1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-PGD TRẦN HƯNG ĐẠO

54 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 582 KB

Nội dung

So sánh với ngân hàng Á Châu – PGD Văn Thánh một số điểm nổi bật về hoạt động tín dụng cá nhân...37 Chương 3: Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

-BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-PGD TRẦN HƯNG ĐẠO

GVHD: Th.s NGUYỄN ANH PHONG SVTH : NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

Lớp K7.404.AMSSV: K07.404.0643

TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2011

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm…

Trang 3

Tp Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm

Trang 4

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và tín dụng cá nhân 3

1.1 Các khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm tín dụng 3

1.1.2 Chức năng tín dụng 3

1.1.3 Tín dụng ngân hàng 4

1.2 Một số vấn đề về tín dụng cá nhân 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Đặc điểm 5

1.2.3 Phân loại 6

1.2.4 Rủi ro 6

1.2.5 Lợi ích của tín dụng cá nhân 7

1.3 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng 8

1.3.1 Các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động tín dụng 8

1.3.2 Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng 8

Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo 12

2.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Á Châu 12

2.1.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu 12

2.1.2 Giới thiệu chung về PGD Trần Hưng Đạo 13

2.2 Giới thiệu chung về hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ 14

2.2.1 Các sản phẩm cho vay cá nhân chủ yếu tại ACB-THĐ 15

2.2.2 Thời hạn cho vay 15

2.2.3 Phương thức cho vay 15

2.2.4 Lãi suất cho vay 15

Trang 5

2.3 Phân tích hoạt tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD THĐ 16

2.3.1 Quy trình cho vay 16

2.3.2 Tình hình huy động vốn 16

2.3.3 Tình hình tín dụng (cho vay) 19

2.3.4 Vị trí của tín dụng cá nhân trong tín dụng chung tại ACB-THĐ (so sánh với tín dụng doanh nghiệp) 21

2.3.5 Lợi nhuận tại ACB-THĐ 23

2.3.6 Kết quả hoạt động cho vay cá nhân theo phân loại 25

2.3.7 Phân tích kết quả hoạt động tín dụng theo phân nhóm 31

2.3.8 Chất lượng hoạt động tín dụng 33

2.3.9 So sánh với ngân hàng Á Châu – PGD Văn Thánh một số điểm nổi bật về hoạt động tín dụng cá nhân 37

Chương 3: Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo và giải pháp cho những vấn đề hạn chế 39

3.1 Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động cho vay cá nhân 39

3.2 Giải pháp cho những vấn đề hạn chế 41

3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay 41

3.2.2 Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng 42

3.2.3 Kiểm tra giám sát khoản vay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ 42

3.2.4 Phối hợp chặt chẽ với chi nhánh trực thuộc (Châu Văn Liêm) 43

3.2.5 Điều chỉnh khoản vay theo thời hạn vay 43

3.3 Phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân 44

3.3.1 Hoàn thiện sản phẩm thẻ 44

3.3.2 Phát triển mạng lưới ATM 45

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 7

Bảng Trang

Bảng 2.1: Quá trình huy động vốn tại ACB-PGD Trần Hưng Đạo 17

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của ACB-THĐ năm 2010 19

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng cá nhân và tổ chức 2010 22

Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế ACB-THĐ năm 2010 23

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân tại ACB-THĐ 25

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay cá nhân có TSĐB và không có TSĐB 27

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay tại ACB-THĐ 29

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo từng loại sản phẩm 30

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay cá nhân theo phân nhóm 31

Bảng 2.10: Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ 32

Bảng 2.11: Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng vốn huy động 33

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp 33

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp 35

Bảng 2.14 : Dự phòng rủi ro tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ 36

Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu dư nợ tín dụng tại ACB – PGD Văn Thánh 37

Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010 17

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của ACB-THĐ năm 2010 20

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức 2010 22

Biểu đồ 2.4: Tình hình lợi nhuận trước thuế ACB-THĐ năm 2010 24

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB-THĐ 2010 25

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân có TSĐB và không TSĐB 28

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay 29

Trang 8

MỞ ĐẦU

i Lý do chọn đề tài

Sau ba năm gia nhập WTO (2007), nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tếtoàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn vàđồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại.Cùng với đó là sự phát triển và mở rộng không ngừng mạng lưới các NHTM, sự cạnh tranhngày càng gay gắt hơn trên thị trường tài chính khi các ngân hàng nước ngoài được phépkinh doanh các hoạt động như các ngân hàng trong nước Nhận thấy được nhu cầu vay tiêudùng cá nhân trong nước ngày càng cao nên rất nhiều ngân hàng đã chú trọng phát triểnmạnh mảng cho vay cá nhân Trong đó ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những ngân

hàng tiêu biểu trong phát triển tín dụng cá nhân Do đó em chọn đề tài “Phân tích hoạt động

tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu”

ii Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu nhằm tìm ra giải pháp nâng

cao hiệu quả, phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân.

iii Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian thành lập mới gần hai năm nên chỉ tiến hành phân tích hoạt động tín dụng

cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo qua bốn quý 2010

iv Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng

Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo

Chương 3: Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo và giải pháp cho những vấn đề hạn chế

Kết luận

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credio (tin tưởng, tín nhiệm) được hiểu

là việc vay mượn

Tín dụng là quan hệ vay mượn mà theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Nhờ có chức năng này mà phần lớn nguồn vốn trong xã hội từ chỗ là tiền nhàn rỗiđược huy động và sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm hiệu quả sửdụng vốn tăng

- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: hoạt động tín dụng tạo tiền đề chocác phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời như séc, kì phiếu, thươngphiếu…hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong xã hội, gia tăng số nhân tiền tệ, giảm

Trang 11

bớt chi phí như in, đúc tiền, vận chuyển…Đồng thời giảm thiểu rủi ro khi giao dịchbằng tiền mặt.

- Kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế: trong quá trình tập trung và phân phốilại vốn, các chủ thể trong quan hệ tín dụng kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi íchcủa mình và tác động tích cực đến quá trình lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế xãhội như tín dụng tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũinhọn, tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài, đồng thời góp phầntác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp

1.1.3.2 Phân loại

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

- Cho vay sản xuất kinh doanh: tiền vay được sử dụng để phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, không cho mục đích tiêu dùng

- Cho vay tiêu dùng: như mua nhà, sửa nhà, mua xe, chi tiêu sinh hoạt gia đình

 Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng

Là khoảng thời gian từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợgốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng với ngânhàng Gồm có:

- Cho vay ngắn hạn: thời gian vay ≤ 12 tháng

- Cho vay trung hạn: 12 tháng < thời gian vay ≤ 60 tháng

Trang 12

- Cho vay dài hạn: 60 tháng < thời gian vay.

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng

- Tín dụng có đảm bảo: cho vay dựa trên tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc có

sự bảo lãnh của bên thứ ba

- Tín dụng không có đảm bảo (tín chấp): cho vay không cần tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Khoản vay chủ yếu dựa vào uy tín, tìnhhình tài chính khách hàng

 Căn cứ vào đối tượng trả nợ

- Cho vay trực tiếp: người đi vay và người trả nợ là một chủ thể

- Cho vay gián tiếp: người đi vay là một chủ thể còn người trả nợ là một chủ thểkhác

 Căn cứ vào kế hoạch trả nợ

- Hoàn trả nợ gốc một lần khi đáo hạn: khách hàng trả lãi vốn vay trong thờihạn cho vay và nợ gốc sẽ được hoàn trả vào cuối thời hạn vay cùng với số tiềnlãi vốn vay cuối kỳ

- Hoàn trả nợ gốc theo định kỳ: hàng kỳ khách hàng trả lãi và vốn gốc đượcchia ra theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng

1.2 Một số vấn đề về tín dụng cá nhân

1.2.1 Khái niệm

Tín dụng cá nhân là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với đối tượng khách hàng là cánhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vốn với nhiều mục đích khác nhau như sản xuất kinhdoanh, tiêu dùng….Đây là loại hình tín dụng phổ biến nhất hiện nay

1.2.2 Đặc điểm

- Khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình

- Giá trị khoản vay nhỏ, số lượng nhiều nên chi phí tổ chức cho vay cao Do đó, lãisuất cho vay cá nhân thường cao hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp

- Khó xác định khả năng tài chính thực của khách hàng

- Tư cách, phẩm chất của khách hàng được đánh giá dựa trên cảm quan

Trang 13

- Nguồn trả nợ thường chủ yếu từ tiền lương của khách hàng nên nguồn trả nợ thườngmang tính ổn định.

