1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ở hà nam

69 5,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nguyên nhân là do giáo viên ở các trường tiểu học còn gặp khó khăn khi thực hiện chương trình, do thiếu tài liệu để biên soạn bài giảng và quan trọng hơn là chưa hiểu thấu đáo về những h

Trang 1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lịch sử ra đời cùng với sự ra đời của con người và sự phát triển của loài người Cũng từ đó bằng nhiều hình thức khác nhau người ta đã tìm cách lưu giữ những gì đã xảy ra và truyền lại cho thế hệ sau Điều đó chứng tỏ từ xa xưa con người đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành

sử học đối với cuộc sống và không ai có thể phủ nhận được vai trò của nó, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việc học tập lịch sử giúp các em hiểu rằng giá trị cuộc sống hôm nay được tạo bởi những hy sinh xương máu trong lao động và chiến đấu của lớp người đi trước Đồng thời, quá khứ còn là bài học quý giá cho hiện tại và tương lai.Từ đó, hình thành niềm tin đạo đức, chuẩn mực về thái độ và hành vi đúng đắn, xác định nhiệm vụ bản thân đối với quê hương, đất nước

Trong các môn học ở trường tiểu học thì môn Lịch sử có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, đạo đức, lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh Bởi vì thông qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, học sinh sẽ thấy được những tấm gương hi sinh của các anh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước của bao thế hệ cha ông Địa phương có một vị trí quan trọng đặc biệt với học sinh tiểu học Địa phương vừa bao hàm những yếu tố vật chất như xóm, làng, xã,… vừa bao hàm những giá trị truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Đối với mỗi học sinh đây chính là nơi các em sinh ra và lớn lên vì thế những bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán…đã được hằn sâu Điều này tạo nên

sự khác biệt, nét đặc trưng của mỗi người ở mỗi vùng là khác nhau Đặc biệt việc cung cấp những sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với làng quê, thôn xóm, phố phường nơi mà các em đang sống (hay còn gọi là lịch sử địa

Trang 2

phương) sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng của học sinh Vì vậy, việc đưa lịch sử địa phương vào dạy học trong trường tiểu học với những hình thức khác nhau là một phương thức gắn học tập lịch sử với đời sống xã hội Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử địa phương giúp các em củng cố, bổ sung, mở rộng và làm phong phú, cụ thể hóa những kiến thức về lịch sử mà các em đã học và vận dụng hiểu biết

đó vào thực tế cuộc sống Đồng thời rèn luyện cho học sinh những kỹ năng

cơ bản, tạo hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề của lịch sử quê hương, có ý thức bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng của địa phương, của dân tộc

Tuy nhiên tại chính những nơi mà các em đang sống, sinh hoạt, học tập khi được hỏi về lịch sử hình thành hay truyền thống đấu tranh cách mạng thì phần đông học sinh không trả lời được Nguyên nhân là do giáo viên ở các trường tiểu học còn gặp khó khăn khi thực hiện chương trình,

do thiếu tài liệu để biên soạn bài giảng và quan trọng hơn là chưa hiểu thấu đáo về những hình thức và phương pháp dạy học lịch sử địa phương Và thực tế cho thấy, giáo viên thường không hứng thú khi làm việc với tài liệu lịch sử địa phương Hoặc những tiết lịch sử địa phương trong chương trình của tiểu học được giáo viên thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định thì đa số chỉ là dạy chiếu lệ và xem nhẹ sau đó biện hộ bằng nhiều lí do khác nhau Chính vì thế mà hiệu quả dạy học lịch sử địa phương còn thấp Ở tỉnh Hà Nam tôi cũng đã nhận thấy rằng, tình hình dạy học lịch sử địa phương ở các trường tiểu học chưa đạt hiệu quả vì thiếu tài liệu và phương pháp giảng dạy Thậm chí nhiều giáo viên bộ môn còn lấy những tiết dạy lịch sử địa phương để bù giờ những môn ở công cụ Toán, Tiếng Việt Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ở Hà Nam”

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu việc dạy học lịch sử địa phương trong môn Lịch sử - Địa lí cho học sinh tiểu học ở Hà Nam, trên cơ sở đó đề xuất nội dung dạy dọc lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ở Hà Nam, đồng thời đưa ra một

số biện pháp dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ở Hà Nam

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

 Khách thể nghiên cứu: Nội dung dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ở Hà Nam

 Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử tỉnh Hà Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số vấn đề về dạy học lịch sử địa phương tại tỉnh Hà Nam

5 Giả thuyết khoa học

 Chất lượng dạy học lịch sử địa phương trong phần Lịch sử của môn Lịch sử - Địa lí ở trường tiểu học sẽ được nâng cao hơn khi vận dụng những phương pháp được đề xuất trong đề tài.Nếu xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học lịch sử địa phương hợp lí sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

 Tìm hiểu một số vấn đề về dạy học lịch sử địa phương: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách kiểm tra đánh giá

 Đề xuất một số biệm pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương trong phân môn Lịch sử của môn Lịch sử - Địa lí

7 Phương pháp nghiên cứu

 Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 4

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Trong quá trình tìm hiểu đề tài chúng tôi có nghiên cứu một số sách về lịch sử, các sách về lịch sử địa phương, cùng rất nhiều các tư liệu khác

7.2 Phương pháp điều tra, khảo sát

 Điều tra về thực trạng dạy và học lịch sử địa phương của giáo viên, học sinh tại một số trường tiểu học ở Hà Nam

Trang 5

PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HÀ NAM

Theo Trương Hữu Quýnh: “Địa phương là những gì không phải của trung ương, cả nước, dân tộc Địa phương là những vùng riêng rẽ của đất nước, có mối liên hệ với cả nước, và là một bộ phận cấu thành của đất nước (quốc gia), nhưng cũng có những nét riêng tạo nên sắc thái của vùng mình”

Theo Nguyễn Cảnh Minh: “Địa phương theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của một quốc gia như: thành phố, tỉnh, huyện, xã, bản, làng, buôn, ấp, mường… nói một cách khái quát, địa phương là một vùng đất, khu vực nhất định, được hình thành trong lịch sử có ranh giới tự nhiên hay địa giới hành chính để phân biệt với địa phương khác”

Ví dụ: miền Bắc, miền Trung, Việt Bắc, Tây Bắc, Hà Nam, Tây Nguyên,… đều thuộc phạm vi địa phương

Theo Phan Ngọc Liên: “Địa phương là một đơn vị hành chính trong nước như khu, tỉnh, thành phố, huyện, xã… Ở mỗi khu vực này nhân dân

