Kết quả hoạt động cho vay cá nhân theo phân loại

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-PGD TRẦN HƯNG ĐẠO (Trang 32 - 38)

2.3.6.1. Dư nợ cho vay cá nhân

Mặc dù đưa ra rất nhiều loại sản phẩm cho vay cá nhân nhưng tại ACB-THĐ chủ yếu tiến hành cho vay đối với một số loại sản phẩm chính (5 sản phẩm) đã đề cập ở mục 2.2.1. Dư nợ cho vay cá nhân thể hiện tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng đối với mảng khách hàng cá nhân. Trong thời gian gần đây mảng này được chú trọng phát triển tại ACB-THĐ khi nhu cầu người dân càng cao cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế làm thu nhập người dân ngày càng cải thiện. Đồng thời nhu cầu vay vốn kinh doanh cá thể cũng gia tăng đáng kể từ khi gia nhập WTO, mở cửa hội nhập giúp cho việc kinh doanh trở nên thông thoáng hơn.

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân tại ACB-THĐ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Quý1/2010 Quý2/2010 Quý3/2010 Quý4/2010

Dư nợ cho vay cá nhân 65.374 74.682 78.063 58.276

Tỷ lệ tăng trưởng - 14.24% 4.53% -25.35%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010)

Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB-THĐ 2010 có xu hướng thay đổi cùng với dư nợ cho vay của ACB-THĐ. Tại đây, ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay đối với khối khách hàng cá nhân, chiếm tới 75%  85% trong tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ này là do mục tiêu của ACB-THĐ đề ra trong kế hoạch kinh doanh và cũng là mục tiêu chung của ngân hàng TMCP Á Châu.

Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.5 ta thấy tỉ lệ tăng trưởng của quý sau so với quý trước có nhiều biến động. Quý 2 tăng thêm 14,24% so với quý 1. Tuy nhiên quý 3 lại chỉ tăng nhẹ so với quý 2 là 4.53%, nhưng so với quý 1 thì quý 3 vẫn tăng đáng kể tới 19,42%. Quý 4 đánh dấu bằng một sự sụt giảm đáng kể trong dư nợ cho vay cá nhân tới -25,35% so với quý 3 và giảm -10,86% so với quý 1. Nguyên nhân có sự tăng giảm rõ rệt trong dư nợ cho vay cá nhân của mỗi quý phần nào do kế hoạch kinh doanh dự kiến của ACB-THĐ:

Quý 1 nhu cầu vay trước tết Nguyên Đán tăng cao do nhu cầu mua sắm đồ tết là chủ yếu, tuy nhiên để nhằm vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% và kìm chế lạm phát thì ngân hàng cũng siết chặt cho vay hơn bằng cách tăng lãi suất cho vay, mặt khác năm 2010 là năm khó khăn về nguồn vốn khi sau tết tiền gửi vào ngân hàng không cao như mọi năm do có nhiều tín hiệu dự báo lạm phát cao trong năm nên người dân còn dè dặt khi lựa chọn kênh đầu tư thích hợp giữa vàng, chứng khoán, bất động sản hay gửi tiết kiệm…Điều này làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản ACB-THĐ khiến ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc xét duyệt các khoản vay, đồng thời gói hỗ trợ lãi suất 4% kết thúc đẩy lãi suất lên cao từ 14%  17% khiến nhiều khách hàng dè dặt hơn trong việc vay mượn.

Quý 2 dư nợ cho vay tăng lên đáng kể khi người dân cần vốn để bắt đầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lúc này nguồn vốn đổ vào ngân hàng dồi dào hơn, lãi suất cho vay thấp hơn khi NHNN bơm vốn thông qua hoạt động thị trường mở. Tình hình thị trường đã bớt căng thẳng hơn khi vốn huy động ACB-THĐ liên tục tăng lên tài trợ cho hoạt động tín dụng. Lúc này ACB-THĐ mạnh dạn nới lỏng các điều kiện và đối tượng khách hàng, tiến hành các phương pháp marketing thu hút khách hàng có nhu cầu và điều kiện tốt để cho vay.

