7. Bố cục của đề tài
3.4.2. Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện sự thán phục
Ví dụ: “Chú Hai Quân cũng háo hức như mọi người. Chú thuộc vào hạng giáp phe trong làng, nên càng phải làm việc tới tấp trong ngày lễ hội. Ông xã gọi, ông hương kêu, chỉ dạ dạ vâng vâng cũng không kịp. Ông bảo đằng này, ông sai đằng nọ, mọi việc càng thêm rắc rối. Đêm đầu, làng hát tuồng Ngũ Hổ bình Liêu, hôm sau hát tuồng Sơn Hậu. Chú Hai ngồi băm thịt, bụng dạ cứ để đâu đâu. Người lại người qua bên cạnh luôn luôn tán thưởng:
- Ối chà chà! Vai Đổng Kim Lân hay nổ trời nổ đất! - Thằng Côi tài quá! Tuyệt diệu! Tuyệt diệu! ”
Trong “Quê nội”, Võ Quảng đã phản ánh rõ nét đời sống tinh thần của
người dân Hòa Phước. Đó là những tích tuồng hát bội, đó là những ngày tết đi hô đánh bài chòi, nói vè,… Đây cũng chính là những điều làm nên những nét rất riêng của Việt Nam. Chú Hai Quân cũng như những người dân ở Hòa Phước, chú mê hát bội thế nhưng chú phải mải lo việc làng không được đi xem! Trong khi đó, người qua lại thi nhau tấn thưởng. Câu đặc biệt “ối chà chà” ở ví dụ trên là câu thể hiện sự thán phục của người đi qua lại với vai diễn trong tích tuồng. Sự xuất hiện của câu đặc biệt với chức năng thể hiện sự thán phục ở đây còn có một tác dụng nữa. Nó như là một ngọn lửa đốt cháy chú Năm, khiến chú không kìm lòng được mà bỏ việc làng đi xem hát. Sau đó chú bị lí trưởng đánh phải bỏ làng ra đi.
Ví dụ: “Hai bên bờ trải rộng ngàn dâu xanh, lúc lấp lánh trong sương mai, lúc hắt hiu trong mưa thu gió thổi. Chị gái đã dứt câu hò, tôi vẫn còn nghe nao nao.
Tất cả khách trong thuyền reo lên:
- Cha mẹ ơi! Hay chi hay quá! Mời hát nữa đi.”
(Quê nội)
Võ Quảng là một nhà văn có khả năng quan sát và miêu tả tinh tế. Ông chọn miêu tả khung cảnh hai bên bờ sông, lấy cảnh để gửi gắm vào đó giọng điệu của câu hò. Đó là cảnh ngàn dâu lúc lấp lánh trong sương mai, lúc hắt hiu trong mưa thu gió thổi. Người đọc không cần phải nghe giọng hì của chị Gái nhưng thông qua cảnh vật và tâm trạng “nao nao” của cậu bé Cục cũng có thể cảm nhận được đó là một điệu hò buồn. Cũng thông qua đó ta cảm nhận dược cái hay của giọng hò, bởi giọng hò của chị Gái đã truyền tải được tình cảm trong đó vào người đọc. Câu “cha mẹ ơi!” là một câu đặc biệt. Nếu xét về mặt cấu tạo thì nó là câu đặc biệt danh từ. Nhưng xét về mặt chức năng thì nó xuất hiện trong đoạn ví dụ trên với tác dụng thể hiện sự thán phục. Bởi câu
đặc biệt trên không dùng để gọi mà nó thể hiện sự ngạc nhiên, thán phục với giọng hò của chị Gái.