Để thực hiện được nhiệm vụ này – giúp học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc, cảm nhận được hết nội dung, ý nghĩa, chất văn của bài đọc thì điều đầu tiên là học sinh phải giải nghĩa và hiể
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Giáo viên Việt Nam luôn ghi nhớ và thực hiện lời Bác dạy Để làm được
điều đó đòi hỏi người giáo viên luôn trau dồi kiến thức cho bản thân, tìm tòi,
nghiên cứu, sáng tạo Là một giáo viên tương lai, bản thân tôi luôn mong
muốn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường giao phó,cố gắng
phấn đấu để lấy được lòng tin yêu của đồng nghiệp và học sinh Đó là cả
một quá trình rèn luyện nghiêm túc, đặc biệt trong thời gian ngồi trên ghế
nhà trường Đại học, thời gian dành cho học tập nghiên cứu, học hỏi để hoàn
thiện bản thân Bài khóa luận này đã mang lại cho tôi rất nhiều kiến thức cơ
bản, cần thiết trong giảng dạy, đó chính là những kiến thức về phân môn
Tập đọc, về phần từ ngữ
Để hoàn thành được bài khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới Th.sĩ- GVC Lê Bá Miên người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên
và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận đúng thời gian qui
định
Tôi cũng xin cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, tập thể giáo viên và học sinh
trường Tiểu học Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội), đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm và các em học sinh khối 4 đã giúp tôi trong quá trình khảo sát thực tế
Tôi cũng xin cảm ơn tới thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Giáo dục
Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp bổ ích vào
thành công của đề tài
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu
sót Rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thị Trang
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Những số liệu và ý kiến mà chúng tôi đưa ra trong khóa luận là kết quả của quá trình phân tích, tìm hiểu chưa được công bố ở công trình khác
Chúng tôi xin cam đoan đềt ài: “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4” là kết quả nghiên cứu của mình, không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác Nếu có điều gì sai chúng tôi xin chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 4
3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 5
3.1 Mục đích 5
3.2 Yêu cầu 5
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1.Sơ lược quá trình hình thành từ Hán Việt 7
1.2 Khái niệm từ Hán Việt 9
1.3 Đặc điểm từ Hán Việt 10
1.3.1 Về mặt ngữ âm 10
1.3.2 Về mặt nội dung 11
1.3.3 Sắc thái tu từ 12
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN 15
CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ HIỂU NGHĨA TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 4 19
Trang 41 KHẢO SÁT TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP
ĐỌC SGK TIẾNG VIỆT 4 19
1.1.Kết quả khảo sát 19
1.2 Nhận xét 23
a Từ Hán Việt trong các văn bản Tập đọc 23
b.Từ Hán Việt trong phần chú giải 24
c Từ Hán Việt trong phần tìm hiểu bài 25
2 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ HIỂU NGHĨA TỪ HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 4 27
2.1 Kết quả khảo sát 27
2.1.1 Khả năng nhận biết từ Hán Việt 27
2.1.2 Khả năng hiểu ,giải nghĩa từ Hán Việt và tìm từ đồng nghĩa 28
2.1.3 Khả năng phân biệt sắc thái của từ Hán Việt 29
2 1.4.Khả năng tạo từ và tìm từ từ các yếu tố Hán Việt 30
2.1.5 Khả năng đặt câu với từ Hán Việt đã cho 30
2.2 Miêu tả và phân loại kết quả khảo sát 31
2.2.1 Khả năng nhận biết từ Hán Việt 31
2.2.2 Khả năng hiểu và giải nghĩa từ Hán Việt 33
2.2.3 Khả năng phân biệt sắc thái, ý nghĩa của từ Hán Việt 37
2.2.4 Khả năng tạo từ và tìm từ các yếu tố Hán Việt 38
2.2.5 Khả năng đặt câu với từ Hán Việt đã cho 39
CHƯƠNG 3: DẠY TỪ HÁN VIỆT CHO HOC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC 42
Trang 51 VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT TRONG PHÂN
MÔN TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC 42
2 GIẢI NGHĨA TỪ HÁN VIỆT 44
2.1 Giải nghĩa từ Hán việt theo cách “chiết tự” 44
2.2 Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đưa từ cần giải nghĩa vào trong ngữ cảnh 45
2.3.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đặt câu có chứa từ đó để hiểu rõ nghĩa 46
2.4.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách tìm từ đồng nghĩa thay thế, tìm từ trái nghĩa để phủ định 46
2.5.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng trực quan 46
2.6.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đặt từ đó trong hệ thống các từ gần nghĩa 47
2.7 Giải nghĩa từ Hán Việt bằng định nghĩa 47
2.8 Giải nghĩa từ Hán việt bằng cách lặp lại từ 47
3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC 48
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ đất nước Ngay từ khi thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ giáo dục là quốc sách hàng đầu” Từ đó đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh chất lượng giáo dục quốc dân Ngày nay, giáo dục không chỉ đáp ứng yêu cầu phổ cập đại trà nữa mà nó đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Hơn thế nữa, để tiến kịp với thời đại phục vụ tốt cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, giáo dục Tiểu học cũng được quan tâm đúng mức Bậc Tiểu học