Trang 6

gắn bó với nhau trong quá trình lao động và đấu tranh, có truyền thống chung, có những quan hệ về kinh tế chính trị, văn hóa chung Ngoài ra, khái niệm địa phương còn chỉ một đơn vị sản xuất (xí nghiệp, nông trường, nhà máy,…), một đơn vị lực lượng vũ trang (sư đoàn), một tổ chức chính trị quần chúng (đảng bộ, hội phụ nữ,…), một đơn vị giáo dục (trường học)”

Tóm lại, có thể hiểu khái niệm địa phương: Đó là vùng đất nhất định, có ranh giới riêng, hình thành từ lâu đời, nhằm phân biệt nó với những vùng đất tương tự xung quanh nó (ranh giới ở đây chỉ là ranh giới địa lý tự nhiên) Trong đó nhân dân ở địa phương gắn bó với nhau trên tất

cả các lĩnh vực Chẳng hạn khi tìm hiểu tỉnh Hà Nam chúng ta tìm hiểu địa phương các huyện trong tỉnh: Bình Lục, Thanh Liêm, Lý Nhân, Kim Bảng,…Như vậy, địa phương ở đây không chỉ dùng để chỉ các tỉnh, thành phố, mà cho các vùng khác nhau trong một tỉnh Nhằm phân biệt với cả nước, quốc gia trung ương nói chung, không tính đến ranh giới địa lý hoặc một ranh giới nào khác

1.1.2 Lịch sử địa phương

“Lịch sử địa phương” là lịch sử của các địa phương, chẳng hạn như lịch sử làng, xã, huyện, tỉnh, vùng, miền Ngoài ra, lịch sử địa phương còn bao hàm lịch sử các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các cơ quan, xí nghiệp Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, kĩ thuật, có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành

Khái niệm lịch sử địa phương như vậy rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về lịch sử địa phương với tư cách là lịch sử của địa phương như lịch sử làng,

xã, huyện, tỉnh,… mà không xét nó ở dạng lịch sử chuyên ngành

Trang 7

1.1.3 Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc

Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nằm trong cặp phạm trù “cái chung và cái riêng” Tri thức lịch sử địa phương là những biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Lịch sử dân tộc, đất nước được hình thành, xây dựng và phát triển trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao

Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính địa phương, bởi nó gắn liền với một không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau Có những sự kiện, hiện tượng chỉ

có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp của một địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt ra ngoài giới hạn địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, gắn liền với lịch sử cả nước, thậm chí, có những sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra

có ảnh hưởng tới lịch sử của nhiều quốc gia Không chỉ đối với nhà sử học, nói chung, mỗi người ở những mức độ khác nhau đều có nhu cầu tìm hiểu

về lịch sử của địa phương mình và lịch sử đất nước, mối quan hệ giữa lịch

sử quê hương và lịch sử dân tộc.Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức cuộc sống con người Bài học lịch sử luôn luôn là kinh nghiệm để con người biết cách hành động đúng đắn Bởi vậy có thể nói rằng: Lịch sử là

“cô giáo của cuộc sống” Sự am hiểu về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương hiểu biết về mối quan hệ giữa lịch

sử địa phương và lịch sử dân tộc

Nếu nghiên cứu lịch sử địa phương mà tách rời, thoát ly khỏi lịch sử

cả nước tức là tách rời hoàn cảnh lịch sử dân tộc trong từng giai đoạn lịch

sử tương ứng có quan hệ với lịch sử địa phương thì sẽ không sâu sắc, thiếu

Trang 8

tính khoa học Mặt khác, tri thức lịch sử địa phương góp phần quan trọng,

bổ sung cho sự hiểu biết đầy đủ về lịch sử dân tộc, đất nước, bổ sung tư liệu lịch sử để dạy và học lịch sử dân tộc sinh động, hấp dẫn hơn

1.1.4 Ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học

Dạy dọc lịch sử dân tộc nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết Nó là hình ảnh thiết thực trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát tiển tư duy cho học sinh

 Thứ nhất, giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường làm chiếc cầu nối giữa nhà trường, học sinh, với đời sống xã hội, giữa quá khứ, hiện tại với tương lai

 Thứ hai, dạy học lịch sử địa phương trong trường tiểu học là một phương tiện quan trọng để nâng cao chất lượng kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học và giáo dục cho học sinh lòng yêu đất nước, quê hương

Mỗi bài giảng của giáo viên về lịch sử địa phương là góp phần cung cấp thêm một nguồn tri thức mới cho các em học sinh Thông qua việc tiếp xúc với nhiều tài liệu, hiện vật lịch sử của địa phương mình các em sẽ được trang bị thêm các kiến thức về cuộc sống lao động và truyền thống của nhân dân địa phương, kính trọng nhân dân lao động từ đó giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương mình Đồng thời cũng góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, lòng nhiệt tình say mê môn học, yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống, vốn đã được ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam Nhưng để yêu quê hương, yêu cuộc sống hơn nữa thì cần phải hiểu sâu sắc thêm tri thức lịch sử địa phương dân tộc “Vì vậy, mà nhà giáo dục học nổi tiếng Usinxki đã rất có

lý khi nói đến sự cần thiết tuyệt đối phải đưa việc giảng dạy lịch sử địa

Trang 9

phương vào trường phổ thông” Nhằm tuân thủ theo phương pháp luận của Lênin về phép biện chứng của sự nhận thức “Cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung”

 Thứ ba, giảng dạy lịch sử địa phương đóng vai trò quan trọng để phát triển tư duy cho học sinh.Việc giảng dạy lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng, nhận thức được các hình thái kinh tế xã hội qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử… điều này rất quan trong để phát triển

tư duy cho học sinh Ngoài ra, nó còn giúp cho học sinh nắm vững hơn nữa những khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống: “Tự nhiên – con người –

xã hội” Thấy được vai trò của con người tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một cách hợp quy luật, không phải là tàn phá thiên nhiên Mà học sinh hiểu rằng trong chế độ xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “làm chủ thiên nhiên – làm chủ con người – làm chủ xã hội” thì việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch sử, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người

 Thứ tư, dạy học lịch sử địa phương nhằm góp phần vào việc bồi dưỡng tình cảm, trách nhiệm đối với quê hương Đối với đất nước ta hiện nay đang trong thời kì quá độ đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, chúng ta gặp không ít những khó khăn và thử thách Nhằm thực hiện lời chỉ đạo của

cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch

sử, thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thật, học sinh ngay từ lúc đi học, đã sống thật với cuộc sống xung quanh”

 Thứ năm, dạy học lịch sử địa phương có một vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước Thông

