dụng doanh nghiệp)
Qua phân tích ở trên, ta thấy được hoạt động tín dụng của ACB-THĐ không ngừng tăng trưởng. Đi sâu vào vấn đề ta thấy rằng tín dụng cá nhân đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng đó. Chúng ta hãy cùng phân tích tính hiệu quả của hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ ở những phần tiếp theo. Nhưng trước hết, cần có cái nhìn sơ bộ về vị trí của tín dụng cá nhân trong tín dụng chung tại ACB-THĐ. Sau đây là những bảng, biểu thống kê thể hiện tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp trong bốn quý năm 2010 của ACB-THĐ. Từ đó, ta có được sự so sánh về hai nhóm đối tượng này.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng cá nhân và tổ chức 2010
Đơn vị: triệu đồng
Đối tượng Quý 1
Quý 2 Quý 3 Quý 4
Số tiền quý2/quý1% tăng Số tiền quý3/quý2% tăng Số tiền quý4/quý3% tăng
Tổ chức 7.047 13.418 90,41% 20.389 51,95% 25.671 25,91%
Tỷ trọng 9,73% 15,23% 20,71% 30,58%
Cá nhân 65.374 74.682 14,24% 78.063 4,53% 58.276 -25,35%
Tỷ trọng 90,27% 84,77% 79,29% 69,42%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức 2010
Nhìn vào bảng 2.3 và quan sát biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy rằng mảng tín dụng cá nhân chiếm một tỷ trọng đáng kể (trung bình khoảng 80%) trong tổng giá trị giao dịch. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân so với tổng dư nợ vào quý 1/2010 là 90,27%; giảm nhẹ vào quý 2/2010 còn 84,77% và tiếp tục giảm ở quý 3,4 xuống 79,29% và 69,42% . Tuy có sự sụt giảm về dư nợ cho vay nhưng dư nợ cho vay cá nhân vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn. Những con số trên bảng thống kê cho thấy tầm quan trọng của tín dụng cá nhân trong hoạt động tín dụng nói riêng và tổng thể hoạt động của ngân hàng nói chung. Tín dụng doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối thấp (khoảng 20%) trong tổng thể hoạt động tín dụng của ACB-THĐ và mặc dù giá trị của mảng này cũng không ngừng tăng lên qua các quý.
Xét đến tốc độ tăng trưởng của từng mảng, tín dụng cá nhân đạt được mức tăng trưởng thấp hơn tín dụng doanh nghiệp nhưng dư nợ cho vay thì lại chiếm số tiền cao hơn. Từ bảng 2.3 dư nợ cho vay cá nhân quý 2/2010 tăng 14,24%, trong khi dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng
cao 90,41%. Thậm chí đến quý 3/2010, dư nợ cho vay cá nhân tăng nhẹ 4,53% thì ngược lại, hoạt động tín dụng doanh nghiệp tiếp tục tăng với tỷ lệ khá cao 51,95%. Đến quý 4/2010 thì tốc độ tăng trưởng của hai mảng này gần như tương đương nhau. Nguyên nhân dẫn đến thực tế này là do ACB-THĐ đẩy mạnh hơn việc cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cân đối tỷ trọng cho vay giữa cá nhân và tổ chức. Sở dĩ tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ chiếm tỷ lệ cao là do ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng có định hướng trở thành “Ngân hàng bán lẻ” hàng đầu, nên các cá nhân dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm cho vay của ngân hàng hơn, thủ tục cho vay nhanh gọn hơn, lãi suất cao không quá ảnh hưởng đến quyết định vay của cá nhân do số tiền vay không lớn nên tiền lãi phải trả thêm do lãi suất tăng cao cũng không nhiều…nên số lượng khách hàng cá nhân gia tăng nhanh. Tín dụng cá nhân khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hoạt động tín dụng chung của ACB-THĐ.