có trách nhiệm xây dựng nên móng tri thức cho cả dân tộc, do đó giáo dục Tiểu học cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên Trong các bậc học nói chung, bậc học Tiểu học nói riêng, việc học về tiếng
mẹ đẻ là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình, bởi:
“Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ duy nhất thông qua công cụ này(K.A.Usinki)” Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân Nắm vững ngôn ngữ lời nói là điều kiện thiết yếu cho việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách Không một khoa học nào người học sẽ nghiên cứu trong tương lai, không có một phạm vi hoạt động
xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ Trình
độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếu trình
Trang 7độ nuôi dưỡng tâm hồn anh ta Chình vì vậy tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm ở trường
Trong các giờ tiếng Việt, nhà trường đã cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ như kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ học – phong cách tiếng Việt… Từ đó góp phần bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt… Trong tiếng Việt, không chỉ có phân môn “Luyện từ và câu” có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức về từ mà nhiệm vụ này còn nằm ở nhiều phân môn khác như Tự nhiên
và Xã hội, Đạo đức, Toán…và đặc biệt là phân môn Tập đọc
Tập đọc là phân môn chiếm vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt, rèn luyện kỹ năng cơ bản cho học sinh (nghe, nói, đọc, viết) Ngoài rèn luyện những kỹ năng trên, phân môn Tập đọc còn một nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc đó từ đó vận dụng vào cuộc sống, đồng thời Tập đọc còn hình thành cho học sinh năng lực văn Để thực hiện được nhiệm vụ này – giúp học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc, cảm nhận được hết nội dung, ý nghĩa, chất văn của bài đọc thì điều đầu tiên
là học sinh phải giải nghĩa và hiểu được giá trị của các từ ngữ được sử dụng trong văn bản Tập đọc đó Từ trong tiếng Việt hết sức phong phú gồm có từ thuần Việt và từ Hán Việt Vì vậy việc tìm hiểu từ trong tiếng Việt là rất rộng Trong khuân khổ của bài khóa luận này, người viết xin tìm hiểu về vấn
đề “Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4” để
trước hết giúp cho bản thân có nhận thức đây đủ sâu sắc hơn về từ Hán Việt
và vận dụng những hiểu biết đó để nâng cao chất lượng giảng dạy
Hiện nay, trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn khoảng trên dưới 70% Từ Hán Việt được sử dụng rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực khác
Trang 8nhau và nó không ngừng phát huy của mình trong việc tạo ra nhiều giá trị tu
từ khác nhau như: sắc thái tao nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn, sắc thái trang trọng, sắc thái cổ… Vì vậy từ Hán Việt vẫn đang góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú và giàu đẹp hơn
Đối với học sinh Tiểu học những kiến thức sơ giản ban đầu về từ Hán Việt được cung cấp thông qua các phân môn của tiếng Việt Đây là những kiến thức cơ bản, quan trọng nhằm làm phong phú vốn từ cho học sinh Mà chúng ta đã biết vốn từ chính là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, cho nên muốn dạy học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ ( ở đây là tiếng Việt ) thì không thể không đặc biệt coi trọng việc việc dạy vốn từ Hán Việt cho các em
Mặt khác, trong giao tiếp thông thường, cả người phát (nói- viết) và người nhận ( nghe – đọc) đều cần nắm được từ, hiểu được nghĩa của từ, sử dụng từ một cách chuẩn xác thì việc giao tiếp mới có hiệu quả Nhất là đối với học sinh độ tuổi Tiểu học, khi mà vốn từ tiếng Việt nói chung, vốn từ Hán Việt nói riêng và việc nhân biệt , giải nghĩa, hiểu giá trị sử dụng từ Hán Việt ở các em còn hạn chế thì chúng càng cần được bổ sung , phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập , giao tiếp … Vì vậy ,việc dạy từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng
Bên cạnh đó,việc cung cấp những kiến thức sơ giản ban đầu về từ Hán Việt còn giúp cho học sinh hiểu, cảm thụ tốt hơn nội dung của văn bản trong giờ Tập đọc, vận dụng một cách thích hợp có hiệu quả trong việc viết văn (trong giờ Tập làm văn) và học tốt cách môn học khác Đứng trước một văn bản sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, học sinh cảm nhận được đến đâu? Do vậy việc mở rộng vốn từ và nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ của từ vựng tiếng
Trang 9Việt và nghĩa của từ Hán Việt nói riêng có vai trò quan trọng đối với người học văn và dạy văn
Vậy thực trạng khả năng nhận biết, giải nghĩa từ và hiểu được hiệu quả
sử dụng từ Hán Việt của học sinh Tiểu học ra sao? Trước hiện trạng đó, người giáo viên cần đưa ra những phương pháp dạy học như thế nào cho thích hợp?