Trang 10

qua nguồn tri thức mà giáo viên cung cấp, giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về lịch sử tại địa phương mình Từ đó, học sinh sẽ hình thành, kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, sẽ hình thành một nền tư tưởng chính trị của thời đại mới, cũng như tinh thần lao động và óc thẩn

mỹ ở học sinh Bởi vì nguồn gốc của lòng yêu tổ quốc có từ thuở ấu thơ, từ lòng yêu quê hương của mình Học sinh tự hào về chiến công của ông cha

đã làm nên ngay tại làng xóm thân yêu trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược Học sinh cũng tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ xưa đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Không những thế, các em càng tự hào về những ngành nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, sự khéo léo của những người thợ thủ công, chính họ đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung Qua đó, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ

và phát triển những nghề truyền thống Đây là một trong những nội dung giáo dục hướng nghiệp của bộ môn lịch sử

Bên cạnh đó, giảng dạy lich sử địa phương ở nhà trường phổ thông

có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết Giáo sư Phan Ngọc Liên

đã nhấn mạnh “ Việc đưa lịch sử địa phương vào chương trình dạy học ở phổ thông là điều kiện cần thiết và có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục lớn cả

về mặt lý luận cũng như thực tiễn” Công việc này đã góp phần thực hiện lời dạy của Bác Hồ về việc dạy và học lịch sử ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng

 Thứ sáu, việc dạy học lịch sử địa phương có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện khả năng thực hành cho học sinh cùng với các môn học khác và các hoạt động khác của nhà trường, góp phần phát huy tác dụng trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhà trường đối với quê hương, gắn nhà trường với đời sống xã hội

Trang 11

 Đối với giáo viên, sinh viên việc nghiên cứu lịch sử địa phương giúp chúng ta hiểu sâu sắc lịch sử của một địa phương, hiểu những đặc trưng văn hóa truyền thống đấu tranh cách mạng của từng địa phương cụ thể Nó góp phần cho việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc.Ngoài ra, còn giúp cho sinh viên, giáo viên khả năng tự rèn luyện và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, phù hợp với yêu cầu, trình độ của họ Điều đó được thể hiện thông qua những chuyến đi thực tế chuyên môn để tìm hiểu nghiên cứu lịch sử ở những địa phương Qua đó, giúp chúng ta có những nhận xét, suy nghĩ về những sự kiện ở mỗi địa phương

 Với những ý nghĩa trên, giúp cho giáo viên và học sinh thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy học lịch sử địa phương Chỉ khi chúng ta hiểu biết được lịch sử địa phương thì mới có cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc Do đó, việc nghiên cứu, dạy học lịch sử địa phương cần được quan tâm hơn nữa, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo cho cả người dạy lẫn người học

Có như vậy mới thật sự làm cho tiết học lịch sử thêm phong phú và sinh động Học sinh mới cảm thấy hứng thú khi học tập lịch sử dân tộc nói chung, của địa phương nói riêng, mới thật sự không bị lãng quên, ngày càng làm cho nhiều người nghiên cứu và tìm hiểu

Tóm lại, việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương ở bậc tiểu học có ý nghĩa quan trọng, có tác dụng lớn, trực tiếp về giáo dưỡng và giáo dục, rèn luyện, phát triển các kỹ năng tư duy lịch sử cho học sinh

1.1.5 Dạy học

Nhiều tác giả cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục địch nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà

Trang 12

nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong con người” Quan niệm này lí giải đầy đủ cách mà nền giáo dục đang cố gắng đào tạo những con người thích ứng những nhu cầu hiện đại của xã hội Tuy nhiên quan niệm này làm cho nền giáo dục luôn đi sau sự phát triển của xã hội Bởi vì nó chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị tinh thần xã hội đã dược vật chất hóa bằng cách nào đó để trở lại thành giá trị tinh thần bên trong người học Quan niệm này đi ngược lại quan niệm của Socrate về giáo dục trong đó giáo dục có nhiệm vụ “đỡ đẻ” các ý niệm vốn có trong mỗi con người, để cho ý niệm đó được khai sinh và và trở thành giá trị tinh thần chung của nhân loại Quan niệm đó cũng hạn chế nền giáo dục hướng đến một phương pháp giáo dục giúp cho người học trở thành những con người sáng tạo, vượt qua được những giá trị tinh thần hiện có của xã hội Thời đại của chúng ta, và hơn nữa xã hội của chúng ta đang hướng tới một

xã hội tri thức Một xã hội mà tri thức con người đang được số hóa với một tốc độ cực lớn, làm cho tri thức dễ dàng nhanh chóng trở thành tài sản chung Tuy nhiên xã hội tri thức không chỉ có nhiệm vụ tích hợp các kiến thức mà con người đã đạt được trong các phương tiện lưu trữ dung lượng cực lớn, trong các cơ sỡ dữ liệu khổng lồ mà con người có nhiệm vụ từ đó nhân lên khối lượng kiến thức này thành các kiến thức mới có chất lượng cao hơn nữa

Như vậy có lẽ hợp lí hơn nếu cho rằng: “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ những thao tác có tổ chức và định hướng giúp người học tường bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kĩ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”

1.2 Nguyên tắc dạy học lịch sử

Trang 13

1.2.1 Đảm bảo tính tư tưởng

Tính tư tưởng là nguyên tắc hàng đầu của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng Trong dạy học lịch sử giáo viên phải khơi dạy cho học sinh lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quý, biết ơn đối với quần chúng nhân dân, lòng yêu hòa bình và ghét sự bất công, tàn bạo, chiến tranh… Từ

đó các em thấy được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người Vì vậy, khi dạy học lịch sử giáo viên cần tôn trọng lịch sử, tức là phản ánh đúng những gì đã xảy ra chứ không nên phủ nhận quá khứ đồng thời đưa ra những thông tin sai lệch làm người học hiểu sai về những gì đã xảy ra

1.2.2 Đảm bảo tính hệ thống

Quá trình phát triển của lịch sử được thực hiện trong sự thống nhất

đa dạng, đầy mâu thuẫn, hợp với quy luật của tiến trình lịch sử Trong quá trình hình thành tri thức lịch sử cho học sinh giáo viên cần đảm bảo tính hệ thống, logic của sự phát triển bản thân lịch sử Trình bày sự kiện lịch sử phải theo đúng trình tự thời gian xảy ra sự kiện, kiến thức của bài học trước phải là cơ sở để lĩnh hội kiến thức ở bài học sau, hoặc giữa các kiến thức trong một bài học cũng có tính hệ thống

