1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦACÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

119 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

1 Chương 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM...3 1.1.. Xuất phát từ thực tế trên, sau quá trình học tập t

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TMCP : Thương mại cổ phần

NHTM : Ngân hàng Thương mại

NHQĐ, MB : Ngân hàng Quân đội

MBHK : Ngân hàng TMCP Quận đội – chi nhánh Hoàn Kiếm

EVN : Tổng Công ty điện lực Việt Nam

NPT : Tổng công ty truyền tải điện Quốc Gia

AMN : Ban quản lý dự án các công trình Điện miềm Nam

CIC : Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 3

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH MBHK 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2 Cơ cấu và bộ máy tổ chức của chi nhánh 5

1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh MBHK 6

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 6

1.1.3.2 Hoạt động tín dụng 9

1.1.3.3 Các hoạt động khác 11

1.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 12

1.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐIỆN TẠI MBHK 13

1.2.1 Khái quát công tác thẩm định các dự án tại MBHK 13

1.2.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp ngành Điện tại MBHK 16

1.2.2.1 Đặc điểm của các dự án ngành Điện đề nghị vay vốn tại MBHK 16

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngành Điện 23

1.2.2.3 Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của các DN ngành Điện .32

1.2.2.4 Thời gian thẩm định dự án: 45

Trang 3

1.2.2.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp

ngành Điện 47

1.2.3 Minh họa cụ thể về Thẩm định dự án đầu tư “ Đường dây 220KV Nhơn Trạch – Nhà Bè” của Tổng công ty truyền tải Điện Quốc gia (NPT) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 56

1.2.3.1 Thẩm định chủ đầu tư và đơn vị được uỷ quyền vay vốn 57

1.2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư 66

1.2.3.3 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư “Đường dây 220kV Nhơn Trạch – Nhà Bè” 84

1.2.4 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư đối với các DN ngành Điện tại MBHK 85

1.2.4.1 Những kết quả đạt được 85

1.2.4.2 Những tồn tại trong thẩm định dự án ngành Điện 90

1.2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 94

Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC DN NGÀNH ĐIỆN TẠI MBHK TRONG THỜI GIAN TỚI 97

2.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH 97

2.1.1 Hoàn thiện chiến lược: 97

2.1.2 Tái cơ cấu mô hình tổ chức: 97

2.1.3 Củng cố Tổ chức – Nhân sự: 98

2.1.4 Tiếp tục hoàn thiện dự án công nghệ thông tin: 98

2.1.5 Phát triển quy mô MB: 98

2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÁC DN NGÀNH ĐIỆN TẠI MBHK 98

2.2.1 Khai thác hiệu quả và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin 99

Trang 4

2.2.2 Bổ sung số lượng, nâng cao thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ

thẩm định 101

2.2.2.1 Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao 101

2.2.2.2 Giáo dục về nhận thức, tư cách đạo đức 102

2.2.2.3 Chuyên môn hoá hơn nữa trong công tác thẩm định 103

2.2.2.4 Giải pháp khác 105

2.2.3 Từng bước thực hiện chuyên môn hoá trong thẩm định dự án ngành Điện 105

2.2.4 Hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ - Corebanking (T24) 107

2.2.5 Hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thẩm định dự án 107

2.2.6 Tăng cường công tác thẩm định sau dự án và công tác tư vấn chủ dự án qua kết quả thẩm định 108

2.2.7 Một số giải pháp khác: 108

2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN HỮU QUAN 108

2.3.1 Với chính phủ và các Bộ ngành liên quan 108

2.3.2 Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM khác 109

2.3.3 Với Ngân hàng TMCP Quân Đội 110

2.3.4 Với khách hàng 111

KẾT LUẬN 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO’ 113

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức của MBHK 5

Sơ đồ 1.2: Dòng tiền của các dự án truyền tải, phân phối điện hiện nay 20

Sơ đồ 1.3: quy trình thẩm định dự án đầu tư 25

Sơ đồ 1.4: sơ đồ tác nghiệp quá trình cho vay tại MBHK 31

BIỂU ĐỒ 1.1: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG HÀNG NĂM 7

BIỂU ĐỒ 1.2: TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA MBHK QUA CÁC NĂM 11

BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI MBHK GIAI ĐOẠN

2006 – 2008 6

BẢNG 1.2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI MBHK GIAI ĐOẠN 2006-2008 10

BẢNG 1.3: TÓM TẮT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA MBHK QUA CÁC NĂM.12 BẢNG 1.4: CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH VÀ CHO VAY TẠI MBHK 2006 – 2/2009 13

BẢNG 1.5: MỘT SỐ DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH TẠI MBHK GIAI ĐOẠN 2005 – 2/2009 15

BẢNG 1.6: SUẤT ĐẦU TƯ MỘT SỐ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN 200817 BẢNG 1.7: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CỦA EVN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 22

BẢNG 1.8: THỜI GIAN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI MB 45

BẢNG 1.9: THỜI GIAN XÉT DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỐI ĐA TẠI MB .46

BẢNG 1.10: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NPT TÍNH ĐẾN 30/9/2008 61 BẢNG 1.11: TÌNH HÌNH NỢ CỦA AMN TÍNH ĐẾN 12/2008 66

BẢNG 1.12: SẢN LƯỢNG ĐIỆN SẢN XUẤT LIÊN TỤC TĂNG QUA CÁC NĂM 68

BẢNG 1.13: CƠ CẤU NGUỒN ĐIỆN DỰ KIẾN 2010 - 2025 69

BẢNG 1.14: TỔNG NHU CẦU ĐIỆN QUA CÁC NĂM 69

BẢNG 1.15: TỔNG DỰ TOÁN DỰ ÁN DO NPT ĐỀ XUẤT 75

BẢNG 1.16: TỔNG DỰ TOÁN DỰ ÁN ĐƯỢC MBHK PHÊ DUYỆT 76

BẢNG 1.14 : KẾ HOẠCH THI CÔNG DỰ ÁN 81

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành điện Việt Nam là một trong những ngành hấp dẫn đầu tư nhất khu vực

do tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng cao

Thực tế hiện nay, các nhà đầu tư chiến lược có xu hướng thích đầu tư vào các

dự án phát triển dưới hình thức doanh nghiệp điện độc lập và liên doanh, còn cácnhà đầu tư tổ chức lại có xu hướng tìm kiếm cổ tức và lãi do chênh lệch giá từ việcđầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá ngành điện

Đối với các nhà đầu tư trong nước, ngành điện đứng thứ 4 về mức độ hấp dẫnđầu tư sau viễn thông, ngân hàng và dầu khí Với nhu cầu điện năng tăng cao, tỷsuất hoàn vốn và mức độ đa dạng hoá đầu tư cao là những yếu tố hấp dẫn đối với cảnhà đầu tư trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, tính thiếu ổn định trong các quyđịnh pháp lý chi tiết về ngành điện là một trong những lo ngại chính của các nhàđầu tư

Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu vốnlớn, khoảng 6 tỷ USD cho giai đoạn 5 năm tới Các giải pháp chính đáp ứng nguồnvốn này thời gian tới là phát hành trái phiếu, cổ phiếu trong nước và trái phiếu quốc

tế Ngoài nguồn vốn được Nhà nước cấp hàng năm, vốn tài trợ của các nhà đầu tưnước ngoài, Vốn ODA… thì để thực hiện được các dự án đầu tư phát triển Điệnnăng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hiện nay của người dân Việt Nam, Tổng Công

ty Điện lực Việt Nam còn phải vay Vốn tại các Ngân hàng trong nước

Trong thời gian qua, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có quan hệ rất tốt và

là một khách hàng lớn, truyền thống của Ngân hàng TMCP Quân đội

Xuất phát từ thực tế trên, sau quá trình học tập tại Trường và quá trình thựctập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – MBHK, em đã nghiên cứu đề tài:

“ Thẩm định dự án đầu tư của các Doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm”

Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm hai chương:

Chương 1: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư của các Doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MBHK.