1.2.3 Phân loại

1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay

- Cho vay tiêu dùng: Cho vay đối với các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sửdụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả Nguồn trả nợ từ thu nhậphàng tháng của khách hàng, số tiền cho vay không lớn và thời hạn cho vay thấp

- Cho vay sản xuất kinh doanh: khách hàng là các hộ gia đình có đăng kí kinh doanhhoặc cá nhân kinh doanh, cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa,nguyên liệu…phục vụ quá trình kinh doanh Nguồn trả nợ lấy từ doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ

- Cho vay bất động sản: cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặcsửa chữa nhà ở của khách hàng Tài sản đảm bảo chủ yếu là chính căn nhà mà kháchhàng muốn mua hoặc sửa chữa

1.2.3.2 Phương thức hoàn trả

- Cho vay trả góp: người đi vay sẽ trả nợ ( gồm gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần,theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay Thường áp dụng cho các khoản vaylớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hếtmột lần

- Cho vay phi trả góp: khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn.Phương thức cho vay này thường áp dụng cho các khoản vay nhỏ với thời hạn khôngdài

- Cho vay tín dụng tuần hoàn: là khoản vay mà ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng mộthạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, khách hàng cóquyền vay và trả nhiều lần mà không vượt quá hạn mức tín dụng của mình Loại chovay này thuận tiện cho khách hàng sử dụng nguồn vốn linh hoạt

1.2.4 Rủi ro

Trang 14

Rủi ro tín dụng cá nhân là khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năngthanh toán hoặc khi được ngân hàng gia hạn nhưng vẫn không thể trả nợ cho ngân hàng.Nếu vay không có tài sản đảm bảo:

- Ngân hàng khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn đối với khoản cho vay tiêu dùng cánhân

- Nếu nguồn trả nợ chủ yếu từ lương thì khi khách hàng nghỉ việc hay mất việc sẽ ảnhhưởng đến khả năng trả nợ khách hàng

- Nếu nguồn thu nhập khách hàng không ổn định mang tính chất thời vụ hay phụ thuộccác yếu tố khác thì cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng

Nếu vay có tài sản đảm bảo:

- Khi khách hàng không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp

và mức độ rủi ro các khoản vay phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện thủ tục và phátmãi tài sản đảm bảo nợ vay trong tương lai

1.2.5 Lợi ích của tín dụng cá nhân

1.2.5.1 Đối với người đi vay

- Khách hàng sẽ có một món tiền lớn ngay lúc cần thiết để chi tiêu và hoàn trả dần từthu nhập trong tương lai Giải quyết được nhu cầu cấp bách của khách hàng với mứclãi suất hợp lí hơn so với khách hàng đi vay bên ngoài

- Trường hợp xấu nhất khi khách hàng không được nợ thì sẽ bị phát mãi tài sản (đốivới vay có tài sản đảm bảo) Tuy nhiên, nếu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm đầy

đủ theo khuyến nghị của ngân hàng thì rủi ro sẽ được hạn chế tối đa

1.2.5.2 Đối với ngân hàng

- Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng cá nhân đã mang lại một khoản lợinhuận không nhỏ cho ngân hàng

- Giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng số lượng khách hàng, gia tăngdoanh thu và dư nợ cho vay, phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng

- Thời hạn vay tương đối thấp so với tín dụng doanh nghiệp nên tạo khả năng xoayvòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

1.2.5.3 Đối với nền kinh tế

Trang 15

- Hạn chế được hiện tượng cho vay nóng với lãi suất rất cao, khách hàng vay nhưngkhó có khả năng hoàn trả được khoản nợ gốc.