Nếu tính hệ thống trong dạy học không được đảm bảo sẽ làm cho sự hiểu biết lịch sử của học sinh thiếu hệ thống, không theo trình tự thời gian diễn ra và các sự kiện của quá khứ và không hiểu sâu sắc bản chất sự kiện

1.2.3 Đảm bảo tính khoa học

Lịch sử là bản thân cuộc sống mà loài người, dân tộc trải qua Hiện thực lịch sử là khách quan do vậy các sự kiện lịch sử được khái quát dựa vào bài dạy phải chính xác, khoa học, tránh trường hợp đưa vào bài dạy

Trang 14

những sự kiện sai lệch, xuyên tạc, bóp méo lịch sử Tính khoa học cũng được thể hiện rõ ở việc trình bày nội dung sự kiện lịch sử đúng với bản thân quá khứ đồng thời cũng phải cung cấp lượng thông tin phù hợp

1.2.4 Đảm bảo tính vừa sức

Trong quá trình học tập của học sinh tính vừa sức thể hiện trong việc lựa chọn nội dung hình thức phù hợp với đối tượng học sinh Tính vừa sức làm cho học sinh hứng thú, tạo diều kiện cho các em vươn lên ngang trình

độ chương trình, các em khá giỏi vươn lên trong phạm vi trình độ quy định Do đó giáo viên chú ý khi cung cấp các sự kiện lịch sử và chú ý các tình huống các hoạt động phù hợp với trình độ của học sinh tránh sự quá tải hoặc hạ thấp kiến thức

Tính khoa học còn gắn liền với tính vừa sức Những kiến thức mà giáo viên cung cấp phải vừa sức với việc lĩnh hội kiến thức vừa đủ, trình bày ngắn gọn, xúc tích, không rườm rà, không quá sức tiếp thu của học sinh

1.3 Một số vấn đề về môn Lịch sử - Địa lí ở trường tiểu học nói chung

và phần lịch sử nói riêng

1.3.1 Môn Lịch sử - Địa lí ở tiểu học

1.3.1.1 Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử - Địa lí

Chương trình chọn yếu tố cốt lõi là hoạt động của con người và những thành tựu của hoạt động đó trong không gian và thời gian Vì vậy, chương trình gồm 2 phần cơ bản sau:

 Thời gian và tiến trình lịch sử dân tộc: những hiểu biết cơ bản, ban đầu về một số sự kiện, hiện tượng và những nhân vật lịch sử điển hình, một số thành tựu văn hóa tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của lịch sử dân tộc (phần lịch sử)

Trang 15

 Không gian với những điều kiện và hoạt động chủ yếu của con người hiện nay Những hiểu biết ban đầu, cơ bản về dân cư, điều kiện sống, các hoạt động văn hóa của địa phương, đất nước Việt Nam và một vài đặc điểm tiêu biểu của một số quốc gia, châu lục trên thế giới (phần Địa lí)

Gắn với địa phương: Chương trình dành khoảng 10-15% tổng số thời gian học cho nội dung tìm hiểu địa phương Những nội dung này có thể được thực hiện như sau:

 Với những bài Lịch sử - Địa lí có nội dung phản ánh những đặc trưng của địa phương giáo viên nên dành thời gian cho học sinh tìm hiểu, liên hệ thực tế kĩ hơn so với học sinh nơi khác

 Tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan một số địa điểm ở địa phương để các em có thể thu hoạch được những thông tin cần thiết cho bài học Lịch sử và địa lí Trường hợp giáo viên không thể đưa học sinh đi tham quan nên mời người có am hiểu về lĩnh vực kiến thức liên quan tới nội dung bài học nói chuyện với học sinh

1.3.1.2 Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử -Địa lí

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu thiết thưc về:

 Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay

 Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng

 Quan sát sự vật hiện tượng và thu thập thông tin, tư liệu lịch sử và địa lí từ các nguồn khác nhau

Trang 16

 Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp

 Nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng lịch sử và địa lí

 Trình bày lại kết quả học tâp bằng lời nói, bài viết, biểu đồ, hình

vẽ, sơ đồ,

 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen

 Ham học hỏi, ham hiểu biết về thế giới xung quanh

 Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương đất nước

 Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với học sinh

1.3.1.3 Cấu trúc của chương trình môn Lịch sử - Địa lí

Chương trình môn Lịch sử - Địa lí bao gồm 2 phần là lịch sử và địa

lí Cấu trúc như vậy nhằm làm rõ đặc trưng của lịch sử và địa lí Khi tiến hành bài học của chương trình này giáo viên cần tăng cường kết hợp nội dung gần nhau của hai phần có thể bằng nhiều cách

 Thay đổi thứ tự nội dung của một trong hai phần ví dụ: ở nội dung

“làm quen với bản đồ, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam” của phần địa lí sẽ được học trước khi học phần lịch sử

 Liên hệ những kiến thức gần gũi nhau giữa hai phần, chẳng hạn, khi dạy học nội dung: “thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng” giáo viên có thể liên hệ với nội dung: “Nhà Lí dời đô ra Thăng Long” hay khi dạy học nội dung: “Thủ dô Hà Nội” giáo viên có thể liên hệ nội dung: “Nhà Lí dời đô ra Thăng Long”

 Ghép nội dung trùng nhau của hai phần lịch sử và địa lí vào một bài, chẳng hạn khi dạy học nội dung: “Kinh thành Huế” bài 28 (phần Lịch

Trang 17

 Viêc tích hợp như trên đã được gợi ý trong sách giáo viên và cần được giáo viên quán triệt, vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học

 Bên cạnh những sự vật, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu phán ánh những thành tựu của dân tộc trong quá trình giữ nước chương trình còn tăng cường những nội dung về lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa

 Chương trình địa lí tập trung hơn vào việc tìm hiểu về đất nước qua việc tăng cường thời lượng cho phần địa lí Việt Nam, còn phần địa lí các châu lục và châu đại dương trong chương trình chỉ lựa chọn những nội dung tiêu biểu qua từng châu lục và đại dương

1.3.1.4 Nội dung chương trình

Sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở Tiểu học gồm các chủ đề

Sách giáo khoa

Số bài học mới/ số tiết

Số bài ôn tập, tổng kết, kiểm tra Tổng số tiết

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về:

 Hoàn cảnh ra đời, địa phận, thời gian ra đời và tồn tại của nhà nước tên vua, tên nước, nơi kinh đô đóng…

 Hiểu đơn giản về tổ chức bộ máy nhà nước

Trang 18

 Biết những nét chính về đời sống kinh tế, vật chất, văn hóa tinh thần của con người trong xã hội

 Biết và hiểu về công lao và những đóng góp của một số nhân vật đối với lịch sử dân tộc