Trang 8

Chương 2: Một số giải pháp nâng cao chất lượng Thẩm định dự án của các Doanh nghiệp ngành Điện tại MBHK trong thời gian tới

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức thẩm định và hiểu biết về nghiệp vụ tíndụng trong thực tế, nên trong bản chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, do

đó em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong khoa để hoàn thiện hơnchuyên đề tốt nghiệp này

Trang 9

Chương 1:

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH MBHK

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chính thức được thành lập theo quyếtđịnh số 00374/GP-UB của UBND Thành phố Hà Nội và đi vào hoạt động ngày4/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vớithời gian hoạt động là 50 năm Trụ sở chính của MB tọa lạc tại Số 3 Đường LiễuGiai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Trải qua 14 năm xây dựng và trưởng thành,

MB đã vươn lên trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam

Tính đến 31/12/2008, vốn điều lệ của MB là 3.400 tỷ đồng và dự kiến con sốnày sẽ tăng lên đến 7.300 tỷ đồng vào năm 2010, trở thành tập đoàn tài chính ngânhàng có quy mô lớn tại Việt Nam

MB luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giảithưởng lớn trong và ngoài nước như: Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệuViệt uy tín chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, Giải thưởng sao vàngĐất Việt, Giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citi Group, Standard CharteredGroup và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng

Tính đến cuối năm 2008, mạng lưới chi nhánh của MB đã lên tới trên 80điểm giao dịch tại hầu hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam; với 250máy ATM và 1100 máy POS

Ngân hàng TMCP Quân đội – MBHK là một trong những chi nhánh lớn

mạnh của MB trên địa bàn Hà Nội, được thành lập từ 28/9/2005 với tên gọi “ Ngânhàng TMCP Quân đội MBHK” (MBHK)

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 0113016432

Đăng ký lần đầu : 02/4/2007

Trang 10

Đăng ký thay đổi lần 2: 30/01/2008

Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chínhtiền tệ ngân hàng theo uỷ quyền của ngân hàng TMCP Quân đội

Khi mới thành lập năm 2005 MB Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp II đặt tại số 3Trần Hưng Đạo Tháng 3/2007, MB Hoàn Kiếm đã chuyển đến trụ sở mới tại 35Hai Bà Trưng, tại đây Ngân hàng có một cơ sở vật chất khàng trang hơn, tiện nghihơn Đến tháng 4 năm 2008 MB Hoàn Kiếm lên chi nhánh cấp I; Điều đó cũng thểhiện sự cố gắng tích cực của toàn Ngân hàng trong nền kinh tế ngày nay

Dưới sự lãnh đạo của MB và Hội đồng quản trị của chính Ngân hàng, MBHoàn Kiếm đã kết hợp chính sách mở rộng đầu tư tín dụng với việc cải tiến, thayđổi cơ cấu với việc tổ chức cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, áp dụng chínhsách mở rộng vận động mời chào khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tạiNgân hàng Chính vì vậy, từ khi được giao quyền tự chủ trong kinh doanh năm

2005, MB Hoàn Kiếm đã thực sự có những bước đột phá, liên tiếp đạt những thànhtích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, khẳng định một sự năng động và nhạy béntrong kinh doanh

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, MB Hoàn Kiếm cũng đã mởrộng địa bàn hoạt động của mình Đến nay, ngoài trụ sở chính 35 Hai Bà Trưng

MB Hoàn Kiếm đã mở thêm phòng giao dịch Lãn Ông, và số 3 Trần Hưng Đạo làhai chi nhánh trực thuộc MB Hoàn Kiếm

Các định hướng mục tiêu hoạt động và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị

trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào:

 Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn

 Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân

 Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn

 Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư

Trang 11

 Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh

Sứ mạng

MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp

vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính-ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn

Giá trị cốt lõi: Giá trị của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy bao gồm 6 giá trị cơ bản:

 Chuyên nghiệp (Professional)

 Hiệu quả (Performance-driven)

1.1.2 Cơ cấu và bộ máy tổ chức của chi nhánh.

MB Hoàn Kiếm có 6 đơn vị phòng ban: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

SƠ ĐỒ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MBHK

Trang 12

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính MBHK)

Với cơ cấu tổ chức này, các chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban được phân định rõ rang Đồng thời các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh MBHK.

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn.

Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằngviệc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồntrong mọi thành phần kinh tế xã hội

Trong năm 2006, với mục đích ổn định và phát triển nguồn vốn, chi nhánh

đã chủ động tăng cường tiếp thị, khai thác các kênh huy động vốn để phấn đấu hoànthành tốt chỉ tiêu được giao

BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI MBHK GIAI ĐOẠN

2006 – 2008

Giám đốc chi nhánh HKNguyễn Quang Hiện

Các phòng ban chức năng

Phòng thanh toán quốc tế (3TV)

Phòng

kế toán

và dịch

vụ khách hàng (12TV)

Phòng

tổ chức hành chính (6TV)

Phòng quản lý tín dụng (3TV)Phòng QHKH –

Phòng Kinh doanh

Trang 13

1.Theo đối tượng KH

DN và tổ chức kinh tế 196.392 336.207 71,4% 638.059 89,8%

2.Theo thời gian

Tiền gửi không kỳ hạn 166.595 194.125 16,5% 271.358 11,8%

(Nguån: B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh 2006-2008, MBHK)

Năm 2007 là một năm thành công với MB, công tác huy động vốn tại chinhánh đảm bảo an toàn, đảm bảo lợi ích người gửi và cho Ngân hàng vượt chỉ tiêu

kế hoạch được giao 13%

Đến năm 2008, chi nhánh xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm nênhàng loạt các biện pháp được tích cực triển khai như đẩy mạnh công tác chăm sóckhách hàng, khác thác nhiều kênh huy động vốn, mở rộng thêm điểm giao dịch mới,tăng cường thêm công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ huy động trêncác phương tiện thông tin đại chúng; tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất tại các điểmgiao dịch khách hàng

BIỂU ĐỒ 1.1: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG HÀNG NĂM

Trang 14

0 200

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2007 là 620 tỷ đồng tăng 200

tỷ đồng (~ tăng 47,8%) so với năm 2006 Đến năm 2008, tổng nguồn vốn huy độngđạt 1.050 tỷ đồng, tăng 430 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 69,3 % so với năm2007

Trong hoạt động huy động vốn nguồn tiền gửi có kỳ hạn có quy mô và tỷtrọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn Năm 2006, nguồn tiền gửi có kỳ hạn huyđộng được 253 tỷ đồng, chiếm 60,3% tổng vốn huy động; năm 2007 huy động được

426 tỷ đồng chiếm 68,7% và năm 2008 huy động được 779 tỷ đồng, chiếm 74,2%

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên rất đều đặn; năm 2007 và 2008 tăng từ 68%lên 75%; đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng vì nó có tính ổn định cao, giúpcho ngân hàng xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả

Theo cơ cấu khách hàng, nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ doanh nghiệp

và các tổ chức kinh tế năm 2006 là 196.392 triệu đồng, năm 2007 là 336.207 triệuđồng, tăng 71,4% so với năm 2006 Đến năm 2008, nguồn tiền huy động từ doanhnghiệp và các tổ chức kinh tế trong năm là 638.059 tăng 89,8% so với năm 2007

Có thể thấy tỷ trọng và nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tếluôn có xu hướng tăng dần qua từng năm

Bên cạnh đó, tiền gửi dân cư có xu hướng giảm là do trong năm 2006 tiềngửi tại chí nhánh Hoàn Kiếm chủ yếu là của các hộ kinh doanh cá thể Còn trong 2

Trang 15

năm vừa qua, đặc biệt là năm 2008, MB tập trung và khuyến khích huy động vốn từcác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn Nhằm mang lại hiểu quả vững chắc chohoạt động của Ngân hàng.