- Giúp nền kinh tế phát triển khi gia tăng chi tiêu gia đình, cải thiện đời sống ngườidân

1.3 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng

1.3.1 Các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động tín dụng

1.3.1.1 Dư nợ cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền cho vay tại một thời điểm, nó phụ thuộc vào dư nợ

kì trước chuyển sang và là món nợ mà ngân hàng cần thu về

1.3.1.2 Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng dư nợ,hay dư nợ cho vay cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ

Dư nợ cho vay cá nhân

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn =

Tổng dư nợ cho vay

1.3.1.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động được sử dụng vào việc cho vay cá nhân,đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay của ngân hàng Tỷ lệ này càngcao cho thấy ngân hàng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay càng hiệu quả Tuy nhiên,

tỷ lệ này quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và thu hồi nợ của ngân hàng nếukhách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ

Dư nợ cho vay cá nhân

Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên vốn huy động =

Trang 16

hàng sẽ chuyển từ nhóm “dư nợ” sang nhóm “nợ quá hạn” Đây là chỉ tiêu phản ánh chấtlượng tín dụng ngân hàng.

 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ này thường dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường Nếu tỷ

lệ này tăng càng cao thì phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng càng kém

Phân loại theo nhóm nợ:

- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, gồm các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủkhả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trongtương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán

- Nhóm 2: nợ cần chú ý, gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ

- Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và

nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

- Nhóm 4: nợ nghi ngờ, gồm các khoản nợ từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

- Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm các khoản nợ trên 360 ngày, nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ chính phủ xử lý

Lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, tổ chứctín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm

nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của kháchhàng suy giảm

 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Trang 17

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, phản ánh tỷ lệ cáckhoản vay có khả năng bị tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi Tỷ lệ này càng thấpcàng tốt, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng càng cao và ngược lại.

Lưu ý rằng dự phòng rủi ro chỉ được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hoặc chết, mất tích Dự phòng cũng được xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5 Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo

nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ bù đắp thì mới sử dụng dựphòng chung

Dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro =

Tổng dư nợMức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005QĐ-NHNN và quyết định 18/2007QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung cụ thể như sau:

- Dự phòng chung = (Tổng dư nợ nhóm 14) x 0,75%

- Dự phòng cụ thể = Max(A-C, 0) x r

Trong đó:

r: tỉ lệ trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ

A: giá trị còn lại khoản vay

C: giá trị quy đổi của tài sản đảm bảo

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ:

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – PGD TRẦN HƯNG ĐẠO

2.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP doNHNN cấp 24/4/1993, giấy phép số 533/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấpngày 13/5/1993 Đến ngày 4/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát hơn

17 năm hoạt động Đó là tiền đề để ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệthống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ

 Giai đoạn 1993-1995

ACB hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc “quản lý sự phát triển của doanhnghiệp an toàn, hiệu quả” Giai đoạn này, xuất phát từ lợi thế cạnh tranh, ACB hướng vềkhách hàng cá nhân và doanh nghiệp khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấptín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụchuyển tiền Western Union, thẻ tín dụng…)

 Giai đoạn 1996-2000

ACB là NHTMCP đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master card và Visa Năm

1997 ACB tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo kéo dài hainăm Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng.Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc theo kiểu kinh doanh và hỗ trợ Việc tái cấu trúc đảmbảo kinh doanh thông suốt toàn hệ thống, sản phẩm được quản lý theo định hướng kháchhàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng

 Giai đoạn 2001-2005

Cuối 2001 ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi TCBS (thecomplete banking solution) cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với

Trang 20

nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung Năm 2003, xây dựng hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

 Giai đoạn 2006-2009

ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006 Năm

2007 đẩy mạnh mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thànhlập công ty cho thuê tài chính và hợp tác với nhiều đối tác khác Năm 2008 thành lập mới

75 chi nhánh và phòng giao dịch, đồng thời được trao tặng danh hiệu “ngân hàng tốt nhấtViệt Nam 2008” do tạp chí Euromoney trao tặng

Riêng năm 2009 ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực,tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình hệ thống theo hình thức bán hàng.Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với cá nhân

và doanh nghiệp cũng được hoàn thành và áp dụng chính thức Cũng trong năm này, ACBnhận cùng lúc 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí ngânhàng danh tiếng quốc tế bình chọn là “The Asset, The Banker, Global Finance, Asiamoney,Euromoney, Finance Asia”

