Câu đặc biệt động từ có chức năng là câu giới thiệu nhân vật

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 61)

7. Bố cục của đề tài

3.2.3. Câu đặc biệt động từ có chức năng là câu giới thiệu nhân vật

Như đã phân tích ở trên, trải khắp “Quê nội” là giọng điệu dân gian,

tình tự dân tộc với đủ thể loại: Hô bài chòi, hát đò đưa, hát bội, kể vè, nói vần, đọc thơ… Và đặc biệt là những câu chuyện cổ tích. Những câu chuyện ấy Võ Quảng kể cho ta nghe về sự hình thành của dãy núi Cà Tang, của con sông Thu Bồn, của dải đất Hòa Phước, rồi chuyện trồng dâu nuôi tằm,… Ở đây ông không dùng kiến thức lịch sử, cũng không dùng kiến thức về địa lý mà ông dùng truyện cổ tích để giải thích. Và “quê nội” hiện lên trong ta như một màn sương huyền ảo chất chứa biết bao sự bí ẩn.

Câu đặc biệt xuất hiện trong truyện kể của ông như những lời dẫn truyện. Đây là cách dẫn vào câu chuyện mà ta thường gặp ở mỗi câu chuyện cổ tích.

Ví dụ: “Hồi đó trên non cao có một vị thần tên là Thượng Ngàn. Ngài to lớn khác thường. Người đời phải có tầm mắt thật xa mới nhìn thấy được ngài trong giáng chiều lộng lẫy.”

(Quê nội)

Hình ảnh nổi bật của “Quê nội” đó là con sông Thu Bồn, là những dãy

núi cao ngất, với hình thù kì quái, những bãi dâu xanh ngát. Cho nên để giới thiệu về sự hình thành của “quê nội” thân yêu, nhà văn bắt đầu từ một thời xa xưa khi tất cả những gì quen thuộc chỉ mới là những thứ hỗn mang, khi mà những nguồn nước còn bị con giao long khổng lồ hút hết, khi mà vị thần mưa còn hay lơ đễnh. Võ Quảng mở ra cho ta một không gian cổ tích, tạo nền cho sự xuất hiện của một vị anh hùng. Tác giả sử dụng câu đặc biệt để giới thiệu về vị thần. Câu đặc biệt được liên kết với câu trước thông qua từ “hồi đó”. Vị thần đã có công đánh đuổi con giao long, vạch núi làm sông lấy nước cho dân sinh sống. Những chiến công của thần càng trở nên vang dội hơn khi thần đánh đuổi bọn Hà Bá, Thuồng Luồng, Bạch Tuộc,… Và trong trận giao chiến ấy núi non, sông ngòi, bờ bãi hiện ra.

Như vậy, Võ Quảng đã sử dụng cách mở đầu quen thuộc của những câu chuyện cổ tích để giới thiệu nhân vật trong câu chuyện cổ tích, người đã có công lớn trong việc hình thành nên một vùng “quê nội” thân yêu.

Ví dụ: “Ở lớp huấn luyện, một hôm anh Sáu nói: “Hòa Phước là làng tôi ở. Ở đó có một bà già tên là bà Hiến. Bà ở trong một cái lều, lều không có cột, chỉ làm bằng hai mái tranh ghép lại.”

(Tảng sáng)

Cũng là để giới thiệu nhân vật, trong ví dụ trên, tác giả đã sử dụng một câu đặc biệt. Đây là lời của anh Sáu trong một buổi huấn luyện. Anh giới thiệu về bà Hiến và hoàn cảnh của bà, đó là một bà già nghèo khổ. Nơi bà sống chỉ là một túp lều với hai mái tranh ghép lại, khi xếp nó cạnh căn nhà

của dinh lão sứ thì đó quả là một sự mỉa mai lớn. Dưới ánh sáng của cách mạng họ nhận ra đó là một điều bất công lớn! Thông qua sự nhận thức ấy là một sự thay đổi của hàng động. Trước nghèo bà Hiếnlà người nghèo nhất thôn, sống trong túp lều ghép bằng hai mảnh tranh, bà đói khát vật vờ chẳng ai để ý, nay bỗng trở nên người được ủy ban xã và cả làng quan tâm, giúp tranh tre làm nhà, cứ thầy đến dạy vần quốc ngữ… Võ Quảng không nói chính trị, nhưng rõ ràng bằng hình tượng, ông đã thể hiện tính chất nhân dân sâu sắc của Cách mạng tháng Tám. Ngay cả những nhận thức ấu trĩ: ngày mai, ngày kia sẽ thịt hết trâu bò để cày máy, phá hết nhà cửa để lên nhà cao tầng bằng gạch ngói, sắt thép do tàu bay Liên Xô chở sang… cũng rất thật và nhuốm màu lãng mạn nên thơ một thời.

Và đây cũng chính là một nét đặc trưng của tiểu thuyết, đặc trưng về tính đa dạng về sắc độ thẩm mĩ. Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh cái hài v.v.. Trong “Quê nội” và “Tảng sáng”, ta có thể thấy rõ sự pha trộn giữa các sắc độ thẩm mĩ.

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)