Theo đối tượng tiền tệ thì nguồn vốn VNĐ đạt 575.370 triệu đồng năm

2007 và 993.029 triệu đồng năm 2008 tăng 72,7% so với năm 2007

Như vậy có thể khẳng định công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạtđược kết quả rất khả quan, liên tục tăng thêm qua các năm, năm 2007 và 2008MBHK đạt mức huy động vốn là 620 tỷ và 1050 tỷ đồng là do có thêm hai phònggiao dịch trực thuộc; đặc biệt năm 2008 MBHK đã vượt mục tiêu huy động vốn1.000 tỷ đồng Đây có thể coi là một kỳ tích của MB trong một năm mà ngành ngânhàng có nhiều biến động và tình hình khủng hoàng tài chính toàn cầu như hiện nay;đóng góp hết sức quan trọng vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh

1.1.3.2 Hoạt động tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại thì hai khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã không ngừng mở rộng ở tất cả các loại hình: cho vay, cho thuê, chiết khấu và bảo lãnh

Hoạt động cho vay tại MBHK được trình bày qua bảng 1.2 phân theo thờigian, theo thành phần kinh tế và theo loại tiền

Trang 16

BẢNG 1.2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI MBHK GIAI ĐOẠN 2006-2008

Đơn vị : Triệu đồng

Tuyệt đối Tuyệt đối Tương

đối % Tuyệt đối Tươngđối %

1.Theo thời gian

(Nguån: B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh 2006-2008, MBHK)

Cho vay nền kinh tế đến 31/12/2008 đạt 589.920 triệu đồng, tăng 212.270triệu đồng so với năm 2007 (~ tăng 56.2%) Trong đó dư nợ ngắn hạn là 566.323triệu đồng chiếm tỷ trọng 96% trong tổng dư nợ, tăng 218.885 triệu đồng so vớinăm 2007(tăng 63%) Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm theo từngnăm đạt 30.212 triệu đồng chiếm 8% tỷ trọng trong năm 2007, năm 2008 là 23.597triệu đồng - chỉ chiếm 4% tỷ trọng trong tổng dư nợ, giảm 6.615 triệu đồng ( giảm22%) Từ đó có thể thấy rằng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng

dư nợ

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế không có sự thay đổi đáng kể, lượng

dư nợ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm tới 95% Trongnăm 2008, tổng dư nợ ngoài doanh nghiệp nhà nước đạt 560.424 triệu đồng, tăng209.210 triệu đồng so với năm 2007(~ tăng 59,6%)

Về loại tiền, đồng nội tệ vẫn chiềm ưu thế với tỷ trọng từ 60% đến 70%.Năm 2008, dư nợ đồng nội tệ là 412.944 triệu đồng tăng 186.354 triệu đồng so với

Trang 17

năm 2007 ( tỷ trọng tăng 82,2%) Trong khi đồng ngoại tệ năm 2008 là 176.976triệu đồng, chỉ tăng 25.916 triệu đồng so với năm 2007 (~ tăng 17,2%).

BIỂU ĐỒ 1.2: TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA MBHK QUA CÁC NĂM

2005 – 2008

2005 2006 2007 2008

Trong những năm vừa qua, chi nhánh tập trung nâng cao chất lượng tín dụng

đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng

1.1.3.3 Các hoạt động khác

Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu được thực hiệnnhanh chóng, chính xác, an toàn và tuân thủ đúng tập quán quốc tế; những sảnphẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng đều theo tiêu chuẩn quốc tế

Hoạt động bảo lãnh: bao gồm, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảolãnh thực hiện hợp đồng và một số bảo lãnh khác Hoạt động này đạt tốc độ tăngtrưởng cao về doanh số và đảm bảo về chất lượng, đóng góp nhiều lợi nhuận choNgân hàng

Hoạt động kho quỹ chấp hành đúng các quy định, hướng dẫn, đúng chế độkiểm tra, kiểm kê kho quỹ theo định kỳ hàng tháng để có biện pháp xử lý kịp thời

Trang 18

Một số hoạt động khác tại chi nhánh như: Hoạt động tài chính kế toán, dịch

vụ khách hang, hoạt động tổ chức hành chính… đều được tiến hành theo đúng cácchuẩn mực chung do MB quy định

1.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo MB, là ýchí quyết tâm, sức trẻ, tinh thần đoàn kết cũng như sự tâm huyết, lòng say mê vànhững nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh Sau 3 năm đivào hoạt động, với biết bao khó khăn, trở ngại, đối mặt với những thách thức củanền kinh tế hội nhập sâu rộng, MB Hoàn Kiếm đã biết tận dụng tối đa những cơ hộihiếm có và đã thành công vượt bậc về mọi mặt tài chính, hoạt độngm, thực thi chiếnlược với những kết quả ấn tượng

BẢNG 1.3: TÓM TẮT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA MBHK QUA CÁC NĂM

(Nguồn: Bản tin nội bộ MB tháng 12/2008)

MB Hoàn Kiếm đã chính thức trở thành chi nhánh online về Hội sở với bađiểm giao dịch phụ thuộc (trụ sở MB Hoàn Kiếm, PGD Trần Hưng Đạo, PGD LãnÔng) Kết quả kinh doanh của MB Hoàn Kiếm luôn tăng trưởng mạnh mẽ qua cácnăm Vốn huy động tăng lên liên tục theo các năm và đạt được mục tiêu huy độngvốn là 1000 tỷ đồng trong năm 2008 Lợi nhuận trước thuế cũng có bước tăngtrưởng ấn tượng từ 1,2 tỷ năm 2006, lên 8,7 tỷ năm 2007 ( tăng gấp 7,25 lần ); năm

2008 đạt 22 tỷ đồng, tăng gấp 2,53 lần năm 2007 và gấp gần 20 lần năm 2006 Tỷ lệ

nợ quá hạn nhóm 3, 4, 5 chỉ còn 1%so với tỷ lệ 2,65% năm 2006

Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản của MBHK ngày càng được nâng cấpbao gồm cả tài sản sinh lời (Chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinhlời (chiếm từ 10-20% tổng tài sản có) Tổng tài sản tăng gấp hơn 10 lần đạt mức gần

Trang 19

1500 tỷ đồng năm 2008 so với 90,3 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2005 Năm 2007Tổng tài sản của MB Hoàn Kiếm là 749,2 tỷ đồng tăng gấp 2,2 lần so với 340 tỷđồng tại thời điểm 31/12/2006.

Những con số ấn tượng trên đã mang lại cho MB Hoàn Kiếm danh hiệu

“Chi nhánh tiềm năng” năm 2006 và “ Chi nhánh vững mạnh toàn diện” năm 2007

và là chi nhánh có những đóng góp tích cực và to lớn vào những thành tựu chungcủa Ngân hàng Quân đội

1.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐIỆN TẠI MBHK.

1.2.1 Khái quát công tác thẩm định các dự án tại MBHK.

Kể từ khi thành lập, MBHK đã thực hiện thẩm định một số dự án lớn, nhỏ.Bảng 1.4 sau đây tổng hợp số lượng các dự án đã được thẩm định và cho vay tạiMBHK từ năm 2005 đến tháng 2/2009 Đồng thời chi tiết về các dự án này được đềcập tại bảng 1.5

BẢNG 1.4: CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH VÀ CHO VAY TẠI MBHK

2006 – 2/2009

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2/2009

(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng Hội sở MB, tự tổng hợp số liệu và thiết kế)

Như vậy, số lượng các dự án được thẩm định và tài trợ tại MBHK còn rất ít(9 dự án) nhưng tăng lên qua các năm Vì chi nhánh mới bắt đầu hoạt động từ tháng9/2005 nên số lượng các dự án được thẩm định còn rất hạn chế Đồng thời, quy định

về tài trợ dự án, đặc biệt là những dự án lớn cũng khá chặt chẽ tại các chi nhánh của

MB, mọi dự án đều tập trung về phòng đầu tư, phòng thẩm định, tái thẩm định vàphòng quản lý tín dụng tại Hội sở hoặc tại các chi nhánh lớn của MB Trong khi đó,MBHK mới chỉ là chi nhánh cấp trung của NHQĐ, lại mới thành lập số vốn huyđộng được còn ít, do đó, hoạt động tài trợ dự án lớn trung và dài hạn ở chi nhánhHoàn Kiếm còn rất nhiều hạn chế, mỗi năm chỉ tài trợ một dự án Song, đến năm

2008, khi MBHK đã dần khẳng định vị trí của mình trong hệ thống mạng lưới , tiềmlực tài chính mạnh hơn thì hoạt động tài trợ dự án của chi nhánh đã được tự chủ

Trang 20

hơn Số lượng dự án tăng lên rõ rệt Năm 2008, tuy nền kinh tế gặp khủng hoảng,hoạt động của các ngân hàng có nhiều biến động, nhưng MBHK cũng đã tài trợ cho