 Thời gian và địa điển diễn ra các cuộc khởi nghĩa, chiến thắng, chiến dịch… và những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của các thắng lợi

đó

 Học sinh biết và hiểu một số thàng tựu trong lĩnh vực văn hóa, khoa học điển hình của dân tộc qua các thời kì lịch sử

Hình thành và phát triển ở học sinh một số kĩ năng

 Vẽ hoặc mô tả đơn giản bộ máy chính quyền nhà nước

 So sánh ở mức độ thấp tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của các triều đại hoặc các giai đoạn lịch sử khác nhau

 Học sinh có khả năng kể lại hoặc mô tả một cách khái quát những đóng góp của các nhân vật lịch sử đã học hoặc sưu tầm những câu chuyện

Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen:

 Có ý thức tìm hiểu lịch sử qua các triều đại thông qua phim ảnh, các câu chuyện lịch sử

 Ghi nhớ công ơn của các nhân vật lịch sử đã học

 Có thái độ biết ơn những người đã làm nên những sự kiện vĩ đại của dân tộc và có ý thức bảo vệ những thành quả của cách mạng

Trang 19

 Có ý thức trân trọng giữ gìn và bảo vệ những thành tựu văn hóa, khoa học của dân tộc

1.3.2.2 Nội dung phần Lịch sử lớp 4, 5

Phần lịch sử (1tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)

Một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc qua các thời kì:

 Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Từ khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

 Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)

 Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)

 Nước Đại Việt thời Lý(từ năm 1009 đến năm 1226)

 Nước đại việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)

 Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỷ XV)

 Nước Đại Việt (thế kỷ XVI-thế kỷ XVII)

 Thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

 Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)

Lớp 5

Phần lịch sử (1 tiết /1tuần + 35 tuần = 35 tiết)

Một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử dân tộc qua các thời kì

 Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)

 Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống pháp (1945 - 1954)

 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954 - 1975)

1.4 Phần lịch sử địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

1.4.1 Mục tiêu dạy học lịch sử địa phương

Trang 20

Bài học lịch sử địa phương là bài học nội khóa, do vậy phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu về nội dung, cấu trúc, hình thức thể hiện của một bài học lịch sử

Căn cứ vào yêu cầu chung của môn học, của khóa trình lịch sử, nội dung cụ thể ở lớp học để xác định rõ mục đích (dạy để làm gì?), trình bày nội dung (dạy cái gì?) và lựa tìm phương pháp (dạy như thế nào?) Một cách ngắn gọn, mục đích của bài học cần đạt được những điều sau:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, tiêu biểu, điển hình của lịch sử địa phương Trên cơ sở đó học sinh biết so sánh lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, thấy được mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa các sự kiện, hiện tượng , rút ra những kết luận khái quát về quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và nét đặc thù riêng của lịch sử địa phương

- Giáo dục niềm tự hào chân chính về những đóng góp của quê hương đối với đất nước, có ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo quản di tích lịch

sử địa phương Dạy và học lịch sử địa phương về những làng, xã, thôn, bản, phố phường cụ thể, sẽ có tác dụng làm cho thầy trò có nhận thức cụ thể, sinh động về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, lao động cần

cù, sáng tạo, đoàn kết, vượt khó khăn trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua các tổ chức Đảng ở địa phương Từ đó góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân, của Đảng Cộng sản Việt Nam, củng cố thêm niềm tin đối với Đảng, đối với tương lai tươi sáng của dân tộc…

- Rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng những kỹ năng sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương biết vận dụng kiến thức lịch

sử vào thực tiễn, có khả năng tham gia các hoạt động công ích xã hội ở địa phương

Trang 21

1.4.2 Nội dung dạy học lịch sử địa phương

Nội dung nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương bao gồm: Thứ nhất: Đó là lịch sử các đơn vị hành chính Hay nói đúng hơn là quá trình hình thành và phát triển của địa phương trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hôi, giáo dục Từ đó, thấy được bề dày lịch

sử địa phương, thấy được mặt mạnh và mặt yếu của từng địa phương qua từng thời kỳ Để tìm hiểu kỹ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu thông qua lịch

sử Đảng, lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử xây dựng kinh tế, văn hóa ở từng địa phương…

Thứ hai: tìm hiểu các sự kiện lịch sử riêng rẽ, nhưng có liên quan đến biến cố chung của lịch sử dân tộc Ví như: một cuộc khởi nghĩa, một giai đoạn kháng chiến, một vụ thảm sát tại một vùng quê,… nó góp phần

bổ sung hoặc đính chính vào lịch sử dân tộc, góp phần làm cho lịch sử dân tộc thêm phong phú và chính xác

Như vậy, nội dung giảng dạy lịch sử địa phươngkhông chỉ có các vấn đề về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, mà còn phải chú ý đến những vấn đề về kinh tế - xã hội, các ngành nghề thủ công truyền thống, phong tục tập quán về truyền thống văn hóa – giáo dục ở địa phương Trong phân bố chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 4 và lớp 5, có bố trí 2 tiết giảng dạy lịch sử địa phương cho mỗi lớp

Mặc dù trước đây chưa có chủ chương đưa lịch sử địa phương vào dạy học cho học sinh tiểu học, nhưng ở các trường đều có dành một quỹ thời gian nhất định cho việc tổ chức cho học sinh tham quan di tích, bảo tàng hoặc phòng truyền thống, hay nghe giới thiệu về truyền thống của địa phương, đồng thời giới thiệu cho các em tương đối cặn kẽ và sinh động một vài sự kiện nổi bật nhất của lịch sử địa phương trong mối quan hệ với bài học lịch sử dân tộc ở thời gian tương ứng

Trang 22

Tuy trong phân bố chương trình có quy định số tiết về giảng dạy lịch

sử địa phương nhưng không có quy định cụ thể về nội dung từng tiết lịch

sử địa phương cụ thể, sách giáp khoa lịch sử cũng không cung cấp tài liệu cho các bài học, đây là “phần mềm” cho nên người giáo viên phải chủ động biên soạn bài giảng lịch sử địa phương giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn và phải tự mình đi sưu tầm tài liệu và lựa chọn nội dung để soạn bài

 Lớp 4: ngoài 4 tiết phần mở đầu trình bày sơ lược về nội dung, yêu cầu và một số kiến thức chung khi dạy học môn Lịch sử và Địa lý, phần Lịch sử gồm 33 tiết, trình bày những sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hóa…) và giữ nước của cha ông ta từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến buổi đầu nhà Nguyễn

Chương trình không quy định các tiết lịch sử địa phương riêng, nhưng trong từng sự kiện lịch sử dân tộc, chúng ta có thể lồng ghép, liên

hệ với các kiên thức lịch sử địa phương nhất là các sự kiện diễn ra hoặc liên quan với địa phương