Quý 3 dư nợ cho vay cá nhân chỉ tăng nhẹ 4,53% không đáng kể so với quý 2, xuất phát từ việc ACB-THĐ mở rộng cho vay đối với một số doanh nghiệp nhỏ khi hồ sơ các

doanh nghiệp ngày càng tăng lên và đáp ứng đủ các điều kiện của ACB-THĐ. Quý 3 là thời điểm cao điểm nhất trong năm khi nhiều doanh nghiệp cần vốn cho hoạt động sản xuất. Do đó mà dư nợ cho vay cá nhân chỉ tăng nhẹ so với quý 2.

Quý 4, nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm, trong ba quý kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng rất khả quan do đó đến quý 4 ngân hàng hạn chế cho vay hơn nhằm thực hiện mục tiêu kìm chế lạm phát, do thời điểm cuối năm 2010 tình hình lãi suất trên thị trường căng thẳng, ngày 4/11/2010 Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia công bố thả nổi lãi suất trên thị trường, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, lãi suất thị trường liên ngân hàng có khi lên tới 20%, trên thị trường OMO, NHNN có thời điểm mỗi ngày bơm đến 20.000 tỷ đồng nhằm bình ổn thị trường. Điều này cho thấy ngân hàng đang thiếu vốn nghiêm trọng và ACB-THĐ cũng không là trường hợp ngoại lệ, do đó việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng khó khăn và việc xét duyệt cho vay cũng chặt chẽ hơn chỉ những khách hàng nào điều kiện thực sự tốt mới được vay; một phần nữa do ACB-THĐ cũng chấp hành yêu cầu từ NHNN hạn chế cho vay đối với khu vực phi sản xuất mặc dù khoản mục này chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng tác động đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.3.6.2. Dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay cá nhân có TSĐB và không có TSĐB

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Quý1/2010 Quý2/2010 Quý3/2010 Quý4/2010

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Có TSĐB 65.374 100% 74.682 100% 78.063 100% 58.276 100% Không có TSĐB 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Tổng 65.374 100% 74.682 100% 78.063 100% 58.276 100%

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân có TSĐB và không TSĐB

Nhìn vào biểu đồ 2.6, ta thấy tại ACB-THĐ chỉ thực hiện cho vay đối với các khoản vay có TSĐB thể hiện chính sách rất thận trọng tại đây. Nguyên nhân mà ACB-THĐ không cho vay đối với các khoản vay không có TSĐB là do chi phí đối với hoạt động này khá tốn kém trong khi lợi nhuận không cao do các khoản vay nhỏ, khách hàng dễ có xu hướng tất toán trước hạn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc dù có đưa ra sản phẩm nhưng tại ACB- THĐ xét duyệt hồ sơ rất chặt chẽ, hồ sơ đảm bảo tốt mới cho vay. Tuy nhiên tính tới thời điểm hết quý 4 năm 2010 vẫn không có khoản vay tín chấp nào được giải ngân. Dường như đây là một điểm yếu trong việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ACB-THĐ, vì một số chi nhánh, PGD khác trực thuộc ACB: Văn Thánh, Hàm Tử cũng cho vay tuy là chiếm tỷ lệ không cao. Đa số các ngân hàng đều chỉ cho vay tín chấp ở nội bộ ngoại trừ một số công ty tài chính và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, Prudential, PPF…. Tuy nhiên mức lãi suất áp dụng cho khoản vay này cũng khá cao, đều trên 20% (theo dư nợ giảm dần).

Việc cho vay đối với các khoản vay có TSĐB mang lại cho ACB-THĐ nhiều lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và chi phí hơn. Nếu khách hàng thực sự không còn khả năng chi trả thì phần TSĐB sẽ được đem xử lý xiết nợ hoặc phát mãi tài sản nhằm hạn chế ở mức thấp nhất khả năng mất vốn của ngân hàng.