5 dự án với tổng số vốn tài trợ là 265,2 tỷ đồng Con số này có sự giảm sút so vớinăm 2007 là do dự án của năm 2007 là một dự án ngành Điện có quy mô lớn và đặcbiệt được chính phủ quan tâm Các dự án của năm 2008 có quy mô tương đối nhỏ,cũng một phần do tác động của cuộc khủng hoảng… Năm 2009, mới chỉ tính haitháng đầu năm MBHK đã tài trợ được hai dự án với số vốn tài trợ là 188 (đạt 70%năm 2008); Có thể nói rằng, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của MBHK năm

2009 có nhiều triển vọng, số lượng các dự án cũng như tổng vốn tài trợ dự án sẽtăng lên đáng kể

Hiện nay, NHQĐ chỉ tài trợ hạng mục chi phí xây dựng và thiết bị của Dựán; một số hạng mục khác như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí vận chuyển, …trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thì MB không tài trợ Và thời gian chovay bao gồm cả thời gian rút vốn và thời gian ân hạn trả nợ gốc

Với các dự án cụ thể được đề cập trong bảng 1.5 (trang bên) cho thấy kể từ

khi thành lập, MBHK đã thực hiện thẩm định một số dự án có quy mô lớn như: Dự

án “Đường dây 220KV Vĩnh Long – Trà Vinh có tổng vốn đầu tư là 490,1 tỷ đồng,trong đó vốn cho vay là 318,5 tỷ đồng; dự án “Đường dây 220KV Nhơn Trạch –Cát Lái” năm 2008 là 171,3 tỷ đồng trong đó số vốn ngân hàng tài trợ là 120 tỷ;Lớn thứ 3 là dự án “Đầu tư khu nhà ở và văn phòng làm việc 1 Bis-1 Kép” năm

2009 với tổng vốn đầu tư là 230 tỷ và vốn tài trợ cho vay là 100 tỷ đồng…

Dự án thuộc lĩnh vực xây dựng và ngành Điện chiếm tỷ trọng lớn trên tổngvốn tài trợ dự án (64,3% tổng vốn tài trợ dự án tại MBHK) Tính đến thời điểmtháng 2/2009, tại MBHK mới chỉ thẩm định được 9 dự án với tổng mức vốn tài trợ

là 774,7 tỷ đồng; trong đó, phân bổ cho các dự án ngành Điện là 498,5 tỷ đồng Đâyquả là một có tỷ lệ ấn tượng Tuy các dự án ngành Điện được thẩm định tại MBHKtuy không lớn về quy mô và mức đầu tư nhưng xét trên tổng thể các dự án được tiếnhành thẩm định tại MBHK thì các dự án ngành Điện là những dự án lớn nhất về quy

mô cũng như lượng vốn tài trợ

Trang 21

BẢNG 1.5: MỘT SỐ DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH TẠI MBHK GIAI ĐOẠN 2005 – 2/2009

Ngành, lĩnh vực

Tên Công ty – DN Vay vốn

Tổng VĐT (tỷđ)

Mức cho vay (tỷđ) Ghi chú

Dự án “Đầu tư khu nhà ở và văn phòng làm việc 1

Xây dựng (BĐS)

Cty CP Đầu tư và Phát triển Hạ

Vốn CĐT: 38,4 tỷ đồng

Dự án “Đầu tư trang bị máy PET/CT” 2008 Thiết bị y tế Cty CP Thiết bị Y tế

Ung Thư

3,550,000.00 USD 2,485,000.00USD

Vay bằng tiền USD

Dự án “Đầu tư 100 xe Chevrolet Spark LT” phục vụ kinh

Vốn CĐT: 6,9 tỷ đồng

Dự án “Đầu tư 30 xe Chevrolet Spark LT” phục vụ kinh

doanh Taxi 2006 Taxi Cty CP Tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ 6,9 4,1 Vốn CĐT: 2,8 tỷđồng

(Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng, Hội sở MB)

Trang 22

1.2.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp ngành Điện tại MBHK.

Hiện nay, phần lớn các dự án mà MBHK đã tài trợ vốn là các dự án ngành Điện và các dự án Bất động sản; Trong đó, các dự án ngành Điện chiếm một tỷ lệ khá lớn

1.2.2.1 Đặc điểm của các dự án ngành Điện đề nghị vay vốn tại MBHK.

Các dự án ngành Điện gồm có hai loại: Dự án sản xuất điện và dự án Truyền tải & phân phối điện Các dự án Điện này có một số đặc điểm chung, tuy nhiên mỗi loại dự án lại có những đặc điểm đặc trưng riêng

a) ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐIỆN

Trang 23

Quy mô dự án lớn: Trong các dự án ngành Điện, thì dự án sản xuất Điện

có quy mô cũng như chi phí sản xuất lớn hơn cả, đặc biệt các dự án đầu tư nhà máy Thủy Điện có suất đầu tư cao nhất trong số các nhà máy điện.

Loại lớn: >= 30 MW 40 nămLoại vừa & nhỏ : 3-30 MW 20 - 40 nămSuất đầu tư nhà máy thủy điện hiện nay trong khoảng 19-27 tỷ đồng/MW

BẢNG 1.6: SUẤT ĐẦU TƯ MỘT SỐ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN 2008

(MW)

Suất ĐT (tỷ đồng/MW)

Thời gian xây dựng

Thủy Điện Thượng Nhật 6 23,50 T5/2008 – QIV/2009

(Nguồn: EVN)

Phần lớn các nhà máy nhiệt điện than có quy mô lớn hơn 300MW, nhiệt điệnDầu và khí quy mô lớn hơn 100MW Theo quy hoạch điện VI, nhiệt điện than cócông suất 300 - 600MW, nhà máy nhiệt điện dầu, khí có công suất 600 – 750 MW.Điển hình, nhà máy nhiệt điện than Miền Bắc có công suất lớn nhất 4.000 MW (dự

Trang 24

kiến vận hành năm 2016); nhà máy nhiệt điện tuabin khí hỗn hợp miền Nam 5&6 cócông suất lớn nhất 1.500 MW (dự kiến vận hành 2017)

Thời gian thi công xây dựng dài: (2 – 6 năm) có thể chậm tiến độ hàng năm

do chậm trễ trong khâu GPMB, thiết kế kỹ thuật, chậm cung cấp thiết bị, đặc biệtviệc thi công nhà máy thủy điện còn phụ thuộc vào yếu tố mùa (mùa mưa, việc thicông các hạng mục đập không thực hiện được)

Đầu ra của dự án ngành Điện luôn luôn được đảm bảo: Do sử dụng Điện

năng – đầu ra của các dự án ngành Điện - không chỉ là một nhu cầu thiết yếu củacuộc sống, mà hiện nay các doanh nghiệp Điện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêuthụ điện năng, phục vụ sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội

Thời gian vay vốn dài: Các dự án Điện có thời gian vay vốn thường lớn hơn

10 năm

Giá bán điện thấp:

Nhà máy Thủy điện 2.5 – 5.2 UScent/kWh

Nhà máy Nhiệt điện Than 3.5 – 5 UScent/kWh

Nhà máy Nhiệt điện Dầu, khí 3.5 – 5 UScent/kWh

Giá bán điện của các nhà máy thủy điện theo quy định mới nhất của Bộ CôngThương trong khoảng 2.5 – 5.2 UScent/kWh và được chia theo công suất lắp máy

và theo mùa Các dự án thủy điện nhỏ thường có giá bán điện thấp và không được

ưu tiên phát điện trong giờ cao điểm Giá bán điện của nhà máy nhiệt điện than

3.5-5 UScent/kWh, tuy có cao hơn nhà máy thủy điện khoảng 1 UScent/kWh nhưngnếu không có sự điều tiết của Nhà nước về giá than, mức giá bán điện theo quy địnhchưa tương xứng mức rủi ro về chi phí Giá bán điện của nhà máy nhiệt điện tuabinkhí hỗn hợp 3.5-5.0 UScent/kWh, thấp hơn giá thành sản xuất Trên thực tế, các nhàmáy nhiệt điện tuabin khí phải bán điện với giá > 8 UScent/kWh mới thể có lãi Tuynhiên, mức giá trên gấp đôi mức giá mua quy định, thậm chí cao hơn cả giá EVNbán điện Do đó, để đảm bảo có lãi EVN thường mua điện từ các nguồn giá rẻ khiếncác nhà máy nhiệt điện dầu + khí thường rơi vào tình trạng không được mua điệnhoặc mua công suất thấp và không được ưu tiên phát trong giờ cao điểm

