Câu đặc biệt danh từ có chức năng dùng làm câu chửi

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 44)

7. Bố cục của đề tài

3.1.4.Câu đặc biệt danh từ có chức năng dùng làm câu chửi

Tác giả Võ Quảng sử dụng khá ít câu đặc biệt vào mục đích dùng để chửi. Trong hai tác phẩm được khảo sát chúng tôi chỉ tìm thấy hai trường hợp Võ Quảng sử dụng câu đặc biệt vào mục đích này.

Ví dụ: “Chú vừa thét vừa đấm đá, giãy giụa. Bọn anh em xã Cống ập lại vật chú ngã xuống, đè lên người, cởi dây thắt lưng trói quặt hai cánh tay và hai chân chú lại.

- Bớ làng bớ xóm! Cứu tôi với! Nó giết tôi rồi! Tổ cha mày!”

(Quê nội)

Trong tác phẩm “Quê nội”, Võ Quảng đã khéo léo xây dựng một hệ

thống nhân vật mà mỗi nhân vật lại có một tính cách, một số phận hoàn cảnh riêng. Và điều đó làm ta càng thêm thấm thía nỗi thống khổ của con người trong cảnh bị áp bức bóc lột. Điển hình là nhân vật chú Hai Quân. Xưa chú cũng vào hạng giáp phe trong làng. Năm ấy làng mở hội hát. Chú Hai vốn là người mê hát bội. Cũng như mọi người, chú háo hức chờ đón để đi xem. Thế nhưng trong cái cảnh “vui lên đến cực độ ấy”, chú lại phải làm việc làng, hết ông xã gọi lại đến ông hương kêu, chỉ vâng vâng dạ dạ thôi cũng không kịp. Cái cảnh thật trớ trêu: người mê hát cứ ngồi lốc cốc băm thịt, người qua lại xuýt xoa khen hay, bên kia tiếng trống chầu giục giã, đến “Phật đang ngồi trên bàn cũng phải nhảy xuống đi xem”. Thế là chú Hai bỏ hết công việc đó đi xem. Và mọi tai họa cũng bắt đầu từ đó.

Trong rạp hát đã đông người, chú chọn cho mình chỗ đứng xem rất nguy hiểm “chú trèo lên một cành cây thả người xuống mái rạp, vạch tranh dòm xuống”. Thế mà khi gọi chú xuống tên lí trưởng lại nắm chân kéo xuống. Rõ ràng hắn không chú ý đến sự an nguy của Hai. Trong lúc đang thả hồn

theo những vở tuồng chợt có người nắm chân kéo xuống, chú Hai nổi cáu. Chưa kịp để chú Hai dứt lời, tên xã cống đã tặng cho chú hai cái bạt tai. Những cái bạt tai liên tiếp giáng xuống. Tên lí trưởng là kẻ cầm quyền nhưng hắn không hề màng đến sự đúng sai, quyền được lên tiếng của con người, đã ra sức đánh đập chú Hai. Đáp lại tiếng kêu cứu của chú Hai chỉ là đòn roi và dây trói. Tiếng chửi của chú Hai: “tổ cha mày” vừa là tiếng chửi tên lí trưởng, vừa là tiếng kêu của sự bất lực. Đây là một câu đặc biệt danh từ. Thông qua đó ta có thể hiểu được số phận của những con người bé nhỏ trong xã hội phong kiến. Họ không có quyền được lên tiếng, được bảo vệ và con người sống trong đó hoàn toàn bế tắc và tuyệt vọng. Như chú Hai, chú phải bỏ làng ra đi.

Và nếu như tiếng chửi bên trên là tiếng chửi của con người bé nhỏ bất lực thì tiếng chửi trong ví dụ sau lại mang tính hài hước dí dỏm:

Ví dụ: “Nghe tiếng gọi hoảng hốt, chúng tôi bật lò xo,vứt sách vở phóc ra sân. Thằng Cù Lao phóng ra trước. Tiếng kêu la ầm ĩ tưởng có hùm vừa xổng cũi. Đứa nào cũng sẵn sàng hi sinh tính mạng bắt cho kì được con lợn của thầy.

Con lợn đang ung dung bước đến chỗ hàng rào. Thầy chửi:

- Mẹ cha mày! Phen ni phải mời cho được lão bán thịt. Khôn vong thì quay về, không tao xuỵt chó cắn chết!”

(Quê nội)

Tính chất hài hước dí dỏm là điều ta thường thấy trong các sáng tác của Võ Quảng. Đó thường là những tiếng cười hết sức hồn nhiên mà ông muốn tặng cho trẻ thơ. Như ở ví dụ trên đây, chỉ là một chú lợn xổng chuồng mà nhà văn đã tạo ra cả một khung cảnh nhốn nháo “tưởng như có hùm vừa xổng cũi”, nào là tiếng gọi hoảng hốt rồi tiếng kêu la ầm ĩ. Một khung cảnh thật ồn ào nhưng cũng không kém phần náo nhiệt. Ta bật cười trước cái tinh thần

hăng say của bọn trẻ “sẵn sàng hi sinh tính mạng bắt cho kì được con lợn của thầy”. Ta thấy Võ Quảng thật tài tình trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ở đây ông đã khéo léo sử dụng biện pháp nhân hóa, cho con lợn của thầy Lê Hảo có cách hành động như một đứa trẻ tinh nghịch và bướng bỉnh khiến cho độc giả bật cười thích thú. Câu đặc biệt danh từ xuất hiện ở đây với tư cách là một câu chửi. Đây không phải câu chửi có tính chất hằn học chua cay mà nó là công cụ mang lại tiếng cười cho tác phẩm.

Với tác dụng là tiếng chửi, câu đơn đặc biệt xuất hiện rất ít trong tác phẩm của Võ Quảng. Với một tác phẩm viết cho thiếu nhi ông không muốn đưa vào đó các yếu tố dung tục hay hằn học mà chủ yếu ông muốn đưa vào đó tiếng cười hồn nhiên, dí dỏm. Đúng như ông tâm niệm thông qua văn học mà bồi dưỡng nhân cách cho các em.

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 44)