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề và qua tìm hiểu thực tế dạy
học, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn
Tập đọc cho học sinh lớp 4” với mong muốn được học hỏi và nâng cao tri
thức cho bản thân ,đồng thời giúp các em thấy được cái hay cái đẹp của từ Hán Việt trong tiếng Việt, thấy được hiệu quả sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản Tập đọc Từ đó hình thành ở các em ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng là một vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm Song không phải tất cả những ai quan tâm đều có thể trở thành các nhà nghiên cứu về từ Hán Việt Đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo chuyên bàn luận về từ Hán Việt trên nhiều khía cạnh khác nhau, cung cấp những tri thức, phương pháp thao tác cần thiết để hiểu đúng, dùng đúng lớp từ này và cuối cùng đều nhằm mục đích giữ gìn sự trong sáng vá phát huy sức mạnh ngôn từ tiếng Việt, đáp ứng tốt những yêu cầu của thời đại Có thể điểm qua một vài những cuốn sách nghiên cứu và tra cứu như :
Đào Duy Anh - Từ điển Hán Việt - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm
2001
Trang 10Phạm Văn Các- Từ điển Hán Việt – NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1994 Phan Ngọc- Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt – NXB Đà Nẵng, năm 1991
Đặng Đức Siêu – Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông – NXB Giáo dục, năm 2001
Như vậy việc tìm hiểu về từ Hán Việt, giải nghĩa từ Hán Việt và hiệu quả sử dụng từ Hán Việt từ trước đến nay là chưa nhiều so với nội dung phong phú của nó Vì vậy có thể thấy vấn đề “ từ Hán Việt” còn là mảng đề tài rộng khơi nguồn cho nhiều cây bút
Có thể nói, nghiên cứu về dạy từ Hán Việt qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 là một vấn đề chưa ai bàn đến Để hiểu hơn về từ Hán Việt, cách giải nghĩa từ Hán Việt , để thấy được cái hay, cái đẹp của việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản, trong bài nghiên cứu này người viết xin được đề
cập được tìm hiểu về đề tài “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc
cho học sinh lớp 4” Vì vậy tôi khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của tôi là
một đề tài mới mẻ và cần thiết
Trang 113.2 Yêu cầu
Để đạt được mục đích trên, người viết cần đảm bảo yêu cầu:
-Nắm được cơ sở lý luận của đề tài (khái quát về từ Hán Việt, cách cấu tạo từ Hán Việt, giá trị phong cách từ Hán Việt nói chung…)
- Nắm vững được cơ sở thực tiễn của đề tài ( từ Hán Việt được cung cấp trong chương trình Tập đọc lớp 4 như thế nào? Thực trạng khả năng hiểu nghĩa từ Hán Việt của học sinh Tiểu học ra sao thông qua việc khảo sát điều tra tại trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội…)
- Đề xuất một số phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt nâng cao sự hiểu biết về từ Hán Việt cho học sinh
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã từng nói: tìm hiểu về từ Hán Việt là một đề tài rộng
Vì vậy trong khuôn khổ bài khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập nghiên
cứu một khía cạnh, đó là: “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập
đọc cho học sinh lớp 4” trên địa bàn trường tiểu học Cổ Loa (huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội)
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp tổng hợp lý luận
2.Phương pháp khảo sát, điều tra, thống kê, phân loại và so sánh tư liệu
3 Phương pháp phân tích ngôn ngữ
4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Quá trình nghiên cứu này được tiến hành như sau :
Trang 12+ Bước 1 :Đọc những tài liệu liên quan đến từ Hán Việt và quá trình tiếp xúc Hán Việt
+ Bước 2 : Thống kê, khảo sát việc sử dụng từ Hán Việt ở một số trường Tiểu học
+ Bước 3 : Xử lý kết quả thống kê
+ Bước 4 : Viết khóa luận tổng kết đề tài
Trang 13 Sơ lược quá trình hình thành từ Hán Việt
Thoạt tiên trên địa bàn của nước Văn Lang cổ đại có một ngôn ngữ bản địa, từ vựng của ngôn ngữ này có nhiều đặc tính chung của từ vựng của nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á lân cận như tiếng Thái, tiếng Môn Khme… Đó là vốn từ thuần Việt cho đến nay vẫn còn được sử dụng Tiếp đó do cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc kéo dài hàng ngàn năm với một khối lượng lớn từ Hán đã du nhập vào và được dân tộc Việt Nam tiếp thu, làm phong phú thêm nhưng không làm mất đi bản sắc của mình Có thể chia quá trình thâm nhập của tiếng Hán thành hai thời kì, thời kì trước và thời kì sau sự đô hộ của phong kiến nhà Đường