Trang 25

Tác động tương đối lớn đến môi trường: Các dự án Điện làm ô nhiễm môi

trường; gây biến đổi hệ sinh thái khu vực; ảnh hưởng điện từ trường đến sức khỏe, đời sống con người, động vật, … Cụ thể như:

Việc xây dựng nhà máy thủy điện ảnh hưởng tới phần đất thổ canh và thổ cưcủa các hộ dân tại khu vực xây dựng các hạng mục của nhà máy, khu vực gây ảnhhưởng nhiều nhất là khu vực lòng hồ Các nhà máy thủy điện còn gây biến đổi hệsinh thái tại khu vực xây dựng nhà máy

Quá trình thi công và vận hành nhà máy Thủy điện có thể gây ra:

- Ô nhiễm môi trường do nước thải từ quá trình vận hành nhà máy, doquá trình tỏa nhiệt trong vận hành, rơi vãi than trong quá trình vận chuyển, sự cố rò

b) ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CỦA TỪNG LOẠI DỰ ÁN NGÀNH ĐIỆNNgoài những đặc điểm chung nói trên thì với từng loại dự án Điện lại có đặcđiểm đặc trưng riêng xem xét trên các khía cạnh: Nguyên, nhiên vật liệu đầu vào;Địa điểm xây dựng dự án;…

Nhiên liệu, thiết bị đầu vào:

Với các dự án sản xuất Điện thì nhiên liệu đầu vào là yếu tố rất quan trọng,các thiết bị chủ yếu nhập ngoại đặc biệt là các thiết bị cơ khí thủy lực; còn đối với

dự án truyền tải và phân phối điện thì không sử dụng nhiên liệu đầu vào

Chi phí nhiên liệu đầu vào cho nhà máy Thủy điện thấp: nhiên liệu chính lànước chỉ tính bằng 2% giá bán điện thương phẩm; Trong khi chi phí nhiên liệu đầuvào cho nhà máy Nhiệt điện lại rất lớn, chiếm gần 50% chi phí sản xuất; Nguyênnhân do các nhiên liệu đầu vào của nhà máy Nhiệt điện là tài nguyên có hạn vàkhông thể tái tạo thậm chí phải nhập ngoại nên chi phí khá cao như: Than (chiếmgần 90% tổng chi phí nhiên liệu), hoặc nhiên liệu khí và dầu DO

Địa điểm xây dựng, thi công dự án.

Trang 26

Địa điểm xây dựng của dự án sản xuất Điện chỉ cố định tại một tỉnh thành

còn của dự án Truyền tải và phân phối điện thì rộng, đi qua nhiều tỉnh thành

Địa điểm xây dựng, thi công các dự án sản xuất Điện thì lại có những đặc

trưng riêng:

Nhà máy Thủy điện thường xây dựng ở khu vực miền núi, đường giao thông

khó khăn; phần lớn các chủ đầu tư đều phải bỏ ra số tiền tương đối lớn để mở đường

giao thông phục vụ công tác thi công xây dựng và vận hành

Địa điểm xây dựng nhà máy Nhiệt điện thường gần vùng nhiên liệu để thuận

lợi trong việc vận chuyển nhiên liệu

Đặc điểm khác Ngoài các đặc điểm trên, các dự án ngành Điện còn một số

các đặc điểm riêng như:

 Mức độ tổn thất điện năng trên lưới truyền tải và phân phối hiện còn

khá cao

 Dòng tiền vào của các dự án truyền tải, phân phối khá phức tạp, rất

khó bóc tách và tính toán hiệu quả từng nhánh đường dây riêng biệt:

SƠ ĐỒ 1.2: Dòng tiền của các dự án truyền tải, phân phối điện hiện nay

Nhà máy

Trạm biến áp

500 KV,

220 KV

Trạm biến áp

35 KV, 10 KV

Trạm biến áp 220V,

110 V

Hộ gia đình, doanh nghiệp

huyện

Công ty điện lực tỉnh, thành phố

Công ty điện lực bắc, trung, nam

Thu tiền điện

Thanh toán tiền điện

Thanh toán tiền điện

EVN

Thanh toán tiền điện Thanh toán

(Nguồn: Tổng công ty truyền tải Điện Quốc gia)

 Hoạt động của nhà máy Thủy điện phụ thuộc điều kiện tự nhiên:

Phụ thuộc vào lưu lượng nước tại vị trí xây dựng nhà máy: vào mùa khô,

nguồn nước ở các sông thường thấp, do đó các nhà máy không thể chạy hết công

Trang 27

suất hoặc có thể tạm ngừng hoạt động Do đó, các nhà máy nhỏ thường chịu bất lợirất lớn Trong khi đó, các nhà máy lớn phải thực hiện chức năng điều tiết lũ và đảmbảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt.

Điều kiện địa chất và thủy văn phức tạp, cần có số liệu trong thời gian dài:

Trên thực tế những nghiên cứu về địa chất và thủy văn trong thời gian dài thườngđược thực hiện ở cấp độ NCKT ở các dự án lớn Trong khi hầu hết các dự án nhỏ,hoạt động trên chưa được nghiên cứu kĩ do việc thu thập dữ liệu về địa chấn luônkèm theo hạng mục về khoan thăm dò địa chất rất tốn kém; các dữ liệu về khí tượngthủy văn được thu thập trong giai đoạn ngắn hoặc không có dữ liệu tại địa điểm đặtnhà máy

c) NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH ĐIỆN

Nguồn vốn đầu tư phát triển điện lực lớn, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư toàn xãhội Bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trong nước (Vốn ngân sách nhà nước, vốn bán cổphần của EVN, phát hành trái phiếu, vốn vay, vốn khác …) và vốn đầu tư nước ngoài

Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đang đứng trước bài toán lớn khi cânđối tài chính cho cả giai đoạn 2006-2010, do nguồn vốn thiếu hụt để đầu tư các dự áncông trình nguồn và lưới điện lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng Theo tính toán củaEVN, giai đoạn 2008-2010, ngành điện cần 780.000 tỷ đồng để đầu tư nhưng EVN chỉthu xếp được 300.000 tỷ đồng, phần còn lại 750.000 tỷ đồng phải huy động từ bênngoài

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, EVN đã có các phương án huy động vốn: pháthành trái phiếu, cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất điện, vay các ngân hàng, …

Vốn của EVN:

Vốn đầu tư của EVN được cân đối từ các nguồn: khấu hao, cổ phần hóa,ngân sách cấp, vay,…

Trang 28

Năm 2008, trong số 28 dự án nguồn điện EVN đang thi công thì có tới 12 dự

án không thể triển khai tiếp do thiếu vốn Kế hoạch vốn đầu tư cả năm của tập đoàn

là 43.130 tỉ đồng, nhưng nguồn khấu hao cơ bản của tập đoàn chỉ đảm bảo được9.300 tỉ đồng, còn lại phải huy động từ vốn bán cổ phần, vốn vay và các nguồn khácTheo kế hoạch năm 2008, vốn tự có của EVN tăng đạt 11.929 tỷ đồng Tuynhiên, đến tháng 06/2008, vốn tự có của EVN giảm 3.769 tỷ đồng, chỉ còn 8.160 tỷđồng, chưa đủ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các dự án theo quy hoạch pháttriển ngành điện

Trong giai đoạn 2006 – 2010, ngành điện cần đầu tư và đưa vào vận hành thêm

68 nguồn điện (tổng công suất 16.805 MW) Trong đó, 27 dự án do EVN đầu tư (tổngcông suất 8.326 MW), 5 dự án (tổng công suất 3.150 MW) do EVN liên doanh vớitổng vốn đầu tư 250.000 tỷ đồng Sau khi đã huy động các nguồn, EVN mới thu xếpđược 234.000 tỷ đồng (bao gồm: vốn tự có 67.810 tỷ đồng, vốn ngân sách 7.000 tỷđồng, vốn tín dụng Nhà nước 17.336 tỷ đồng, vay thương mại nước ngoài 261,3 triệuUSD – tương đương 4.254 tỷ đồng, vay thương mại trong nước 6.118 tỷ đồng, ); vẫncòn thiếu 16.000 tỷ đồng

BẢNG 1.7: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CỦA EVN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

