1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn 1 số biên pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5

22 980 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 14,38 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: -Trong bối cảnh việc dạy và học lịch sử của các nhà trường đang tồn tạinhiều bất cập như hiện nay, việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong cácnhà trường có ý n

Trang 1

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I- SƠ YẾU LÍ LỊCH

- Họ và tên: Lê Thị Dung

- Ngày tháng năm sinh: 25/2/1968

- Năm vào ngành: 1989

- Chức vụ: Giáo viên

- Công tác khác:

- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng

- Hệ đào tạo: Tiểu học

- Nhiệm vụ được giao: GVCN lớp 5A

- Trình độ chính trị:

- Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cơ sở

II- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài:

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy

Trang 2

lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5

2 Lý do chọn đề tài:

-Trong bối cảnh việc dạy và học lịch sử của các nhà trường đang tồn tạinhiều bất cập như hiện nay, việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong cácnhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cơbản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa, anh hùng dân tộc của quêhương, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nướctrong các em học sinh Việc giáo dục lịch sử địa phương cũng góp phần tăng sựhấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn lịch sử

- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượngdạy học môn Lịch sử phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên, giúp cho họcsinh yêu thích môn Lịch sử, hiểu biết về lịch sử địa phương

- Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh về lịch sử địa phương, gópphần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinhhiểu biết nhiều hơn nữa về di tích lịch sử, di tích nghệ thuật, văn hóa ở xã Kim

An như: Đình Tràng cát, chùa Tràng Cát, lễ hội Tràng Cát, hoạt động sản xuấtcủa con người xã Kim An

-Bên cạnh đó tăng cường khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, traođổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong việc giảng dạy phân môn Lịch sử,nhất là các tiết Lịch sử địa phương

- Hơn nữa năm học 2013-2014 cả nước đang tiếp tục học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Ngành Giáo dục và Đào Tạo Thành phố HàNội “Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học” Thựchiện “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” Tôi thấy từ lứatuổi Tiểu học và nhất là học sinh trường Tiểu học Kim An cần nâng cao chấtlượng học tập lịch sử địa phương hơn nữa Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một

số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 ”

3 Phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện đề tài:

Trang 3

- Thời gian:Tôi thực hiện đề tài này từ tháng 9- 2013 đến tháng 5- 2014.

Đối tượng: Học sinh khối 45 trường Tiểu học Kim An xã Kim An Thanh Oai- Hà Nội

Nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 ”

III- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:

- Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tìm hiểu và khảo sát thực tế 82 emhọc sinh khối 4-5 trường Tiểu học Kim An Tôi nhận thấy: Học sinh trường tôihầu hết bố mẹ làm nghề nông, chiếm tới 88% Một số ít bố mẹ buôn bán và đilàm ăn xa, chiếm 12% Nên việc giúp đỡ, nhắc nhở kèm cặp cho các em tronghọc tập là rất hạn chế Nhất là việc tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa ở địaphương chưa được gia đình và các em quan tâm tìm hiểu

- Hơn nữa với đặc điểm tâm lí lứa tuổi Tiểu học, các em còn nhỏ, nóitrước quên sau, suy nghĩ còn non nớt, hay bắt trước và rất hiếu động Cha mẹhọc sinh rất hạn chế cho con em đến thăm các công trình công cộng, đình, chùa

- Trong những tiết học chuyên đề Lịch sử địa phương, tôi thấy 100% các

em tập trung, hứng thú, ham thích học tập Các em thấy bất ngờ, ngạc nhiên khichính quê hương các em đã có những công trình, những di tích lịch sử từ lâuđời Thông qua các hình ảnh, thông tin các em rất hứng thú, nên dạy Lịch sử địaphương được ứng dụng công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thíchhợp và cần thiết chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục nói chung vàLịch sử địa phương nói riêng cho học sinh

Trang 4

Từ cơ sở khoa học và thực tế trên tôi thấy rằng, để nâng cao chất lượnggiáo dục Lịch sử địa phương trong nhà trường cần phải tiến hành nhiều biệnpháp trước mắt.Tôi đã mạnh dạn tiến hành một số biện pháp cụ thể với học sinhtrường tiểu học Kim An như sau:

2 Những biện pháp chính:

Biện pháp 1: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và tư liệu

- Hiện tại, nhà trường cần đầu tư một số máy tính, một máy chiếu để phục

vụ dạy và học đạt hiệu quả cao hơn Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, sưutầm các hình ảnh để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương trongnhà trường

