1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp hai

23 497 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 143,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những yêu cầu, lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai” để nghiên cứu và đề xuất một số biện ph

Trang 1

xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện Đặc biệt trongthời đại bùng nổ thông tin, biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sửdụng các nguồn thông tin.

Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp Ngoài chức năng dạy đọc phânmôn này còn bồi dưỡng cho học sinh về tư tưởng, tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trongsáng, yêu cái đẹp, cái thiện, thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống và hứng thú đọcsách, yêu Tiếng Việt Rèn cho các em có được kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năngquan trọng ở bậc Tiểu học (nghe, nói, đọc, viết)

1.2 Lí do chủ quan:

Tiếng Việt là môn học công cụ mà trong đó Tập đọc đóng vai trò khởi đầu Đọcgiúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người Nhờbiết đọc, các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn học khác Thông quamôn Tập đọc, học sinh mới có công cụ để học tập và giao tiếp Đọc không những giúphọc sinh phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, góp phần pháttriển nhân cách toàn diện - nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đọc

Trang 2

tốt, học sinh mới có thể viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác,góp phần hình thành và phát triển toàn diện các mặt giáo dục

Đối với học sinh lớp hai, phân môn Tập đọc cần đạt hai kỹ năng cơ bản đó là: Kỹnăng đọc đúng và kỹ năng đọc hiểu Đọc đúng giúp cho học sinh bồi dưỡng tâm hồn,

tư tưởng, tình cảm, giúp các em có thể tự học Nhưng đối với học sinh lớp hai ở lớptôi, để dạy cho một số em đọc một cách trôi chảy, rõ ràng là cả một vấn đề hết sứckhó khăn và phức tạp chứ chưa nói đến đọc diễn cảm Mặc dù ở lớp một các em đượctiếp thu với bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà chủ yếu là đọc, viết Song do đặcđiểm tâm lý lứa tuổi và do trong hè các em chưa chú ý rèn luyện nên dẫn đến hiệu quảkhi học môn Tiếng Việt rất thấp Học sinh còn đánh vần ê - a, ngắc ngứ trong quátrình đọc Đây là vấn đề mà tôi rất băn khoăn, trăn trở Vậy thầy làm thế nào để trò

đọc tốt đây? Xuất phát từ những yêu cầu, lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một

số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Hai” để

nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hợp lí nhằm nâng cao hơn nữa chất lượngphân môn Tập đọc lớp hai

2 Mục đích và nhiệm vụ đề tài:

a/ Mục đích:

- Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này sẽ giúp học sinh chưa hoàn thành kĩnăng đọc đúng trong phân môn Tập đọc vươn lên trong học tập, đọc trôi chảy, bướcđầu đọc diễn cảm, sử dụng Tiếng Việt chính xác, giúp ích rất nhiều cho việc viết đúngchính tả và học tốt các môn học khác trong chương trình Tiểu học Đặc biệt, nhằmnâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tập đọc nói riêng

- Mặt khác, giúp cho giáo viên có thêm những kinh nghiệm quý báu và hướngphấn đấu cao hơn trong công tác giảng dạy, nhận rõ vai trò, trách nhiệm của mìnhtrong sự nghiệp trồng người

b/ Nhiệm vụ:

- Tìm ra được những khó khăn và hạn chế của học sinh thường mắc phải và có biệnpháp cụ thể rèn kĩ năng đọc đúng và nghe cho học sinh

Trang 3

- Rèn kĩ năng tự học cho học sinh.

- Trau dồi vốn Tiếng Việt, văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của họcsinh về cuộc sống

3 Lịch sử đề tài

Đề tài mà tôi nghiên cứu đã được nêu nhiều trong các sách về phương phápgiảng dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học và đã được nhiều giáo viên nghiên cứu và viếtthành Sáng kiến kinh nghiệm, những kinh nghiệm này rút ra từ thực tiễn giảng dạy