Các từ thâm nhập vào tiếng Việt vào thời kì trước được phát âm theo
hệ thống ngữ âm Hán cổ khác với ngữ âm Hán Việt thâm nhập vào thời
kì sau Chúng hòa lẫn vào từ tiếng Việt chỉ có sự nghiên cứu của lịch sử mới nhận ra được
Ví dụ : Cải( rau cải)
Trang 14Cả( giá cả ) Hẹn
Chém Những từ Hán Việt thâm nhập vào tiếng Việt vào từ cuộc đô hộ nhà Đường thì được phát âm căn bản như âm Hán Việt hiện nay Trong lúc
đó ở chính Trung Quốc diện mạo ngữ âm đã thay đổi thì ở Việt Nam hệ thống ngữ âm vẫn giữ nguyên cách phát âm của thời kì trước đó
Trong số những từ Hán Việt vào từ đời Đường một số không ít đã bị Việt hóa về ngữ âm và cả ngữ nghĩa Đó là các từ như :
Âm Việt Âm Hán
âm của tiếng Việt
Các từ Hán Việt thâm nhập vào tiếng Việt thời kì thứ hai được Việt hóa thì hoặc có biến đổi ngữ âm Hán ( phòng, kiếm, bàn …) Cũng như
Trang 15các từ Hán cổ thời kì đầu, những từ này đã hòa với từ thuần Việt không còn dáng dấp ngoại lai nữa
Đáng chú ý là có các từ gốc Hán, Việt hóa thời kì đầu hay thời kì thứ hai trở thành những từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái với chính mình
Ví dụ :Gương và kính : -Kính là âm Hán đời Đường
-Gương là âm đã được Việt hóa
Ngoài những từ thâm nhập thời kì thứ hai đã Việt hóa đại bộ phận những yếu tố Hán còn lại vẫn giữ cách phát âm cũ, giữ nguyên nghĩa cũ, chưa được Việt hóa còn mang đậm màu sắc ngoại lai Những yếu tố này mới thực sự là yếu tố Hán Việt Như vậy được xem là thuộc hệ thống Hán Việt những yếu tố Hán thâm nhập thời kì thứ hai chưa được Việt hóa
1.2 Khái niệm từ Hán Việt
Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt được giải thích là từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm và ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán ( Theo từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học – NXB GD )
Theo lời giải thích của trên thì từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán là hai khái niệm có nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng không nên hiểu từ Hán Việt là toàn bộ các các tứ Việt gốc Hán, không phải mọi từ mượn tiếng Hán đều là từ Hán Việt
Từ gốc Hán trong tiếng Việt có hai bộ phận chính :
Trang 16-Các từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt
-Các từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt bao gồm những từ :
+ Những từ vào Việt Nam trước đời Đường – những từ Hán cổ
Thí dụ : buồm, buồng, cởi, đua, xe, ngói, hen…
+ Những từ Hán Việt được Việt hóa
Thí dụ : in, dao, gừng, vuông…
+ Những từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ qua cách phát
âm địa phương nào đó của tiếng Hán hiện đại
Thí dụ : ca la thầu, mằn thắn, quẩy, xá xíu,…
Vậy chỉ có từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt mới được gọi là từ Hán Việt
1.3 Đặc điểm từ Hán Việt
1.3.1 Về mặt ngữ âm
Các từ Hán khi thâm nhập vào tiếng Việt không phải từ nào cũng tuân thủ theo phương thức đồng hóa 1 : 1 (1 vỏ ngữ âm Hán được thay bằng một vỏ ngữ âm Hán Việt) trong nhiều trường hợp một từ Hán có thể trở thành hai hay hơn hai từ Việt gốc Hán nhờ có những vỏ ngữ âm khác nhau (Hán Việt cổ, Hán Việt Việt hóa, Hán Việt đọc theo âm địa phương tiếng Việt )
Sự phân biệt giữa từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ không phải lúc nào cũng rạch ròi Khác với các từ Hán Việt được nhập vào có hệ thống vào cuối đời Đường các từ Hán Việt cổ du nhập khá lẻ tẻ trước thời trung
Trang 17Đường Cho đến nay việc xác định từ Hán Việt cổ trong kho từ vựng tiếng Việt cũng như phân biệt với các từ Hán Việt khác vẫn là một công việc cần phải tiếp tục
Nhập vào tiếng Việt các từ Hán Việt một lần nữa chịu sự chi phối của quy luật hệ thống ngữ âm tiếng Việt Quá trình “phương thức hóa” các từ Hán Việt ở mặt ngữ âm lại hình thành nên các cặp đồng nghĩa giữa
từ Hán Việt với các biến thể ngữ âm của chúng
Ví dụ : Sinh / Sanh
Bảo / Biểu
Quá trình thâm nhập vào Tiếng Việt do những nguyên nhân xã hội (ngoài ngôn ngữ) như cách đọc kiêng, tránh thói quen (thậm chí cả thói quen đọc sai) mà làm cho một số từ Hán Việt lại có thêm cách đọc trệch khỏi cách đọc Hán Việt Điều đáng chú ý là những cách đọc không đúng với cách đọc Hán Việt đó lại trở nên thông dụng còn cách đọc Hán Việt còn lại được dùng rất hạn chế thậm chí không được còn sử dụng
Trang 18 Chúng có khả năng hoạt động với dung lượng nghĩa vốn có trong nguyên ngữ