EVN trên cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án điện để đưa vào vận hànhtrong các năm 2008, 2009 và 2010 đã lập kế hoạch giải ngân vốn theo từng thánggửi các ngân hàng thương mại để bố trí và giải ngân vốn, đáp ứng tiến độ từng dự

án Trên tinh thần chia sẻ khó khăn vì lợi ích chung, EVN và các ngân hàng thươngmại đã đàm phán và điều chỉnh lại mức lãi suất cho phù hợp với tình hình mới,nhằm đảm bảo giải ngân vốn vay và tiếp tục thực hiện ký kết các hợp đồng tíndụng

Trang 29

Vốn khác:

Các nguồn vốn đầu tư cho ngành điện ngoài EVN bao gồm: Tổng công ty Sông

Đà, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama),

o Vốn đầu tư nước ngoài

Trước giai đoạn 2000 - 2005, đã có một số nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các

dự án nguồn điện của Việt Nam theo hình thức BOT (Hợp đồng xây dựng - vậnhành - chuyển giao) và IPP (Nhà máy điện độc lập) Hai dự án BOT lớn nhất là Phú

Mỹ 2.2 (720 MW), Phú Mỹ 3 (720MW) Một số dự án IPP: nhà máy điện HiệpPhước (375 MW), Formusa (150MW), Nomura Hải Phòng (50 MW)

Trong thời gian từ 2005 trở lại đây, ngành điện không thu hút được thêm bất kỳnhà đầu tư nước ngoài nào khác gia nhập ngành, nguyên nhân là do hình thức đầu tưBOT chủ trương không được khuyến khích do giá mua điện cao hơn nhiều so với giábình quân và phải cam kết mua điện theo giá cố dịnh trong thời gian dài

Mô hình IPP là mô hình phù hợp với sự phát triển của thị trường điện trongtương lai Tuy nhiên, hình thức này chưa hấp dẫn các nhà đầu tư do không được camkết sản lượng và giá mua theo thỏa thuận

Ngoài ra còn có các hình thức đầu tư khác như: BT (xây dựng - chuyển giao),BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành), BOO (xây dựng – vận hành – sở hữu)liên doanh, Công ty cổ phần Tuy nhiên các hình thức đầu tư này ít được sử dụng

Thiếu vốn đầu tư cho ngành điện sẽ dẫn tới nguy cơ đình trệ các dự án điện.

Theo các nguồn thông tin tự thống kê được Trong năm 2008, EVN đã đình hoãn

370 hạng mục công trình với giá trị 1.235 tỷ đồng Việc đình trệ và giãn tiến độ các

dự án sẽ dẫn tới thiếu hụt điện trên 3 tỷ Kwh điện/năm.

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngành Điện.

Toàn bộ quá trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp của NHQĐđược chia thành 4 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cho vay

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng tín dụng

Giai đoạn 3: Giải ngân

Giai đoạn 4: Quản lý khoản vay, thu hồi nợ

Trang 30

Thẩm định tín dụng là một phần không thể thiếu được trong quy trình nghiệp

vụ cho vay Mục đích của thẩm định tín dụng là nhằm đánh giá một cách chính xác

và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay Nó

là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng, và cũng là một khâu kháphức tạp đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc, kiến thức về nghiệp vụ cũng nhưnhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng Vì vậy, thẩm định tín dụng cần phảiđược chi tiết hoá thành một quy trình riêng gọi là quy trình thẩm định tín dụng Đặcbiệt là đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư lại càng đòi hỏi quy trình thẩm địnhchặt chẽ, để có thể giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng

Trang 31

Được thông qua

Chấm điểm tín dụng;

Xếp hạng tín dụng nội bộ

Chưa thông qua

QHKH Phối hợp định giá TSĐB

Lưu hồ sơ, tài liệu

Thông báo cho khách hàng

Trình Phòng Tái thẩm định Hội sở – Hội đồng tín dụng cấp trên:

Tái thẩm định, kiểm soát lại các nội dung đã thẩm định.

Họp hội đồng đánh giá chung và biểu quyết.

Chưa thông qua

Dự án có hiệu quả

Tổng giám đốc ra quyết định cho vay

Thuộc quyền phán

quyết

Vượt quyền phán quyết

SƠ ĐỒ 1.3: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trang 32

Với những chuẩn mực chung cho toàn bộ hệ thống tín dụng của MB, Giaiđoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cho vay được thực hiện bởi bộ phận QHKH, Hỗ trợQHKH – Phòng QHKH Doanh nghiệp và Phòng Thanh toán quốc tế

Mỗi nhân viên, cán bộ tín dụng đều tự mình đảm nhận một hoặc một số dự

án nhất định, và có trách nhiệm thẩm định chính xác dự án đó; sau đó đưa ra để xuấtvới trưởng phòng hoặc giám đốc chi nhánh, cùng trao đổi để đi đến quyết định cuốicùng Tại MBHK, sau khi khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn và các giấy tờ liênquan khác, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định Quy trình thẩm định một dự ánđầu tư thông thường gồm bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thẩm định tổng quát

Cán bộ tín dụng tiến hành xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng và thu thậpthêm những thông tin cần thiết bổ sung Hồ sơ vay vốn của khách hàng doanhnghiệp gồm:

- Điều lệ công ty (tổng công ty)

- Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc giám đốc giám đốc tàichính kế toán trưởng…

- Ủy quyền của Hội đồng quản trị cho người ký các giấy tờ giaodịch

- Quy chế quản lý tài chính (nếu có)

- Hồ sơ giới thiệu năng lực của khách hàng

Hồ sơ về sử dụng vốn vay

- Giấy đề nghị vay vốn trung dài hạn

Hồ sơ về tình hình tài chính

Trang 33

- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minhbáo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 năm gần nhất và báo cáo nhanhđến thời điểm gần nhất.

- Chi tiết các khoản phải thu, phải trả, TSCĐ, hàng tồn kho, vayngắn hạn, vay dài hạn Ngân hàng

- Bảng quyết toán thuế

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ

- Bảng lương và giấy tờ có thể chứng minh được thu nhập hàngtháng của khách hàng

- Các giấy tờ sở hữu khác (ô tô, xe máy …)

- Một số hợp đồng, hóa đơn… liên quan đến hoạt động kinh doanhcủa khách hàng

Hồ sơ về tài sản đảm bảo

- Nghị quyết Hội đồng quản trị dùng tài sản để đảm bảo cho vay

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp TSĐB

- Biên bản bàn giao hồ sơ TSĐB

- Biên bản Định giá TSĐB, tờ trình định giá

- Hợp đồng cầm cố / thế chấp

Hồ sơ khác theo yêu cầu của MB

Trong giai đoạn này, NVQHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốntheo quy định và hướng dẫn của Ngân hàng, tiếp nhận bộ hồ sơ đồng thời kiểm tratính đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn Sau khi nhận hồ sơ, NVQHKH kýnhận về thời điểm nhận đủ hồ sơ (ngày, tháng năm nhận) và danh mục hồ sơ đãnhận

Giai đoạn 2: Thẩm định chi tiết

Trong giai đoàn này NVQHKH tiến hành thẩm định, kiểm tra sự phù hợpgiữa nhu cầu về phương án sử dụng sản phẩm dịch vụ với khả năng đáp ứng nhucầu khách hàng của Ngân hàng thông qua việc điều tra, thu thập, xác minh và tổnghợp thông tin về khách hàng; chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; tham

Trang 34

quan thực tế văn phòng và địa điểm sản xuất kinh doanh của các nhà cung cấp, quacác phương tiện thông tin đại chúng … nhằm đánh giá một cách chính xác về khảnăng sinh lời của dự án, về năng lực khách hàng Qua đó xác định khả năng thuhồi nợ khi ngân hàng cho vay.