Tuy vậy, các giải pháp trong sách là những giải pháp cho học sinh Tiểu học nóichung và những kinh nghiệm nêu ra phần nào giúp cho học sinh tiểu học khắc phụcđược những nhược điểm của việc học môn Tập đọc Nhưng đối với đặc điểm của từngvùng, từng địa phương, học sinh chưa hoàn thành kĩ năng đọc vì nhiều lí do khácnhau: Về cách phát âm của một số học sinh, do các em chưa phân biệt rõ các âm, vần,

do lẫn lộn từ địa phương,… Là giáo viên giảng dạy ở bậc Tiểu học, tôi đã thấy cácnhược điểm ấy và đề ra giải pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh chưahoàn thành kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc, cụ thể là học sinh lớp Hai/1 tôi đangdạy Do đó tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để soạn giảng có chất lượng trongtừng tiết dạy

4 Phạm vi đề tài

Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp Hai/1- Trường Tiểu học Long Hựu Đông 2trong năm học 2015 – 2016 này, với tổng số học sinh là 28/15 nữ

Trang 4

- Giáo viên nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập

- Phần đông học sinh nhà gần trường và các em hầu hết là con trong những giađình ít con

- Học sinh được học 2 buổi/ ngày nên có thời gian củng cố và ôn tập kiến thức

- Học sinh trong lớp phần đông thích học môn Tập đọc

- Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học cho môn Tiếng Việt(tranh, ảnh)

- Cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho việc dạy và học

1.2 Khó khăn

Vào đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp Hai/1với sĩ số là 28/15 học sinh Những ngày đầu tiên đến lớp, tôi hay dạy trễ giờ vì phảikèm thêm học sinh chưa hoàn thành đọc thành tiếng Đa số học sinh trong lớp tôi đọccòn chậm, giọng đọc nhỏ, phát âm chưa chính xác từ ngữ, đọc ê – a, ngắt nghỉ hơichưa đúng dấu câu, … Vì thế, sau vài tuần dạy đầu tiên, tôi đã thống kê những lỗi màhọc sinh mắc phải để có biện pháp khắc phục ngay sau đó Cụ thể là:

- Lỗi phát âm: Do thói quen, vùng miền

Trang 5

+ Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã

giàu sang  dàu sang

+ Những tiếng có vần dễ lẫn: au/ao, an/ang, ay/ai, iêu/êu,…

VD: cau  cao

bản  bảng may mai

liều lều

+ Những tiếng có lẫn lộn từ địa phương:

VD: chín  chính

tôi  tui chân chưng

- Đọc chưa đúng trọng âm, ngắt giọng chưa đúng chỗ:

Học sinh sử dụng cách đọc không có điểm nhấn hoặc nhấn giọng vào nhữngtiếng không có trọng âm, khiến cho giọng đọc trở nên đều đều làm cho nội dungthông báo bị hiểu nhầm Học sinh ngắt giọng không chính xác ở các câu văn dài, cócấu tạo ngữ pháp phức tạp

Ví dụ: Bài “Cây xoài của ông em” (Tiếng Việt 2 tập 1, trang 89) có câu:

“Mùa xoài nào,/mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất / bày lênbàn thờ ông.//”

Có học sinh đọc như sau:

“Mùa xoài nào/mẹ em/cũng chọn/những quả chín vàng/và to nhất / bày lên bànthờ ông.//”

Trang 6

Chính vì học sinh đọc chưa đúng, nên các em không thể hiểu được nội dungđoạn văn; không đọc diễn cảm bài văn, không rung cảm với các bài văn Đọc diễncảm đối với học sinh lớp hai mới chỉ là bước đầu song cũng rất cần thiết để khuyếnkhích cho các em đọc tốt, dẫn đến cảm thụ tốt làm nền tảng cho các em học các lớptrên.