 Phần Lịch sử ở lớp 5 gồm 35 tiết (1 tiết/tuần), trình bày những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, phản ánh những dấu ấn về sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hóa…) và giữ nước (chống xâm lược) của nhân dân ta từ nửa cuối thế kỉ XIX đến nay

Chương trình quy định 2 tiết lịch sử địa phương (bài 29), nội dung

do các trường tự chọn, nhưng chủ yếu là giới thiệu về truyền thống tốt đẹp, các sự kiện lớn, các di tích lịch sử văn hóa, các sự kiện nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương Các sự kiện lịch sử dân tộc nhưng diễn ra ở địa

Trang 23

phương hoặc có liên quan đến địa phương, thì có thể và cần thiết lồng ghép, liên hệ với các kiến thức lịch sử địa phương như ở lớp 4

 Chương trình cũng đặt ra yêu cầu các trường cần vận dụng tối đa các điều kiện cụ thể, dành từ 10- 15% tổng số thời lượng dành cho nội tìm hiểu địa phương

Ngoài các giờ nội khóa, nhà trường cần tổ chức các giờ học lịch sử địa phương ngoài lớp như: cho học sinh đi tham quan những cảnh đẹp, các

di tích lịch sử - văn hóa, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, gặp gỡ các nhân chứng đã trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịch sử, các nhà hoạt động xã hội

Đối với giáo viên

Nhìn chung, các trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều nhận thức tầm quan trọng của việc giảng dạy lịch sử địa phương Vì vậy, đã đạt những kết quả:

Em nhận thấy nhiều giáo viên đều hiểu trách nhiệm và nghiên cứu,

tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu hiện vật Nhằm góp phần xây dựng lịch sử địa phương mình Đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học các bài học lịch sử dân tộc Nhiều giáo viên ở một số trường cũng có những thành tựu đáng kể trong việc giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Nhân những ngày lễ lớn của dân tộc hoặc của địa phương, nhiều giáo viên kết hợp với ban ngành ở địa phương, mời các nhà

Trang 24

nghiên cứu hoặc nhân chứng lịch sử đến gặp gỡ nói chuyện với học sinh về truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương, hoặc nói về một sự kiện lịch sử của địa phương Hoặc tổ chức cho các em đi tham quan những di tích lịch sử Qua đó các em thể hiện cảm nhận của mình trong bài thu hoạch

Tuy nhiên vấn đề dạy học lịch sử địa phương chưa được thực hiện đồng bộ trong toàn tỉnh Tùy theo sự phân công kế hoạch của nhà trường

mà kết quả dạy học lịch sử địa phương của mỗi trường đều không giống nhau Có những trường thực hiện tốt công tác lịch sử địa phương nhưng cũng có những trường chưa coi trọng vấn đề này Vì vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy

Chẳng hạn, nhiều trường chỉ khái quát lịch sử địa phương cho học sinh nắm sơ lược vào dịp đầu mỗi năm học Nhiều trường chỉ tiến hành công tác ngoại khóa bằng cách hướng dẫn học sinh đi tham quan khu di tích lịch sử Có những trường không tiến hành bài giảng lịch sử địa phương Vì vậy, nhiều học sinh khi được hỏi thì các em đều trả lời không biết, chưa hề được học tiết lịch sử địa phương

Theo em được biết, vì nhà trường không quan tâm đến vấn đề này, nên giáo viên không mấy hứng thú trong việc giảng dạy lịch sử địa phương Vì vậy, số giáo viên chưa từng dạy tiết lịch sử địa phương nào còn nhiều Có trường giáo viên cho học sinh nghỉ tiết lịch sử địa phương hoặc sử dụng giờ học này đề học những môn khác như toán, tiếng việt,… Một số giáo viên cố gắng tổ chức nói chuyện về lịch sử địa phương song chủ yếu nhắc lại nội dung trong cuốn Lịch sử Đảng bộ hoặc truyền thống của địa phương chứ không sưu tầm biên soạn thành bài giảng riêng Trong

đó, một số giáo viên cho học sinh đi tham quan khu di tích lịch sử địa

Trang 25

phương song không chuẩn bị chu đáo và chưa hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu một cách sâu sắc

Để giải thích cho tình trạng này, những giáo viên được khảo sát nêu

ra những lí do sau: “không có tài liệu, nhà trường không có kinh phí, không có thời gian…” Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và toàn diện ý nghĩa, tác dụng của việc dạy học lịch sử địa phương trong việc bồi dưỡng – giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh Việc chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục, đặc biệt là cung cấp tài liệu có những hạn chế, nên chưa phát huy đầy đủ những kiến thức đã học và năng lực bản thân trong công tác sưu tầm, nghiên cứu tài liệu lịch sử địa phương đề sử dụng trong dạy học Ngoài hai nguyên nhân trên, những khó khăn trong đời sống của giáo viên, do ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế - xã hội của đất nước, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường cũng là trở ngại cho việc thực hiện chương trình lịch sử địa phương đã quy định

Trước thực trạng này, chúng ta nên giải quyết như thế nào?

Theo em được biết, vào đầu mỗi năm học, Bộ giáo dục đều có những công văn cho Sở lên kế hoạch cho các trường tiến hành công tác lịch sử địa phương Tuy nhiên, khi triển khai đến các trường thì vấn đề này chưa được coi trọng Vì vậy, theo em Bộ giáo dục, Sở giáo dục nên có kế hoạch chỉ thị cụ thể đến các trường để tiến hành vấn đề dạy học lịch sử địa phương cho thật tốt

Ngoài ra, theo phân phối chương trình thì tiết dạy lịch sử địa phương như vậy là ít Chúng ta biết rằng muốn cho học sinh hiểu rõ lịch sử địa phương thì tăng thêm tiết lịch sử địa phương Có như vậy giáo vên mới có

đủ thời gian giúp các em hiểu lịch sử địa phương mình sâu sắc

Đối với giáo vên chúng ta không nên vì những khó khăn đó mà bỏ quên một phần bài dạy trong chương trình bộ môn Chúng ta phải khơi dạy

Trang 26

trong tổ bộ môn, các em tìm hiểu về lịch sử địa phương Có vậy, chúng ta mới tiến hành bài học cho thật tốt, có hiệu quả Giáo viên cũng nên tiến hành cả hình thức nội khóa và ngoại khóa Tùy theo từng khối lớp mà giáo viên biên soạn lịch sử địa phương cho phù hợp

