Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng của các ngân hàng rất đa dạng và phức tạp từ các doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ gia đình, yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp dựa vào để có quyết định đầu tư vốn hay không đó chính là sự hiểu biết nhất định về khách hàng và dự án vay vốn. Mức độ hiểu biết về khách hàng cũng như về dự án vay vốn phụ thuộc vào lượng thông tin thu thập được. Có thể nói thông tin là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hàng các bước phân tích và đánh giá thẩm định dự án vay vốn. Thông tin đầy đủ nhiều chiều với độ tin cậy cao có ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định. Để thẩm định một dự án cho vay vốn đòi hỏi ngân hàng cần thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, thị trường tiêu thụ…Ngoài ra còn có thông tin liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và quá trình sản xuất kinh doanh.
Việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, việc chấm điểm tín dụng nội bộ, đánh giá các chỉ tiêu tài chính hay các chỉ tiêu phi tài chính…đều được thực hiện trên cơ sở những thông tin mà cán bộ thẩm định ngân hàng thu thập được, nếu những thông tin đó là chính xác thì kết quả mà các chỉ tiêu này phản ánh là đáng tin cậy, ngược lại cho dù việc tính toán các chỉ tiêu này có đưa ra kết quả rất cao nhưng bản thân nó lại dựa vào những nguồn thông tin không trung thực thì kết quả đó sẽ không có ý nghĩa gì, có thể nó sẽ đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm khi cho vay vốn. Do vậy việc thu thập thông tin là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư tại MB.
Trước đây, nguồn thông tin của ngân hàng chủ yếu chỉ lấy từ doanh nghiệp, thông thường cán bộ tín dụng căn cứ vào các báo cáo tài chính, báo cáo khả thi của dự án do doanh nghiệp cung cấp để tiến hành đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Song rất khó xác định được độ chính xác của các báo cáo đó vì theo chế độ hạch toán hiện nay các doanh nghiệp đều là những đơn vị hạch toán độc
lập, kết quả thu nhập của họ có liên quan đến phần thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, cho nên thu nhập thực tế của họ thường không được phản ánh đúng nó thường lớn hơn so với các số liệu mà doanh nghiệp đưa ra cho các cơ quan thuế. Khi lập dự án đầu tư xin vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp đều muốn vay vốn mà tính toán hiệu quả của đầu tư không phản ánh đúng thực chất của dự án, khai giảm chi phí và tăng thu nhập, giảm những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy khi khách hàng cung cấp thông tin không chính xác sẽ dẫn đến kết quả tín dụng của ngân hàng thiếu chính xác
Hiện nay, hệ thống thông tin của MBHK tuy đã phát triển song vẫn chưa hoàn thiện và còn tồn tại những hạn chế nhất định; đây là nguyên nhân gây ra một số hạn chế trong công tác thẩm định dẫn đến một số dự án chưa đem lại hiệu quả mà còn tạo ra nợ xấu cho ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lượng thu thập thông tin và hoàn thiện việc xử lý thông tin là nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Cụ thể:
Gia tăng nguồn cung cấp thông tin, đồng thời phải tìm cách chuẩn hóa độ chính xác của các thông tin, xử lý lưu trữ thông tin một cách hữu hiệu.
Ngoài trung tâm thông tin tin dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, NHQĐ cũng nên thành lập thêm trung tâm nghiên cứu thông tin tín dụng, NHQĐ cần thành lập tổ nghiên cứu riêng về các chủ đầu tư lớn mà trong tương lai sẽ phát sinh nhiều quan hệ với NHQĐ.
Đưa ra các báo cáo nghiên cứu tổng hợp các thông tin về ngành Điện (tổng quan chung về các doanh nghiệp ngành Điện; tình hình cung, cầu, sản phẩm, giá thành sản phẩm trong hiện tại và dự kiến trong tương lai; các rủi ro và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro đối với các dự án Điện; chiến lược phát triển của ngành trong thời gian tới; …) cũng như các ngành khác mà NHQĐ đã, đang và sẽ thực hiện. Các báo cáo này mang tính chất nghiên cứu sâu và đảm bảo độ chính xác. Để từ đó, nghiên cứu thêm về tính phù hợp của nội dung, phương pháp các dự án đã thẩn định. Phân tích những điểm đã được và chưa được trong công tác thẩm định dự án Điện; thử nghiệm phân tích và thẩm định theo những hướng tiếp cạnh khác về nội dung cũng như phương pháp thẩm định; qua đó có thể tìm ra những cách thức
thẩm định phù hợp và hiệu quả hơn của riêng các dự án ngành Điện. Các nghiên cứu chính xác sẽ là tiền đề để cán bộ thẩm định dự án ngành Điện có thể đưa ra những quy trình chuẩn tắc dành riêng cho dự án ngành Điện, vì thực tế hiện nay, NHQĐ vẫn chưa xây dựng được một quy trình thống nhất chung và riêng cho các doanh nghiệp ngành Điện. Quy trình cũng như nội dung mà NHQĐ áp dụng trong thời gian mới chỉ là quy trình tín dụng chung áp dụng đối với hầu hết các dự án đầu tư, và căn cứ vào dự án Điện cụ thể tại chi nhánh mà cán bộ thẩm định và ban lãnh đạo chi nhánh tự đề xuất quy trình thẩm định đó, song đều mang tính tạm thời và chưa xây dựng hoàn thiện thành một quy trình thống nhất dành riêng cho việc thẩm định các dự án đầu tư ngành Điên. Việc này sẽ giúp việc đánh giá, thẩm định các dự án ngành Điện trở nên hiệu quả hơn, chất lượng thẩm định các dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư ngành Điện nói riêng được nâng cao hơn nữa.
Điều quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà mỗi cán bộ tín dụng lại đang phụ trách một mảng khách hàng, thì chính các cán bộ tín dụng phải thường xuyên lưu ý vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề do mình phụ trách, theo dõi sát sao đến quá trình hoạt động của các chủ đầu tư.
2.2.2. Bổ sung số lượng, nâng cao thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ thẩm định.
Trong công tác thẩm định một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định là trình độ cán bộ. và có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định dự án đầu tư. Để nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng cần phải có sự nỗ lực của hai bên: chi nhánh và năng lực của cán bộ tín dụng. Đội ngũ cán bộ tín dụng muốn thực hiện tốt công tác thẩm định phải thoả mãn những yêu cầu về trình độ kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.