- Đọc chưa đúng ngữ điệu, không diễn cảm

Ngoài việc các em đọc chưa đúng phụ âm đầu, vần, dấu thanh; các em còn đọcchưa chính xác về tiết tấu, ngắt nghỉ hơi chưa đúng theo dấu chấm, dấu phẩy và ngữđiệu của câu như: lên giọng, xuống giọng, chuyển giọng, cường độ, trường độ,…

Thực tế khảo sát tình hình đọc của học sinh đầu năm tôi nhận thấy như sau:

(học sinh)

Tỉ lệ (%)

Bảng khảo sát tình hình đọc của học sinh đầu năm

Qua tìm hiểu thực tế ở lớp và ở gia đình các em cho thấy nguyên nhân tìnhtrạng nêu trên là:

+ Do bản thân các em còn nhỏ nên rất ham chơi, một số em chưa có ý thứctrong học tập

2 Nội dung giải quyết

Nhận thấy rõ được các khó khăn cơ bản của học sinh, tôi đã đưa ra những biện

Trang 7

pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này và giúp các em học tốt hơn Vậy làm thế nào

2.5 Luyện đọc củng cố và nâng cao

2.6 Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học trong khâu luyện đọc

2.7 Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh

3 Biện pháp giải quyết

3.1 Luyện đọc mẫu của giáo viên và sự tích cực trong học tập của học sinh

Muốn học sinh đọc tốt đây là mục đích cuối cùng của người giáo viên sau mỗi

giờ dạy học Kỹ năng này trước hết phải có ở giáo viên Đọc văn bản là giải mã âmthanh và giải mã ý nghĩa của văn bản đó Giáo viên phải có kỹ năng giải mã này,nghĩa là phải tạo được mẫu hình đọc lý tưởng hay nói khác hơn là phải có kỹ năngđọc thành thục Người giáo viên phải đọc được bài tập đọc với đúng giọng cần thiết,giải mã được nội dung bài tập đọc cần luyện đọc Giáo viên không thể hình thành ởhọc sinh kỹ năng gì mà bản thân người giáo viên không có Không thể gặt hái đượcnhững gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng Trong dạy học, ta không đượcđòi hỏi ở học sinh những gì mà ta không có, không làm được, nếu giáo viên đọc chưachính xác thì nhất định không thể đòi hỏi hay yêu cầu trò mình đọc đúng Nếu giáoviên không đọc mẫu tốt thì sẽ không nhận ra lỗi phát âm hay giọng điệu chưa phù hợp

ở học sinh Vì vậy cũng không biết chữa cho học sinh như thế nào để đọc đúng, đọchay

Hay nói khác hơn, để rèn cho học sinh có kĩ năng đọc tốt thì trước tiên ngườigiáo viên phải đọc mẫu cho tốt, sao cho thu hút học sinh vào nội dung bài đọc Chonên việc đọc mẫu của giáo viên hết sức quan trọng Lời đọc mẫu đúng và hay của giáoviên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức

Trang 8

đúng hơn nội dung bài đọc cũng như khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của trẻ em,làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sánghấp dẫn hơn

Vì lẽ đó, khi soạn bài tôi tìm hiểu kĩ bài tập đọc để khi lên lớp tôi sẽ đọcđúng và thể hiện giọng đọc tự nhiên hơn Tôi luôn chú ý tìm hiểu từ ngữ, câu khó,giọng đọc của bài văn, nhịp thơ; phân biệt lời kể, lời thoại của từng nhân vật và cáchngắt nhịp qua mỗi bài tập đọc Khi đọc tôi yêu cầu cả lớp ổn định trật tự theo dõi bài ởsách giáo khoa để tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầuhọc sinh đọc thầm theo Trong quá trình đọc, tôi đứng ở vị trí bao quát lớp, cầm sách

mở rộng, không đi lại, thỉnh thoảng mắt dừng nhìn sách nhìn lên học sinh nhưngkhông để bài đọc bị gián đoạn

Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng (STV – Tập 2 - Trang 100)

Khi đọc mẫu bài này, tôi đọc với các giọng khác nhau:

- Giọng người kể: ấm áp, trìu mến

- Giọng Bác: nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm

- Giọng các em thiếu nhi: thể hiện sự vui mừng, ngây thơ

- Giọng của bạn Tộ: nhẹ nhàng, rụt rè

Ngoài phần chuẩn bị của tôi thì vai trò của học sinh cũng góp phần quan trọngtrong việc đọc tốt Nếu ở nhà các em không xem trước bài, đọc lại chậm hay bỏ chữ,lẫn lộn giữa các âm thì không đọc tốt được Vì vậy tôi yêu cầu học sinh luyện đọctrước bài đọc ở nhà nhiều lần và khi vào tiết học thì phải trật tự lắng nghe cô hoặc bạnđọc Hơn nữa, đọc tốt cũng còn do khí chất của mỗi học sinh Có em dáng người nhỏnhưng giọng đọc lại to, rõ, đúng Có em dáng người cao lớn nhưng lại đọc lí nhí,không rõ ràng Rèn đọc cho các em thực ra còn rèn cả tính độc lập, tự tin, mạnh dạn,kiên trì, yêu văn thơ, sách, truyện Khi đọc được, đọc đúng các em cảm thấy vuisướng phấn khởi, tôi cũng cảm thấy thoải mái khi đến tiết học này

3.2 Luyện đọc đúng từ ngữ, câu

3.2.1 Luyện đọc đúng từ ngữ

Trang 9

Trong quá trình chuẩn bị bài dạy, tôi chuẩn bị kỹ nội dung bài dạy, các bướclên lớp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc làm của tôi và học sinh Đồng thời, tôicũng dự tính cụ thể lỗi của bài hôm đó mà học sinh hay mắc phải để tìm cách khắcphục cho các em trong giờ học Tuy nhiên, nếu trong lúc học sinh đọc bài, từ ngữ nào

mà có ít học sinh đọc chưa đúng thì tôi chỉ chỉnh sửa cách phát âm riêng cho một số

cá nhân đó Còn nếu có nhiều học sinh đọc chưa đúng thì tôi sẽ hướng dẫn phát âmchung cho cả lớp

VD: Bài “Mùa xuân đến” (SGK Tiếng Việt 2 tập 2, trang 17)

Dự kiến những từ ngữ mà học sinh có thể phát âm chưa chính xác là:

+ Âm đầu s – x: xuân, xanh, sâu, sáng

+ Thanh hỏi, thanh ngã: nhãn, những, (rực) rỡ, (hình) ảnh, nảy (lộc)

+ Vần au – ao: (hoa) cau, (nhanh) nhảu, chào mào, báo

Khi cho các em luyện đọc từ ngữ, tôi thường xuyên gọi những học sinh đọcchưa chính xác trình bày trước lớp Song, để giúp những em này đọc được đúng thìviệc gọi một số em hoàn thành tốt đọc to, thật chính xác là một việc làm không thểthiếu bởi vì những em đọc chưa tốt sẽ bắt chước các bạn để đọc và như vậy các em sẽ

có ý thức tự sửa hơn Sau đó, cả lớp sẽ đọc đồng thanh những từ ngữ cần luyện đọc.Tôi tăng cường cho các em nhận xét lẫn nhau để các em có thể tự sửa lỗi cho bạn vàcũng nhằm rèn kĩ năng nói cho các em Nếu học sinh không làm được việc này, tôikịp thời uốn nắn sửa ngay cho các em Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên độngviên, khuyến khích, tuyên dương học sinh kịp thời những em có tiến bộ về kĩ năngđọc trong các tiết học

Tương tự, tôi áp dụng biện pháp như trên trong phần luyện phát âm từ khó màhọc sinh dễ lẫn lộn trong mỗi bài tập đọc (Tùy theo mỗi bài tập đọc mà tôi liệt kênhững từ, cụm từ mà tôi nhận thấy phần đông học sinh trong lớp tôi đọc chưa đúng)

Rèn đọc phụ âm đầu:

Ở phần này, học sinh thường đọc chưa chính xác một số phụ âm đầu do lỗi phát

âm chưa chuẩn

Trang 10

VD: Khi dạy bài “ Bà cháu ” (SGK Tiếng Việt 2- tập 1, trang 86 - 87) trong bài

có câu: “ Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng”

Học sinh thường đọc: “gi” thành “d” và “s” thành “x”; “giàu sang” học sinhđọc là “dàu xang” “sung sướng” học sinh đọc là “xung xướng”

Đầu tiên, tôi đọc thật chuẩn các từ trên rồi gọi một số em đọc tốt đọc lại, sau đóđến những em đọc chưa đúng đọc lại nhiều lần

Tôi hướng dẫn cách phát âm “s”; “x” như sau:

- Âm “s”: lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía trên hai bên lưỡi

- Âm “x”: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn lưỡi

Rèn đọc đúng vần:

Một số em chưa phân biệt rõ cách phát âm một số vần Vì thế, tôi tiến hànhphân tích cho các em về sự khác nhau giữa âm chính mà các em đọc chưa chính xác

VD: Khi dạy bài tập đọc “Cây xoài của ông em” (SGK Tiếng Việt 2 - tập 1,

trang 89) không đọc “lúc lủi” mà đọc là “lúc lỉu” Tôi cũng cho kết hợp phân tíchtiếng và đánh vần tiếng “lỉu” và tiếng “lủi” để các em nhận ra sự khác nhau về cấu tạotiếng Từ đó các em đọc đúng, không đọc nhầm nữa

Rèn đọc đúng âm cuối:

Đối với các em đọc còn lẫn lộn âm cuối như: vỡ tan/ vỡ tang, khát nước/ khácnước, ẩm ướt/ ẩm ước, Tôi giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa 2 vần và từ đócách phát âm cũng khác nhau Tôi cũng phát âm thật chuẩn các từ này sau đó chonhiều học sinh phát âm chưa chính xác đọc lại rồi cho cả lớp đọc đồng thanh

Đối với các em đọc nhỏ, phần lớn là do các em thiếu tự tin, ngữ điệu thấp,không biết cách lấy hơi Vì vậy, tôi cũng hướng dẫn học sinh lấy hơi bắng cách tập hítthở sâu để lấy hơi khi đọc Ngoài ra, trong tiết học, tôi thường đến bên cạnh các emđọc chưa tốt để tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân thiện và kịp thời uốn nắn, chữalỗi phát âm cho các em Đồng thời tôi cũng thường xuyên động viên, khuyến khíchcác em thể hiện giọng đọc như lúc các em trò chuyện, vui chơi cùng bạn bè Từ đó,các em được rèn luyện và dần dần giọng đọc to hơn

Trang 11

VD: Bài tập đọc “Cây xoài của ông em” (SGK Tiếng Việt 2 tập 1, trang 89),

phải đọc “lẫm chẫm” không đọc “ lẫm chẩm” tôi hướng dẫn học sinh hai dấu thanhngã đi liền nhau thì cần phải nhấn giọng cả hai tiếng Như vậy, để luyện cho các emđọc đúng tiếng, từ, cụm từ thì trước tiên ta phải luyện âm một cách chính xác và cóhiệu quả Vì vậy, trước tiên tôi bồi dưỡng cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càngsớm càng tốt

Sau thời gian khoảng 5 – 6 tuần, học sinh lớp tôi có tiến bộ rất nhiều về cáchphát âm

3.2.2 Luyện đọc câu

Sau khi luyện đọc từ, tôi chuyển sang luyện đọc câu Tôi cho học sinh đọc nốitiếp theo dãy bàn hoặc theo tổ Khi đó, mỗi học sinh được tham gia tích cực vào quátrình luyện tập Qua đó mà bộc lộ năng lực đọc của từng cá nhân Trong lúc từng cánhân đọc nối tiếp theo câu, tôi chú ý lắng nghe học sinh đọc Tuy nhiên, trong quátrình học sinh đọc, tôi thấy học sinh ngắt, nghỉ hơi một cách tuỳ tiện Để hướng dẫnhọc sinh đọc đúng, tôi thực hiện như sau: Đầu tiên tôi chép câu khó lên bảng, sau đótôi đọc cả câu cho học sinh lắng nghe phát hiện xem cô ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ nào.Rồi tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) ngắt hơi và 2 nét xiên ( // ) nghỉ hơi, “…” đọcchậm lại, kéo dài, dấu gạch chân ( ) biểu thị sự nhấn giọng; khoanh tròn vào cáctiếng có vần khó cần luyện đọc, tiếp đến tôi cho học sinh dùng bút chì ghi ký hiệu đểghi lại ngữ điệu của bài Chẳng hạn lên giọng ( ) , xuống giọng( ) Tiếp theo, tôi

Ngày đăng: 11/08/2016, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w