- Những hình ảnh, tư liệu minh họa thực tế sinh động chính là đồ dùngdạy học vô cùng quý giá Giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.Giáo viên cần ghi chép các kiến thức, số liệu cụ thể làm minh chứng đối với các

di tích, công trình ở địa phương để cung cấp cho học sinh trong tiết Lịch sử địaphương

Ví dụ:

+ Chùa Tràng Cát là công trình kiến trúc tôn giáo thờ phật theo phái Đạithừa, được xây dựng vào thế kỷ XVII, căn cứ vào tấm bia hậu đặt sau chùa cóniên Đại Cảnh Trị thứ 6 (1668) Trong các thế kỷ XVIII,XIX chùa có được tusửa nhiều lần và dấu tích còn lại có ghi ở quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ

… (1793), trên cột cái hàng thứ hai từ trong ra ở Hậu cung có ghi nguyên niênđại sửa là năm Quý Dậu triều vua Gia Long 13 (1814)

+Đình tràng Cát hiện nay có kiến trúc kiểu chữ đinh gồm một tòa Đại bái,một tòa hậu cung Căn cứ niên biểu ghi trên thượng hương ngôi đình thì đìnhlàng được xây dựng từ năm Quý Mão, niên hiệu Cảnh Trị nguyên niên ( 1663).Đình đã được tu sửa nhiều lần vào các năm 1761, 1842, 1901, 1927, năm 1988-

1989 các phụ lão làng Tràng Cát lại xây dựng tường bao quanh, công trình cổngđình, sửa lại mái lợp Toàn bộ tòa Đại bái có chiều dài 21m, rộng 9m, cao 6,4m.Tòa Hậu cung dài 12m, rộng 6,1m, chiều cao 4,35m Bốn cột chính của hai bộ vìgiữa cao 4,6m Chu vi thân cột là 1,35m

Trang 5

Đình Tràng Cát xã Kim An

Cổng đình Tràng Cát xã Kim An

- Nhà trường đầu tư máy chiếu Projector, máy ảnh kỹ thuật số, máy tínhxách tay, đây là điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để giảng dạy Lịch sử địaphương Việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường càngđầy đủ thì việc dạy Lịch sử Địa phương cho học sinh càng thuận lợi

Trang 6

- Giáo viên tích cực sưu tầm các tài liệu, minh chứng phục vụ các kiếnthức Lịch sử địa phương ở khối lớp mình dạy Tìm hiểu các câu chuyện, cácnhân vật lịch sử, di tích lịch sử, di tích nghệ thuật, văn hóa… Tự học hỏi, tìmtòi, khám phá những thông tin, nội dung cần cung cấp cho học sinh về Lịch sửđịa phương.

Ví dụ tìm hiểu về chùa Tràng Cát: Trong lòng tòa Bái đường có hai

bức cốn có chạm khắc và 5 bức đại tự, có bức kèm theo y môn Bức cốn phíatrên giữa cột cái và cột quân ở phía ngoài miêu tả cảnh rùa vàng bơi trên hồ sen,trên lưng đội một lá sen, hai bông sen khác nở mãn khai đỡ lấy đuôi một connghê và bên vó chân con long mã Cốn phía trong có rồng, cá chép, long mã vàrùa Đặc biệt chùa Tràng Cát còn có những bài thơ khắc trên những thành tốhiện vật kiến trúc

Bài thứ nhất:

Phiên âm: Quán phổ dương dương thịnh

Thuyền môn sở thánh hiềnKhánh khiết đa thiểu niênDương chỉ nguyệt truyền duyên

Dịch thơ: Chùa cổ đông đúc từ xưa

Đây đôi đứng đầu của phậtCửa ít nhưng lòng thành thậtThì phúc hưởng mãi về sau

Bài thứ hai:

Phiên âm: Phương phiêu chí khí

Nhiễu đài thượng lúcHữu giao văn biênChung phương ác uyểnHào quang lai ứngHiệu mê tâm khổ

Độ phái từ thuyềnDịch thơ: Khói hương tỏa xa

Trang 7

Thơm tho quanh chùaGiữa mùa kinh kệCảnh chùa lưu giữChứng khám Phật vềNgười qua bến mê

Độ thuyền bát nhã

Bài thứ ba: Bài minh văn trên quả chuông

Hưng khánh ngọn chùaBản xã Tràng CátDựng lên nguy ngaTiếng Ngân vọng xaVang như tiếng sấmThời gian đổi mùa

Ba tòa vẫn vữngChúng dân đến nhà

Tự nhiên nghiêm cẩn

Lẽ đời bể dâuKhi ẩn khi hiệnViệc đời phi thườngĐất này Tràng CátMuôn thủa vững bền

* Như vậy việc đầu tư cơ sở vât chất của nhà trường và của giáo viêncàng đầy đủ thì việc giảng dạy Lịch sử địa phương cho học sinh càng có hiệuquả cao hơn

Biện pháp 2: Dạy Lịch sử địa phương gắn với thực tế ở địa phương.