 Giai đoạn từ 2010 đến nay:

Năm 2010, ACB cùng lúc nhận được 9 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” docác tạp chí quốc tế bình chọn

Hiện nay, tính đến tháng 12/2010, ACB có vốn điều lệ là 7.814.137.550.000 VNĐ Tổng số

cán bộ công nhân viên toàn hệ thống là 6.669 người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại

học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạoriêng của ACB Cơ cấu tổ chức gồm sáu khối : Khách hàng cá nhân, khách hàng doanhnghiệp, ngân quỹ, phát triển kinh doanh, vận hành, quản trị nguồn lực Bốn ban: Kiểm toánnội bộ, chiến lược, đảm bảo chất lượng, chính sách và quản lý tín dụng Hai phòng : Tàichính, thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)

2.1.2 Giới thiệu chung về PGD Trần Hưng Đạo

2.1.2.1 Giới thiệu chung

Trang 21

Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo, trực thuộc chi nhánh Châu VănLiêm, tọa lạc tại 811 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Đơn vịhoạt động có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và chi tiết, định kỳ và đột xuất các hoạt độngcủa mình theo yêu cầu về chi nhánh trực thuộc.

PGD Trần Hưng Đạo luôn chủ động bám sát, tìm hiểu nhu cầu vốn của khách hàng.Tích cực tổ chức các hoạt động tiếp thị nhằm thu hút khách hàng và ngày càng hoàn thiệnchất lượng dịch vụ

Sơ đồ tổ chức tại PGD Trần Hưng Đạo:

- Thực hiện dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

2.2 Giới thiệu chung về hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ

KSV giao dịch

CSR tiền vay Kim Anh

CSR tiền gửi Hải Âu

CA_Bá Tùng

PFC1_Hồng Lam PFC2_Mari Ana

Giám đốc Kiêm kiểm soát (KSV) viên tín dụng Kiêm trưởng phòng kinh doanh

Trang 22

2.2.1 Các sản phẩm cho vay cá nhân chủ yếu tại ACB-THĐ

- Vay trả góp mua nền nhà

- Vay trả góp, sửa chữa nhà

- Vay mua căn hộ chung cư bất động sản thế chấp bằng căn hộ mua

- Vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng

- Vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ

2.2.2 Thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: đối với các hình thức cho vay theo phương thức trả lãi hàngtháng, gốc trả khi đến hạn

- Cho vay trung và dài hạn: đối với hình thức cho vay theo phương thức vốn và lãi trảđều hàng tháng hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên

2.2.3 Phương thức cho vay

Dựa trên nhu cầu khách hàng và quá trình thẩm định của ngân hàng, hai bên thỏa thuận vềviệc lựa chọn các phương thức cho vay sau:

- Cho vay từng lần: áp dụng có nhu cầu vay vốn từng lần

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thườngxuyên, kinh doanh ổn định

- Cho vay trả góp: áp dụng khi khách hàng muốn hoàn trả gốc và lãi thành nhiều kỳtrong thời hạn vay

2.2.4 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay linh hoạt tùy từng giai đoạn và từng thời kỳ, phù hợp với biểu lãi suất quyđịnh của ngân hàng nhà nước Mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơbản

2.2.5 Mức cho vay

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Nhu cầu vay vốn khách hàng

- Giá trị tài sản đảm bảo

- Khả năng hoàn trả nợ vay

- Nguồn vốn, chiến lược ngân hàng từng thời kỳ

Trang 23

2.3 Phân tích hoạt tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo

2.3.1 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay tại ACB-THĐ gồm 15 bước như sau:

- Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

- Kiểm tra, theo dõi khoản vay Thu nợ gốc và lãi vay

- Tái định giá các dự án trung và dài hạn

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu có)

- Chuyển nợ quá hạn

- Khởi kiện thu hồi nợ xấu

- Miễn, giảm lãi khi có đơn yêu cầu từ phía khách hàng

- Kết thúc hợp đồng tín dụng

2.3.2 Tình hình huy động vốn

Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết địnhquy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động của ngân hàng, đồng thời nó quyết định đếnnăng lực cạnh tranh, khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường

Do đó, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tới 70% đến 80% trong tổng nguồn vốnngân hàng, được huy động từ nhiều nguồn, vốn huy động tại ACB-PGD Trần Hưng Đạo thể

hiện bảng 2.1:

Trang 24

Bảng 2.1: Quá trình huy động vốn tại ACB-PGD Trần Hưng Đạo

146.40036.600

156.00044.000

204.45030.550

2 Theo thời hạn

- Không thời hạn

- Có thời hạn

780155.220

1.135181.865

1080198.920

1.575233.426

3 Theo loại tiền

- VNĐ

- Ngoại tệ(USD, EUR)

- Vàng

152.8802.340780

176.5953.1113.294

192.0003.9004.100

231.4752.820705

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010)

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010

Nhìn về tổng quan trong bốn quý năm 2010, tổng vốn huy động đều tăng qua cácquý Quý 2 tăng 17,31% so với quý 1, quý 3 tăng 9,30% so với quý 2 và quý 4 tăng 17,50%

so với quý 3 Đặc biệt, quý 4 tăng 50,64% so với quý 1 và chiếm tỷ lệ tăng trưởng cao nhấttrong bốn quý năm 2010 Tính đến quý 4/2010, tổng vốn huy động là 235.000 triệu đồngchiếm 18,5% so với tổng vốn huy động của chi nhánh trực thuộc là Châu Văn Liêm (ACB –Châu Văn Liêm có 6 PGD trực thuộc, với tổng vốn huy động là 1270.000 triệu đồng)

Trang 25

Nguyên nhân là do ACB-THĐ áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi: tháng khuyến mãidịch vụ tài chính cá nhân, mùa lễ hội ACB…, lãi suất hấp dẫn thu hút nguồn vốn nhàn rỗivào trong ngân hàng Mặt khác nếu muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng (phần mang lại lợinhuận chính cho ngân hàng) thì cần có vốn huy động nhiều hơn để tài trợ.

Xét theo thành phần kinh tế, vốn huy động của ACB-THĐ chủ yếu là vốn từ dân cư,vốn từ tổ chức chiếm tỷ lệ thấp, không quá 25% Riêng quý 1và 4, vốn huy động từ tổ chứcchỉ chiếm lần lượt 1%, 14% trong tổng vốn huy động do phần lớn các doanh nghiệp đều cầnvốn để sản xuất kinh doanh, nhập hàng chuẩn bị phục vụ tết nguyên đán, trả lương, thưởngtết cho công nhân….Đến quý 2, 3 lại tăng lên trở lại lần lượt 20%, 22%

Xét theo thời hạn huy động, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn do lãi suất cao hơn, kèmtheo khuyến mãi và đa số các tổ chức hay cá nhân đều có kế hoạch kinh doanh riêng, chỉmột số ít là chưa có kế hoạch nên gửi nhằm mục đích thanh toán là chính, có thể rút vốn bất

cứ lúc nào

Xét theo loại tiền, chủ yếu là VNĐ, ngoại tệ và vàng chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể.Trong quý 2, 3 lượng vàng gửi vào trong ngân hàng tăng thêm lên đáng kể lần lượt 322%,426% so với quý 1 Quý 1 lượng vàng gửi vào thấp là do 30/12/2009, chính phủ ra thông tư01/2010/TT-NHNN về việcdừng hoạt động sàn vàng từ 30/3/2010 đồng thời chấm dứt luônhoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài khiến cho lãi suất huy động vàng ởcác ngân hàng đầu năm 2010 giảm mạnh Quý 2, 3 lượng vàng gửi vào tăng lên đáng kể sovới quý 1 là do ngân hàng dự đoán giá vàng sẽ tăng mạnh trong hai quý này nên tăng lãisuất huy động vàng, thêm vào đó ngân hàng còn được phép quy đổi 30% lượng vàng huyđộng ra VNĐ, đây là nguồn vốn rẻ để ACB-THĐ tận dụng cho vay Đến quý 4, do tình hìnhbiến động thất thường giá vàng (có lúc tăng 2-3 triệu/ngày, lập mốc kỷ lục) NHNN đã banhành thông tư 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 nhằm siết chặt hoạt động huy động vàcho vay vốn bằng vàng, ngân hàng chỉ được huy động vốn bằng vàng thông qua việc pháthành giấy tờ có giá, đồng thời cũng không được phép chuyển đổi vốn huy động vàng raVNĐ nữa; tiếp đó liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng, giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1%

về 0% và tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 10% làm hạ nhiệt thị trường vàng Điều nàylàm cho việc kinh doanh vàng không còn mang lại lợi nhuận như trước nên ACB-THĐ đã