2.3.6.3. Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay

Đối với những ngân hàng nhỏ nguồn vốn nhỏ, khả năng thu hút vốn huy động kém thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn rất nhỏ; các ngân hàng này tập trung cho vay ngắn hạn để có

thể quay vòng vốn nhanh và tăng tính thanh khoản cho hệ thống. Tại ACB-THĐ cho vay trung và dài hạn tương đối nhiều do vị thế của ACB trên thị trường được đánh giá cao nên tính thanh khoản được kiểm soát tương đối tốt. Tuy nhiên tỷ lệ vay trung và dài hạn cao có thể đem rủi ro lớn cho ngân hàng.

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay tại ACB-THĐ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Quý1/2010 Quý2/2010 Quý3/2010 Quý4/2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn 9.100 13,92 % 14.063 18,83 % 12.592 16,13 % 7.378 12,66 % Trung – dài hạn 56.274 86,08 % 60.619 81,17 % 65.471 83,87 % 50.898 87,34 % Tổng 65.374 100% 74.682 100% 78.063 100% 58.276 100%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010)

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay

Nhìn vào bảng và biểu đồ 2.7 trên ta cũng thấy phần lớn dư nợ cho vay cá nhân tập trung vào thời hạn trung và dài hạn, chiếm đến 80%  90%. Cho thấy tại ACB-THĐ không chú trọng vào các khoản vay ngắn hạn do chi phí thủ tục bỏ ra cũng tương đương như cho vay trung và dài hạn nhưng do thời gian vay ngắn nên phần lợi nhuận thu về thường thấp. Tại đây, các khoản cho vay ngắn hạn chủ yếu dành cho sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, chiếm tỷ lệ thấp do đa số các khoản vay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc cho vay chủ yếu tập trung vào nguồn vốn trung dài hạn cho thấy mức độ rủi ro cao về thanh khoản khi chủ yếu vốn huy động ở đây chiếm tới gần 80% (năm 2010) là vốn ngắn hạn, do đó nếu xảy ra việc rút vốn hàng loạt sẽ gây khó khăn cho ngân hàng do mất cân đối nguồn vốn. Do đó, ACB-THĐ cần điều chỉnh các khoản cho vay ngắn hạn tăng lên để đảm bảo mức độ an toàn cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo có đủ vốn hoàn trả khi gặp rủi ro.

2.3.6.4. Dư nợ cho vay cá nhân theo từng loại sản phẩm

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay theo từng loại sản phẩm

Đơn vị: triệu đồng

Sản phẩm

Quý1/2010 Quý2/2010 Quý3/2010 Quý4/2010

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Vay trả góp mua nền nhà 32.687 50% 41.075 55% 36.690 47% 28.555 49% Vay trả góp, sửa chữa nhà 13.075 20% 13.443 18% 17.174 22% 12.238 21%

Vay mua căn hộ chung cư bất động sản thế chấp bằng căn hộ mua 4.576 7% 3.734 5% 4.684 6% 2.331 4% Vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng 6.537 10% 8.215 11% 9.368 12% 5.828 10% Vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ 8.499 13% 8.215 11% 10.148 13% 9.324 16% Tổng 65.374 100% 74.682 100% 78.063 100% 58.276 100%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010)

Dựa vào bảng số liệu 2.8 một số sản phẩm chính mà tại ACB-THĐ cho vay ta thấy tại ngân hàng tỷ lệ của sản phẩm cho vay trả góp mua nền nhà chiếm tỷ lệ cao nhất từ 47%  55% vì đây là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận và phổ biến nhất cho ngân hàng. Tiếp

đến là cho vay trả góp để xây dựng sửa chữa nhà chiếm từ 18%  22%, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ chiếm từ 11%  16%, cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng chiếm từ 10%  12%, thấp nhất là cho vay thuê mua bất động sản thế chấp bằng căn hộ mua chỉ chiếm khoảng 4%  7%. Việc ACB-THĐ tập trung vào hai loại sản phẩm liên quan đến mua nền nhà, xây dựng, sửa chữa nhà vì nhu cầu trong dân cư đối với mảng này lớn, chiếm chủ yếu trong hồ sơ xin vay vốn tại ACB-THĐ, đồng thời đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-PGD TRẦN HƯNG ĐẠO (Trang 32 - 38)