Ví dụ: Nhóm từ chỉ hướng : đông, tây, nam, bắc
Nhóm từ chỉ mùa : xuân, hạ, thu, đông
Chúng có khả năng hoạt động như trong nguyên ngữ, nhưng dung lượng nghĩa thay đổi:
Sắc thái trang trọng :
Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng, trang nghiêm
So sánh với các từ thuần Việt tương ứng :
Trang 19Từ thuần Việt Từ Hán Việt
Trang 20Một số từ Hán Việt cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại mang sắc thái cổ: tôn ông, đồng môn, ái phi, huynh ông,…
Miêu tả những hình ảnh cổ kính của nhiều thời đại đã qua với một tâm trạng nuối tiếc Trong bài thơ “ Thanh Long Thành hoài cổ”, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức Tất cả đưa đến cho ta cảm giác
về sự thay đổi của tạo hóa:
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
………
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường”
(Thanh Long Thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)
Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xưa của dân tộc cũng sử dụng từ Hán Việt
“Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa Bốn nghìn năm chan chứa ân tình Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa Kiếp tì nô vùng dây chém nghê kình”
( Xuân 67 – Tố Hữu)
Trang 21Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn được dùng trong thể loại hịch, tuồng Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhân vật thường dùng ngôn ngữ của thời kỳ lịch
sử đó Ví dụ : trẫm, khanh,…
d Sắc thái khái quát và trừu tượng :
Bên cạnh tính trang trọng từ Hán Việt còn gợi cho ta ý nghĩa khái quát và trừu tượng
Giáo sư Phan Ngọc có viết : “Sự đối lập này đã được các nhà văn khai thác Cũng tả buổi chiều có thuyền, có nước, có tác giả bâng khuâng nhưng trong
“Thu điếu” của Nguyễn Khuyến tác giả dùng toàn từ thuần Việt để gợi lên một mùa thu có thực và một nông thôn thực tế ở quê nhà Dùng từ Hán Việt vào đây thì cái cảm giác thân quen gần gũi sẽ mất đi nên Nguyễn Khuyến
đã dùng từ thuần Việt
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo
………
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
Qua đây, hình ảnh một nông thôn bình dị, đẹp, nên thơ trong cảnh chiều thu rất đỗi thân quen và sinh động Chính các từ thuần Việt đã tạo nên cái âm hưởng đấy
Trang 22Trái lại, bà Huyện Thanh Quan trong “Chiều hôm nhớ nhà” lại vẽ lên bức tranh về cảnh chiều hiện lên một thế giới của tâm tưởng của ý niệm:
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
………
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.”
( Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan )
Sử dụng từ Hán Việt, nữ thi sĩ đã tạo ra một bức tranh rất hoài cổ Các từ Hán Việt như : ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, Chương Đài, lữ thứ, hàn ôn… được đặt vào các vị trí quyết định giá trị của câu thơ cuối vần để gây
ấn tượng vọng trong tâm hồn ta, cuối nhịp để bắt người đọc dừng ở đây Trong bài “Thăng Long Thành hoài cổ” cả bài có 8 từ Hán Việt thì cả 8 chữ đều ở cuối câu
Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kì công phu Bằng cách này bà Huyện Thanh Quan đã kéo ta về một cõi hoài cổ và đồng cảm với nỗi u hoài của nhà thơ.” 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin), “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác).Trong đó từ
là một bộ phận cấu thành của ngôn ngữ nên từ có vai trò quan trọng trong
hệ thống ngôn ngữ Ngôn ngữ nào cũng vậy cũng được cấu thành bởi một
số yếu tố đó là: hệ thống ngữ âm ,hệ thống ngữ pháp(từ pháp cú pháp),hệ thống từ ngữ hệ thống chữ viết Trong các yếu tố cấu thành đó từ ngữ là yếu
tố trọng tâm gắn chặt các yếu tố khác… Ngữ âm dạy cách phát âm từ, chính
tả dạy cách viết các từ, cú pháp tìm hiểu cách tập hợp của từ, từ pháp tìm hiểu cấu tạo các từ và chia các từ
Trang 23Phân tích đến cùng thì từ ngữ là thực thể tồn tại cụ thể nhất của một ngôn ngữ Từ vựng tiếng Việt bao gồm từ thuần Việt, từ Hán Việt và một số từ vay mượn tiếng nước ngoài Trong đó, hiện nay trong kho từ vựng tiếng Việt hiện đại, từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn và tần số xuất hiện cao trong giao tiếp, đặc biệt là trong văn bản viết Do đó ,nó có vị trí rất quan trọng trong tiếng Việt
Ở Tiểu học môn tiếng Việt góp phần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học theo đặc trưng của bộ môn Mục đích của việc dạy học tiếng Việt là hình thành cho học sinh năng lực hoạt động lời nói và sử dụng thành thạo tiếng Việt, có văn hóa để suy nghĩ, giao tiếp
