BẢNG 1.8: THỜI GIAN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI MB
STT TÊN CÔNG VIỆC THỜI GIAN
1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn 1 – 2 ngày
2 Tổ chức thẩm định tại chi nhánh 7 – 10 ngày (dự án phức tạp)5 – 7 ngày (dự án đơn giản)
3 Bộ phận Quản lý tín dụng chi nhánh 2 ngày
4 Tổ chức thẩm định chuyên sâu, tái TĐ < 15 ngày
5 Phê duyệt dự án, ra quyết định cho vay 2 ngày
6 Tổ chức ký hợp đồng tín dụng 1 ngày
7 Giải ngân vốn vay Theo hợp đồng tín dụng
(Nguồn: Tự tổng hợp từ Sổ tay tín dụng – NHQĐ)
BẢNG 1.9: THỜI GIAN XÉT DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỐI ĐA TẠI MB
Đơn vị: Ngày
quyền phê duyệt của GĐ chi nhánh
phê duyệt của GĐ/PGĐ phòng QLRR TD Hội sở
phê duyệt của Hội đồng tín dụng Bộ phận QHKH chi nhánh 10 10 10 Bộ phận QLRR TD chi nhánh 2 2 2 Cấp có thẩm quyền của chi nhánh phê duyệt
2 2 2
Bộ phận QLRR
TD Hội sở 10 10
Cấp có thẩm quyển phê duyệt rủi ro 2 2 Hội đồng tín dụng 3 Ký hợp đồng TD 1 1 1 Tổng thời gian 15 27 30 (Nguồn: Tự tổng hợp từ sổ tay tín dụng – NHQĐ)
Các dự án trong quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Chuyên viên QHKH nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHQĐ, NHQĐ nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.
Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh:
- Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHQĐ nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHQĐ Việt Nam, NHQĐ nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHQĐ cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHQĐ cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận.
- NHQĐ có trách nhiệm niêm yết công khai thời hạn tối đa thẩm định cho vay theo quy định. Tuy nhiên, thời gian thẩm định các dự án cũng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp của khách hàng vay vốn, từ việc cung cấp đầy đủ và nhanh chóng các hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, các thủ tục giấy tờ liên quan đến dự án cần vay vốn, … cho cán bộ thẩm định; đến việc kết hợp và cung cấp thông tin cần thiết một cách trung thực và chính xác các vấn đề liên quan, phối hợp trong công tác thế chấp tài sản đảm bảo hay trao đổi, đàm phán thống nhất số vốn vay, thời gian vay, lãi suất cho vay, phương án trả nợ. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể phát hiện ra một số vấn đề vướng mắc, hoặc bất lợi cho chủ đầu tư thì cán bộ thẩm định sẽ đưa ra nhưng tư vấn đối với chủ đầu tư sao cho cả hai bên chủ đầu tư và ngân hàng cùng có lợi… công việc này cũng nhiều khi làm cho quá trình thẩm định bị chậm hơn so với quy định, nhưng đều nằm trong khoảng thời gian mà hai bên cùng thỏa thuận và có thể chấp nhận được.
1.2.2.5. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp ngành Điện.
Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ, chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học, kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định và tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu đối với từng dự án. Sau đây là những phương pháp thẩm định mà cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Quân độii thường sử dụng nhất trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư ngành Điện.
Phương pháp thẩm định theo trình tự
Trong phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản cần thẩm định nhằm đưa ra những đánh giá chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư, tư cách pháp lý của đơn vị được chủ đầu tư ủy quyền (nếu có)… Thẩm dịnh dự án cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Đồng thời dự án cần có sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung.
Dự án sẽ bị bác bỏ nếu không thoả mãn các yêu cầu về mặt pháp lý hoặc không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung. Đối với các dự án đã được thẩm định tại MBHK trong thời gian qua, sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án và hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định (CV QHKH) sẽ tiến hành xem xét kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ; Nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ để bắt đầu đi vào thẩm định tổng quát. Với phương pháp thẩm định tổng quát mà MB thực hiện, CV QHKH sẽ xem xét tính pháp lý của khách hàng vay vốn và tính pháp lý của dự án như giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế, điều lệ công ty, giấy phép đầu tư hoặc giấy chấp thuận đăng ký đầu tư của dự án, giấy ủy quyền của đơn vị được chủ đầu tư ủy quyền (nếu có)… thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau; Nếu đảm bảo sẽ đưa ra kết luận tổng quan về khách hàng và dự án vay vốn, để từ đó quyết định có tiếp tục tiến hành thẩm định dự án hay không và chuyển sang thẩm định chi tiết về dự án đầu tư và khách hàng vay vốn. Đối với các dự án ngành Điện tại MBHK thì phương pháp thẩm định tổng quát này được tiến hành một cách nhanh chóng và khá thuận lợi. Điều này là do đặc thù của các dự án ngành Điện hiện nay tại MBHK chủ yếu là dự án truyển tải và phân phối điện hoặc cải tạo làm mới lại một số trạm biến áp, đường dây truyền tải điện, các mấu nối … đây là lĩnh vực hiện vẫn có thế mạnh độc quyền. Mặt khác, chủ đầu tư và các đơn vị thi công hay các đơn vị được ủy quyền vay vốn đều là các đơn vị trực thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – là tập đoàn Nhà nước nên tính pháp lý nhanh chóng được thẩm định, vấn đề chỉ là yêu cầu cung cấp đủ các giấy tờ, hồ sơ liên quan. Ngoài ra, các dự án ngành Điện đều là các dự án thuộc quyền kiểm soát của nhà nước, nên có thẻ thu thập thông tin về dự án từ rất nhiều nguồn chứ không chỉ là lấy thông tin từ phía chủ đầu tư. Do đó việc thẩm định tính pháp lý của dự án cũng khá dễ dàng.