- Ngoài những tiết giảng lý thuyết trong môn Lịch sử, chương trình học Sử có các tiết dành cho địa phương Thực tế tại các di tích lịch sử hoặc gặp gỡ các nhânchứng lịch sử của địa phương tạo thêm niềm đam mê về môn học Lịch sử trong mỗihọc sinh

Trang 8

- Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi Tiểu học, suy nghĩ của các em cònbồng bột, kinh nghiệm sống của các em còn ít Học sinh Tiểu học tư duy cụ thểchiếm vai trò quan trọng, có tính bắt chước, nên cung cấp cho các em nhữngchuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách conngười, là người chủ của xã hội tương lai Mặt khác, nó giúp các em hình thành

cơ sở ban đầu, như một "sức đề kháng "chống lại sự xâm nhập của những cáixấu từ bên ngoài và gột rửa những cái xấu đã bị tiêm nhiễm, những cái đã đingược với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định

Để việc học Lịch sử địa phương của các em đạt hiệu quả cao, trở thànhbài học bình thường như các bài học khác hằng ngày của các em thì đòi hỏingười giáo viên phải tổ chức tốt tiết ngoài giờ lên lớp, Hoạt động tập thể Vì quatiết học đó giúp các em hình thành được thao tác, hành động phù hợp với kiếnthức rút ra từ tiết học trước Chính vì vậy tôi đã tuân theo phương hướng và mụcđích sau trong các tiết dạy thực tế về Lịch sử địa phương:

- Tiết học thực tế phải nhằm mục đích, yêu cầu phù hợp với nội dung bàihọc đó

- Học sinh phải nắm vững kiến thức Lịch sử địa phương

- Học sinh phải được mắt thấy, tai nghe về các số liệu, hình ảnh, chi tiếtlịch sử ở địa phương

- Khi dạy Lịch sử địa phương giáo viên cần nêu rõ vị trí, đặc điểm, nhữngyêu cầu cần đạt trong trong từng nội dung kiến thức bài Lịch sử địa phương

- Học sinh được đi thực tế dưới sự chỉ đạo của giáo viên và quy định của

di tích đó

Ví dụ: Khi dẫn các em học sinh thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ cần giáo dục

cho các em lòng biết ơn, tính trang nghiêm, ý thức trách nhiệm của các em khi đếnnơi đây Các em được tận mắt quan sát, chứng kiến sự trang nghiêm đó Từ đó khơidậy lòng biết ơn, niềm tự hào đối với những người con của quê hương

Trang 9

Học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ xã kim An

Học sinh lớp 5A chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã Kim An

Trang 10

- Ngoài ra giáo viên còn chủ động đề nghị với Ban giám hiệu cho học sinh khối lớp 5 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử ở địa phương Hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em mình đi tham quan những nơi đó trong những ngày nghỉ hay những thời gian thích hợp trong ngày.

Biện pháp 3: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lịch sử địa phương

-Trong môn Lịch sử kênh hình vô cùng quan trọng đối với học sinh Tôicũng tập trung nghiên cứu và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạyLịch sử địa phương Dạy học bằng bài giảng điện tử, trực tiếp đưa vào bài giảngnhững hình ảnh, tư liệu minh họa thực tế sinh động

- Nhà trường có máy chiếu Projector, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xáchtay, hệ thống máy vi tính được nối mạng Internet Đây là điều kiện cơ sở vậtchất tốt nhất để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Nhà trường đã quan tâm tới bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáoviên Tập chung vào thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ởcác môn học Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong giảng dạy Mở chuyên

