Chuyên môn hoá hơn nữa trong công tác thẩm định

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦACÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 109 - 111)

Trong hoạt động kinh doanh chyên môn hoá được coi là một yêu cầu cần thiết để có hiệu quả cao hơn khi mà quy mô và trình độ công nghệ đã đạt đến mức

độ nhất định. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. Như ta đã biết thẩm định là một công việc phức tạp nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng tại Ngân hàng, đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải tiến hành thẩm định trên tất cả các phương diện: Tư cách pháp lý năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, các mặt thị trường tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật của dự án, nội dung hiệu quả tài chính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Để tiến hành những công việc trên cần phải có những cán bộ có kiến thức chuyên sâu vào từng lĩnh vực.

Trước mắt, MBHK nên có sự phân tách rõ ràng giữa cán bộ thẩm định dự án đầu tư với cán bộ tín dụng cho vay Doanh nghiệp, vay tiêu dùng, bảo lãnh… Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định các dự án đầu tư lớn cho các cán bộ thẩm định, để từ đó, dần thành lập tổ Dự án chỉ chuyên tập trung về mảng dự án đầu tư, có thể chịu trách nhiệm cả công tác thẩm định lẫn quản trị rủi ro. Đồng thời trong Tổ dự án lại chia từng mảng cụ thể do từng người phụ trách để lại tiếp tục được cử đi đào tạo chuyên sâu về mảng mình phụ trách.

Mặt khác, mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng nên một người không thể có những hiểu biết đầy đủ về các khía cạnh của dự án như có những cán bộ tín dụng rất giỏi trong lĩnh vực thẩm định tài chính nhưng lại không hiểu biết nhiều về mặt công nghệ kỹ thuật của dự án. Ngân hàng cần phải tiến hành phân công từng công việc cho mỗi cán bộ thẩm định để họ đi chuyên sâu về một mảng nào đó phát huy tối đa những điểm mạnh của họ, nâng cao sức mạnh tập thể trong việc thẩm định dự án, giúp cho công tác thẩm định của Ngân hàng được xem xét một cách kỹ lưỡng ở tất cả mọi khía cạnh, từ đó tổng hợp các kết luận từ các cán bộ thẩm định để đưa ra những ý kiến đúng đắn tới ban lãnh đạo Ngân hàng để quyết định có cho vay vốn hay không. Việc thực hiện chuyên môn hoá đối với từng cán bộ thẩm định phải được thực hiện đồng thời với việc phân loại khách hàng.

Làm được những điều ở trên, công tác thẩm định dự án của NHQĐ chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn và mức độ chính xác hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦACÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w