng ở chòm đa Lí. Và đồng thời nó cũng là bài thi thử thách lòng can đảm cho Cục và Cù Lao.

Qua ví dụ ta thấy cách xây dựng truyện hết sức độc đáo của Võ Quảng. Ông dẫn độc giả vào một thế giới kì bì với ma quỷ rồi chợt bật lên tiếng reo thích thú ở những chi tiết cuối truyện.

Và trong một số trường hợp câu đặc biệt danh từ là kết quả của phép cải danh:

Ví dụ: “Hỡi quân Tào tặc! Ta đây là Triệu Tử Long! Chỉ cái tên của ta cũng đủ làm bọn bay khiếp vía. Hãy mau mau giải giáp quy hàng thì ta tha chết!”

(Quê nội)

Một đặc điểm nữa của “Quê nội” là giọng điệu dân gian, tình tự dân

tộc với đủ thể loại: Hô bài chòi, hát đò đưa, hát bội, kể vè, nói vần, đọc thơ… Tác giả sử dụng nhiều nhất là thuật nói trạng. Nói trạng như ông Tư Đàm là nói kiểu Ba Phi: lên núi xông hương mê, bắt cọp ghè răng, nhổ vuốt, dắt nó về cưỡi. Loại đó không nhiều, nhiều hơn và cũng ngón nghề hơn là tác giả dựa

vào tâm lí nhân vật mà lồng truyện trạng vào, như khi học vần: ba ba bỏ bể, cá trê phá nhà là Cục và Cù Lao nổi lên cãi nhau: bắt được ba ba người ta bỏ

nồi chứ không ai bỏ bể, cá trê sống trong ao hồ làm sao phá được nhà… Có thể nói chất folklore khá đậm đà. Tưởng như người dân Hòa Phước ai ai cũng là một diễn viên tài ba. Ngay cả đám trẻ chăn trâu cũng, chơi trò giật lá cũng thích xưng là chàng Lía, Trương Phi, Cốt Đột… Câu “hỡi quân Tào tặc” là một câu đặc biệt danh từ. Đó là cách gọi bọn chăn trâu xóm dưới trong trò chơi giật lá của nhân vật Cục. Qua chi tiết này ta có thể thấy tính dân gian thấm nhuần trong văn chương của Võ Quảng. Cách gọi và xưng hô này thể hiện sự đáng yêu, nghịch ngợm của các em nhỏ, các em thích hóa thân thành các nhân vật trong các tích tuồng, cũng ước ao mình trở nên oai phong lẫm liệt, có sức mạnh phi thường.

Chính chất dân gian này đã tạo nên tiếng cười, niềm vui thấm đẫm các

trang “Quê nội”. Làm sao không vui khi những người nô lệ, từng chịu cảnh

đói rét, chết chợ chết đường; từng sợ hãi từ lão lý trưởng đến cây dung, cây đa, từng bỏ làng ra đi nay được trở về đoàn tụ, trỏe thành những người tự do,

bình đẳng cùng chung sức, chung lòng Xây nền độc lập lên đài tự do. 3.1.6.4. Câu hô gọi với tính chất bông đùa

Ví dụ: “Tiếng nói cười ồn ào. Chợt con Vện của chị Bốn vụt chạy té ra ngõ, ngoắt đuôi lia lịa. Chị Bốn đã về.

Chú Năm đứng lên gọi:

- Mời bà vô đây! Lấy nếp lấy đường ra nấu mau một nồi cháo ngọt. Phải nấu nồi to. Cách mạng lên rồi, không cần cóp nhặt từng xu chi cho mệt

Chị Bốn đặt giỏ dâu xuống:

- Xin có ngay!

Chú Năm cúi người trên chiếc bủa , vừa xiết dây lạt vừa gọi to hơn: - Bà Bốn Linh ơi!

- Dạ!

- Ngày mai bà có nhớ chi không?

