Từng bước thực hiện chuyên môn hoá trong thẩm định dự án

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦACÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 111 - 113)

Điện.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động đầu tư tín dụng nói riêng luôn gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Đây là mối quan hệ tạo tiền đề và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển hoạt động đầu tư tín dụng của NHTM luôn gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Việc đầu tư tín dụng vào những dự án trung và dài hạn thường kéo theo sự huy động nguồn lực lớn của xã hội cho việc thực hiện mục tiêu cụ thể nào đó. Chính sự huy động này nếu đạt hiệu quả sẽ đem lại lợi ích lớn cho bản thân ngân hàng, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội ngược lại nó có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Nên đầu tư tín dụng theo dự án phải đảm bảo phương châm lấy hiệu quả chung của nền kinh tế và hiệu quả riêng của khách hàng làm mục đích hoạt động. Hoạt động kinh doanh của MBHK cũng không nằm ngoài phương châm đó, nên khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư không chỉ thẩm định đến những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của chi nhánh như khả năng trả nợ và thời gian thu hồi vốn mà cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả riêng của doanh gnhiệp và hiệu quả chung của nền kinh tế.

Trong đầu tư tín dụng ngân hàng cần tiến hành kiểm tra sự hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn vay, quá trình kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Chi nhánh cần tiến hành xây dựng riêng cho mình một quy trình thẩm định cụ thể, cập nhật các phương pháp tính toán các chỉ tiêu mới giúp cho ngân hàng nâng cao được chất lượng cuả công tác thẩm định dự án đầu tư. Có

thể định kỳ phân tích tình hình tài chính của dự án để có những yêu cầu giúp đỡ đề ra những phương án thu hồi vốn nếu dự án không đem lại hiệu qủa như mong muốn.

Khi phân tích về mặt tài chính của dự án cần phải hoàn thiện hơn nữa các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Không chỉ tính toán đến các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời và nguồn trả nợ của dự án mà còn cần phải quan tâm đến mức độ an toàn của dự án. Không chỉ đơn thuần sử dụng các chỉ tiêu phân tích giản đơn mà phải sử dụng phân tích tài chính bằng giá trị hiện tại, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản cần được sử dụng để thẩm định tất cả các dự án là: NPV,IRR, phân tích độ nhạy của dự án. Khi thẩm định tài chính của bất kỳ dự án vay vốn trung và dài hạn nào cần phải tính toán đầy đủ, chính xác 3 chỉ tiêu trên mới có thể đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì nếu chỉ sử dụng một chỉ tiêu NPV thì mới chỉ phản ánh quy mô lãi của dự án, NPV còn phụ thuộc lãi suất vay, chưa phản ánh tỷ suất sinh lời của bản thân dự án phải sử dụng chỉ tiêu IRR thì mới cho biết được điều đó. Nếu như không sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy sẽ không cho ta kết luận chính xác về dự án có còn hiệu quả hay không khi những nhân tố ảnh hưởng đến dự án thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Trong phương pháp phân tích độ nhạy khi thẩm định dự án đầu tư ngành Điện, Nếu như dự án “Đường dây 220KV Cát Lái – Nhà Bè” chỉ vay có 60 tỷ đồng nên có thể chỉ cần xem xét sự thay đổi của 2 chỉ tiêu IRR, NPV; nhưng với các dự án sản xuất điện, dự án truyền tải và phân phối điện lớn hơn nữa thì MBHK nên xem xét thêm một số chỉ tiêu khác như thu nhập thuần hay lợi nhuận của dự án, thời gian hoàn vốn... hoặc bổ sung trường hợp thay đổi về số năm xây dựng dự án bị chậm trễ, lãi suất ngân hàng tăng (giảm) ... để từ đó có thể định hướng được một cách đúng đắn và chính xác hơn trong việc ra quyết định tài trợ dự án

Với những dự án sản xuất thì chi nhánh cần phải tiến hành tính toán điểm hoà vốn nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần có để dự án không bị lỗ không mất khả năng thanh toán.

Về cách tính dòng tiền: cần phải tính cho cả đời dự án chứ không chỉ tính trong thời gian dự án còn vay của ngân hàng. Bởi khi tính dòng tiền trả nợ trong dự

án là tính cho tương lai, nếu như trong phân tích dự án chỉ có hiệu quả trong thời gian trả nợ còn trong suốt thời gian conf lại của dự án hoạt động không có hiệu quả thì khả năng trả nợ tính ở trên sẽ là không chắc chắn. Mặt khác đối với những dự án vay trung và dài hạn cần phải tính đến yếu tố lạm phát trong tỷ suất chiết khấu nhằm xác định tỷ suất phù hợp cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đảm bảo những thông tin mà chúng phản ánh là chính xác, ví dụ như với chỉ tiêu NPV nếu tỷ suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại.

Ngoài ra, MBHK cần tăng cường áp dụng các phương pháp hiện đại trong công tác thẩm định dự án đầu tư, có sự so sánh, học hỏi phương pháp thẩm định của các ngân hàng có uy tín. Tiếp tục bổ sung và xây dựng một số các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án đầu tư ngành Điện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦACÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w