Tuy nhiên, vì mới chỉ xem xét tổng quát các nội dung của dự án, nên giai đoạn này khó có thể phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện.
Thẩm định chi tiết: Đây là phương pháp xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi, tính hiệu quả
của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ… phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong thẩm định chi tiết từng nội dung cần đưa ra những ý kiến đánh giá, kết luận về sự đồng ý hay bác bỏ, về chấp thuận hay sửa đổi bổ sung; Đồng thời, trong quá trình thẩm định này sẽ phát hiện ra các sai sót. Mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của mỗi dự án. Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án.
Khi thẩm định chi tiết CV QHKH của MBHK đã tập trung thẩm định những nội dung cơ bản sau: (i) Về khách hàng vay vốn hay chủ đầu tư của dự án thì nội dung thẩm định là Tư cách pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng (chủ đầu tư, đơn vị vay vốn…). (ii) Về dự án đầu tư gồm: (1) Mục tiêu, sự cần thiết và tính pháp lý của dự án; (2) đặc điểm kỹ thuật của dự án, (3) thị trường của dự án; (4) tổng dự toán đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư; (5) hiệu quả của dự án (bao gồm hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả tài chính của dự án); (6) nguồn trả nợ và phương án trả nợ; (7) Khả năng thi công, kế hoạch thi công và tiến độ thi công thực tế dự án; (8) phương án đảm bảo.
Căn cứ vào đặc điểm và tình hình cụ thể các dự án ngành Điện tại MBHK trong thời gian qua, việc thẩm định chi tiết các nội dung cơ bản trên được CV QHKH tại MBHK thực hiện theo trình tự: Tiến hành song song thẩm định khách hàng và thẩm định dự án đầu tư. Với thẩm định dự án đầu tư theo trình tự: Thẩm định trước (1, 2, 3, 5) nếu hợp lý hoặc sửa chữa nhỏ tiếp tục thẩm định (4, 6); Ngược lại thì bác bỏ dự án. Khi thẩm định (4, 6) nếu thấy hợp lý tiếp tục thẩm định (7, 8). Vì tài sản đảm bảo của các dự án ngành điện chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay là các công trinh chưa xây dựng và hình thành trong tương lai, nên rất khó định giá trị của tài sản đảm bảo; và cũng vì các dự án ngành Điện tại MBHK đều được sự bảo trợ của Nhà nước nên rủi ro cũng giảm ít hơn, do đó thẩm định TSĐB có vai trò ít hơn và tiến hành sau. Ngoài ra, còn một số nội dung khác liên quan đến dự án đầu tư và khách hàng mà MBHK cũng tiến hành xem xét như: đơn vị tư vấn
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cam kết số dư tiền gửi bình quân của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng quân đội, lợi ích tài trợ cho khách hàng (để đưa ra định hướng quan hệ với khách hàng trong tương lai) …
Trình tự này có một số điểm khác biệt so với các ngành khác như đối với các dự án đầu tư phát triển Tài sản cố định phục vụ hoạt động kinh doanh thì trước tiên là thẩm định (1, 3, 5, 8) để đưa ra kết luận về tính pháp lý và tính khả thi, hiệu quả của dự án; nếu hợp lý sẽ tiếp tục (4, 6), ngược lại thì sẽ bác bỏ. Đối với những dự án này, thẩm định TSĐB có vai trò quan trọng và là căn cứ để thẩm định cơ cấu vốn đầu tư cũng như tổng dự toán đầu tư…
Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp đơn giản nên cũng là một trong những phương pháp phổ biến mà cán bộ thẩm định tại MBHK hay sử dụng. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp hay các dự án đã và đang xây dựng, đang hoạt động ... Phương pháp so sánh, đối chiếu được CV QHKH tại MBHK tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đang đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoạc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.
- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
- Các chỉ tiêu mới phát sinh …
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án rồi khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án. Đây là một phương pháp khá phức tạp và mất nhiều thời gian nên cán bộ thẩm định MBHK sẽ cân nhắc vào quy mô, tính chất và sự cần thiết ... của dự án cụ thể mà có tiến hành sử dụng phương pháp thẩm định này cho dự án đó hay không. Riêng đối với các dự án ngành Điện, đều là những dự án lớn và đòi hỏi độ chính xác cao trong quá trình thẩm định, nên đều sử dụng phương pháp này trong quá trình thẩm định và được kết hợp đan xen hợp lý, bổ sung cho kết luận của phương pháp thẩm định theo trình tự.
Cán bộ thẩm định MBHK sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy của dự án, nhằm đánh giá các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến kết quả phân tích kinh tế, tài chính của dự án. Và đã xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (IRR, NPV) của dự án Điện trong trường hợp: Vốn đầu tư tăng 10%; Điện năng truyền tải giảm 10%; Vốn đầu tư tăng 10% và điện năng truyền tải giảm 10%. Mức độ sai lệch so với dự kiến các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được chọn từ 10 đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Phương pháp phân tích độ nhạy mà MBHK sử dụng là một trong các phương pháp được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
Phương pháp dự báo
Tại MBHK, ngoại trừ các dự án đầu tư phát triển tài sản cố định để phục vụ hoạt động kinh doanh, thì các dự án đầu tư Bất động sản và các dự án đầu tư ngành Điện đều là những dự án mang tính lâu dài. Do đó, việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng trong quá trình thẩm định tại MB. Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án. Tại MBHK chủ yếu sử dụng phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu và lấy ý kiến chuyên gia. Đặc biệt, với các dự án Điện, tuy việc kiểm tra
cung cầu sản phẩm điện trên thị trường không khó, nhưng việc giá cả Điện trong tương lai lại chịu sự điều chỉnh của Nhà nước; chất lượng của công nghệ hay các