Trường hợp NVQHKH thấy hồ sơ xin tài trợ vốn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng,chưa hợp pháp, hợp lệ hoặc dự án đầu tư không đem lại hiệu quả, NVQHKH traođổi với khách hàng để bổ sung và làm rõ nhưng điểm còn chưa đủ điều kiện; đồngthời cũng trao đổi thêm với Trưởng/Phó phòng QHKH hoặc Phòng QLTD chinhánh để cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp Nếu khách hàng không hoàn thiệnđược hồ sơ vay vốn, không làm rõ được những điểm khúc mắc trong bộ hồ sơ vàkhông chứng minh được tính hiệu quả của dự án đầu tư; thấy khách hàng không đủđiều kiện cấp tín dụng, NVQHKH phải báo cáo Trưởng/Phó Phòng QHKH DN xin

ý kiến thực hiện và hoàn trả khách hàng bộ hồ sơ, từ chối việc vay vốn của kháchhàng khi đã có ý kiến của cấp trên Ngược lại, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện vayvốn và dự án đầu tư theo kết quả thẩm định của cán bộ thẩm định là khả thi và cóhiệu quả thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo là lập tờ trình, báo cáo thẩm định, trìnhtrưởng phòng kinh doanh ký duyệt

Giai đoạn 3: Lập tờ trình, báo cáo thẩm định và trình trưởng phòng kinh

doanh ký duyệt

Kết thúc quá trình thẩm định chi tiết, khách hàng đã đủ điều kiện vay vốn,NVQHKH phải viết báo cáo thẩm định (tờ trình thẩm định) trình bày mạch lạc cáckết quả phân tích, phản ánh trung thực các thông tin thu thập, tổng hợp được lên chotrưởng phòng Kinh doanh

Phối hợp định giá TSĐB: Trong quá trình thẩm định, nếu nhận thấy có thể

cho vay, NVQHKH chủ động báo cáo Trưởng phòng và đề nghị nhân viên Hỗ trợQHKH tham gia đánh giá TSĐB, Nhân viên hỗ trợ QHKH chịu trách nhiệm thẩmđịnh TSĐB độc lập, khách quan sau đó lập báo cáo thẩm định TSĐB chuyển chophụ trách bộ phận hỗ trợ QHKH ký kiểm soát trước khi chuyển cho NVQHKH Báocáo thẩm định TSĐB là một phần không tách rời của Tờ trình thẩm định (Tờ trìnhthẩm định của NVQHKH chỉ nêu và đánh giá sơ bộ về TSĐB)

Trang 35

Kiểm soát 1: Nếu khoàn vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Trưởng/Phó

Phòng QHKH DN thì họ sẽ xem xét hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung Tờ trìnhthẩm định và ghi ý kiến riêng (nếu có) tại phần cuối của Tờ trình thẩm định và kýkiểm soát Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ thì trưởng phòng

sẽ yêu cầu NVQHKH xem xét thẩm định lại những khoản mục chưa rõ hoặc cùngvới cán bộ quản lý tín dụng chi nhánh và NVQHKH trao đổi với nhau để làm rõ vấn

đề đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp như: (i) Tiếp tục thu thập thêm thông tin(ii) Đàm phán với khách hàng về các điều kiện tín dụng thích hợp (iii) Báo cáo xin

ý kiến chỉ đạo thêm của cấp trên Nếu không được Trưởng phòng chấp thuận thôngqua, NVQHKH từ chối cấp tín dụng với khách hàng khi đã có ý kiến chấp thuận củaTrưởng/Phó Phòng QHKH DN

Ngược lại trường hợp báo cáo thẩm định của CV QHKH được thông qua, xétthấy Ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hang; Trưởngphòng QHKH sẽ ký duyệt và chuyển lên cấp trên – phòng quản lý tín dụng chinhánh và Giám đốc chi nhánh để phê duyệt báo cáo thẩm định Chuyển qua Giaiđoạn 4: Phê duyệt báo cáo thẩm định

Giai đoạn 4: Phê duyệt báo cáo thẩm định

Xét duyệt 1: Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Trưởng/Phó

Phòng QHKH DN thì Trưởng/Phó Phòng tiến hàng phê duyệt khoản vay Sau đó,báo cáo thẩm định được trình lên Giám đốc phê duyệt Khi được sự đồng ý củaGiám đốc thì dự án mới được vay vốn Cán bộ tín dụng gửi thông báo chấp thuậncho vay hoặc thông báo trực tiếp cho khách hàng biết dự án được vay vốn haykhông

Xét duyệt 2: Nếu khoản vay thuộc thẩm quyến của Giám đốc/Phó Giám đốc

Chi nhánh thì Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh tiến hành phê duyệt khoản vaysau đó chuyển sang thực hiện các giai đoạn tiếp theo của quy trình tác nghiệp chovay Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Giám đốc/Phó Giám đốc Chinhánh và cần có ý kiếm tái thẩm định của Phòng QLTD Chi nhánh thì chuyển quaPhòng QLTD Chi nhánh

Trang 36

Kiểm soát 2: Nếu khoản vay vượt thẩm quyền của Giám đốc/Phó Giám đốc

Chi nhánh thì Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh xem xét hồ sơ vay vốn, kiểm soátnội dung Tờ trình thẩm định và ghi ý kiến riêng (nếu có) tại phần cuối của Tờ trìnhthẩm định và ký kiểm soát Rồi trình báo cáo thẩm định này kèm với tờ trình vượtmức phán quyết lên phòng Tái thẩm định Hội sở

Tái thẩm định (tại Hội sở): Nếu khoản vay vượt thẩm quyền duyệt của Giám

đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh, trên cơ sở Tờ trình thẩm định của Phòng QHKH DN,báo cáo thẩm định của Phòng QLTD Chi nhánh và hồ sơ vay vốn của Khách hàng;Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh ký tờ trình vượt mức phán quyết NVQHKHchuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng Tái thẩm định, phòng QLTD Hội sở và Hội đồngtín dụng cấp trên (nếu dự án quy mô lớn và phức tạp) để thực hiện việc tái thẩmđịnh (lần 2)

Xét duyệt 3: Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn do Chi nhánh gửi và Báo cáo

Thẩm định của Phòng QLTD Hội sở, các thành viên của Ban Tổng Giám đốc xétduyệt khoản vay theo thẩm quyền của từng cá nhân

Sau khi có phê duyệt khoản vay, Phòng QLTD Hội sở tiến hành lập và gửithông báo cũng như hồ sơ vay vốn cho Chi nhánh NVQHKH có nhiệm vụ thôngbáo cho khách hang và chuyển hồ sơ qua bộ phận hỗ trợ tín dụng để lưu hồ sơ vayvốn của khách hàng Trường hợp khoản vay bị từ chối bởi các cấp có thẩm quyền,NVQHKH cũng chịu trách nhiệm thông báo và trả lại hồ sơ cho khách hàng khi đã

có ý kiến chỉ đạo của cấp trên

Như vậy, trong cả quá trình cho vay tín dụng, tài trợ dự án đầu tư bao gồm 4

giai đoạn (đã nêu trên) thì công tác tổ chức thực hiện thẩm định dự án là giai đoạn

đầu tiên trong cả quá trình cho vay: giai đoạn thẩm định và xét duyệt cho vay Đây

là giai đoạn chủ chốt và quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng cho vay, tài trợ dự áncủa Ngân hàng Vị trí và các giai đoạn trong quá trình cho vay tín dụng (tài trợ dựán) được mô hình hóa theo sơ đồ 1.4

Trang 37

SƠ ĐỒ 1.4: SƠ ĐỒ TÁC NGHIỆP QUÁ TRÌNH CHO VAY TẠI MBHK

( Đối với Phòng Khách hàng Doanh nghiệp tại Chi nhánh – NHQĐ )

Trưởng/Phó Phòng QHKH

Phòng QLTD chi nhánh

GD/PGD chi nhánh

QLTD Hội sở Ban TGĐ

1.4 Kiểm soát 1

1.5 xét duyệt 1

1.6 Tái Thẩm định

1.7 Kiểm soát 2

1.8 xét duyệt 2

1.9 Tái Thẩm định 1.10

xét duyệt 3

Từ chối

2.1 Lập thông báo tín dụng thỏa thuận HĐ 2.2 Hoàn

thiện Hồ sơ

thủ tục theo

phê duyệt

2.3 Soạn thảo các HĐTD

2.4 Kiểm soát HĐ

Từ chối 2.5 Mở

tài khoản cấp mã KH

2.6 Ký hợp đồng Văn bản

Từ chối Chấp thuận

2.7 Nhận TSĐB

2.8 Nhập kho TSĐB

Chấp thuận

3.1 Kiểm soát điều kiện giải ngân

3.2 Kiểm soát hồ sơ giải ngân

3.3 Ký giải ngân

3.5 Hạch toán kế toán và giải ngân

Trang 38

1.2.2.3 Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của các DN ngành Điện