Ngoài ra, theo các ban ngành đoàn thể có liên quan, các cấp lãnh đạo của địa phương tạo mọi điều kiện để giúp giáo viên học sinh tiến hành bài học lịch sử địa phương được thuận lợi, nhằm đạt kết quả cao

Cuối cùng, để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương cần phải có hình thức kiểm tra học sinh, như đưa vào nội dung bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ, cuối năm Có những hình thức động viên những học sinh có kết quả học tập và nghiên cứu tốt về lịch sử địa phương đồng thời cần sử lý nghiêm khắc những học sinh không hoàn thành bài tập và nhiệm vụ được giao

Đối với học sinh

Qua khảo sát em thấy, sự hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương nói chung còn thấp, nhiều em khi được hỏi thì trả lời không biết lịch sử của địa phương mình, hoặc còn hiểu sai và lơ mơ về vấn đề lịch sử địa phương

Khi được hỏi có thích học lịch sử địa phương hay không, nhiều em học sinh trả lời “không biết” vì chưa được học Số học sinh được học thì cho rằng học trên lớp không hứng thú bằng học trong thực tế Vì vậy, tất cả các em được hỏi đều mong muốn các thầy cô nên dạy tiết lịch sử địa phương với hình thức nội khóa và ngoại khóa nhằm giúp các em hiểu rõ về lịch sử của địa phương mình

Điều này cho phép em kết luận rằng, học sinh ham hiểu biết về lịch

sử quê hương, nhưng tổ chức dạy học của giáo viên chưa tốt nên hạn chế kết quả giáo dục Em được biết, học sinh một số trường phấn khởi đi thăm

Trang 27

quan nhà bảo tàng, các di tích lịch sử, danh nhân lịch sử - văn hóa địa phương do trường tổ chức hoạt động ngoại khóa Trong những dịp này, các

em không chỉ chăm chú quan sát mà còn nêu ra những câu hỏi rất cụ thể, đơn giản mà lí thú

Nhìn tổng quát qua công tác khảo sát thực tế ở các trường Tiểu học

ở Hà Nam, em cho rằng tình hình dạy học lịch sử địa phương hiện nay còn chưa được quan tâm và chất lương dạy thì chưa được đảm bảo Cho nên, việc nâng cao chất lượng giáo dục là điều quan trọng để dạy tốt lịch sử địa phương đồng thời nó góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói chung

Trang 28

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HÀ NAM

2.1 Sơ lược lịch sử tỉnh Hà Nam

2.1.1 Vị trí địa lí

Bản đồ địa chính tỉnh Hà Nam

Trang 29

Tỉnh Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội

56 km trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc Nam Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), phía Ðông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía 0,47% tổng diện tích tự nhiên cả nước Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc- Nam, đường 21A, 21B, đường 62, đường 60 Hệ thống sông ngòi chính chảy trên địa bàn gồm: sông Hồng, sông Ðáy, sông Châu thuận tiện cho giao thông thủy

2.1.2 Quá trình hình thành

 Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình còn nằm sâu dưới đáy biển Cuối kỷ Jurat hay đầu kỷ Bạch phấn, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay

 Khoảng 70 triệu năm trước đây, Hà Nam là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông Đó là sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía Nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

 Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ

 Đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô

Trang 30

 Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân huyện Duy Tiên phủ

Lỵ Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng

 Đến năm 1832 nhà Nguyễn, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn

vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội

 Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2) tỉnh Hà Nam được thành lập từ các huyện của Hà Nội và Nam Định Tên tỉnh Hà Nam ra đời từ chữ Hà của Hà Nội và chữ Nam của Nam Định ghép lại và Phủ Lý trở thành tỉnh lỵ của tỉnh

 Tháng 5/1953, Trung ương quyết định cắt các huyện phía Bắc tỉnh Nam Định gồm Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã phía Bắc Nghĩa Hưng nhập vào tỉnh Hà Nam, chuyển châu Lạc Thuỷ về tỉnh Hoà Bình Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo kháng chiến của hai tỉnh Nam Định và Hà Nam

 Tháng 4/1956, sau giảm tô và cải cách ruộng đất, 3 huyện Ý Yên,

Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã của Nghĩa Hưng sát nhập trở lại tỉnh Nam Định

 Năm 1956, tỉnh Hà Nam và Nam Định sát nhập thành tỉnh Nam Hà

 Đầu năm 1976, Nam Hà sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh

Hà Nam Ninh

 Năm 1992, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ Ngày 1/1/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Kim Bảng và thị xã Phủ Lý

2.1.3 Truyền thống đấu tranh cách mạng

Hà Nam là vùng đất có bề dầy truyền thống đấu tranh chống giặc

Trang 31

2.1.3.1 Hà Nam trong thời đại Hùng Vương

Vào thời Hùng Vương, Hà Nam thuộc vùng đất của bộ Giao Chỉ gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và một phần đất huyện Lý Nhân Cư dân Hà Nam thời kỳ này đã trải qua một quá trình chinh phục, thích ứng và từng bước làm chủ vùng đất trũng lầy Họ đã cùng với những người Việt cổ khác trên cả nước góp phần xây dựng nền văn minh bản địa đầu tiên của dân tộc - văn minh Văn Lang - Âu Lạc Cư dân Hà Nam cùng cư dân cả nước từ những vùng hoang vu rậm rạp tiến về xuôi theo triền những con sông để tiến hành khai hoang lập ấp, tạo dựng nơi cư trú Dần dần họ đã tạo dựng cho mình một cuộc sống ngày càng dễ chịu và một nền văn hóa mang tính bản địa

Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nam có nhiều nữ tướng cầm quân theo Hai Bà Đó là Nguyệt Nga ở Duy Tiên, Cao Thị Liên ở Thanh Liêm Hà Nam còn có căn cứ của Lê Chân ở Kim Bảng chống lại quân Đông Hán

Trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Triệu Quang Phục, tướng Đinh Lôi

ở Thanh Liêm là người tài giỏi giúp Lý Bí đánh giặc Lương lập được nhiều chiến công Sau chiến thắng (542) Đinh Lôi được Lý Bí cử ra trấn trị miền Đông Bắc Sau khi Lý Bí mất năm 548, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục, Đinh Lôi lại theo Triệu Quang Phục tiếp tục chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn Ông được phong là "Sinh thần Đại Vương"

Trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập tự chủ (Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê) mảnh đất và con người Hà Nam đã tích cực ủng hộ Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ Sau khi Ngô Quyền mất, thân quyến của Ngô Quyền đã đem 40 người về Thanh Liêm cư trú

Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa, ngay cả nhà sư Nguyễn Minh Quang trụ trì tại chùa Bảo Thái (Thanh Liêm) cũng đã tích cực vận động