- Nhớ rồi. Sau bắt kén, phải cúng buồng! ”

(Quê nội)

Đây là một ví dụ nằm trong tác phẩm “Quê nội”. Trong tác phẩm tác

giả có miêu tả nghề trồng dâu nuôi tằm và đây là nghề có từ lâu đời ở Hòa Phước. Cù Lao và chú Năm trở về làng vào đúng thời điểm anh chị Bốn nuôi lứa tằm cuối năm. Anh Bốn Linh lại bận lo chuyện quốc gia đại sự, chỉ còn một mình chị Bốn phải lo gánh vác việc nhà, lo chăm tằm. Nuôi tằm là một công việc vất vả, do đó anh Bốn phải nhờ chú Năm và Cù Lao giúp một tay. Một buổi sáng tằm rộ hết. Chú Năm đành phải la làng nhờ bà con tới giúp một tay. Đây là chi tiết thể hiện tính dân tộc sâu sắc của tác phẩm. Bà con làng trên xóm dưới đoàn kết, thuận hòa sẵn sàng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.

Trong lúc làm tằm chú Năm đã gọi chị Bốn Linh một cách vui vẻ “bà Bốn Linh”. Ta thấy rõ ràng, chị Bốn là cháu của chú Năm, thế mà chú lại gọi chị bằng bà. Cách gọi ấy không phải để mỉa mai mà nó thể hiện vai trò của người làm chủ, làm chủ gia đình, làm chủ cuộc sống của mình, con người của

thời đại mới. Như vậy câu đặc biệt danh từ ở đây vừa có ý bông đùa vừa để tôn vinh vị trí của con người lên một tầm cao mới vị trí của người làm chủ. Tiểu kết: Câu đơn đặc biệt danh từ được tác giả sử dụng tương đối nhiều trong cả hai tác phẩm được khảo sát. Với cấu tạo gồm có thành tố chính là danh từ hoặc cụm danh từ, câu đặc biệt đã được tác giả sử dụng với nhiều dụng ý nghệ thuật riêng.

Thứ nhất, đó là sử dụng câu đặc biệt danh từ làm nhan đề cho tác phẩm.

Và ở cả hai tác phẩm được khảo sát thì câu đặc biệt đều được dùng làm nhan đề. Thông qua đó, tác giả đã phần nào thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, đồng thời tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc.

Thứ hai, câu đặc biệt có khi được sử dụng để biểu thời gian, không

gian, với thành tố chính là các danh từ chỉ thời gian và các danh từ riêng chỉ tên địa danh. Thông qua các câu đặc biệt này, tác giả có thể tái hiện một khoảng thời gian, không gian trong truyện một cách sinh động, hấp dẫn.

Và có lúc câu đặc biệt danh từ lại được tác giả sử dụng với chức năng làm một câu chửi. Tuy nhiên Võ Quảng sử dụng khá ít câu đặc biệt danh từ với chức năng này (chỉ có hai trường hợp). Ngoài ra câu đặc biệt danh từ còn có chức năng để nêu lên sự vật, hiện tượng. Đối tượng được miêu tả bằng câu đặc biệt danh từ khá đa dạng có khi là sự vật, có khi là một âm thanh, có khi là hiện tượng tự nhiên. Và thông qua câu đặc biệt này, đối tượng được nói tới hiện lên một cách sinh động, cụ thể, rõ ràng, tạo ra được sự da dạng về hình ảnh cho tác phẩm.

Một tác dụng nữa của câu đặc biệt danh từ đó là nó đóng vai trò là câu hô gọi. Chúng tôi đã khảo sát được 41 phiếu trên tổng số 568 phiếu về câu đặc biệt. Thông qua chức năng là lời gọi đáp, câu đặc biệt danh từ còn bộc lộ những thái độ, tình cảm khác nhau như kính trọng hay xuồng xã, thân mật, khinh thường hay có đôi khi là lời gọi bông đùa giữa các nhân vật.

Như vậy với sự khéo léo, tài hoa của mình, Võ Quảng đã vận dụng ngôn ngữ vừa linh hoạt vừa tạo ra tính gợi hình và biểu cảm cao.

3.2. Câu đặc biệt động từ

Theo khảo sát của chúng tôi, loại câu đặc biệt động từ được Võ Quảng sử dụng nhiều nhất, với số phiếu thống kê là 308 phiếu trên tổng số 568 phiếu (chiếm 54,2%).

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 50)