và học tập.Thông qua học tiếng Việt nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy , phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng tình cảm trong sáng lành mạnh
Trước hết, tiếng Việt gắn liền với suy nghĩ và sự diễn đạt, tư tưởng,tình cảm của các em Dạy cho học sinh hiểu cái đúng, cái hay, cái đẹp và cái tinh túy của tiếng Việt và biết cách nói, biết viết một cách chính xác ,trong sáng là góp phần không nhỏ vào việc rèn tư duy nhận cách của một lớp người chủ nhân tương lai của đất nước
Vậy việc học tiếng Việt là một trong những điều kiện quyết định giúp học sinh nắm được kiến thức mới nâng cao trình độ phát triển chung, đồng thời cũng là điều kiện cần thiết cho những thành công trong mọi hoạt động sau này của các em khi tham gia vào cuộc sống xã hội
Với tư cách là một phân môn của môn học Tiếng Việt ,phân môn Tập đọc có vị trí rất quan trọng trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh học Tiểu học.Vì số lượng từ Hán việt trong kho từ vựng tiếng Việt rất lớn nên trong
Trang 24SGK tiếng Việt Tiểu học đặc biệt là lớp 4 số lượng từ Hán Việt cũng rất nhiều
Ví dụ: Bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” có tất cả 27 từ Hán Việt
Bài “Vẽ về cuộc sống an toàn” có 26 từ Hán Việt
Qua khảo sát ta thấy từ Hán Việt được sử dụng nhiều như vậy đó
là do từ Hán Việt có những giá trị phong cách rất riêng so với từ thuần Việt như: tạo sắc thái tao nhã ,tạo sắc thái trang trọng ,sắc thái cổ điển … và từ Hán Việt trong mọi văn cảnh, mọi lĩnh vực diễn đạt được mọi vấn đề, mọi nội dung
Do đó việc dạy từ Hán Việt ở Tiểu học cần phải được quan tâm
và coi trọng hơn bởi nó có nhiệm vụ phong phú, chính xác, tích cực hóa vốn từ cho học sinh Việc dạy từ Hán Việt bao gồm:
Dạy nghĩa từ Hán Việt, tức là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ, phạm vi sử dụng của từ hiểu được tính đa nghĩa, sự chuyển nghĩa, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, đồng âm Dạy từ Hán Việt cần hình thành
ở học sinh sự chú ý thường xuyên đến nghĩa của từ đã biết, làm rõ những sắc thái khác nhau ở trong ngữ cảnh khác nhau
Dạy nhận biết từ Hán Việt tức là giúp học sinh nhận diện được đâu là từ Hán Việt đâu là từ thuần Việt, từ đó giúp học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt
Dạy cách phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản và trong giao tiếp Qua đó giúp học sinh hiểu đúng, chính xác,
Trang 25hiểu sâu nội dung văn bản nói tới và học sinh có ý thức trong việc sử dụng
từ Hán Việt hiểu quả, thích hợp, phù hợp với nội dung,với ngữ cảnh
Mở rộng vốn từ Hán Việt tức là xây dựng một kho từ ngữ Hán Việt phong phú thường trực và có hệ thống trong trí nhớ của học sinh, tạo điều kiện cho các em học tập và hoạt động giao tiếp được thuận lợi, do nhu cầu học tập vốn từ của học sinh phải được tăng nhanh để có thể tiếp thu kiến thức khoa học Làm giàu vốn từ cho học sinh nói chung và vốn từ Hán Việt nói riêng còn có ý nghĩa làm phát triển trí tuệ của trẻ vì từ ngữ gắn chặt với tư duy
Tích cực hóa vốn từ Hán Việt nghĩa là cách sử dụng từ Hán Việt phát triển kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong nói và viết của học sinh, làm cho vốn từ Hán Việt mà học sinh có là những từ tích cực được học sinh sử dụng thường xuyên, đồng thời loại ra khỏi “vốn từ tích cực ” của học sinh những từ không văn hóa Khi dạy học sinh một từ Hán Việt thì không chỉ làm cho các em hiểu nghĩa của từ mà còn phải dùng từ đó để diễn đạt khi nói và khi viết
Học sinh dùng tiếng mẹ đẻ cũng đi từ tự phát đến tự giác, tiến tới
có ý thức chọn lọc từ khi nói và viết Tuy nhiên, trong thực tế thì việc sử dụng từ tiếng Việt nói chung và đặc biệt là từ Hán Việt ở Tiểu học còn nhiều hạn chế còn nhiều vấn đề cần được xem xét: học sinh không nhận diện ra từ Hán Việt ,không hiểu nghĩa từ Hán Việt,dùng từ không đúng ngữ ,không phù hợp với văn bản, nhiều từ học sinh còn dùng sai…Do đó, cần phải tìm hiểu khả năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh Tiểu học để tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra các biện pháp và phương pháp giảng dạy thích
Trang 26hợp để giúp các em thấy được cái hay cái đẹp của từ Hán Việt từ đó hình thành ở các em ý thức giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt
Trang 27
CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ HIỂU NGHĨA TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP
ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 4