Trang 32

các đệ tử tham gia tụ nghĩa dưới ngọn cờ của ông Đó còn là Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh ở Bình Lục chiêu mộ quân sĩ, lập đồn trại tại quê hương giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn Đó là Trương Nguyên, một tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh được ban quốc tính Sau khi Đỗ Thích giết chết hai cha con Đinh Tiên Hoàng vào tháng 10/979, năm 980, Lê Hoàn lên ngôi Ông củng cố quốc phòng xây dựng kinh tế Ông đã thân sinh đi cày ruộng tịnh điền ở Đọi Sơn (Duy Tiên)

Sử cũ chép "Đinh Hợi, năm thứ 8 (987) mùa xuân, vua bắt đầu cày ruộng tịnh điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở Bàn Hải,

được núi một chĩnh bạc nhỏ, vì thế đặc tên là ruộng kim ngân" (Đại Việt sử

ký toàn thư, tập I, H.1972 trang 141), chính từ sự kiện này, Lê Hoàn là ông

vua đầu tiên trong lịch sử xuống đồng thâm nhập thực tế, đã mở rộng chính sách trọng nông truyền thống cho nhiều đời sau

Thời kỳ này nghề thủ công truyền thống ở Hà Nam như nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa tiếp tục phát triển Năm 985, Lê Hoàn đưa 1 vạn tấm lụa sang cống cho vua Tống… không những phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, vương triều Tiền Lê còn mở mang giao thông phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh

2.1.3.2 Hà Nam dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê

Cuộc dời đô của Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010) qua đất Hà Nam chắc chắn nhận được sự đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần của nhân dân

Hà Nam Bởi lẽ cuộc rời đô đòi hỏi cần nhiều nhân lực,vật lực

Năm 1069, Lý Thánh Tông hạ chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành Đoàn quân khổng lồ 5 vạn người đi qua Phủ Lý Nhân, nhân dân Hà Nam là những người ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều cho đội quân của triều đình Tại Thi Sơn (Kim Bảng) còn lưu giữ nhiều chuyện kể về cuộc hành quân 1069 và Nguyên soái Lý Thường Kiệt

Trang 33

Sau khi chiến thắng Chiêm Thành vua Lý Thánh Tông đã đi thuyền

qua Lý Nhân Sách Đại nam nhất thống chí viết: "Vua Lý Thánh Tông đi

đánh Chiêm Thành, giết Sạ Đẩu, phu nhân (Mỵ Ê) bị bắt…" và khi qua Lý Nhân, Mỵ Ê đã nhảy xuống sông tự vẫn Hiện tại đền Mỵ Ê phu nhân ở Lý Nhân

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, sông Thiên Mạc là nơi đồn trú của vua quan triều Trần Chặng đường rút lui chiến lược năm 1258 qua nhiều địa phương Hà Nam Nhân dân Hà Nam ở mọi vùng miền đã tham gia tích cực, tạo điều kiện vật chất để ủng hộ và bảo vệ vua tôi nhà Trần Kho lương ở Trần Thương xã Nhân Đạo là một minh chứng

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (1285) vua tôi nhà Trần đã rút khỏi Thăng Long theo sông Thiên Mạc về Thiên Trường Trên đường rút lui, quân ta dựa vào các điểm chốt để mai phục quân địch Nhiều tấm gương hy sinh cao cả như Trần Bình Trọng vốn dòng dõi Lê Hoàn quê ở Thanh Liêm đã đanh thép trả lời quân thù: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" Đó là Trần Duy Công, Nguyễn Chung Công và Nguyễn Thành Công ở Bình Lục cùng hàng trăm, hàng ngàn người vô danh khác tham gia kháng chiến Tháng 5/1285 trận đánh đầu tiên trong hệ thống phòng tuyến sông Hồng đã diễn ra trên đất Hà Nam và giành được thắng lợi có ý nghĩa quan trọng củng cố niềm tin chiến thắng của quân dân cả nước Năm 1287 - 1288 quân Nguyên lại ngông cuồng xâm lược nước ta lần nữa và lần này lại bị đánh tơi bời

Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần Năm 1407 nhà Hồ thất bại trước nhà Minh Các cuộc khởi nghĩa sau đó của Trần Ngữ và Trần Quý Khoáng tuy có giành được chiến thắng song cũng chỉ kéo dài đến năm

1413 Năm 1416 tại Lũng Nhai, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Nhân dân Hà

Trang 34

Nam đã tham gia khởi nghĩa với một trái tim nhiệt thành yêu nước Đó là

Vũ Cố ở Thanh Liêm đã dẫn đường cho đại quân của Lê Lợi đánh tan giặc tại Lý Nhân tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiến công bao vây Đông

Đô Đó là ba chị em Ả Đào dùng tiếng hát mê hoặc giặc Minh tạo điều kiện cho nghĩa quân giết giặc Trên mảnh đất Hà Nam còn những dấu tích trên cánh đồng Thành giữa hai xã Liên Túc và Liên Sơn, cách thành Cổ Lộng nơi diễn ra trận đánh thắng quân Minh nổi tiếng không đầy 6km Năm 1428, Lê Lợi đánh thắng quân Minh lập nên vương triều nhà Lê Trải qua các đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông và Thánh Tông, đất nước Đại Việt phát triến cực thịnh

2.1.3.3 Hà Nam từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX

Đây là thời kỳ Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng, kinh tế sa sút, đời sống nhân dân cực khổ, các thế lực phong kiến nổi lên giành quyền lực

Nhà Mạc trị vì vào năm 1527, loạn chiến tranh Nam Bắc, rồi sự phân chia đàng trong đàng ngoài đã dẫn tới cảnh tiêu điều ở nông thôn Hà Nam Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng nhau dấy binh khởi nghĩa tại Tây Sơn Ngày 17/12/1788, Tôn Sĩ Nghị chiếm đóng Thăng Long

Ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ xuất quân ra Thăng Long Ông chia thành 5 cánh quân tiến đánh Đoàn quân Tây Sơn cùng nhân dân Hà Nam tiêu diệt cứ điểm Hoàng Anh (Thanh Liêm) đồn Nhật Tảo (Duy Tiên)… ngày nay một số địa danh ở Hà Nam vẫn còn tổ chức kỷ niệm chiến công lẫy lừng của Quang Trung

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi mở đầu vương triều Nguyễn, nhưng nền kinh tế của Hà Nam vẫn lâm vào cảnh đình đốn mặc dù buôn bán có phát triển, nhiều thợ giỏi của Hà Nam bị bắt đưa vào Huế phục vụ

Ngày đăng: 26/11/2015, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w