Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện niềm vui

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 78)

7. Bố cục của đề tài

3.4.1. Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện niềm vui

Ví dụ: “Chú Hai tạt vào thăm ông Bảy Hóa. Ông Bảy vừa thấy chú bước vào đã kêu lên:

Như vậy có nghĩa là: “Ại sung sướng quá! Sung sướng quá!”. Ông vội vã nhấc bổng chiếc giường tre trong nhà đem đặt ra ngoài sân để ngồi chơi cho mát.”

(Quê nội)

Chú Hai Quân với ông Bảy Hóa vốn là đôi bạn thân thiết với nhau một thời. Trước chú bị lí trưởng đánh phải bỏ làng ra đi. Sau cách mạng, chú trở về làng. Ghé qua thăm ông Bảy, vừa nhìn thấy chú ông đã kêu lên: “Ái chà chà! Chà chà!”. Đây là hai câu đặc biệt thán từ. Nó vừa thể hiện sự vui mừng khi được gặp lại người bạn cũ vừa thể hiện sự ngưỡng mộ của ông Bảy với chú Hai! Trước chú bỏ làng ra đi, nay chú trở về làng đã khấm khá hơn xưa lại mang dược thằng nhỏ về quê làm vốn! Đối với người dân quê không có gì sung sướng bằng việc lại được trở về sinh sống trên mảnh đất của quê hương của mình. Bởi ở đó có những người bạn, người thân của mình. Tiểu thuyết Quê nội như một bài ca ca ngợi công lao của cách mạng. Cách mạng đưa người tat ha hương về lại quê cũ mà nó còn đã gắn kết mọi miền quê với nhau để núi non, xông nước lại hòa vào làm một.

Ví dụ: “Tôi bước đến vòng tay thưa:

- Thưa dì, chúng tôi ở Hòa Phước mới lên.

- Chớ các em con ai?

- Tôi là con của Tư Trang. Thằng này là con ông Hai Quân, bà con với tôi về phía nội.

Hai tiếng Tư Trang như có mãnh lực làm dì sững sờ một lúc. Dì ú ớ rồi kêu lên:

- Trời ơi! Con chị Tư Trang đây hở? Chớ cháu lên đây bao giờ?

Dì bước lên ngồi thụp xuống đất, kéo tôi lại gần. Dì nhìn sát vào mặt, lại đẩy tôi ra để nhìn rõ hơn, lại kéo tôi sát gần lại. Sau ba lần đẩy ra kéo vào như vậy, dì mỉm cười:

- Con của Tư Trang giống mẹ như tạc!”

(Tảng sáng)

Ở ví dụ trên, câu “trời ơi” là một câu đặc biệt thán từ thể hiện sự vui mừng xen lẫn ngạc nhiên của dì Năm Chi khi gặp cậu bé Cục! Dì trước ở Hòa Phước nay lấy chồng ở Bến Dầu. Nhưng vì núi non hiểm trở, đã lâu không về lại quê. Ta có thể thấy dì là người sống rất tình cảm! Hai tiếng Tư Trang như có mãnh lực làm dì sững sờ một lúc, rồi mới ú ớ kêu lên hai tiếng “trời ơi”. Nỗi nhớ quê, nhớ những người thân yêu thể hiện rõ qua hành động “đẩy ra kéo vào” cậu bé Cục để mà nhìn, ngắm. Dì gọi các con vào để giới thiệu Cục. Khi Cục nói gia đình mình muốn lên đây tản cư thì sự vui sướng của dì tràn ra khắp mặt, khắp mũi. Giọng dì hể hả, rối rít. Qua đây ta có thể thấy, Võ Quảng làm nổi bật đặc điểm của người dân Việt Nam. Họ yêu quê hương, sống rất tình cảm không chỉ với những người thân thuộc mà cả vói những người quanh họ. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)