Trang 26

tiến hành giảm lãi suất huy động vàng, đó là nguyên nhân làm cho lượng vàng huy động sụtgiảm mạnh vào quý 4 tại ACB-THĐ.

2.3.3 Tình hình tín dụng (cho vay)

Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, tín dụngthường chiếm đến 1/2 đến 3/4 giá trị tổng tài sản của ngân hàng Do đó hoạt động tín dụngluôn được ngân hàng chú trọng quan tâm và kiểm soát chặt chẽ

Tại ACB-THĐ, chính sách tín dụng linh hoạt và cạnh tranh là mục tiêu phấn đấutrong thời điểm nền kinh tế mở cửa theo tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động kinh

tế sôi nổi nên nhờ đó nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp tăng lên đáng kể

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của ACB-THĐ năm 2010

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Quý1/2010 Quý2/2010 Quý3/2010 Quý4/2010

Triệuđồng

11.949 60.472

0 72.421

25.549 62.551

0 88.100

23.628 74.824

0 98.452

31.060 52.887

0 83.947

30,58% 69,42%

37% 63%

0% 100%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010)

Trang 27

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của ACB-THĐ năm 2010

Dư nợ cho vay của ACB-THĐ năm 2010 nhìn chung có nhiều biến động, đặc biệtquý 2 và quý 3 có sự gia tăng nhiều, tuy nhiên đến quý 4 lại có sự sụt giảm đáng kể Dựatrên bảng số liệu ta thấy so với quý 1 thì quý 2 tăng thêm 15.679 triệu đồng (tăng 21,65%);đến quý 3 tăng thêm 10.352 triệu đồng (tăng 11,75%); quý 4 đánh dấu bằng sự sụt giảm14.505 triệu đồng (giảm gần 14,73%) so với quý 3 Nguyên nhân làm cho dư nợ cho vaynăm 2010 của ACB-THĐ có nhiều biến động là do chịu nhiều tác động từ các yếu tố vĩ mô

và mục tiêu chung của ngân hàng cụ thể là:

Quý 1, dư nợ cho vay chỉ tăng lên khoảng 6% so với cuối năm 2009 do sau tếtNguyên Đán nhu cầu vay vốn giảm lại, thêm vào đó việc chấm dứt gói hỗ trợ lãi suất 4%cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đã hết, đẩy lãi suất cho vay tăng cao từ 14%17% năm, kiểmsoát tăng trưởng tín dụng của NHNN cũng thấp hơn năm trước (năm 2009 là 30%, năm

2010 là 25%) Đa số các doanh nghiệp xoay sang vay bằng USD với lãi suất thấp hơn nhiều,

cụ thể lãi suất cho vay USD ngắn hạn từ 5,5%  6%/năm, dài hạn từ 6% đến 8%/năm;đồng thời cuối năm 2009, NHNN đưa ra thông tư 25/2009/TT-NHNN, bổ sung thêm hai đốitượng cho vay bằng ngoại tệ gồm nhu cầu thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinhdoanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu…

Quý 2, 3 dư nợ cho vay tăng lên đáng kể do tình hình lãi suất trên thị trường bớtcăng thẳng hơn, ở quanh mức 15%, giảm từ 1%  2% so với quý 1, lãi suất cơ bản vẫn ởmức 8% nhưng không có tác dụng điều tiết mà ngân hàng cho vay với lãi suất thỏa thuận làchủ yếu Nguồn vốn khả dụng trở nên dồi dào hơn và lãi suất thị trường liên ngân hàng có

Ngày đăng: 26/11/2015, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w