Đối với các hồ sơ vay vốn đầu tư dự án nói chung và dự án ngành Điện nóiriêng, tùy theo mục đích, quy mô và tính chất của từng dự án, hình thức và nguồnvốn đầu tư của dự án mà ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung khác nhau.Tuy nhiên, về cơ bản MBHK xem xét và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn trên banội dung chính sau: Thẩm định khách hàng vay vốn (chủ đầu tư và đơn vị được ủyquyển vay vốn nếu có), thẩm định dự án đầu tư và thẩm định tài sản đảm bảo

Thẩm định Chủ Đầu tư dự án và đơn vị được ủy quyền vay vốn (nếu có)

Trong phần này, cán bộ QHKH sẽ tập trung thẩm định từ những phân tích,đánh giá chung dựa vào nhận định sau khi tổng hợp thông tin của Cán bộ QHKH vềkhách hàng và dựa vào kết quả chấm điểm tín dụng theo hệ thông xếp hạng tín dụngnội bộ T24 của MB Từ đó, đi vào Thẩm định ở các tiêu chí cụ thể như:

Thứ nhất: Thẩm định tư cách pháp nhân của Chủ đầu tư dự án.

Khi thẩm định tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, Chuyên viên QHKH(CVQHKH) thẩm định những thông tin chung về khách hàng, dựa vào hồ sơ pháp

lý mà khách hàng cung cấp, dựa vào những thông tin thu thập tổng hợp được từnhiều nguồn…

- Loại hình doanh nghiệp

- Độc lập hay phụ thuộc

- Người đại diện theo pháp luật

- Người đại diện theo uỷ quyền

- Lịch sử hình thành và phát triển của Chủ đầu tư

Thứ hai: Thẩm định khả năng quản lý (của chủ đầu tư hoặc ban lãnh đạo của đơn vị đầu tư dự án, những người làm nghiệp vụ)

CVQHKH thẩm định cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của cơ quan làmchủ đầu tư dự án Đồng thời thẩm định năng lực quản lý của ban lãnh đạo của cơ

Trang 39

quan làm chủ đầu tư Năng lực của chủ đầu tư thể hiện ở năng lực kinh doanh ( uytín trên thương trường, kinh nghiệm kinh doanh…) và năng lực tài chính:

- Khả năng quản lý tài chính

- Trình độ kỹ thuật nghiệp vụ

- Khả năng tổ chức sản xuất, tiếp thị

Thứ ba: Thẩm định tình hình hoạt động của Chủ đầu tư.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính: Thẩm định các tiêu chí về các sản

phẩm và dịch vụ chính: thương hiệu của sản phẩm dịch vụ, đặc tính, quy trình sảnxuất, giá cả, kênh phân phối, sản phẩm thay thế, …

Cơ sở và năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất/ Tổng số lao

động/ Tổng số đơn vị thành viên; Cơ sở sản xuất (nhà xưởng, dây chuyền côngnghệ, hệ thống cửa hàng phân phối, …)

Quan hệ với các nhà cung cấp, nhà tiêu thụ, nhà thầu…: Số lượng, tên nhà

cung cấp/ nhà tiêu thụ và mức độ tập trung; Quan hệ với nhà cung cấp/ nhà tiêu thụ:mức độ uy tín, phương thức tiêu thụ, phân phối, các chính sách ưu đãi,…

Thứ tư: Thẩm định phân tích đánh giá tài chính của Chủ đầu tư:

Việc Thẩm định phân tích, đánh giá tài chính của Chủ đầu tư chủ yếu dựavào các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Cơ cấu của tổng doanh thu và lợi nhuận lĩnh vực hoạt động của chủ đầu tư

- Đánh giá khả năng kinh doanh tổng quát qua các số liệu về tính sinh lời

- Đánh giá thế mạnh tài chính của toàn bộ công ty qua một số chỉ tiêu về vốn,thanh khoản

- Đánh giá khả năng quản lý qua các chỉ số hiệu quả hoạt động, hiệu quả sửdụng đồng vốn

- Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (Quan trọng, đó chính làchất lượng các tài sản có)

- Đánh giá khả năng đầu tư: Lợi nhuận

Thứ năm: Thẩm định Tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng của chủ đầu tư.

- Quan hệ tín dụng chung: Nêu tổng dư nợ, tình hình quan hệ tín dụng với cácngân hàng, nêu rõ ngân hàng nào tài trợ chính và ngân hàng nào quản lý hầu hếtdoanh thu của khách hàng

Trang 40

- Quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Quân đội: Nêu tổng dư nợ, tình trạng cáckhoản vay, khả năng trả nợ Nêu vị thế của Ngân hàng Quân đội so với các Ngânhàng khác, tỷ lệ tài trợ của Ngân hàng Quân đội, khả năng quản lý doanh thu

Thẩm định dự án đầu tư:

Khi thẩm định dự án đầu tư cán bộ thẩm định sẽ tập trung thẩm định nhữngkhía cạnh sau:

Thứ nhất: Thẩm định về điều kiện pháp lý của dự án.

Đây là việc xem xét những vấn đề chịu sự quản lý chi phối của pháp luậthiện hành Chủ thể thẩm định sẽ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ hồ sơ trình duyệt, tưcách pháp lý, mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư, hình thức đầu tư và thời hạn đầu tư

Tính đầy đủ của hồ sơ trình duyệt thể hiện ở giấy phép đăng ký đầu tư, giấyphép đầu tư, giấy phép nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu (nếu phải nhậpkhẩu), các loại giấy tờ có liên quan đến việc sử dụng đất như giấy phép xây dựngnếu dự án có xây dựng

Thẩm định cơ sở lập đề án xây dựng

Khi thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư phải trả lời được những câu hỏisau: mục tiêu của dự án có phù hợp đáp ứng mục tiêu của ngành, địa phương hoặc

cả nước hay không, sự cần thiết cho việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, dự

án mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và cho xã hội như thế nào, xem xét việc ai làngười chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhưcủa dự án Có thể nói việc xem xét điều kiện pháp lý của dự án là bước khởi đầuquan trọng để tiến hành thẩm định các nội dung tiếp theo

Thứ hai: Thẩm định về phương diện thị trường của dự án

Thị trường của dự án là vấn đề hết sức quan trọng và là yếu tố quyết địnhđến mục tiêu cũng như quy mô của dự án, tác động đến dự án trong suốt quá trìnhhoạt động sau này Do đó nghiên cứu thị trường phải là sự nghiên cứu tỷ mỷ, cókhoa học xuất phát từ nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất mặt hàng gì, quycách phẩm chất thế nào, khối lượng bao nhiêu, lựa chọn phương thức bán hàng tiếpthị nào để tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai Tuynhiên, đối với các dự án thuộc các doanh nghiệp ngành Điện hiện nay, các dự án về

Ngày đăng: 26/11/2015, 00:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Ngân hàng TMCP Quân Đội: Hồ sơ dự án “Đường dây 110KV Nhơn Trạch – Nhà Bè” của Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia thẩm định tại MBHK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường dây 110KV Nhơn Trạch –Nhà Bè
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương: Giáo trình Kinh tế Đầu tư – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 2007 Khác
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt: Giáo trình Lập dự án, NXB Thống kê, 2005 Khác
3. PGS.TS Phước Minh Hiệp, Th.S. Lê Thị Vân Đan: Thiết lập & Thẩm định dự án đầu tư - NXB Thống kê 2007 Khác
4. Ngân hàng TMMCP Quân Đội: Bản tin nội bộ MB Tháng 12/2008 Khác
5. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Phòng Quản lý rủi ro – Hội sở chính: Danh sách Hồ sơ các dự án đầu tư tại MB qua các năm Khác
6. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Quyết định số 114/QĐ-NHQĐ-HS ngày 15/11/2007 của Tổng Giám đốc NHQĐ: Ban hành hướng dẫn tác nghiệp quá trình cho vay Khác
10. Mạch Huyền Anh, Khoá luận tốt nghiệp, Tài chính doanh nghiệp 46a Khác
11. Phạm Quỳnh Anh, Khoá luận tốt nghiệp, Kinh tế đầu tư 46a Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w