đề : “Ứng dụng công nghệ thông tin” cho giáo viên toàn trường Giáo viên tíchcực học tin học ứng dụng vào giảng dạy Ban giám hiệu đó không ngừng thúcđẩy các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học tới toàn thể cán bộ, giáoviên và nhân viên trong trường Ngay từ đầu năm học hàng năm đồng chí hiệutrưởng, hiệu phó chuyên môn đó chủ động triển khai chuyên đề đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học Ban giám hiệu trực tiếp giảng dạy chotoàn thể giáo viên xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềmPowerPoint tại phũng máy của nhà trường Chúng tôi hướng dẫn đến đâu, giáoviên thực hành ngay trên máy đến đó Chỉ trong một tuần chúng tôi cho giáoviên lần lượt đăng ký tiết dạy cho cả trường dự giờ, góp ý Kết quả 100% giáoviên trong độ tuổi đó tự thiết kế được bài giảng điện tử Những đồng chí nào đóbiết cơ bản thì ban giám hiệu sẵn sàng giúp đỡ dạy nâng cao hơn Sự gương

Trang 11

mẫu, nhiệt tình của ban giám hiệu đã khích lệ giáo viên tự học, nâng cao trình

độ nhằm đổi mới phương pháp dạy học

- Bên cạnh đó chuyên môn thực hiện tốt 100% các chuyên đề của Phònggiáo dục triển khai 100% giáo viên được dự giờ, đóng góp ý kiến xây dựngchuyên đề ở Lịch sử địa phương

- Tôi rất coi trọng việc tự học Trong sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụhàng tuần, hàng tháng tôi đã ghi chép phần tự học: Trên sách, báo, truyền hình,học kinh nghiệm của đồng nghiệp Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin trong giảng dạy Tôi đã tích cực soạn bài bằng giáo án điện tử,thiết kế được bài giảng điện tử thực hiện dạy trong các đợt thao giảng, thi giáoviên giỏi

Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môitrường giáo dục bổ ích và lý thú Học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện

để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyệncủa bản thân Các em hứng thú, say mê hợc tập hơn

- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới cácphương pháp và hình thức dạy học Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minhcủa con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao trên những lĩnhvực khác nhau Những thông tin, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênhhình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu vàbằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về những kiến thức mới.Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quátrình đổi mới phương pháp dạy học Có thể khẳng định rằng, môi trường côngnghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự pháttriển trí tuệ của học sinh trong việc dạy Lịch sử địa phương

* Từ những suy nghĩ trên tôi cố gắng biến các tiết Lịch sử địa phươngthành một hoạt động sinh động của trò, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tuỳtheo nôi dung từng bài mà học sinh được quan sát, theo dõi, nắm bắt thông tinđầy đủ Trước hoặc sau khi đưa ra nội dung , kiến thức Lịch sử nào tôi thường

Trang 12

cho các em quan sát hình ảnh hoặc xem các đoạn video trên màn hình do tôi

xây dựng được ở từng bài:

Ví dụ: Cổ xưa ngôi nhà Đại bái có bốn mái lợp ngói lợp vẩy rồng với

những đầu đao uốn cong qua các lần tu sửa Hiện nay đình Tràng Cát có hai máivới hai đầu hồi bít đốc Các đầu dư, đầu bẩy, các đầu hồi đỡ con rường đều đượcchạm trổ chi tiết các đề tài tứ linh hết sức sinh động hấp dẫn Đình còn nhiềuhiện vật có giá trị, sắc phong, ngọc phả, nhiều đồ tế tự quý hiếm

Mái đình Tràng Cát

Bộ tế lễ trong đình Tràng Cát

Trang 13

-Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài: việcthầy và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằmphục vụ cho việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huyđược tính tích cực của mình thông qua phân môn lịch sử.

Trước kia chúng ta thường quan niệm học Lịch sử là phải học thuộc, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thày đọc, trò chép, học thuộc loàng theo thầy, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu Nhưng học tập Lịch sử theo quan niệm hiệnnay không phải là theo cách trên mà là: học sinh thông qua làm việc với sử liệu

mà tái hiện ra hình ảnh lịch sử, tự xậy dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử đãdiễn ra Cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thày trò ) mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn Lịch sử và nhất là Lịch sử địa phương

Biện pháp 4: Tuyên truyền các phương pháp giáo dục cho học sinh tự học

- Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch sử lớp5 thìviệc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới

dự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực,

tự vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển

- Hướng dẫn học sinh cách tự học bộ môn lịch sử theo từng loại bài Lịch

sử địa phương:

Với dạng bài nói về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó Kết hợp với đọc tài liệu trước ở nhà để nắm được nội dung của bài đó về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp Trước khi nhắcđến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được nhữngnét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động.Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó.Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thểhiện phẩm chất cao quí của nhân vật, học sinh có thể tự đóng vai để diễn lại

Ngày đăng: 05/03/2015, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w