Để có thể nắm vững được khả năng hiểu nghĩa và giá trị sử dụng của từ Hán Việt trong các văn bản tập đọc chúng tôi đã liệt kê, thống kê từ Hán Việt trong các văn bản này Vì thế nội dung chương 2 sẽ gồm hai phần : khảo sát
từ Hán Việt trong các văn bản tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt 4, từ đó khảo sát khả năng hiểu nghĩa và nhận biết giá trị sử dụng của từ Hán Việt của học sinh lớp 4
1 KHẢO SÁT TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC SGK TIẾNG VIỆT 4
1.1.Kết quả khảo sát
Để có số liệu toàn diện về từ Hán Việt học sinh được tiếp xúc trong giờ Tập đọc, chúng tôi đã thống kê từ Hán Việt trong các văn bản Tập đọc, trong phần chú giải và trong phần tìm hiểu bài
Sở dĩ chúng tôi mở rộng phạm vi thống kê như vậy vì tất cả những từ Hán Việt ở mục đó học sinh đều được đọc, được nghe và được giải thích một phần Kết quả thống kê theo số lượng từ chứ không theo số lượt xuất hiện
Bằng phương pháp đọc, tìm hiểu và thống kê, người viết đã thu lượm được kết quả sau :
SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 4 – Tập 1
Trang 28S\L TỪ HÁN VIỆT TRONG PHẦN CHÚ GIẢI
S\L TỪ HÁN VIỆT TRONG PHẦN TÌM HIỂU BÀI
9 Những hạt thóc giống
11 Nỗi dằn vặt của An- Đrây- ca
15 Nếu chúng mình có phép lạ
Trang 2923 Người tìm đường lên các vì sao
S\L TỪ HÁN VIỆT TRONG PHẦN CHÚ GIẢI
S\L TỪ HÁN VIỆT TRONG PHẦN TÌM HIỂU BÀI
37 Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Trang 30muôn
màu
em bé lớn trên lưng mẹ
43 Vẽ về cuộc sống
an toàn
44 Đoàn thuyền đánh cá
49 Dù sao trái đất vẫn quay
Trang 311.2 Nhận xét
a Từ Hán Việt trong các văn bản Tập đọc
Qua khảo sát ta thấy : từ Hán Việt được sử dụng hầu hết trong các văn bản Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 và nó có khả năng diễn đạt chính xác,
cụ thể, khái quát nội dung mà tác giả muốn đề cập tới
Không phải ngẫu nhiên mà từ Hán Việt được sử dụng nhiều như vậy,
đó là do từ Hán Việt có những giá trị phong cách rất riêng so với từ thuần Việt như: tạo sắc thái trang trọng, tạo sắc thái cổ, diễn đạt nội dung vừa cụ thể, vừa rõ ràng, vừa mang tính khái quát,… và từ Hán Việt trong mọi loại văn bản, mọi lĩnh vực, diễn đạt được mọi vấn đề, mọi nội dung…
Các văn bản Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 bao gồm các loại văn bản: văn bản nghệ thuật ( truyện kể, thơ, văn miêu tả, kịch), văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản báo trí, văn bản sinh hoạt Ở mọi loại văn bản từ Hán Việt đều xuất hiện nhiều Ví dụ như : Văn bản hành chính, văn bản khoa học, một số vản bản nghệ thuật Từ Hán Việt xuất hiện ít trong các văn bản thơ
Ví dụ:
+Bài “Một người chính trực” (tuần 4): có 18 từ Hán Việt trong nội dung văn bản này Ví dụ : chính trực, phò tá, di chiếu, đại phu, tiến cử… +Bài “ Vua tàu thủy “Bạch Thái Bưởi” ” (tuần 11) có 19 từ Hán Việt trong nội dung văn bản này Ví dụ: khôi ngô, thư kí, độc lập, vận tải, đồng tài, diễn thuyết, anh hùng, kĩ sư, độc chiếm…
+Bài “Kéo co” (tuần15) có 10 từ Hán Việt trong nội dung văn bản này
Ví dụ : tinh thần, thượng võ, đối phương…
Trang 32+ Bài “Trống đồng Đông Sơn” ( tuần 13) có 18 từ Hán Việt trong nội dung văn bản Ví dụ : tự hào, văn hóa, đa dạng, đồng tâm, vũ công, nhân bản…
+ Bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” có 27 từ Hán Việt trong nội dung văn bản Ví dụ : đại học, kĩ sư, nghiên cứu, sự nghiệp, quốc phòng, khoa học, thiếu tướng…
+ Bài “Vẽ về cuộc sống an toàn” có 26 từ Hán Việt trong nội dung văn bản này Ví dụ: thẩm mĩ, ý tưởng, sáng tạo, bố cục, giao thông, thiếu nhi, thiếu niên…
Ở các văn bản Tập đọc là thơ, từ Hán Việt xuất hiện ít hơn, một bài chỉ
có khoảng hai tới bốn từ Hán Việt, có bài không có từ nào, bởi nội dung các bài thơ đều gần gũi, dễ hiểu với người đọc
Nói chung trong các văn bản Tập đọc ở Tiếng Việt 4, từ Hán Việt tuy cũng xuất hiện nhiều ở một số bài Tập đọc, song nhìn chung có nhiều bài từ Hán Việt xuất hiện tương đối thấp, điều này phù hợp với khả năng tìm tòi học hỏi của học sinh
b.Từ Hán Việt trong phần chú giải
Hầu hết trong phần chú giải của các bài Tập đọc đều xuất hiện các từ Hán Việt, đó là những từ khó, nhiều từ xa lạ với học sinh, do đó giáo viên cần phải có nhiệm vụ giúp học sinh hiểu chính xác, hiểu sâu và nhớ nghĩa của từ này
Ví dụ: Bài “ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”, ở phần chú giải có 8
từ Hán Việt được giải nghĩa
Bài “Vẽ về cuộc sống an toàn”, ở phần chú giải có 5 từ Hán Việt được giải nghĩa
Trang 33Bài “Một người chính trực” ở phần chú giải có tám từ Hán Việt được giải nghĩa
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài Tập đọc mà số lượng từ Hán Việt ở phần chú giải là rất ít, có bài Tập đọc không có từ nào
Ví dụ, các bài : Tre Việt Nam; nỗi dằn vặt của An-đrây-ca; nếu chúng mình có phép lạ; rất nhiều mặt trăng ( tiếp theo); chuyện cổ tích về loài người; khuất phục tên cướp biển; dòng sông mặc áo; con chuồn chuồn nước; con chim chiền chiện
Nói chung ta thấy, những từ Hán Việt trong phần chú giải đều xuất hiện trong câu trả lời tìm hiểu bài và nó đa phần đều là những từ “then chốt” từ
“trọng tâm” nói lên nội dung của bài Tập đọc Những từ Hán Việt này là những từ khó, xa lạ cần được giáo viên trú trọng và giải nghĩa chính xác, rõ ràng cho học sinh hiểu Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cho học sinh tìm hiểu phân tích giá trị sử dụng hay hiệu quả của việc dùng từ Hán Việt đó trong văn bản Tập đọc (kết hợp với phần tìm hiểu bài)
Ví dụ : Bài “ Thư thăm bạn”
Phần chú giải có các từ Hán Việt là : xả thân, quên góp, khắc phục
Đây là trọng tâm những từ nói lên trọng tậm của bức thư mà Lương gửi cho Hồng
c Từ Hán Việt trong phần tìm hiểu bài
Từ Hán Việt xuất hiện trong phần tìm hiểu bài với số lượng lớn hầu hết các văn bản Tập đọc đều có Các từ Hán Việt ở phần tìm hiểu bài đa phần đều nhiều hơn so với số lượng từ Hán Việt trong văn bản Tập đọc Sở dĩ có như vậy vì chúng tôi khảo sát ở cả câu hỏi và câu trả lời
Trang 34Nhìn chung các từ Hán Việt trong phần tìm hiểu bài đều ở trong văn bản Tập đọc và đó cũng đều là những từ then chốt, trọng tâm chứa đựng giá trị nghệ thuật nói lên nội dung cơ bản của văn bản Tập đọc
Trong câu hỏi này, từ Hán Việt xuất hiện nhiều, ví dụ như : di chiếu, phò, thái tử, thái hậu…
Bài “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi”:
Câu hỏi 1 : Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
(+ Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc là : thư kí cho một hãng buôn, kinh doanh độc lập : buôn
gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà máy in, khai thác mỏ…)
Trong câu hỏi này, từ Hán Việt xuất hiên nhiều, ví dụ : vận tải, thủy, thư kí, kinh doanh, độc lập…
………
Như vậy, qua quá trình khảo sát số lượng từ Hán Việt trong các văn bản Tập đọc SGK Tiếng Việt 4, trong phần chú giải, trong phần tìm hiểu bài ta thấy
Trang 35từ Hán Việt được sử dụng rất rộng rãi, chiếm vị trí quan trọng trong việc biểu đạt nội dung của văn bản
Việc tìm ra văn bản nào có từ Hán Việt xuất hiện nhiều hay xuất hiện ít sẽ là
cứ liệu gợi ý cho việc tìm hiểu bài trong các dạng văn bản Tập đọc theo giá trị phong cách của từng từ Hán Việt Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu giá trị việc
sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản mà chỉ nghiêng về cách giải nghĩa từ Hán Việt trong các văn bản đó Đồng thời bước đầu hướng dẫn học sinh tập phân tích hiệu quả sử dụng một số từ Hán Việt trên một số văn bản Tập đọc
2 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ HIỂU NGHĨA TỪ HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 4
2.1 Kết quả khảo sát
Thông qua việc khảo sát khả năng nhận biết và hiểu nghĩa từ Hán Việt của học sinh lớp 4 để xem xét thực tế dạy và học từ Hán Việt ở trường Tiểu học như thế nào Từ đó góp phần đưa ra phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc nói riêng và nâng cao khả năng hiểu nghĩa, khả năng nhận biết giá trị sử dụng từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học nói chung
Để khảo sát khả năng hiểu nghĩa và nhận biết giá trị sử dụng từ Hán Việt, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra ở trường Tiểu học Cổ Loa trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Môi trường chúng tôi khảo sát là bốn lớp, thuộc khối lớp 4
Các từ Hán Việt được khảo sát chúng tôi đều lấy trong văn bản Tập đọc SGK Tiếng Việt 4
Cách thức khảo sát :
- Xác định nội dung của các câu hỏi điều tra
Trang 36- Tổ chức điều tra
- Xử lí số liệu
Sau thời gian điều tra, kết quả thu được như sau:
2.1.1 Khả năng nhận biết từ Hán Việt
Loại bài tập thứ nhất : nhận diện từ Hán Việt trong các từ thuần Việt và Hán Việt
Trang 372.1.2 Khả năng hiểu ,giải nghĩa từ Hán Việt và tìm từ đồng nghĩa
Loại thứ nhất : khả năng hiểu nghĩa từ Hán Việt trong văn bản Tập đọc
%
Không tìm được từ đồng nghĩa
Trang 382.1.3 Khả năng phân biệt sắc thái của từ Hán Việt
Từ có nghĩa khái quát: