Từng cánh đồng, ngọn cây đi vào trong thơ ông thật thân quen và có hồn, cũng biết rung cảm như con người, đúng như Gorki đã nhận định: Exenhin không chỉ là một con người mà còn là một ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ TẤN THƯ MSSV: 6075458
Đề tài :
THƠ TÌNH CỦA EXENHIN
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn – Khóa: 2007 – 2011
Cán bộ hướng dẫn : Th.S TRẦN VĂN THỊNH
Cần Thơ tháng 5 - 2011
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Exenhin là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho “thế kỷ bạc của thi ca Nga” vàothế kỷ XX, suốt cuộc đời ông sống hết mình cho thơ ca Ông xuất thân trong 1 gia đìnhnông dân, có tuổi thơ sống êm đềm nơi đồng quê thơ mộng và lãng mạn bên nhữngcánh đồng lúa mạch Chính bà ngoại là người khơi gợi những cảm xúc để Exenhin viếtnên những trang thơ đầu tiên Có lẽ môi trường sống gắn bó với thiên nhiên và tìnhthương vô bờ của ông bà ngoại đã góp phần tạo nên chất trữ tình lãng mạn trong thơông
Еxenhin được xem như một vị chúa tể của làng quê, của thiên nhiên Nga Têntuổi của ông có lẽ chỉ đứng sau mặt trời Puskin trong nền thi ca của nước này, Blok đãgọi ông là “nhà thơ của thiên nhiên” Đa số những tác phẩm của ông đều chan chứamột tình cảm chân thành và thiết tha gắn bó với thiên nhiên, con người, với quêhương, đất nước Cũng chính những tình cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng, đôi khi vồ vập
mà chân thành đã chinh phục trái tim của biết bao độc giả, và ông đã trở thành một nhàthơ lãng mạn nổi tiếng Exenhin là một nhà thơ lãng mạn, bên cạnh mảng thơ viết vềquê hương, đất nước, thiên nhiên thì mảng thơ viết về tình yêu đôi lứa cũng chiếm mộtphần không nhỏ trong sự nghiệp thơ ca đồ sộ của ông Tình yêu trong thơ ông đượcthể hiện đầy đủ màu sắc, cung bậc và ông đã có những khám phá rất độc đáo
Tình yêu là đề tài muôn thưở của thơ ca, và cũng không ai biết tình yêu có từ khinào Nhưng bất kỳ thời đại nào, bất kỳ ở đâu, nơi nào có con người thì nơi đó có tìnhyêu xuất hiện Tình yêu đôi lứa cũng thiêng liêng, màu nhiệm như bao tình yêu khác,nhưng nó cũng rất khó lý giải Có nhiều người cho rằng tình yêu là không có lý do cụthể chỉ đơn giản là sự hòa hợp của hai trái tim, hai tâm hồn Tình yêu không có hìnhkhối nhưng nó lại có sức mạnh vô biên có thể làm thay đổi mọi thứ Tình yêu không cótrọng lượng, không thể cân, đo, đong, điếm được nhưng nó lại có rất nhiều hương vị vàmàu sắc khác nhau Có lẽ vì thế tình yêu là đề tài nói mãi không chán, là nguồn cảmxúc khơi hoài không cạn, và từ xưa đến nay đã có biết bao nhà văn, nhà thơ viết về nónhư Lev Tolstoy, Puskin… Exenhin cũng không ngoại lệ, đến với những vần thơ viết
về tình yêu của ông chúng ta cảm nhận được tình yêu mang đậm một dấu ấn rất riêng,rất độc đáo Chính vì thế người viết chọn đề tài “Thơ tình của Exenhin” để làm luậnvăn tốt nghiệp Bên cạnh đó người viết chọn đề tài này không chỉ do thơ tình yêu có vịtrí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Exenhin mà ông còn là nhà thơ có đónggóp lớn lao cho nền văn học nhân loại
2. Lịch sử vấn đề
Thơ X Exenhin bắt đầu được tuyển dịch sang tiếng việt từ những năm 1960, vàđến năm 1995 thì đã có gần 100 bài thơ được dịch và in trong hai tuyển tập thơExenhin Trong suốt quá trình thơ Exenhin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, trênbáo chí cũng lần lượt xuất hiện một số bài phê bình về Thơ Exenhin có thể điểm quamột số như sau:
Trang 3Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ X Exenhin, dịch giả Thúy Toàn đãchủ biên tuyển tập các tác phẩm của Exenhin và in trong tập “Thơ Exenhin” – Nhàxuất bản văn học Hà Nội, 1995 Trong tuyển tập này Thúy Toàn có bài giới thiệu vềtiểu sử và những sáng tác chính của Exenhin Bên cạnh đó dịch giả Thúy Toàn cũng cótập hợp và giới thiệu một số nhận xét của các nhà văn Nga về thơ của Exenhin, trong
đó có nhận xét của nhà văn L Lêônôp: “Tài năng vang dội của Exenhin cho thấy cómột diện tích sáng tạo lớn lao Tôi tin rằng X Exenhin còn có thể làm nhiều hơnnữa….” [13; tr 249]
Trong bài viết của Trang Thanh trong quyển “Truyện kể về các nhà văn thếgiới” – Nhà xuất bản Giáo dục do Nguyệt Minh (chủ biên), cũng có giới thiệu về tiểu
sử và sự nghiệp sáng tác của Exenhin Bên cạnh đó Trang Thanh còn giới thiệu một sốnội dung chủ yếu trong thơ trữ tình của Exenhin và nói về những băn khoăn, trăn trởcủa Exenhin cho vận mệnh của đất nước: “Ca ngợi cuộc Cách mạng tháng Mười và vaitrò của nông dân trong lịch sử, nhưng Exenhin cũng bài tỏ trong thơ mình nỗi lo âu về
sự thành thị hóa nông thôn theo đà phát triển của kỹ thuật” [6; tr 64]
Trong bài viết “Quê hương trong thơ Exenhin” của Nguyễn Hải Hà được introng quyển “Văn học Nga sự thật và cái đẹp” – Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 NguyễnHải Hà đã có những nhận xét về đề tài tình yêu quê hương trong thơ trữ tình củaExenhin Tuy bài viết chỉ dừng lại ở mức sơ lược khái quát chưa đi vào phân tích sâuvấn đề, tuy nhiên đây là bài viết rất thiết thực về hình ảnh nước Nga được thể hiệntrong thơ của Exenhin
“Exenhin nhìn từ phương Đông” đăng trên báo Văn nghệ ngày 16/12/1989,được in trong quyển: “Từ cái nhìn văn hóa” – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội,xuất bản năm 1999 Có một số nhận xét về nội dung triết học mang đậm chất phươngĐông trong thơ Exenhin Đồng thời, tác giả bài viết còn đưa ra một số luận điểm bàn
về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thơ Exenhin, cũng như trong thơ
ca phương Đông
Trong quyển “Chân dung văn học” của nhiều tác giả do Vương Trí Nhàn (tuyểnchọn) – Nhà xuất bản hội nhà văn Hà Nội, 2000 Trong bài viết của I Erenbua vềExenhin do Vương Trí Nhàn dịch có nhận xét về thơ Exenhin: “Đặc trưng cho giọngthơ Exenhin là một nỗi buồn sâu lắng: thứ thơ đó không phải là của riêng thời đại nó rađời, mặc dù nhiều bài viết về thời đại ấy…” [8; tr 288] Hay là “Thơ Exenhin dịu dàng,rất có tình người; ở đây, người ta không thấy sự khắc nghiệt, sự lạnh lẽo về tìnhcảm.”[8; tr 291]
Trong quyển “Lịch sử văn học Xô viết” (quyển 1, tập 1) do nhóm tác giảNguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên (biên soạn) – Nhà xuất bản Đại học
và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội,1982 Có viết về Exenhin và có nói về đề tàitrung tâm trong thơ trữ tình của Exenhin trước và sau cách mạng Đồng thời có nêumột số nhận định về thơ ông: “Thơ trữ tình của Exenhin mở đường cho loại thơ ca đivào sự phân tích chiều sâu tâm lý của quá trình hình thành nhân cách mới” [1; tr 114].Bên cạnh đó thì bài viết này cũng có nói về sự dằn vặt ngay trong chính con ngườiExenhin “…là quá trình đau khổ với bao nhiêu dằn vặt của nhà thơ muốn dứt bỏ
Trang 4những mối liên hệ với nước Nga cũ (nghèo hèn) để đi đến với cách mạng và cuộc sốngmới” [1; tr111 ]
Trong công trình của Vũ Tiến Quỳnh “Maxim Gorki – Essenin – Aitmatov –Ostrovski” – Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM, 1995 có bài viết của Nguyên An vềExenhin Trong bài viết này có nói sơ lược về tiểu sử và con đường đến với thơ ca củaExenhin Bên cạnh đó bài viết còn bình luận sơ về các tập thơ của ông và đề cập đến
sự mâu thuẫn trong tâm hồn Exenhin: “Cách mạng tháng Mười nổ ra Exenhin nhiệttình chào đón, tuy trong lòng còn chút nối tiếc lối sống bình lặng của nông thôn Nga
cũ với mọi tập tục, lề thói cổ xưa”[9; tr 47]
“Bài giảng văn hoc Nga thế kỷ XX”- 2005 của Trần Thị Nâu có bài nói về tiểu
sử, nội dung và đặc điểm thơ trữ tình của Exenhin Ngoài ra còn nói về ý nghĩa củanhững sáng tác của ông Tuy có ngắn gọn nhưng bài viết đã giới thiệu đầy đủ nộidung chính của thơ trữ tình, mà đặc biệt là mảng thơ tình yêu của Exenhin Qua đóngười viết hiểu thêm về hình ảnh cũng như đặc điểm thơ tình của Exenhin
Exenhin còn được giới thiệu trong quyển “Văn học Nga trong nhà trường” –Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Thị Hòa có bài viết về hình tượng cây bạch dương:
“Exenhin là thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga và Exenhin cũng là thi sĩ của bạchdương Nga” [4; tr 176] Bên cạnh đó bài viết còn nói đến phong cách ngôn ngữ thơExenhin “Đó là sự giản dị, súc tích trong từng từ ngữ, hài hòa trong hình ảnh, sự uyểnchuyển đầy sức ngân rung trong âm điệu và sự rõ ràng mạch lạc trong cảm xúc” [4; tr176] Đây là bài viết rất đặc sắc về hình tượng cây bạch dương và đã ít nhiều cho thấyđược cảm xúc chân thành, trong sáng và sâu lắng trong thơ tình của Exenhin
Tóm lại, có thể nói đề tài thơ tình của Exenhin đối với các nhà nghiên cứu về
Exenhin ở Nga không phải là mới Tuy nhiên qua việc lược thảo các công trình nghiêncứu, một số bài viết của các dịch giả, các nhà lý luận phê bình và các nhà nghiên cứu.Chúng tôi thấy rằng đề tài về thơ tình của Exenhin đến nay vẫn chưa có công trình nàonghiên cứu thật hoàn hảo, sâu sắc, có hệ thống và mang tầm vóc của một công trìnhnghiên cứu Thêm vào đó số lượng của các bài viết giới thiệu về Exenhin không phải
là nhiều Dù vậy, các bài giới thiệu trên cũng đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiềuthông tin quý báo để từ đó chúng tôi có cách tiếp cận, và có hướng đi đúng trong quátrình thực hiện đề tài này
3. Mục đích nghiên cứu
Exenhin đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và những tác phẩm củaExenhin đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, họ nghiên cứu ở nhiều khuýa cạnhkhác nhau Từ những công trình nghiên cứu đó mà đã có nhiều phát hiện độc đáo, mới
mẻ về thơ cũng như hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông Qua đó ta cócái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung thơ, cũng như những đóng góp lớn laocủa Exenhin trong nền thơ ca nước Nga nói riêng và của cả thế giới nói chung
Người viết đi vào triển khai đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu một số yếu tốchung về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Exenhin để góp phần hiểu rõhơn mảng thơ tình của ông Ngoài ra người viết thực hiện đề tại này còn nhằm mục
Trang 5đích tìm hiểu về nội dung thơ tình của Exenhin cụ thể là những quan niệm, những cảnhhuống cùng các tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong thơ tình của Exenhin Bên cạnh
đó người viết còn đi vào tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong thơ tình củaExenhin như ngôn từ thơ, hình tượng thơ, không gian và thời gian nghệ thuật cùng một
số biện pháp nghệ thuật khác
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thơ của Exenhin thì có nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhưng đối với đề tài nàyngười viết chỉ đi vào tìm hiểu đối tượng chính là “Thơ tình của Exenhin” Do số lượngthơ tình của Exenhin rất nhiều mà thời gian thì có giới hạn nhất định, nên người viếtkhông thể khảo sát hết tất cả các bài thơ tình của ông mà chỉ chọn ra một số tác phẩm
tiêu biểu như : Đừng đứng bên cửa sổ, Em đã khóc, Em ra đi, Ra khỏi giấc mơ, Ngày
trôi qua, Đang dần tắt hoàng hôn, Ngọn lửa màu xanh, Hát về một thời du đãng, Em yêu ơi hãy ngồi lại kề bên, Anh buồn rầu ngồi ngắm nhìn em, Em đừng lạnh nhạt làm khổ anh, Em giản dị như là tất cả, Cô hàng nước, Bằng tiếng Ba-tư, Sagane, Hôn giống nhà thơ, Mắt em bừng ngọn lửa, Em nhớ thuộc điều này , Em đẹp lắm Ba-tư, Làm thi sĩ, Đôi bàn tay em, Tại vì đâu, Cơn gió nhẹ, Đừng nhìn như trách móc, Đừng đốt lại lần sau, Không cam chịu Đây là những tác phẩm nổi tiếng của Exenhin đồng
thời những tác phẩm này cũng thể hiện rõ những cung bậc cảm xúc trong tình yêu củatác giả Bên cạnh đó thì người viết còn mở rộng khảo sát thêm một số bài thơ khác củaExenhin và của các tác giả khác nhằm làm nổi bật nét đặc trưng của thơ tình Exenhin
Do điều kiện thời gian không cho phép và trong khuôn khổ của một luận văncòn hạn hẹp nên người viết chỉ đi vào tìm hiểu về nội dung và một số biện pháp nghệthuật trong thơ tình của Exenhin
5 Phương pháp nghiên cứu
Đi vào triển khai đề tài này người viết luôn tìm hiểu, lựa chọn những phươngpháp nghiên cứu thuận tiện trong quá trình làm luận văn, để bài nghiên cứu có tínhkhoa học hơn Nghiên cứu trước hết là phải có định hướng, tìm sức hấp dẫn của đề tài
và tìm hiểu các vấn đề có liên quan trong quá trình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính là phân tích tổng hợp, bên cạnh đó còn vận dụngthao tác so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm một cách khoa học để có thể phân tích vàđánh giá cái hay của tác phẩm, cũng như phát hiện được những khám phá mới mẻ vànhững cung bậc cảm xúc khác nhau được thể hiện trong thơ tình của Exenhin
Ngoài ra người viết còn tiến hành khảo sát thống kê, sưu tầm tài liệu và các dữliệu để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu đề tài Từ đó, người viết có cái nhìn tổngquát về công việc mình làm, trên cơ sở đó hiểu biết thêm về các công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu và phê bình trước đó Do thời gian cóhạn nên người viết không thể khảo sát hết tất cả các tác phẩm của Exenhin mà chỉkhảo sát các tác phẩm mà người viết đã chọn
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
1.1 Nước Nga trước và sau Cách mạng tháng Mười
1.1.1 Nước Nga trước Cách mạng tháng Mười
Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình nước Nga và thếgiới có nhiều biến động muôn vàn khó khăn, phức tạp Trước Cách mạng tháng Mườinước Nga chìm ngập trong dông tố của các biến cố xã hôi Chiến tranh xảy ra liênmiên từ nông thôn đến thành thị và đặc biệt là mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gaygắt Giai cấp thống trị ra sức bóc lột, đời sống của nhân dân lao động vô cùng cực khổ
và dẫn đến các cuộc đấu tranh của nhân dân
Năm 1825 – 1861 thời kì quý tộc, do quý tộc yêu nước, tiến bộ lãnh đạo
Năm 1861 – 1895 thời kì trí thức bình dân Nga hoàng Aleksandr II thực hiệncuộc cải cách nông nô, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh chóng
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cũng như các nước Tây Âu khác, đế quốcNga cũng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Tuy nhiên, sự phát triển nhanhchóng nhưng muộn màng của chủ nghĩa tư bản Nga không thể thay đổi 1 thực tế lànước Nga vẫn là 1 nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.Địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề và tàn bạo, nhất là chế độ lao dịch Trình độsản xuất nông nghiệp lạc hậu do đó năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy rathường xuyên Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội diễn ra gay gắt
Năm 1903, đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập do Lênin đứngđầu Từ đó giai cấp vô sản Nga đã có chính đảng là đảng Bolshevick dưới sự lãnh đạocủa Lênin
Năm 1905 Giai cấp vô sản Nga đã tiến hành cuộc cách mạng Nga và thất bạinhưng đã mang đến cho họ nhiều kinh nghiệm về mặt tổ chức và tiến hành khởi nghĩa
Ngày 1 tháng 8 năm 1914, đế quốc Đức tuyên chiến với đế quốc Nga, đế quốcNga tham gia vào thế chiến thứ nhất Cuộc chiến tranh kéo dài càng đẩy mạnh sự sụp
đổ về kinh tế và khủng hoảng chính trị, xã hội ở Nga
Tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ) Cách mạng tháng Hai đã diễn ra, đây làcuộc cách mạng dân chủ tư sản Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ quân chủchuyên chế của Sa hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ởnước Nga Sau cách mạng, nước Nga rơi vào tình trạng hai chính quyền song song tồntại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô Viết đại biểucông nhân.
1.1.2 Nước Nga sau Cách mạng tháng Mười
Tháng 10/1917 Đảng Bolshevich do Lênin lãnh đạo đã làm cuộc khởi nghĩa vũtrang ở Petecbua, tấn công vào Cung điện Mùa Đông Cách mạng giành thắng lợi trên
Trang 7cả nước, giănh chính quyền lập ra chính phủ vă nhă nước Xô Viết Lịch sử nước Nga
đê bước sang trang mới: thời kì xđy dựng chủ nghĩa xê hội, một nước xê hội chủ nghĩađầu tiín trín thế giới
Từ 1918 đến 1920 lă thời kỳ nội chiến, nhđn dđn Nga phải đấu tranh chống lạicâc thế lực phản câch mạng để bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ
Từ 1919 Chính quyền Xô Viết thực hiện “Chính sâch cộng sản thời chiến” Nhănước kiểm soât toăn bộ nền công nghiệp, trưng thu lượng thực thừa của nông dđn, thihănh chế độ lao động cưởng bức
Đến 1920 Hồng quđn vă nhđn dđn Liín Xô đê đẩy lùi câc cuộc tấn công củacâc lực lượng phản câch mạng, giữ vững chính quyền Xô Viết
Thâng 3.1921 Đảng Bolshevick thông qua Chính sâch kinh tế mới (NEP).Chính sâch năy đê thúc đẩy kinh tế quốc dđn chuyển biến rõ rệt, giúp nhđn dđn XôViết vượt qua khó khăn, hoăn thănh khôi phục kinh tế
Thâng 12.1922 Đại hội Xô Viết Liín bang tuyín bố thănh lập Liín bang Cộnghòa xê hội chủ nghĩa Xô Viết
Năm 1928 Stalin đề xuất Kế hoạch năm năm lần thứ nhất Bêi bỏ NEP để thựchiện nhiệm vụ trọng tđm của Liín Xô lă Công nghiệp hóa đất nước, ưu tiín phât triểncâc ngănh công nghiệp chế tạo mây, năng lượng, quốc phòng Kế hoach 5 năm lần thứnhất (1928-1932) tuy còn một số hạn chế song vẫn đạt được nhiều thănh tựu to lớn
Tóm lại, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914-1918, cuộc Câchmạng Tư Sản Nga thâng hai năm 1917, tiếp đến lă cuộc Câch mạng xê hội chủ nghĩathâng Mười Nga năm 1917, dẫn đến sự ra đời Nhă nước Xô Viết xê hội chủ nghĩa đầutiín trín thế giới Sau đó nhđn dđn Nga phải đối phó với nội chiến năm 1918-1920,chính sâch kinh tế mới năm 1921, kế hoạch năm năm lần thứ nhất năm 1928 -1932…một thời kỳ đầy biến động vă rối ren Câc sâng tâc của Exenhin luôn chịu ảnhhưởng của thời đại ông đang sống Ông muốn đóng góp thật nhiều cho nước Nga vẵng cũng vui mừng tiếp nhận sự đổi đời sau câch mạng Nhưng ông lại lầm tưởngrằng câch mạng xê hôi chủ nghĩa sẽ tạo nín một kiểu “thiín đường mugic” khôngtưởng cho nông dđn Từ đó dẫn đến tđm trạng buồn chân, thất vọng Đấy lă thời kỳkhủng hoảng nhất của Exenhin Đọc thơ ông lúc năo ta cũng cảm thấy man mâc mộtnỗi buồn thương da diết, buồn cho sự đổi thay của nước Nga, cho cuộc sống cơ cựccủa người dđn, cho tình yíu tan vỡ… Tuy vậy đến những năm 1924-1925 câc sâng tâccủa Exenhin đê chuyển hướng vă thơ ông trở nín đằm thắm vă sđu sắc hơn
1.2 Cuộc đời vă sự nghiệp sâng tâc của Exenhin
1.2.1 Văi nĩt về cuộc đời Exenhin
Exinhin sinh ngăy 4-10-1895 vă mất ngăy 27-12-1925 lă một thi sĩ trữu tình,một nhă thơ của tuổi trẻ vă lăng quí, đồng thời ông còn lă nhă thơ được hđm mộtrong số ít nhă thơ được hđm mộ Ông lă nhă thơ thiín tăi của thế kỷ XX
Exenhin sinh tại tỉnh Riadan trong một gia đình nông dđn Bố lă AleksandrNikitich, mẹ lă Tatyana Fyodorovna Do bố mẹ sống không hạnh phúc nín mẹ đê đưaExenhin về sống với ông bă ngoại, còn mẹ thì đi tìm kế mưu sinh
Trang 8Năm 2 tuổi Exenhin sống với gia đình ông bà ngoại, một gia đình tương đối khágiả Ông ngoại là người sùng đạo và rất hiểu sách Thánh Bà ngoại là người thuộcnhiều chuyện cổ tích và những bài hát dân gian Theo như lời của Exenhin thì chính bàngoại là người khơi gợi cho ông cảm xúc để viết những bài thơ đầu tiên Tuổi thơ củaông sống gần các cậu, ông được thoải mái vui đùa và vùng vẫy trong thiên nhiên nênông cũng là một cậu bé nghịch ngợm và liều lỉnh.
Exenhin học lớp 4 trường làng Sau phải học tiếp trường thầy dòng Lúc 9 tuổiExenhin đã biết làm thơ
Đến năm 17 tuổi ông đã biết làm thơ một cách có ý thức Trong thời gian nàyông ra Matxcova làm ở xưởng in, tham gia nhóm yêu văn chương, âm nhạc Cũngtrong thời gian này ông đã gặp và có con với Anna Izryadnova (hôn nhân không đăngký)
Năm 20 tuổi (1915) ông đến thủ đô Petrograt và làm quen với nhà thơ Blok.Blok hơn Exenhin những 15 tuổi Giới văn nghệ Petrograt đón tiếp Exenhin nồng nhiệtnhư một phái viên của làng quê Nga
Năm 21 tuổi (1916), ông gia nhập quân đội Nga hoàng Cách mạng tháng 10bùng nổ, Exenhin đứng về phía cách mạng Ông là một con người có cá tính độc đáo-
cá tính của một người xuất thân từ nông dân: tiếp thu mọi thứ theo cách của mình
Năm 1917 ông kết hôn với nữ diễn viên Zinaidce Raikh có 2 con
Năm 23 tuổi (1918) ông trở lại Matxcova
Năm 1921 Exenhin làm quen với Isadora Ducan là nghệ sĩ Bale nổi tiếng người
Mĩ gốc Nga, hai người làm đám cưới năm 1922 Sau khi kết hôn hai người đi đến cácnước như Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Mĩ nhưng đi đến đâu Exenhin cũng nhớ về nước Nga.Mùa thu năm 1923 hai người chia tay Exenhin về nước, Ducan ở lại Pháp Sau
đó Exenhin say sưa với nữ nghệ sĩ Augusta Miklashevskaya
Hai năm sau, Exenhin kết hôn với cháu gái đại văn hào L Tonxtoi Những trắctrở , những khủng hoảng tâm thần một cách bất thường đến với cuộc đời, buộc ôngphải vào bệnh viện điều trị
Năm 1924 nhà thơ đi du lịch tại vùng núi Capca ở miền núi Nga
Năm 1925 nhà thơ đã dùng caravat thắt cổ tự tử trong một tâm trạng cô đơntrong một khách sạn ở Leningrat
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Exenhin
Trong thời kỳ đầu, các sáng tác thơ của ông thể hiện rõ tình yêu say đắm thiênnhiên, đời sống nông thôn Nga và chịu ảnh hưởng của truyền thống dân gian Nga Sau
đó là thời kỳ ông chịu ảnh hưởng của tôn giáo, của chủ nghĩa biểu tượng, chủ nghĩahình ảnh nên các sáng tác trở nên nặng nề, trừu tượng Thời gian tiếp sau đó cho tới
Trang 9trước khi ông tự vẫn là thời kỳ ông sáng tác thành công nhất Trong các sáng tác củaông, người ta thấy ông đã lấy lại được sự bình tĩnh, giản dị, súc tích, cân đối trong hìnhtượng, cách biểu cảm và hình thức thể hiện Với âm điệu tha thiết, uyển chuyển làmrung động người đọc, câu thơ đẹp đến mức cổ điển, ngôn ngữ tinh tế, lột tả được nộitâm và diễn tả trọn vẹn cảnh trí thiên nhiên đẹp Các sáng tác của Exenhin được coinhư tài sản tinh thần quý giá trong nền Văn học Nga.
Năm 1914, tạp chí Mirok in những bài thơ đầu tiên của Exenhin
Năm 1916 Exenhin cho ra đời tập thơ đầu tay là “Radunitsa” tạm dịch là “Lễcầu hồn” được in ấn và phát hành; ông vinh dự đón nhận giải thưởng trong một buổiđọc thơ với sự hiện diện của hòang hậu và các công chúa Radunitsa, tập thơ có nộidung ca ngợi các cuộc cách mạng tháng hai và tháng mười
Năm 1918, ông cho ra mắt thêm 3 tác phẩm khác có ảnh hưởng tôn giáo: “ IisusMladenets” (tạm dịch: Hài Đồng Giêsu), “Preobrazhenie” (tạm dich: Lễ Chúa biếnhình) và “Selskiy Chasosloc” (tạm dịch: Sách thánh ca)
Năm 1919 là thời điểm huy hoàng của ông trong việc sáng tác, những tác phẩmcủa ông được đại đa số quần chúng tán thưởng Cũng vào lúc đó, ông cùng những nhàthơ khác như Anatoly Mariengof, Vadim Ahershenevich, Riurik Ivnev… thành lậpnhóm thơ “Trừu Tượng”…
Năm 1920, ông cho xuất bản thêm hai tập thơ " Treiadnista" và "Triptich"
Năm 1921 tác phẩm " Ispoved' Khooligana" (tạm dịch: Lời thú tội của tên cônđồ) xuất bản
Năm 1923 ông sáng tác tập thơ “Mối tình của tên du dãng”
Tác phẩm “Stikhi skandaista” ( tạm dịch: Thơ của người gây tin đồn) xuất bảnnăm 1923, “Moskva Kabatskaya” ( tạm dich: Mokva thô bỉ) xuất bản năm 1924
Những năm 1924 – 1925, Exenhin đi về vùng Kapkage (Azerbajan, Gruzia).Cảm xúc trước vẻ đẹp của vùng này, cùng với ấn tượng về các nhà thơ Ba Tư cổ lànguồn cảm hứng cho ông viết tập thơ “Những mô-típ Ba Tư” – đỉnh cao trong sáng tạocủa ông
Tóm lại được mệnh danh là “thi sĩ của làng quê”, Exenhin đã góp vào nền thơ
ca Nga đầu thế kỷ một phong tiếng nói nghệ thuật trong sáng của thơ cổ điển Thơ Exenhin là loại thơ tâm tình, đi sâu vào phân tích đời sống nội tâm của con người Có những bài thơ viết về lẻ sống, cái chết, vinh quang, buồn vui, bản chất của con người, đậm màu sắc triết học phương Đông nhưng vẫn chứa chan tình yêu quê hương đất nước Exenhin là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước Nga và của cả nhân loại [7;tr 13]
1.3 Vài nét về thơ tình của Exenhin
1.3.1 Tình yêu quê hương đất nước
Trang 10Tình yêu quê hương đất nước quán xuyến toàn bộ thơ trữ tình của Exenhin Tìnhyêu quê hương đất nước trong thơ Exenhin được biểu hiện ở hai đề tài đó là tình yêuthiên nhiên và tình yêu quê hương:
Tình yêu thiên nhiên:
Exenhin đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sốnglàng quê Nga Nhà thơ luôn có một sức rung cảm mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiênnhiên, dù cho đó là một sự vật bình thường nhất:
“Ánh mặt trời mùa đông
“Nơi bình minh nghiên đổ nước hồng
Tưới đầm những luống dài bắp cải
Cây phong non ngửng đầu chới với
Bú dòng sữa mẹ, sữa màu xanh”
[2; tr 16]
Đôi lúc thiên nhiên tươi đẹp làm cho nhà thơ “phải lòng”
“Tôi thi sĩ cuối cùng của đồng quê
Chiếc cầu gỗ khiêm nhường trong bài hát
Tôi chống việc đến dự ngày lễ thánh
Hồn phải lòng những chiếc lá bạch dương”
[2; tr 80]
Qua nhiều bài thơ tả cảnh, tả tình, người đọc như thấy nhà thơ giao cảm với thiênnhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của mình, bằng cả tâm hồnmình Từng cánh đồng, ngọn cây đi vào trong thơ ông thật thân quen và có hồn, cũng
biết rung cảm như con người, đúng như Gorki đã nhận định: Exenhin không chỉ là một
con người mà còn là một chiếc đại phong cầm do thiên nhiên sáng tạo ra để dành cho thơ, để thể hiện nỗi buồn vô tận của đồng ruộng, để thể hiện tình yêu quê hương đối với tất cả mọi vật trên trái đất.
Tình yêu quê hương:
Quê hương, tổ quốc là một trong những cảm hứng chủ yếu trong toàn bộ sáng táccủa Exenhin Thơ của Exenhin mang đậm hương vị của đồng quê Nga, mỗi dòng thơđều chứa chan tình yêu quê hương đất nước đến quặn lòng Nói đến quê hương là nhàthơ nói đến người thân, đến bạn bè, đến mảnh vườn, con đường làng hay cánh đồnglúa tất cả những con người, những sự vật có quan hệ gắn bó mật thiết với làng quêNga:
“Ôi nước Nga đồng ruộng đủ rồi
Đủ lắm rồi, mãi lê thê sau cày gỗ
Nhìn cái nghèo của người cái khổ
Đến bạch dương, dương liễu cũng đau lòng”
[2; tr 119]
Trang 11Đôi khi quê hương hiện lên rất gần gũi, rất yên bình trong ký ức của đứa con xa
xứ Để hai chữ “cố hương” mãi lắng động trong lòng tác giả mỗi khi nhớ về nơi ấy:
“Anh muốn về thăm lại cố hương sao
Nắm dưới hàng tân lê nghe rì rào tiếng lá
Lặng chìm trong vô danh không bon chen hối hả
Lại ước say triền miên cùng bạn cũ thuở nào”
[14; tr 91]
Với Exenhin nhớ về quê hương cũng là nhớ về mẹ, bởi ở nơi yên bình, xa xôi ấy
có người mẹ già nua vẫn “khoác áo choàng xưa cũ nát” ngóng đợi con về:
“Con sẽ về khi vừa chớm mùa xuân
Quanh nhà ta trắng hoa, cây nảy xanh vườn tược
Nhưng mẹ ơi, khi vừa hé bình mình
Mẹ đừng đánh thức con như tám năm về trước”
[2; tr 83]
Quê hương hiện lên trong thơ của Exenhin thường gắn liền với những gì thânquen, bình dị, nhưng ẩn sâu trong đó là tình yêu quê hương vô bờ bến của “thi sĩ đồngquê Nga”
1.3.2 Tình yêu đôi lứa:
Thơ tình của Exenhin lúc nào cũng trong sáng, hồn nhiên và trinh bạch:
“ Em nói rằng, Xaadi
Chỉ được hôn em vào ngực
Lạy chúa tôi, xin e đợi đấy
Mùa quýt sang năm tôi sẽ học điều này”
[14; tr 146]
Hình ảnh người thiếu nữ trong thơ tình của Exenhin hiện lên với vẻ đẹp quyến rũkhông trần tục, đẹp một cách đằm thắm dịu dàng:
“Tôi đã hái những bông hoa đó rồi
Chỉ một bông làm tôi sung sướng
Chẳng có gì trên đời
Đẹp hơn Saganê yêu mến”
[14; tr 146]
Thơ tình của Exenhin luôn bộc lộ một tình yêu chung thủy thiết tha:
“Những hạt mưa không nhìn thấy thoảng bay
Tất cả ấm dần, ấm dần lên mọi thứ
Trong mưa bụi, anh nhớ em, anh nhớ
Anh Xergây Êxênhin”
[14; tr 43]
Tóm lại thơ tình của Exenhin luôn mang một phong cách rất riêng, rất đặc biệt.Bên cạnh tình yêu quê hương, đất nước thì thơ viết về tình yêu đôi lứa cũng có vị tríquan trong trong sự nghiệp sáng tác của Exenhin và đã để lại dấu ấn khó phai tronglòng độc giả
1.3.3 Chất triết lý
Exenhin sống gần gũi với thiên nhiên và con người, yêu mọi thứ tồn tại xungquanh ông Trong thơ Exenhin, mỗi sự vật, sự việt đều được ông nâng lên thành nhữngvấn đề mang tính triết lí, nhất là vấn đề sống, chết, ý nghĩa nhân sinh Nhà thơ đã từng
Trang 12khẳng định rằng “trên đời này chết phải đâu là mới” nhưng nếu sống không có ý nghĩathì “sống cũng chẳng mới gì hơn”:
“Vĩnh biệt bạn, không bắt tay, không nói
Bạn thân yêu, đừng đau khổ đừng buồn
Trên đời này chết là điều không mới
Và tất nhiên, sống cũng chẳng mới hơn”
[14; tr 161]
Tuy Exenhin sống cuộc đời ngắn ngũi nhưng là một người từng trải Nhà thơsống qua hai thời kỳ đầy sóng gió của nước Nga trước và sau cách mạng tháng Mười,nên cuộc đời nhà thơ cũng gặp nhiều biến động, đầy băn khoăn, mâu thuẫn Những trảinghiệm trong cuộc đời đã làm cho thơ ông mang màu sắc triết học Trong thơ Exenhin
ẩn chứa chất triết lý phương Đông thâm trầm nhưng sâu sắc, giản dị mà tự nhiên
1.3.4 Giọng thơ của Exenhin mang một nỗi buồn sâu sắc
Thơ Exenhin là sự tổng hợp giữa cái buồn và cái đẹp Thơ Exenhin mang âmhưởng của dân ca Nga Hồn thơ của ông được nuôi dưỡng từ bầu sữa ngọt ngào của cadao dân ca Nga qua lời bà ngoại Exenhin bẩm sinh đã buồn, trong thơ ông từ cảnh sắcthiên nhiên, đất nước đến những con người nghèo khổ, hay đơn giản chỉ là nhưng âmthanh cũng gợi nên nỗi buồn sâu lắng:
“Những bài ca ưu phiền, những âm thanh buồn bã
Hãy cho ta được thở bình thường
Người mang đến cho ta bao đau thương vất vả
Trong ngực ta nhức nhói triền miên.”
[14; tr 12]
Đôi khi đang đi trên quê mẹ, nhà thơ cũng cảm nhận một nỗi buồn đang đè nặnglòng mình:
“Nhưng khi tôi trên quê mẹ mến thương
Những giọt lệ lại lắng trong lòng ngực
Có thể tôi sẽ quên và chìm vào giấc ngủ
Trong nấm mồ lạnh lẽo, thấy không anh?”
[14; tr 13]
Khi cách mạng thánh Mười thành công, Exenhin một mặt chào đón cuộc sốngmới nhưng vẫn mang trong lòng nỗi hoài cổ Nhà thơ vẫn yêu thương và muốn giữ gìncảnh thanh bình yên ả của làng thôn Nga và lo sợ sự hiện đại hóa, công nghiệp hóanông thôn sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của làng thôn Nga Giọng thơ Exenhin luônmang một nỗi buồn sâu lắng, mang hương vị của dân ca và thể hiện một tình yêu thathiết với quê hương đất nước, con người Nga
1.3.5 Sáng tạo những hình ảnh mới lạ
Trong thơ Exenhin có nhiều hành ảnh mới lạ, sáng tạo và độc đáo:
“Bình nguyên tuyết, vầng trăng trắng toát
Mặt đất quê vải liệm phủ trắng mình
Và bạch dương choàng áo tan đứng khóc
Ai qua đời? Ai chết! Chính tôi chăng?
Trang 13Đầu tôi như đèn dầu hỏa trên vai”
[14; tr 72]
Còn tóc thì như bong bóng lắc lư:
“Khi đó mắt tôi nheo và tay tôi nắm chặt
Như bong bóng lắc lư Tôi phồng căng đầu tóc”
[14; tr 72]
Trong bài thơ “Lời tự sự của kẻ lãng du” nhà thơ tự nhận mình là kẻ lãng duxưng tội, nhưng ở bài thơ khác nhà thơ lại nói “nếu tôi không là nhà thơ, Tôi đã là thisĩ” Có thể nói trong thơ Exenhin nhiều hình ảnh sáng tạo mới mẻ, độc đáo làm chongười đọc bất ngờ, và chính điều này đã tạo nên phong cách rất riêng của Exenhin
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ TÌNH CỦA EXENHIN2.1 Những cảnh huống và tâm trạng, cảm xúc trong tình yêu
Như chúng ta đã biết Exenhin là nhà thơ trữ tình đã có một vị trí xứng đáng vớitài năng và tầm vóc của mình trên thi đàn nước Nga nói riêng và cả thế giới nói chung.Thơ ông đã làm say đắm biết bao trái tim của độc giả, bởi những vần điệu du dương vàtình cảm thiết tha được thể hiện một các nồng nàng mà sâu lắng, mãnh liệt mà tinh tế.Thơ là tiếng nói của con tim, là âm điệu của dây tơ lòng Đến với mảng thơ viết về tìnhyêu ta bắt gặp trong thơ ông nhiều cảnh huống Trong đề tài này chúng tôi tạm dùngthuật ngữ “cảnh huống” để chỉ những tình huống, hoàn cảnh, không gian, thờigian…mà nhân vật trữ tình xuất hiện Xét về một khía cạnh nào đó cảnh huống thuộc
về bình diện nghệ thuật Tuy nhiên khi đi vào tìm hiểu nội dung thơ tình của Exenhincũng như những cảm xúc, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm trong thơ tình của mình,chúng tôi nhận thấy rằng những cảm xúc, tình cảm mà nhà thơ thể hiện luôn gắn liềnvới những cảnh huống cụ thể Vì thế sau đây chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một sốcảnh huống trong thơ tình của Exenhin, từ đó làm nổi bật những tâm trạng, cảm xúc
mà nhà thơ gửi gắm trong thơ mình
2.1.1 Cảnh huống tỏ tình và tâm trạng lạc quan, yêu đời
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca, không ai cắt nghĩa được tình yêu vàcũng không ai biết tình yêu có từ khi nào Bởi lẽ tình yêu nó nhẹ như khói có thể lantỏa xâm chiếm tâm hồn con người lúc nào không hay biết, và tình yêu cũng có thểnặng nề, mạnh mẽ như tiếng sét khi hai tâm hồn đồng điệu, hai trái tim hòa cùng nhịpđập lúc tình cờ gặp nhau Và cũng có lẽ trong một phút giây nào đó Exenhin đã bấtchợt gặp “một nửa” của mình, và nhà thơ đã thốt lên một cách đầy bất ngờ với nhữngcảm xúc trào dâng như không thể kìm nén được:
“Anh chưa thấy ai người xinh như thế
Trong hồn anh ấp ủ một điều
Em hình ảnh của anh thời tuổi trẻ
Anh bồi hồi nôn nao bao nhiêu”
Trang 14[14; tr 125]
Một lời tỏ tình đầy ý nhị và tha thiết, có lẽ nhân vật “em” cũng rất hạnh phúc khinghe những lời tỏ tình ấy bởi lời tỏ tình hết sức thiết tha và chân thành Nhà thơ đãkhông giấu giếm mà bày tỏ thật lòng rằng “anh chưa bao giờ thấy ai xinh như thế”, và
vẻ đẹp của nhân vật em đã làm cho tâm hồn của nhân vật anh ấp ủ một điều gì thầmkín Cũng chính vì điều thầm kín ấy và hình ảnh của nhân vật em đã làm cho nhà thơnhớ lại hình ảnh của mình thời tuổi trẻ, đó là nguyên nhân làm nhân vật anh “bôi hồinôn nao bao nhiêu”
Qua bốn câu thơ tỏ tình ngắn ngủi nhưng rất trực tiếp mà lại không sỗ sàng, nhàthơ bộc lộ được sự chân thành của mình Đồng thời các câu thơ trên cũng thể hiệnđược tâm trạng của nhà thơ lúc này đang rất vui tươi và tràn đầy niềm tin yêu cuộcđời, bởi chính vẻ đẹp của nhân vật em làm cho nhà thơ nhớ về thời tuổi trẻ của mình.Khi tình yêu đến một chút gì “nôn nao”, một chút gì “ấp ủ” làm cho cuộc sống hạnhphúc hơn, tâm trạng tươi vui hơn Tâm trạng đó càng được thể hiện rõ hơn ở các câuthơ sau:
“Giọng hát của em ấm lòng anh nỗi nhớ
Chữa lành anh giấc mộng tuổi thơ
Thanh lương trà nhà mình còn cháy
Và trên cây khói trắng vẫn phủ mờ”
[14; tr 125]
Ta bắt gặp một tâm trạng đang hạnh phúc và dường như tâm hồn của tác giảcũng đang cảm thấy bình yên hơn khi “giọng hát của em ấm lòng anh nỗi nhớ và chữalành anh giấc mộng tuổi thơ” Dù hạnh phúc, dù đang đắm say trong tình yêu, tuynhiên ta vẫn cảm thấy một nỗi buồn vô hình len lỏi vào tâm hồn của tác giả Nỗi buồn
đó xuất phát từ “nỗi nhớ” và “chữa lành”(từng bị tổn thương), tâm trạng ở đây khôngđơn lẻ mà dường như có sự đan xen với nhiều sắc thái và cảm xúc khác nhau Tất cảnhư đang hòa quyện vào nhau làm nên một hồn thơ Exenhin mang đậm một nét riêngrất đặc trưng
Tình yêu giống như có phép màu, tình yêu có thể đem đến niềm vui và hy vọng,tình yêu cũng có thể làm ấm lại lòng người Nhà thơ đã thố lộ với người mình yêurằng:
“Lần đầu tiên anh ấm bởi ánh trăng
Lần đầu tiên anh vui vì giá lạnh
Anh lại muốn sống thêm và hy vọng
Vào tình yêu mà không có bao giờ”
[14; tr 124]
Cụm từ “lần đầu tiên” được nhắc lại ở đầu các câu thơ, tác giả như muốn nhấnmạnh lời tỏ tình của mình với người yêu-em là tình yêu đầu tiên của anh và cũng làduy nhất Tình cảm của nhân vật anh là hoàn toàn trong sáng và trọn ven Tình yêu tácgiả thổ lộ với nhân vật em là rất chân thành và tác giả là người sống hết mình cho tìnhyêu Nên gì thế nhân vật “anh” mới có thể cảm nhận chỉ một ánh trăng thôi cũng đủlàm cho cõi lòng mình ấm lại Khi chìm đắm trong tình yêu, con người nhìn mọi vậtthi vị hóa hơn và thường đem tâm trạng của mình gán ghép cho cảnh vật Nên ánh
Trang 15trăng cũng như tâm hồn của tác giả đang ấm dần lên, để rồi “Anh lại muốn sống thêm
và hy vọng; Vào tình yêu mà không có bao giờ” Ánh trăng như là yếu tố thiên nhiêngóp phần làm cảnh vật trở nên thi vị hơn, làm tăng thêm cảm giác ấm áp trong lòngcủa nhà thơ
Những câu thơ tỏ tình rất bình dị nhưng đã thể hiện được tình yêu mãnh liệt củanhân vật anh dành cho nhân vật em Qua đó tác giả thể hiện tâm trạng vui tươi, trànđầy niềm tin vào cuộc sống của mình Độc giả cảm nhận được tình cảm cũng như cảmxúc của tác giả dành cho người yêu khi tác giả thổ lộ tình yêu của mình với nhân vật
em Với cảm xúc và tâm trạng vui tươi, tấm lòng nhiệt tình với tình yêu nhân vật anh
đã mạnh mẽ khẳng định rằng:
“Bởi suốt đời anh không hề giấu giếm
Yêu là không đơn lẻ một mình
Ôi quê hương một mối tình da diết
Một mối tình gắn em và anh”
[14; tr 124]
Xuất phát từ suy nghĩ “Yêu là không đơn lẻ một mình” nên nhà thơ tự do bộcbạch tình yêu của mình thông qua hình ảnh cây bạch dương:
“Ôi bạch dương Nga
Con đường – lối đi chật hẹp
Cô gái dễ thương như giấc mơ
Chỉ dành cho ai mà cô ấy mến
Anh hãy đỡ bằng những nhành cây
Như bằng những vòng tay tuyệt đẹp”
[14; tr 147]
Với tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên và qua những câu thơ trên Exenhin
đã vẽ ra trước mắt người đọc một con đường và một lối đi chật hẹp, ở đó có một “lãng
tử của thi ca” đang một mình dạo bước và hai bên đường là hàng bạch dương Trongánh mắt của chàng thi sĩ, hàng bạch dương lúc này không còn là bạch dương nữa màbạch dương đã trở thành cô gái trẻ, đẹp, một cô gái dễ thương như giấc mơ và cô gái
ấy chỉ dành cho ai mà cô ấy mến Tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình dành cho côgái dễ thương ấy: “Anh hãy đỡ bằng những nhành cây; Như bằng những vòng taytuyệt đẹp” Qua cách bày tỏ tình cảm này ta thấy tác giả rất nâng niu, trân trọng “côgái dễ thương” ấy Cô gái ấy như là hiện thân cho vẻ đẹp của bạch dương, của thiênnhiên Nga Chỉ có người thật sự yêu thương và sống chan hòa với thiên nhiên mới cóthể hiểu được hết vẻ đẹp của nó
Các câu thơ trên ta thấy tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình một cách rất kín đáotình yêu lứa đôi và tình yêu thiên nhiên chan hòa vào nhau Sẽ không có gì là quá đángnếu chúng ta nói hiếm có nhà thơ nào lại dành những vần thơ đắm đuối tình yêu vàtràn đầy những rung cảm thẩm mỹ với bạch dương Nga như Exenhin Dù viết về bạchdương nhưng ta vẫn cảm nhận được tình cảm chan chứa và cảm xúc chân thành nhất.Bạch dương đã thoát khỏi dáng vóc của một loài thực vật mà trở thành một sinh thể cóhồn, có tình cảm Tác giả biết cách truyền tải cảm xúc đang trào dâng trong lòng mìnhsang hình ảnh bạch dương làm nó có sinh khí hơn, lung linh hơn Và đặc biệt là tác giảthường miêu tả những “nàng bạch dương” vào những đêm trăng yên tĩnh
Trang 16Hình ảnh bạch dương trong thơ Exenhin có một vẻ đẹp đầy sức quyến rũ Nó làmột sức quyến rũ của một cơ thể khỏe mạnh, căng tràn sức sống Sức sống ấy đượcExenhin cảm nhận tinh tế qua từng bộ phận của cơ thể bạch dương: tóc bạch dương,thân bạch dương, vai bạch dương, ngực bạch dương, sữa bạch dương, bàn chân xinh
xắn của bạch dương Trong sự liên tưởng của nhà thơ, bạch dương đẹp như người
thiếu nữ trẻ trung, trinh bạch.
Ta yêu tiếng xạc xào buồn bã
Của ngươi vào những độ thu sang”
[2; tr 76]
Với Exenhin, bạch dương không chỉ một sinh thể có hồn mà còn như một thếgiới linh hồn đầy bí ẩn, có sức cuốn hút đầy ma lực Có lẽ khi yêu ai cũng muốn tìmhiểu, khám phá những bí ẩn của người yêu và Exenhin cũng không ngoại lệ Nhà thơmuốn hiểu “người yêu” một cách sâu sắc và yêu cầu người yêu “Hãy kể ta nghe những
bí mật đời mình cùng những ý nghĩ giấu trong từng thớ gỗ”, để rồi cuối cùng nhà thơ
đã tỏ tình bằng cách thú nhận một cách trực tiếp rằng: “Ta yêu tiếng xạc xào buồn bã;Của ngươi vào những độ thu sang” Với Exenhin yêu là phải yêu bằng cả trái tim vàyêu tất cả những gì thuộc về người yêu Chính vì thế nhà thơ không chỉ yêu vẻ đẹp đầysức sống của bạch dương mà còn yêu cả tiếng xạc xào buồn bã Đồng thời câu thơ nàyvừa diễn tả được độ mãnh liệt của tình cảm, vừa mở ra vẻ đẹp mê hồn của những cánh
rừng bạch dương vào độ thu Là người sinh ra để “thể hiển nỗi buồn vô tận của đồng
ruộng” (M Gorki), Exenhin có sự nhạy cảm kỳ lạ với những “âm thanh khiến người ta buồn” Trong tiếng xạc xào của bạch dương, Exenhin như nghe thấy không chỉ nỗi buồn của bach dương mà còn là nỗi buồn thu, nỗi buồn đồng quê, nỗi buồn Nga muôn thuở [4; tr 175].
Lời thổ lộ của bạch dương trong ba khổ thơ cuối về tình yêu của chàng chăn cừuđối với mình là một sự liên tưởng hết sức kỳ thú của Exenhin:
“Anh bạn tò mò ơi
Đêm nay dưới trời sao vằng vặc
Có một chàng chăn cừu
Đã đến đây và khóc”
Trang 17Trăng tỏa bóng mênh mông
Một màu xanh huyền ảo
Quỳ xuống đất chân trần
Chàng ôm lấy thân tôi
Và nặng nề cất tiếng thở dài
Chàng khẽ nói trong rì rào cây lá
Tạm biệt nhé con chim câu bé nhỏ
Hẹn chờ nhau mùa sếu sang năm
[4;tr 174]
Trong một khung cảnh hết sức huyền hoặc và thơ mộng, có một chàng chăn cừu
đã thể hiện tình cảm thiết tha của mình cùng nỗi đau khi chia biệt người yêu :“Chàng
ôm lấy thân tôi; Và nặng nề cất tiếng thở dài” rồi khẽ nói lời tạm biệt con chim câu bénhỏ “trong rì rào cây lá” Hình ảnh chàng chăn cừu với tình yêu đắm đuối bạch dương
là một trong những hình ảnh đặc biệt, đã để lại dấu ấn với độc giả
Với những rung động sâu xa cùng với tình cảm chân thành và cảm xúc mãnh liệttrước vẻ đẹp của bạch dương, Exenhin đã thể hiện tuyệt vời những vẻ đẹp phong phú,tinh tế, tiềm ẩn của bạch dương Nga Bạch dương không còn là một loài thực vật bìnhthường mà trở thành một sinh thể có hồn và là đối tượng để nhà thơ bộc lộ tình cảm
Ngoài ra trong thơ Exenhin ta còn bắt gặp cách tỏ tình gián tiếp, bóng gió xa xôibằng cách nói lên điều mình ước ao, mơ tưởng:
“Còn mong gì trong đời nặng nhọc
Trách ngôi nhà hay số phận mình chăng
Ôi ước gì có cô gái nhỏ xinh
Bên cửa sổ cho mình nhìn thấy”
“Dường như đời tôi không tránh khỏi khổ đau
Trên đường tôi đi khổ đau và buồn thương ngăn lối
Tôi với niềm vui luôn phải ly biệt nhau
Nỗi buồn và vết thương khiến ngực luôn mệt mỏi”
[14; tr 6]
Dường như Exenhin là nhà thơ sinh ra là để làm thi sĩ và là thi sĩ có khả năng đặcbiệt trong cách thể hiện nỗi buồn, buồn cho số phận mình, cho tình đời đen bạc, buồncho nỗi đau mà nhân dân phải chịu đựng Có lẽ vì thế ngay cả những câu thơ tỏ tìnhtràn đầy tình yêu cũng mang một nỗi buồn man mác Tuy nhiên dù cuộc đời nặngnhọc, dù buồn thương ngăn lối nhưng Exenhin không hờn trách “Trách ngôi nhà hay
Trang 18số phận mình chăng” mà tác giả hy vọng tình yêu có thể xoa dịu nỗi đau cho số phậnmình thế nên:
“Ôi ước gì có cô gái nhỏ xinh
Bên cửa sổ cho mình nhìn thấy”
Có lẽ trong thực tại tác giả đã tìm được tình yêu đích thực để xoa dịu nỗi đau củacuộc đời mình, nên tác giả đã miêu tả rất chân thực đôi mắt và giọng nói của ngườiyêu:
“Đôi mắt xanh của cô gái ấy
Chỉ nhìn tôi
Không nhìn ai khác
Với giọng nói và tình yêu mới
Em ru hồn và ru trái tim tôi”
và ru trái tim tôi”
Lời tỏ tình kín đáo và giản dị, nhưng người đọc cảm nhận được tình yêu, cảmxúc và tâm trạng cũng như nỗi khát khao niềm hạnh phúc của tác giả Ở đây ta khôngthấy một tâm trạng hoàn toàn vui tươi, phơi phới lạc quan tin yêu vào cuộc sống màchút gì đó trầm tư, sâu lắng Lời tỏ tình có chút gì đó hồn nhiên “Ôi ước gì có cô gáinhỏ xinh; Bên cửa sổ cho mình nhìn thấy” và chút gì đó ưu tư, sâu lắng “Với giọng nói
và tình yêu mới; Em ru hồn và ru trái tim tôi”
Cảnh huống tỏ tình trong thơ của Exenhin có nhiều cách thể hiện khác nhau, khithì tỏ tình thông qua hình ảnh cây bạch dương, khi thì tỏ tình thông qua cách nói bónggió xa xôi, nhưng có lúc lại tỏ tình trực tiếp bằng những tặng vật cụ thể:
“Nhưng vì cái thân hình uyển chuyển ra vào
Và gương mặt như ban mai hồng thắm
Chiếc khăn san Khôrrôxxan tôi tặng
Tấm thảm Siraz này xin cũng được tặng ngay”
[14; tr 143]
Một cách tỏ tình rất trực tiếp và không kém phần táo bạo Nhà thơ không ngầnngại mà thú nhận rằng: “vì cái thân hình uyển chuyển ra vào; Và gương mặt như banmai hồng thắm” nên nhà thơ không chút ngần ngại mà tặng ngay cho người yêu “chiếc
Trang 19khăn san Khôrrôxxan và tấm thảm Siaz” Qua đó nhà thơ thể hiện tình yêu mãnh liệtcủa mình.
Chỉ qua vài câu thơ ngắn ngủi như chúng ta cảm nhận sự nhiệt tình trong tìnhyêu của tác giả Tâm trạng của tác giả đang rất vui tươi, lạc quan, yêu đời sẵn sànghiến dâng tất cả cho tình yêu Không chỉ thổ lộ tình cảm cùng cô giá Ba Tư với việctặng chiếc khăn hay tấm thảm, mà hơn thế nữa tác giả còn thể hiện sự tò mò muốn biếtgương mặt của người đẹp:
“Chẳng vô ích khi mắt đen lấp lánh
Vén cho tôi tấm mạng giấu lửa tình”
[14; tr 143]
Ở đây ta có thể hiểu “tấm mạng” là tấm khăn che mặt của các cô gái Ba Tư Các
cô gái Ba Tư có tập tục che mặt Chủ thể trữ tình bị cuốn hút bởi vẻ đẹp bí ẩn của thiếu
nữ nơi đây, muốn gỡ bỏ tấm khăn che mặt để giao lưu, gắn kết và hoà nhập Và đồngthời tác giả muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô gái Ba Tư sau “tấm mạng giấu lửatình” Trong tập thơ “Những mô típ Ba Tư” bằng trí tưởng tượng bay bổng, nhà thơ
đã hình dung bước chân mình như đã đến với Ba Tư,vàđó cũng là cơ sở để thi sĩ bộc
lộ sự khao khát chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hoá của một đất nước kỳ
bí và đặc biệt này Exenhin xuất hiện ở xứ sở xa lạ này với phong thái quen thuộc củamột kẻ lãng du Trí tưởng tượng không biên độ, không hạn định đã đưa bước chân vàtâm hồn thi sĩ lạc vào một không gian nghệ thuật huyền ảo: ở đó có người đẹp vớinhững đôi mắt rực cháy sau tấm mạng giấu lửa tình
Khi tình yêu đến, nhà thơ say sưa bộc lộ, bày tỏ tình yêu của mình với tất cả sựchân thành, lòng nhiệt huyết của con tim Và tác giả tin là cuộc đời này hạnh phúc là
có thật:
“Ôi tôi tin, tôi tin, hạnh phúc là có thật
Trên thế gian mãi mãi sáng mặt trời
Bình minh như trang Thánh kinh rõ rực
Tiên đoán bao điều tốt trên đời
Hạnh phúc là có thật tôi tin”
[14; tr 50]
Đây là những câu thơ hiếm hoi thể hiện tâm trạng vui tươi, lạc quan, trong sáng
và yêu đời của tác giả Tình yêu quả là dịu kỳ mang đến niềm vui cho con người Vớithơ Exenhin tình yêu là một thứ tình cảm trong sáng và cao cả, ta bắt gặp trong thơông nhiều cách tỏ tình khác nhau Khi thì tỏ tình một cách thẳng thắn, bộc trực “Anhchưa thấy ai người xin như thế; Trong hồn anh ấp ủ một điều…”, khi tỏ tình một cáchbóng gió xa xôi “Ôi ước gì có cô gái nhỏ xin; Bên của sổ cho mình nhìn thấy”, có lúctình yêu được bày tỏ hài hòa với tình yêu quê hương “Ôi quê hương một mối tình dadiết; Một mối tình gắn kết em và anh” Nhưng có lúc tình yêu lại được bày tỏ hài hòavới tình yêu thiên nhiên, với bạch dương Nga “Mái tóc xanh; Vòng ngọc tròn thiếu nữ;
Ôi bạch dương mãnh dẻ; Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm” Mỗi cách tỏ tình gắn vớinhững tâm trạng, cảm xúc khác nhau, khi thì vui vẻ, hồn nhiên lúc thì trong sáng, thiếttha Tất cả điều tạo nên nét đặc trưng cho hồn thơ Exenhin
Trang 202.1.2 Cảnh huống bên nhau và tâm trạng vui tươi, hạnh phúc lẫn đau đớn, xót xa
2.1.2.1 Cảnh huống bên nhau tình yêu nồng thắm và tâm trạng hạnh phúc, vui tươi
Exenhin đã từng nói: “Điều tôi yêu thích trước nhất là sự biểu hiện của bản thân,nghệ thuật đối với tôi không phải là sự cầu kỳ của những nét hoa văn, mà cái quantrọng nhất đó chính là ngôn ngữ” Cái mà Exenhin gọi là sự biểu hiện của bản thân ấythật kỳ diệu, chân thành và sáng rõ biết bao Đọc thơ ông ta cảm nhận như cảm xúcđang dâng lên, xâm lấn tâm hồn ông, đòi lấy hình thức cho nó, và khi đó ông đã biểuhiện chúng ra ngoài với hình thức của những vần thơ chứa chan tình cảm:
“Nhưng giấc mộng dịu dàng vẫn lặng lẽ cháy lên
Tất cả đều tàn phai trong xanh mờ khói tỏa
có em và anh Rồi tất cả đều tàn phai trong xanh mờ khói tỏa, chỉ có tình yêu giữa em
và anh là mãi không tàn phai Khi nhân vật anh và nhân vật em bên nhau có một thếgiới dành riêng cho họ nơi làng quê bên cánh đồng ngả rạ Và một thế giới nhân vậtanh dành riêng cho nhân vật em là ngôi nhà gỗ trong hồn Ngôi nhà ấy là biểu tượngcho mái ấm yên bình, đặc biệt ngôi nhà gỗ này không phải là một thực thể ở ngoàithực tế mà là ở trong tâm hồn của tác giả Phải chăng “Một thế giới cho em” ở trongtâm hồn của tác giả đó chính là trái tim tràn ngập tình yêu của thi nhân Nơi đó chỉ cótình yêu dành cho nhân vật em, nơi đó là cả thế giới tình yêu của tác giả
Có lẽ do xuất thân từ đồng quê nên ta thấy trong thơ Exenhin có sự hòa quyệngiữa tình yêu quê hương đồng ruộng và tình yêu nam nữ Khi viết những vần thơ này,tâm trạng của tác giả cũng đang cảm thấy bình yên với tình yêu dành cho nhân vật emtrong ngôi nhà gỗ bên cánh đồng ngả rạ Nơi bình yên đó có hai trái tim bên nhau, hòachung nhịp đập, một cảnh tượng hạnh phúc như một mái nhà tranh hai quả tim vàng
Người đời thường cho rằng, những ai sống với bản năng thì kết cuộc chẳng làmnên trò trống gì, và những ai chỉ biết hành động theo dục vọng thì chẳng có kết cuộctốt đẹp Tuy nhiên cái dục vọng trong thơ tình của Exenhin thì khác, đấy là cái dụcvọng người nhất, nó có một cái gì thiêng liêng mà gần gũi:
“Em thân yêu hãy ngồi lại gần anh
Hay đứa mình cùng nhìn nhau vào mắt
Để anh nghe trong cái nhìn khoảnh khắc
Dục vọng dâng như bão tuyết quay cuồng”
[14; tr 106]
Khi trái tim hòa chung nhịp đập, hai người đang yêu đều muốn rút ngắn khoảngcách giữa nhau Vì thế nhân vật anh đã mời gọi: “em thân yêu hãy ngồi lại gần anh; Đểchúng mình cùng nhìn nhau vào mắt”- Bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn và là nơi thể
Trang 21hiện tình cảm một cách tinh tế nhất Để rồi trong cái nhìn khoảnh khắc cả hai tâm hồnđang yêu đều nghe tình cảm trào dâng trong tim mình, và dục vọng tình yêu như bãotuyết quay cuồng.
Qua các câu thơ trên ta cảm nhận được cảm xúc mãnh liệt của tác giả khi thểhiện tình yêu cháy bỏng của mình Sự mãnh liệt đó thể hiện ở lời mời gọi thiết tha “Emthân yêu hãy ngồi lại gần anh; Để chúng mình cùng nhìn nhau vào mắt”- Để anh nghebão tuyết quay cuồng bởi dục vọng trào dâng, để hạnh phúc, sự thăng hoa của tình yêutràn ngập trong cơn say bất tận Là một người sống hết mình cho tình yêu nên đôi khitình yêu trong thơ Exenhin thể hiện rất mãnh liệt nhưng cũng có lúc rất hồn nhiên vàtrong sáng:
“Tôi đã hái những bông hoa đó rồi
Chỉ một bông làm tôi sung sướng
“Em nói rằng, Xaadi
Chỉ được hôn em vào ngực
Lạy chúa tôi, xin em đợi đấy
Mùa quýt sang năm tôi sẽ học điều này!”
[14; tr 146]
Dù trong tình yêu chàng trai thường là người chiều chuộng, nói những lời ngọtngào và dường như cô gái có toàn quyền quyết định Nhưng không hoàn toàn thế, đếnkhổ thơ cuối cùng ta thấy rằng dù yêu hết mình và chiều người yêu hết mực nhưng tácgiả vẫn giữ lại nét gì đó rất riêng của một nhà thơ, cũng như của dân tộc mình, đấtnước mình:
“Lời chúc thư làm tôi khốn khổ
Trong tim tôi không hề có chúc thư
Tôi sinh ra để thành nhà thơ
Nên hôn em theo cách của thi sĩ”
[14; tr 146]
Hai câu thơ cuối là một lời khẳng định tình yêu của mình, một lời khẳng địnhkhông kém phần lãng mạn, bởi tình yêu mãnh liệt mang đậm chất thi sĩ của nhà thơ.Đồng thời tác giả nhấn mạnh tình yêu của mình với thơ ca, X Exenhin đã từng thốt lênrằng“Tôi sinh ra để thành nhà thơ” Thiên nhiên Nga, nỗi buồn Nga cần một nhà thơ
ca hát cho chính vẻ đẹp rất riêng của mình Có lẽ khi viết nên những vần thơ trẻ trung,trong sáng và hồn nhiên như thế này tác giả đang trong một tâm trạng vui tươi, yêu đời
và tràn đầy hạnh phúc bên người mình yêu
Trang 22Không những thế trong thơ tình của Exenhin ta còn bắt gặp những câu thơ lãngmạn, say sưa hát về tình yêu như lần đầu mới bước vào yêu, dù nhà thơ là một thi sĩ đatình và đã trải qua biết bao mối tình lãng mạn Khi đến với tình yêu, nhà thơ luôn sốnghết mình và luôn trao cho người yêu những tình cảm chân thành và thiết tha nhất Nênvới nhà thơ mối tình nào cũng tươi mới, trẻ trung như mối tình đầu:
“Đã cháy lên rồi đám lửa màu xanh
Cha mẹ xa xôi không còn nhớ nữa
Lần đầu tiên tôi không buồn sinh sự
Về tình yêu tôi xin hát lần đầu”
[14; tr 93]
Khi đọc những câu thơ này người đọc cảm nhận được tình yêu của nhà thơ đang
độ nồng nàng và đắm say nhất Nên đám lửa màu xanh, đám lửa của tình yêu đang rựccháy trong tim Và chỉ có tình yêu chân thành mới có khả năng đốt lên ngọn lửa ấy.Cũng vì đang đắm chìm trong tình yêu nên tác giả dường như quên hết mọi thứ “Cha
mẹ xa xôi không còn nhớ nữa và lần đầu tiên tác giả không buồn sinh sự vì tình yêuxin hát lần đầu”
Như chúng ta đã biết, Exenhin sinh ra để làm thi sĩ và là một thi sĩ có khả năngđặc biệt trong việc thể hiện nỗi buồn Chính cuộc đời tác giả cũng mang nhiều khổ
đau M Goorki trong một bức thư gửi cho Roomanh Roolăng có nói rằng đời các nhà
thơ Nga rất dồi dào những tấn kịch và Exenhin là tấn kịch bi thảm nhất…[14; tr 173]
Vì gặp nhiều đau khổ và những cơn khủng hoảng tinh thần nên Exenhin có lúc tự gọimình là côn đồ, là tên du đãng, là kẻ nát rượu, sinh sự…Biết bao đau đớn Nhưng tìnhyêu đã làm nhà thơ hồi sinh, vì tình yêu tác giả sẽ sửa đổi mình và vì tình yêu “Tôikhông buồn sinh sự ”
Không những thế vì tình yêu nhà thơ còn tự nguyện bỏ quán rượu thân thương:
“Thề suốt đời bỏ quán rượu thân thương”, và “Tôi chỉ muốn nhìn em đẹp em xinh;Mắt em màu vàng nâu như vực sâu hút xoáy” Đến khổ thơ cuối cùng nhà thơ đã nóilên tình yêu mãnh liệt của mình dành cho nhân vật em thông qua những câu thơ rấttình tứ:
“Dù nơi em hay những chốn xa nào
Tôi suốt đời sẽ theo em từng bước
Lần đầu tiên tôi không buồn sinh sự
Về tình yêu tôi sinh hát lần đầu’
Trang 23Và ở bài thơ khác ta cũng cảm nhận được tình yêu thắm thiết của tác giả dànhcho người mình yêu và tác giả khẳng định lời hứa của mình là chân thành nhất:
“Không bao giờ tôi lừa dối bởi trái tim
Vì giọng nói của tôi đầy kiêu hãnh
Tôi có thể nói luôn minh chứng
Thói lãng du giờ tôi cũng xin chào
Những quậy phá ngang tàn giờ tôi cũng xin tạm biệt
Dẫu muộn màng nhưng tôi quyết chia tay
Trái tim tôi đã uống kể khác say
Bia Braga trong máu tôi đã đã”
[14; tr 94]
Sự chân thành của tác giả thể hiện thông qua lời hứa, một lời hứa “có thể nóiluôn minh chứng: “thói lãng du giờ tôi cũng xin chào”, dù biết rằng “muộn màngnhưng tôi quyết chia tay” Các câu thơ ấy khẳng định lòng quyết tâm của tác giả Tìnhyêu đã làm cho nhà thơ thay đổi bản thân mình và bỏ đi những thói quen không tốt.Không những thế trong tình yêu nhà thơ còn hiến dâng tất cả
“Cho mình em tôi có thể hiến dâng
Tôi được dạy về tình yêu chung thủy
Kẻ lãng tử lại trên đường hiệp sĩ
Lại cất lời hát về những hoàng hôn”
[14; tr 95]
Có thể nói hiếm có nhà thơ nào lại thể hiện tình yêu của mình một cách tinh tế,nhiều cung bậc cảm xúc như Exenhin Yêu hết mình và hiến dâng tất cả, điều này tạonên sự mãnh liệt và nét độc đáo trong thơ tình của Exenhin Dù là kẻ lãng tử bước đitrên con đương hiệp sĩ và cất lời hát về những hoàng hôn, nhưng tác giả vẫn khẳngđịnh tình yêu chung thủy của mình dành cho người yêu: “Tôi được dạy về tình yêuchung thủy” Sự khẳng định đó là chất keo kết dính giữ cho tình yêu của hai ngườiluôn bền chặt, mãi không xa rời
Cao hơn tất cả những tình yêu bình thường phải là tình yêu với sự bộc lộ bảnnăng cao đẹp của con người Nếu như bây giờ, người ta coi sự thật là biểu tượng cao
cả của đạo đức, thì chính Exenhin từ cách đây hơn nửa thế kỷ đã thể hiện sự thật trongthơ mình đến mức gần như tuyệt đối: “Không bao giờ tôi lừa dối bởi trái tim”, hay là
“Tôi không nói cùng người yêu những lời không có thật” Câu thơ như một lời tuyên
bố, một lời hứa, một lời khẳng định với người yêu về lòng trung thực của mình Và sựthật bao giờ cũng mang trong bản thân nó tính hồn nhiên tuyệt đối Thơ tình củaExenhin cũng vậy:
Áo len xanh Ánh mắt biết xanh
Với em yêu tôi chẳng nói chân thành
Em yêu hỏi: “Bão tuyết như đang nổi
Có đốt lò và trải đệm không anh? ”
Trang 24Tôi trả lời em yêu: “Quanh phòng mình
Như có ai đang rắc đầy hoa trắng
Em hãy đốt lò, trải đệm ra thật phẳng
Thiếu em yêu, tim anh bão tuyết gào”
[14; tr 155]
Không gian trong thơ Exenhin là một không gian rực rỡ sắc màu Mở đầu bài thơ
là màu xanh của áo len và ánh mắt biết xanh, kết hợp với màu trắng của hoa tuyếtquanh căn phòng và màu đỏ của lửa trong lò sưởi Sự hài hòa giữa hai gam màu nóng
và lạnh làm cho không gian nghệ thuật đầm ấm và hạnh phúc hơn Trong không gianlãng mạn “quanh phòng như có ai đang rắc đầy hoa trắng” nhân vật anh và nhân vật
em cùng nhau quây quần bên lò sưởi Exenhin còn có tài kỳ lạ trong việc miêu tảphong cảnh bằng những câu thơ rất giản dị “…Quanh phòng mình; Như có ai đang rắcđầy hoa trắng” Đến bão tuyết một hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nênđẹp vô ngần Điều này rất phù hợp với tâm lí của những người đang yêu Bởi nhữngngười đang yêu họ thường thấy cuộc sống tươi đẹp và lãng mạn hơn
Không phải quá giản dị và đơn giản mà thơ tình của Exenhin thiếu đi những nétđộc đáo Sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc và bố cục làm nổi bật lên cái mà nhà thơđịnh tập trung miêu tả Đó chính là tình yêu của nhân vật anh dành cho nhân vật em.Tình yêu vốn không thể cân, đo, đong, điếm được bởi nó không hình, không khối.Nhưng tác giả đã có một cách miêu tả rất sinh động làm cho nó trở nên rất cụ thể vàgần gũi Vì thế người đọc có thể hình dung được tình yêu đó với tất cả sự mãnh liệtcủa nó: “Thiếu em yêu, tim anh bão tuyết gào”
Thật thú vị, ở câu thơ thứ hai: “Với em yêu tôi chẳng nói chân thành” nhưng tabắt gặp sự chân thành đến kỳ lạ trong thơ ông Sự chân thành đó không chỉ bộc lộ ởnét trong sáng, hồn nhiên của ý thơ, lời thơ, hình ảnh thơ mà còn ở cách thể hiện tìnhcảm dành cho người yêu Khi bên nhau hạnh phúc, tác giả lo lắng rằng nếu một ngàynào đó phải xa nhau thì “Thiếu em yêu, tim anh bão tuyết gào” Nếu ta thấy được sựhồn nhiên toát lên toàn bài thơ, thì qua câu thơ cuối ta thấy toát lên tình yêu mãnh liệt
và cảm xúc trào dâng trong lòng của tác giả Đó là cảm xúc say sưa, hứng khởi, cóphần bồng bột mà rất đỗi chân thành của tuổi trẻ, của hai người đang bên nhau hạnhphúc tràn đầy
2.1.2.2 Cảnh huống bên nhau tình yêu phai nhạt và tâm trạng đau đớn, xót xa
Cái hay trong những bài thơ tình của Exenhin không chỉ ở nhạc điệu tuyệt vời
mà người ta có thể dễ dàng hát lên được, cũng không phải vì nó mô tả những tâm trạng
cô đơn tuyệt vọng của tình yêu éo le, rắc rối Mà điểm chủ yếu tạo nên sự độc đáo chothơ tình của Exenhin là các cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu được thể hiện
Trang 25một cách rất tinh tế Trong tình yêu có lúc vui tươi, hồn nhiên lẫn buồn thương da diết,
và đôi khi có những cảm xúc rất khó diễn tả bởi tình yêu phai nhạt :
“Tình yêu là chuyện thú vị hoặc tào lao
Em hôn mà đôi môi em như sắt
Tình yêu anh đã đến mùa chín nẫu
Mà tình em chẳng biết dậy sắc hương”
[14; tr 91]
Tình yêu vốn dĩ là một tình cảm thiêng liêng và cao cả, tình yêu có thể tái sinh
và đem lại sức sống cho con người Nhưng ở đây tác giả lại xem tình yêu như là mộtchuyện bình thường và có thể đánh giá là thú vị hoặc tào lao, điều đó thể hiện một tìnhyêu không bình thường Trong cuộc tình này tình yêu của nhân vật anh dành cho nhânvật em không chỉ là “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” (Puskin), mà tình yêu ấy cònngày càng nồng nàng và tha thiết hơn Tình yêu của nhân vật anh đã lên đến độ đẹpnhất, chín mùi nhất “Tình yêu anh đã đến mùa chín nẫu” Nhưng tình yêu của nhân vật
em thì hoàn toàn ngược lại Tình yêu của nhân vật em dành cho nhân vật anh không hềthiết tha, sâu nặng Bởi nụ hôn của nhân vật em hoàn toàn không có chút cảm xúc nào
“Em hôn mà đôi môi em như sắt” Tình yêu của nhân vật em ngày càng phai nhạt Dùcho hai người vẫn bên nhau, dù cho tình yêu của nhân vật anh đã đến mùa chín nẫunhưng tình yêu của nhân vật em thì “Chẳng biết dậy sắc hương”
Như một quy luật, chuyện gì cũng có hai mặt, và tình yêu cũng không ngoại lệ.Trong tình yêu có lúc vui nhưng cũng có lúc buồn, lúc tình yêu nồng thắm nhưng cũng
có lúc tình yêu phai nhạt Khi đọc những câu thơ này ta cảm nhận tâm trạng của tác giảnhư đang rất đau khổ và có chút gì đó bất lực trước tình cảm ngày càng phai nhạt củangười yêu Trong tâm trạng đó, tác giả đã thốt lên rằng “Tình yêu là chuyện thú vịhoặc tào lao” rồi nhẹ nhàng thú nhận “Cuộc đời anh sớm vương phải đau thương”, thậtđau đớn biết bao
Khi tình yêu phai nhạt, khi con người cảm thấy mệt mỏi nhất, cô đơn nhất muốntìm một chốn bình yêu để ẩn náo, để giải bày tâm sự thì con người thường tìm về vớithiên nhiên và Exenhin cũng không ngoại lệ:
“Tôi thì thầm với cây lan tử la
Về tình yêu đã chết
Về em khóc âm thầm không thành tiếng
Chẳng bao giờ còn được gọi tên tôi”
[14; tr 20]
Exenhin được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Nga, thiên nhiên Nga vàExenhin có khả năng đặc biệt trong việc hòa nhập, cảm nhận cũng như thể hiện vẻ đẹpcủa thiên nhiên Trong thơ tình của Exenhin, ta thường thấy nhà thơ xem thiên nhiênnhư là một đối tượng cụ thể có sự sống, có linh hồn để trò chuyện: “Tôi thì thầm vớicây lan tử la” hay là nhà thơ hỏi rằng: “Làm sao thế cây phong? Rồi cùng nhảy vớinhau – ba người – trên tuyết trắng như bông.” Đối với Exenhin, tình yêu có thể làmcho người ta chấp nhận cây phong với tư cách một con người đồng điệu, một conngười biết yêu say đắm và biết biểu hiện tình yêu ấy bằng sự múa nhảy nồng nàn
Trang 26Tương tự ở đây cây lan tử la trở thành đối tượng để tác giả giải bày tâm sự của mình
“Về tình yêu đã chết, về em khóc âm thầm vì chẳng bao giờ còn được gọi tên tôi”
Nếu ở bài thơ trên tình yêu của nhân vật em phai nhạt dù hai người vẫn ở bênnhau, thì ở bài thơ này tình yêu của nhân vật anh (tôi) phai nhạt, bởi tình yêu chỉ tồntại trong khoảnh khắc:
Chúng mình không còn sống nhưng buồn mãi trên đời
Một vẻ đẹp cho mình trong khoảnh khắc
Em chẳng còn được hôn những cái hôn bỏng rát
Đôi môi tôi đã tái nhợt lạnh khô
Cứ mặc tôi đọc mãi trong mơ
“Anh không yêu em đừng luyến tiếc
Nhưng tôi người hiểu hơn ai hết
Mối tình buồn của em”
[14; tr 20]
Tình yêu phai nhạt của nhân vật anh thể hiện qua đôi môi tái nhạt, lạnh khô Vì
đã qua rồi những phút giây thiết tha, đầm ấm “em chẳng còn được hôn những cái hônbỏng rát” Và khi bên nhau, tình yêu không còn mang lại cho nhau hạnh phúc thì tácgiả nói thật lòng mình “Anh không yêu em đừng luyến tiếc” Bởi đối với Exenhin tìnhyêu là một thứ tình cảm đáng trân trọng và tình yêu không chấp nhận có sự giả dối Dù
sự thật có tàn nhẫn đến đâu đi nữa thì tốt hơn hết là nên chấp nhận, chia tay để mỗingười tìm cho mình một tình yêu đích thực Nhưng tình yêu của nhân vật em vẫn mãicòn trong trái tim của nhân vật anh như một kỹ niệm: “Nhưng tôi người hiểu hơn aihết; Mối tình buồn của em”
Thông qua những câu thơ trên ta có thể cảm nhận được tâm trạng cô đơn, bithảm của tác giả khi một mình “thì thầm với cây lan tử la về tình yêu đã chết” Dù bênnhau không hạnh phúc, nhưng những giọt nước mắt âm thầm của nhân vật em vì sựtan vỡ của tình yêu phai nhạt cũng làm cho tác giả mang một nỗi buồn da diết: “buồnmãi trên đời” Có lẽ chính vì nỗi buồn ấy mà đã có nhiều ý kiến cho rằng trong thơ củaExenhin lắng đọng chất trữ tình đượm buồn tha thiết
Ngoài ra những cảnh huống bên nhau nhưng tình yêu phai nhạt trong thơ củaExenhin có nhiều cách biểu hiện khác nhau Đôi khi tình yêu đang dần tắt nhưng nỗiđau không thể hiện một cách trực tiếp mà thông qua nỗi lo âu nằm trong tim sươngphủ:
“Quen mất rồi thói nói dối em yêu
Nỗi lo âu nằm trong tim sương phủ
Vì sao tôi nổi tiếng người sinh sự
Vì sao tôi nổi tiếng kẻ bợm già”
[14; tr 82]
Thơ của Exenhin luôn chân thành, một sự chân thành gần như tuyệt đối Ta thấynhà thơ không chút che giấu “Quen mất rồi thói nói dối em yêu” Điều đó xảy ra khi
Trang 27hai người bên nhau không còn hạnh phúc, giữa hai người có quá nhiều khoảng cách vàquá ít cơ hội để cùng nhau chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống Thơ Xuân Diệucũng từng nói đến khoảng cách tâm hồn ấy “Em là em, anh vẫn cứ là anh; Có thể nàoqua Vạn lý trường thành; Hai vũ trụ chứa đầy bí mật” Khi khoảng cách ấy càng ngàycàng lớn nó trở thành bức tường ngăn cách giữa hai người, nhà thơ không biết tự lúcnào đã quen rồi thói nói dối em yêu Có lẽ vì thế nên lúc nào tim của nhà thơ cũngmang nặng một “nỗi lo âu nằm trong tim sương phủ” Và nhà thơ đã tìm đến menrượu, đó cũng là nguyên nhân “Vì sao tôi nổi tiếng người sinh sự; Vì sao tôi nổi tiếng
kẻ bợm già”
Đã có lúc tác giả nghĩ rằng :
“Còn mong gì trong đời nặng nhọc
……
Ôi ước gì có cô gái nhỏ xinh
Bên cửa sổ cho mình nhìn thấy
……
Với giọng nói và tình yêu mới
Em ru hồn và ru trái tim tôi”
[14; tr 157]
Nhưng tình yêu cũng không còn là liều thuốc xoa dịu nỗi đau mà ngược lại đemđến nỗi lo âu nằm trong tim sương phủ Ta thấy tác giả đang trong một tâm trạng côđơn, đau đớn gần như tuyệt vọng Có lẽ cũng xuất phát từ nỗi cô đơn tuyệt vọng đó tácgiả viết nên những vần thơ đau đớn, luyến tiếc vì tình yêu của mình phai nhạt dù hai tavẫn ở bên nhau:
“Anh buồn rầu và ngước mắt nhìn em
Đau đớn làm sao, vô cùng luyến tiếc
Chỉ có mỗi cây liễu màu đồng biết
Tháng chín này anh ở lại cùng em”
[14; tr 85]
Tác giả đã thể hiện nội tâm của mình một cách rất tinh tế, tất cả sự buồn rầu, đauđớn và luyến tiếc đều thể hiện qua ánh mắt ngước nhìn em Bởi đôi mắt là cửa sổ tâmhồn, là nơi tập trung thể hiện nội tâm của con người Tình yêu phai nhạt là do lỗi củanhân vật anh Chính vì nhân vật anh không biết giữ gìn hạnh phúc nên bây giờ phảiluyến tiếc và tự trách mình:
“Cũng chính vì anh không giữ gìn em
Cho cuộc sống êm đềm, cho nụ cười tươi rói
Sao chúng mình phạm bao nhiêu lầm lỗi
Sao chúng mình ít trở lại đường xưa
[14; tr 85]
Các câu thơ trên thể hiện một hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống Đôi khimình đang nắm trong tay hạnh phúc nhưng không biết giữ gìn, trân trọng để rồi khimất đi mới thật sự luyến tiếc Tác giả đã tự vấn lương tâm mình: “sao chúng mình
Trang 28phạm bao nhiêu lầm lỗi”, và con đường hạnh phúc ngày nào bên nhau giờ vắng bóngđôi mình Những câu thơ rất ngắn ngủi, bình dị nhưng lại chứa đựng chất triết lý sâu
xa về cuộc sống Nếu Trần Hòa Bình trong bài thơ “Thêm Một” đã nói lên một quyluật giàu chất triết lý, chuyện gì cũng có hai mặt, thêm một đôi khi mang lại niềm vuinhưng cũng có lúc đem đến nỗi buồn, hãy bình thản đón nhận tất cả Thì ở đây thôngqua những câu thơ giàu tính triết lý này, Exenhin muốn gủi đến độc giả một thông điệp
là hãy biết trân trọng những gì mình đang có, vì hạnh phúc là rất khó có được nhưngrất mỏng manh và dễ tan vỡ
Trong thơ Exenhin ta bắt gặp nhiều cảnh huống bên nhau nhưng tình yêu phainhạt, đôi khi nhà thơ đau đớn thốt lên rằng:
“Em chẳng còn yêu tôi và không hề luyến tiếc
Nhưng lẽ nào tôi lại chẳng đẹp trai ?
Em đừng nhìn mặt tôi, sững sờ vì khủng khiếp
Khi tay tôi ôm phủ lấy vai”
[14; tr 98]
Trong tình yêu điều bất hạnh nhất là người mình yêu không còn yêu mình nữa,
và không hề luyến tiếc những ngày tháng hạnh phúc đã có cùng nhau Tác giả khổ đau
đi tìm câu trả lời cho nỗi bất hạnh đó “Nhưng lẽ nào tôi lại chẳng đẹp trai?” Rồi cuốicùng tác giả cũng tìm được nguyên nhân thật sự :
“Tôi thừa biết họ đến như bóng tối
Ngọn lửa em tôi chẳng muốn động vào
“Thôi cứ mặc cho em lim dim mắt
Và nghĩ về gã nào đó kệ em
Bởi chính tôi cũng chỉ yêu vừa phải
Nẻo đường xa biết đâu nhỡ đắm chìm”
“Tôi hôn em như một thói quen thôi
Bởi tôi đã từng hôn nhiều người khác
Và những lời tình yêu tôi vừa thề thốt
Trang 29Như lửa dim sáng một chút lại tàn
“Em thân yêu”, “Suốt đời” “Em mến thương”
Nhưng trong hồn chỉ luôn có một
Lòng đam mê con người nếu nhưng bị thui chột
Thì tất nhiên sự thật khó kiếm tìm”
[14; tr 119]
Trong tình yêu nụ hôn là thể hiện sự yêu thương, mặn nồng, gắn bó của haingười, là đỉnh cao của cảm xúc đang trào dâng Nhưng ở đây “tôi chỉ hôn em như mộtthói quen thôi” Và sự chung thủy trong tình yêu là điều quan trọng nhất nhưng tác giả
đã thú nhận rằng: “Tôi đã từng hôn nhiều người khác” Thêm vào đó những lời thề thốt
để thể hiện tình yêu của mình với nhân vật em cũng chỉ “Như lửa dim sáng một chútlại tàn” Quả là một sự thật quá phũ phàng trong tình yêu, nhưng sự thật phủ phàng ấythường xảy ra khi hai người vẫn bên nhau mà tình yêu phai nhạt: “Lòng đam mê conngười nếu nhưng bị thui chột; Thì tất nhiên sự thật khó kiếm tìm” Những lời yêuthương “Em thân yêu”, “Suốt đời” “Em mến thương” thường là dành cho nhau khitình yêu của hai người đang nồng nàn, mãnh liệt Nhưng khi đam mê bị thui chột tìnhyêu cũng phai nhạt, và những lời âu yếm ấy dường như trong nó“Sự thật khó kiếmtìm”
Những câu thơ này tác giả đã viết nên bằng cảm xúc chân thành nhất, đồng thờitác giả cũng nói lên một hiện tượng phổ biến mang đậm chất triết lý trong tình yêu.Khi tình yêu bị phai mờ, hai người miễn cưỡng sống bên nhau, cố gắng nói với nhaunhững lời ngọt ngào, âu yếm thì sự thật cũng khó kiếm tìm Bởi những lời nói ấykhông còn chân thành xuất phát từ tình yêu đích thực nữa
Khi đang bên nhau hạnh phúc, tình yêu dành cho nhau là mãnh liệt nhất, trongmắt của những người đang yêu người yêu của mình cũng là hoàn hảo nhất Nhưng khitình yêu phai nhạt họ nhìn thấy người yêu không còn đẹp như xưa nữa, trái tim thì thuichột vì giá lạnh, cả nơi nhân vật anh và nhân vật em bên nhau cũng không còn quyến
rũ nữa:
“Em bây giờ chẳng đẹp như xưa nữa
Ôi trái tim vì giá lạnh chột thui
Sứ bạch dương gấm hoa cũng không còn quyến rũ
Nhưng bước chân trần phóng đãng đời tôi”
[14; tr 78]
Và tác giả chìm ngập trong tâm trạng đau đớn, xót xa Nhà thơ nhìn thấy cuộcđời mình dường như không còn sức sống “Chỉ còn lay vài đốm lửa tình buồn”, đồngthời nhà thơ luyến tiếc quá khứ hạnh phúc bên nhau:
“Hồn lãng tử càng ngày càng leo lét
Chỉ còn lại vài đốm lửa tình buồn
Ôi tuổi xuân tàn phai rồi vẻ đẹp
Đâu ánh mắt phong trần, đâu thác lũ yêu đương”
[14; tr 78]
Trang 30Trong thơ tình của Exenhin, cảnh huống bên nhau nhưng tình yêu phai nhạtngoài việc thể hiện tình cảm chân thành của tác giả, các câu thơ ấy còn chứa channhững cảm xúc rất tinh tế có sự đan xen giữa yêu thương và khinh ghét :
“Đừng nhìn tôi với cái nhìn trách móc
Tôi khinh em và không giấu điều này
Nhưng vẫn yêu ánh mắt huyền dịu thẳm
Sự tinh quái của em cùng vẻ nhu mì’
[14; tr 138]
Đúng là trong tình yêu có rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, và cái hay củaExenhin là đã truyền tải được những cảm xúc ấy vào trong thơ của mình một cách điêuluyện, gần gũi mà không tầm thường, buồn bã mà không nhàm chán Và ở đây ta bắtgặp một cảm xúc dường như mâu thuẫn nhau: “Tôi khinh em và không giấu điều này;Nhưng vẫn yêu ánh mắt huyền dịu thẳm; Sự tinh quái của em cùng vẻ nhu mì” Tại saolại có sự mâu thuẫn ấy? Có lẽ câu trả lời là ở khổ thơ thứ 4 của bài thơ này:
“Em thân yêu tôi không yêu em nữa
Em chỉ là hình bóng, dư âm
Trên gương mặt của em tôi mơ về người khác
Người tình này ánh mắt cũng biết xanh”
[14; tr 138]
Dù khinh em “nhưng vẫn yêu ánh mắt hiền dịu thẳm”, bởi “Trên gương mặt của
em tôi mơ về người khác; Người tình này ánh mắt cũng biết xanh”
Tóm lại, trong thơ tình của Exenhin cảnh huống bên nhau như hai mảng ghép lại.Mảng thứ nhất là hai người bên nhau với tình yêu mãnh liệt, thiết tha thật hạnh phúc,tươi vui, yêu đời và tràn đầy sức sống:
“Thề suốt đời bỏ quán rượu thân thương
Thơ tôi viết vứt lung tung khắp chốn
Chỉ mong bàn tay mềm chạm đến
Mái tóc vàng thu hương ngát chạm vào
Dù nơi em hay những chốn xa nào
Tôi suốt đời sẽ theo em từng bước
Lần đầu tiên tôi không buồn sinh sự
Về tình yêu tôi xin hát lần đầu”
[14; tr 93]
Hay là :
“Em thân yêu hãy ngồi lại gần anh
Hai đứa mình cùng nhìn nhau vào mắt
Để anh nghe trong cái nhìn khoảnh khắc
Dục vọng dâng như bão tuyết quay cuồng”
[14; tr 106]
Trang 31Mảng ghép còn lại là hai người bên nhau nhưng tình yêu phai nhạt, cùng tâmtrạng đau đớn, xót xa, luyến tiếc và buồn bã:
“Hồn lãng tử càng ngày càng leo lét
Chỉ còn lại vài đốm lửa tình buồn
Ôi tuổi xuân tàn phai rồi vẻ đẹp
Đâu ánh mắt phong trần, đâu thác lũ yêu đương”
[14; tr 78]
“Cũng chính vì anh không giữ gìn em
Cho cuộc sống êm đềm, cho nụ cười tươi rói
Sao chúng mình phạm bao nhiêu lầm lỗi
Sao chúng mình ít trở lại đường xưa”
là hình ảnh của những cánh hoa tàn phai, rời rã :
“Và những cánh hoa hồng rơi xuống
Chúng buồn rầu đau đớn nói với tôi
“Saganê của anh đã ôm hôn người khác
Saganê âu yếm kẻ khác rồi”
đã quen rồi “nước mắt với đau thương”:
“Đã chững kiến đời đổi thay nhiều quá
Ai đợi, ai không cần nước mắt với đau thương
Nhưng suốt đời tôi vẫn xin cảm tạ
Trái đất vẫn còn những đêm tử đinh hương”
[14; tr 152]
Trang 32Ở đây ta bắt gặp một thái độ sống tích cực của tác giả Dù phải trải qua nhiềubuồn đau trong cuộc sống nhưng tác giả không oán trách mà “suốt đời tôi vẫn xin cảmtạ”vì “trái đất vẫn còn những đêm tử đinh hương” Để tác giả gủi gắm, giải bày tâm sựcủa mình, và tìm lại những phút giây bình yêu, thanh thản Có lẽ đó cũng chính là lý
do vì sao khi con người đau khổ và đã kinh qua nhiều việc ở đời, thì thường tìm về vớithiên nhiên, sống chan hòa, gắn bó hơn với thiên nhiên
Thông qua cảnh huống bị người yêu phản bội, Exenhin đã thể hiện một thái độsống đúng đắn, sự vị tha cao thượng, tính chất khoáng đạt và hồn hậu trong tình yêu:
“Thi sĩ đến với tình nhân
Thấy tình nhân trên giường cùng kẻ khác
Không cần đến dao găm làm giải pháp
Chỉ cần sao cuộc đời được đẹp hơn
Với khổ đau và nỗi ghen tuông
Thi sĩ huýt sáo vang đến nhà rồi tự nhủ
Dù vị tha, cao thượng nhưng thi nhân cũng là một con người bằng xương, bằngthịt nên cũng biết yêu thương và biết khổ đau Khi bị người yêu của mình phản bội
“Với khổ đau của nỗi ghen tuông”, thi sĩ không khóc than, vật vã mà “Huýt sáo vangđến nhà rồi tự nhủ; Có gì đâu, thói lãng du bất tử; Trên thế gian quả xa lạ với mình” Thất khó có thể làm được như tác giả, khi trái tim đang nhỏ máu Exenhin vẫn kiêncường tự an ủi mình “có gì đâu” để vượt qua nỗi đau
Trong thơ tình của Exenhin, cảnh huống bị người yêu phản bội được tác giả thểhiện một cách trực tiếp, cụ thể: “Saganê của anh đã ôm hôn người khác; Saganê âu ếm
kẻ khác rồi” Nhưng nỗi đau, sự buồn bã được kìm nén lại “Nhưng suốt đời tôi vẫn xincảm tạ; trái đất vẫn còn những đêm tử đinh hương” Đồng thời qua đó ta mới cảm nhậnhết một tâm hồn cao thượng, vị tha và điều đặc biết là vô cùng có văn hóa trong tìnhyêu Quả là Exenhin sinh ra là để làm thi sĩ nên hôn người yêu theo cách của nhà thơ
và hờn ghen cũng theo cách riêng của thi nhân
Trang 332.1.4 Cảnh huống chia tay và tâm trạng luyến tiếc, nhớ nhung
Thơ Exenhin là một tiếng nói trữ tình mang một phong cách đặc sắc Đó là những lời thơ không quá bóng bẩy nhưng tinh tế, giọng thơ dịu nhẹ và đằm thắm thiết tha, ẩn chứa một nỗi buồn sâu lắng [7; tr 14] Nỗi buồn mang một nét riêng - nỗi buồn
Exenhin ,và ta cảm nhận sâu sắc nỗi buồn ấy thông qua những vần thơ viết về nỗi nhớthương người yêu khi hai người đã chia tay:
“Những hạt mưa không nhìn thấy thoảng bay
Tất cả ấm dần, ấm dần lên mọi thứ
Trong mưa bụi anh nhớ em, anh nhớ
Anh, Xergây Exênhin”
[14; tr 43]
Bắt đầu bằng việc miêu tả hạt mưa, nhưng đây là những hạt mưa không nhìnthấy thoảng bay, mưa của thiên nhiên hay mưa trong lòng tác giả? Dù mưa nhưng thật
kỳ lạ mọi thứ không lạnh lẽo mà ấm dần lên “Tất cả ấm dần, ấm dần lên mọi thứ” Có
lẽ tác giả cảm nhận mọi thứ ấm dần lên là do trong trái tim tác giả đang rực cháy mộtngọn lửa tình yêu Để rồi nhà thơ thốt lên “Trong mưa bụi anh nhớ em, anh nhớ” Câuthơ ấy thể hiện tình yêu sâu đậm của tác giả dành cho nhân vật em Giọng thơ nghenhư đằm thắm, thiết tha, đặc biệt là cụm từ “anh nhớ em, anh nhớ” được nhắc lại hailần nhằm nhấn mạnh, khắc sâu thể hiện một nỗi nhớ mãnh liệt, da diết
Chắc hẳn khi viết nên những vần thơ diễn tả nỗi nhớ sâu đậm đó, tâm trạng củatác giả cũng đang rất buồn bã vì chia tay, xa cách người yêu Những gì còn lại là nỗinhớ Nỗi nhớ được tác giả thể hiện với nhiều dạng thức khác nhau, lúc thì thể hiện trựctiếp “Trong mưa bụi anh nhớ em, anh nhớ”, nhưng cũng có lúc lại thể hiện thông quanhững bóng hình dĩ vãng dậy trong tim:
“Thi sĩ viết bài ca buồn sâu lắng
Những bóng hình dĩ vãng dậy trong tim
Những âm thanh trong tâm hồn vang vọng
Sớm mai anh mang đổi hết thành tiền”
[14; tr 3]
Cuộc chia tay nào cũng thường đem đến nỗi buồn và có lúc tác giả đã tự khuyêntrái tim thôi đừng buồn, đừng thổn thức mà hãy bình tĩnh lặng im:
“Đừng đi lại dưới cửa sổ nhà em
Đám cỏ xanh trong vườn đừng giẫm nát
Em với anh chia tay từ dạo trước
Nhưng đừng buồn hãy bình tĩnh lặng im”
[14; tr 19]
Thơ tình của Exenhin dường như bao giờ cũng thể hiện một tình yêu sâu đậm vàthiết tha Nên dù chia tay nhưng thi nhân vẫn còn mang trong lòng nỗi nhớ thương dadiết, và nhà thơ đã nhiều lần thẫn thờ “đi lại dưới cửa sổ nhà em” Rồi trong nhữnggiây phút đắm chìm trong nỗi nhớ, cùng với một tâm trạng buồn thương tác giả đã đauđớn, bàng hoàng nhận ra rằng “Anh với em chia tay từ dạo trước” và tự khuyên lòngmình thôi “đừng buồn hãy bình tĩnh lặng im”
Trang 34Đến với một bài thơ khác ta thấy cũng cảnh huống chia tay, cũng khung cửa sổnhà em nhưng với một hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt:
“Xin em đừng gượng cười, tay hãy yên một chỗ
Tôi yêu người khác rồi không thể vẫn yêu em
Em phải biết chính em nên hiểu rõ
Tôi không nhìn thấy em tôi đâu phải đến tìm
Trái tim tôi dù sao vẫn muốn nhìn cửa sổ
Khi đi ngang qua nhà chỉ đơn giản vậy thôi”
[14; tr 118]
Dù thốt lên lời nói vô tình có thể làm cho nhân vật em buồn lòng, đau đớn: “Tôiyêu người khác rồi không thể vẫn yêu em” Nhưng lòng tác giả đang đau đớn, và tâmtrạng cũng không vui xướng gì khi “không thể” vẫn yêu em Vì nghịch cảnh hay vìmột lý do nào đó, chứ không phải lòng thi nhân muốn phụ bạc Cách nói giản đơnnhưng đã lột tả hết nội tâm, nỗi đau thương, luyến tiếc trong lòng tác giả Càng đauđớn hơn khi vẫn yêu người nhưng nhà thơ phải nói lời vô tình: “Em phải biết chính emnên hiểu rõ; Tôi không nhìn thấy em tôi đâu phải đến tìm” Có lẽ lý trí và tình cảm,khối óc và trái tim của tác giả đang đấu tranh rất dữ dội Bởi hai người đã chia tay và
“Tôi đã yêu người khác rồi không thể vẫn yêu em” – câu thơ cho thấy sự dứt khoát,nhà thơ không còn tình cảm gì với em Nhưng thật mâu thuẫn “Trái tim tôi dù sao vẫnmuốn nhìn cửa sổ; Khi đi ngang nhà chỉ đơn giản vậy thôi” Có lẽ trong hoàn cảnh nàyExenhin và Lecmontop là hai người cùng chung cảnh ngộ:
“Không tôi nào nữa yêu em
Mộng xưa đau đớn, cuồng điên qua rồi
Nhưng nơi sâu kín lòng tôi
Hình em vẫn sống, tuy vời vợi xa”
Và có lẽ Exenhin cũng xuất phát từ tâm trạng ấy, dù hai người không còn bênnhau và đã chia tay từ dạo trước, nhưng tình yêu của tác giả dành cho người ấy vẫnchưa phai nhạt, bởi “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” (Puskin) Nên tác giả đã dặn
dò chú chó của mình: “Mày hãy thay tao hôn thật dịu dàng” bởi tác giả biết rằng
“Không có tao người ấy sẽ buồn”
“Dim thân yêu giữa những người khách của mày
Đủ hạng người và cả người chưa đến
Có người đàn bà nào dáng buồn lặng lẽ
Bỗng hôm nào tình cờ ghé lại không?
Người ấy đưa đến tay cho mầy bắt
Mày hãy thay tao hôn thật dịu dàng
Trang 35Không có tao người ấy sẽ buồn
Mày hãy thay tao giữ gìn chăm chút…
Và Dim nhé đừng có gì đáng tiếc….”
[14; tr 134]
Không phải ai cũng dễ dàng có được một tình yêu thực sự để day dứt mãi về nókhi nó không còn quay lại nữa Có cảm thông như vậy ta mới có thể thấm thía sâu sắcnỗi buồn của thi sĩ trong các câu thơ sau:
“Đêm phập phòng những hàng lông mày đen
Những con ngựa của ai trong sân thế
Phải trong quán chiều qua tôi tiêu sài tuổi trẻ
Có phải chiều qua tôi đã bỏ em chăng
………
Mặc tôi sẽ yêu người khác đừng ghen
Với người ấy, với người yêu và với người khác nữa
Tôi sẽ kể rằng có một thời nào đó
Em thân yêu tôi từng gọi trong đời”
[14; tr 87]
Exenin là người biết nhận ra sự cô đơn ghê gớm khi chung quanh mình vắngbóng con người, hoặc nhà thơ cảm thấy trống vắng khủng khiếp khi chỉ có một mìnhtrong những đêm thanh vắng Với nỗi cô đơn đó, và với một tâm trạng bâng khuânghoài nhớ về quá khứ cùng những chặn đường đau khổ, đổ vỡ, chia tay trong tình yêu
mà bản thân đã từng trải qua, tác giả đã tự vấn lương tâm mình: “Có phải chiều qua tôi
đã bỏ em chăng” Tác giả như nói với em yêu nhưng thật sự là nói với chính mình Dùhai người chia tay, dù tác giả đã yêu bao người khác nhưng “Với người ấy, với ngườiyêu và với người khác nữa; Tôi sẽ kể rằng có một thời nào đó; Em thân yêu tôi từnggọi trong đời”
Thi sĩ là lãng mạn, đa tình, nhưng đối với Exenhin ông còn là thi sĩ nặng tìnhnữa Exenhin đã trải qua nhiều mối tình, nhưng trong mối tình nào ông cũng yêu sayđắm và chân thành như mối tình đầu tiên Tuy nhiên không ít mối tình tan vỡ đã để lạitrong lòng nhà thơ nhiều vết thương Chính nỗi đau từ những vết thương ấy đã khơigợi cảm xúc cho tác giả viết nên các vần thơ xót xa, luyến tiếc khi chia tay người yêu
Dù vậy nhưng đôi lúc tác giả cũng rất dứt khoát, quyết liệt và ẩn sâu trong trái tim nhàthơ là sự vị tha, cao thượng cùng lòng thương yêu con người vô bờ bến:
“Vâng em cứ đi đường em cho rảnh
Những ngày buồn tan thành bụi bay đi
Trang 36trắng; Đừng quyến rũ người chưa biết khổ đau gì” Bởi thi nhân không muốn ngườikhác phải gánh chịu nỗi đau như mình Các nhà thơ lớn bao giờ cũng mang trong mìnhmột trái tim nhân hậu và một tâm hồn phóng khoáng Khi tình yêu đến Exenhin hồnnhiên đón nhận và yêu một cách say đắm, nhưng khi tình yêu phai nhạt nhà thơ chấpnhận chia tay để mỗi người tìm cho mình hạnh phúc mới mà không hề oán trách nhau:
“Tôi không cuối hôn người
Số phận tôi với người không ràng buộc
Tôi sửa soạn cho mình con đường khác
Từ hoàn hôn đến bình minh
Những dự định bắt đầu bay nhanh
Vào bóng đêm căm lặng
Giây phút này không có gì tạm biệt
Cũng không có gì tôi gửi lại ai
[14; tr 41]
Cảnh huống chia tay trong thơ tình của Exenhin được thể hiện thông qua nhữngcách nói rất rõ ràng, cụ thể: “Anh với em chia tay từ dạo trước” hay là “Có phải chiềuqua tôi đã bỏ em chăng” Và đồng thời cảnh huống chia tay còn gắn với những cảmxúc rất tinh tế: yêu thương, nhớ thương “Trong mưa bụi anh nhớ em, anh nhớ”, luyếntiếc, xót xa “Trái tim tôi dù sao vẫn muốn nhìn cửa sổ; Khi đi ngang qua nhà chỉ đơngiản vậy thôi”, dứt khoát, quyết liệt “Vân em cứ đi đường em cho rảnh; Những ngàybuồn tan thành bụi bay đi” Tất cả các cảm xúc ấy điều thể hiện một nội tâm phongphú và ẩn sâu trong đó là một trái tim nhân hậu, biết rung động, yêu thương và cũngbiết đau đớn, xót xa Thơ tình của Exenhin luôn mang một nỗi buồn dịu muốt – nỗibuồn Exenhin
Tóm lại trong thơ tình của Exenhin có nhiều cảnh huống khác nhau, mỗi cảnhhuống thể hiện nội tâm và cảm xúc khác nhau Có thể nói tình yêu trong thơ ông làkhu vườn đầy đủ hương sắc, là bản nhạc đủ mọi âm thanh và cung bậc cảm xúc trongtình yêu Từ tình yêu ngây thơ, e ấp, trong sáng, dễ thương, đến tình yêu đằm thắm,dịu dàng và tận cùng là tình yêu say đắm, si mê Đồng thời thông qua những cảnhhuống ấy cùng kinh nghiệm từng trải của bản thân, Exenhin đã thể hiện chất triết lý vàgửi thông điệp đầy tính nhân văn đến độc giả là hãy có văn hóa trong tình yêu Chínhđiều này làm cho thơ tình của ông luôn sống mãi với thời gian và có sức ám ảnh vớiđộc giả
2.2 Quan niệm về tình yêu trong thơ tình của Exenhin
Nếu A Block đã từng cho rằng con người đang yêu mới đúng là con người:
Đúng thế, tôi rất mừng cho em, Bởi vì chỉ có ai đang yêu Mới được quyền mang danh hiệu con người thì trong thơ tình của Exenhin cái chất người đó được thể hiện một
cách chân thành và tinh tế nhất, với đầy đủ những cung bậc cảm xúc khác nhau trongtình yêu Thơ viết về tình yêu của Exenhin không hoa mĩ mà rất đời thường Chính vì
lẽ đó nên nó rất gần gũi với độc giả, và đặc biệt là quan niệm về tình yêu trong thơ của
Trang 37Exenhin rất tích cực và sâu sắc Vì thế thơ tình của ông có một vị trí xứng đáng tronglòng độc giả nhất là những người đang yêu Khi tiến hành khảo sát về thơ tình của ôngchúng tôi nhận ra một số quan niệm về tình yêu của Exenhin
2.2.1 Tình yêu hồn nhiên, trinh bạch và trong sáng
Mỗi vần thơ tình của Exenhin là một giai điệu trong khúc ca du dương được hátbằng một trái tim nồng cháy, đa cảm Exenhin luôn quan niệm tình yêu là phải xuấtphát từ sự rung động của hai trái tim, là sự hòa hợp của hai tâm hồn và tình yêu phảiluôn hồn nhiên và trinh bạch, không xuất phát từ sự tính toán, vụ lợi Sự hồn nhiên,trinh bạch đó thể hiện ở những câu thơ rất bình dị nhưng vô cùng hạnh phúc:
“Em yêu hỏi: “Bão tuyết như đang nổi
Có đốt lò và trải đệm không anh?”…
Tôi trả lời em yêu “quanh phòng mình
Như có ai đang rắc đầy hoa trắng
[14; tr 155]
Sự hồn nhiên trong thơ tình của Exenhin thể hiện qua câu hỏi ngây thơ mà âuyếm của nhân vật em Bão tuyết là một hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt, tuyết rơirất nhiều và kèm theo gió lớn đem đến cái lạnh cắt da, cắt thịt Trong hoàn cảnh ấy,đốt lò và trải đệm đó là hành động rất cần thiết và mang tính tất yếu thì đương nhiên là
“không cần phải hỏi” Thế nhưng ở đây nhân vật “em yêu” lại hỏi một câu rất dịu dàng
và dễ thương “có đốt lò và trải đệm không anh?” – một câu hỏi dường như không cầncâu trả lời Bởi mục đích chính của câu hỏi ấy không phải là muốn biết thông tin từcâu trả lời mà là hỏi để thể hiện sự gắn bó khắn khích, thân thiết của hai người khi tìnhyêu đang nồng đượm Ngoài ra thông qua câu hỏi ấy người đọc cảm nhận nhân vật
“em yêu” còn rất hồn nhiên thơ ngây, mềm yếu cần được chở che và nương tựa
Tình yêu hồn nhiên, trinh bạch và tươi đẹp ấy không chỉ thể hiện qua câu hỏicủa nhân vật em mà còn toát lên từ câu trả lời của nhân vật “tôi” Nhân vật “tôi” trả lờicâu hỏi dịu dàng, dễ thương của người yêu bằng cách nói rất ngọt ngào và thi vị: “Tôitrả lời em yêu quanh phòng mình; Như có ai đang rắc đầy hoa trắng” Có lẽ khi đangsống trong tình yêu, đang chìm đắm trong hạnh phúc con người nhìn cuộc sống hồnnhiên hơn, vô tư hơn Sự lãng mạn, hồn nhiên trong tình yêu là cần thiết, bởi nó giốngnhư là cơn mưa làm bớt đi cái gay gắt, nóng bức của cuộc đời Với sắc màu tươi sángcùng cách nói lãng mạn và hình ảnh sinh động, tình yêu hồn nhiên và trinh bạch màtác giả đã thể hiện trong các câu thơ trên có thể ví như sự trắng trong và tinh khôi củanhững hoa tuyết đang rơi
Không những thế, thơ Exenhin còn thể hiện sự hồn nhiên ngay cả trong cáchthể hiện tình yêu:
“Em nói rằng, Xaadi
Chỉ được hôn em vào ngực
Lạy chúa tôi, xin em đợi đấy
Mùa quýt sang năm tôi sẽ học điều này”
[14; tr 146]
Khi nói đến hồn nhiên người ta thường nghĩ ngay đến sự thơ ngây, vô tư nhìnmọi việc một cách đơn thuần và tươi đẹp Đó là sự hồn nhiên thường bắt gặp ở tuổi
Trang 38mới lớn và thường gắn liền với tâm lý e ngại, hay bối rối, ngượng ngùng khi gặp ngườimình yêu Trong thơ tình của Exenhin sự hồn nhiên không phải thể hiện ở sự ngượngngùng của cái thưở mới yêu, mà sự hồn nhiên thể hiện ở nét vô tư, tinh nghịch phachút hài hước khi tác giả nói đùa cùng người yêu “lạy chúa tôi, xin em đợi đấy; Mùaquýt sang năm tôi sẽ học điều này” Ngoài việc thể hiện sự khác biệt khá lớn về vănhóa, phong tục của hai dân tộc thì các câu thơ trên còn thể hiện một tình cảm trinhbạch, một tình yêu hồn nhiên vượt khỏi những ham muốn tầm thường, bản năng Saucách nói hồn nhiên, tinh nghịch đó là một tình yêu trinh bạch đến vô ngần, với tác giảtình yêu hồn nhiên, trinh bạch không vụ lợi nào cũng cần có thời gian để hai tâm hồn,hai trái tim hòa quyện vào nhau, và đó là điều kiện cần và đủ cho tình yêu bền vững.
Có lẽ vì thế mà tác giả “xin em đợi đấy; Mùa quýt sang năm tôi sẽ học điều này”
Ngoài ra sự hồn nhiên, trinh bạch trong thơ tình của Exenhin còn thể hiện ởcách bày tỏ tình cảm của mình khi nhà thơ bắt gặp vẻ đẹp tuyệt vời của nhân vật em:
“Anh chưa thấy ai người xinh như thế
Trong hồn anh ấp ủ một điều
Em – hình ảnh của anh thời trẻ
Anh bồi hồi nôn nao bao nhiêu”
[14; tr 125]
Thông qua những câu thơ này ta thấy tác giả vô tư bộc lộ sự ngưỡng mộ củamình trước vẻ đẹp của nhân vật em mà không hề e dè hay giấu giếm “Anh chưa thấy aingười xinh như thế” Rung động trước vẻ đẹp của nhân vật em nên trong lòng tác giảdâng lên một cảm xúc bồi hồi, nôn nao khó tả Dù tác giả không ngại ngùng ca ngợi vẻđẹp của nhân vật em nhưng nhà thơ không dùng những lời “đâu môi, chót lưỡi” để lấylòng người đẹp, mà nhà thơ sử dụng cách nói bình dị để ca ngợi vẻ đẹp cũng như thổ
lộ tình cảm trong lòng mình “Anh chưa thấy ai người xinh như thế” câu thơ rất đơngiản nhưng đã thâu tóm được toàn bộ vẻ đẹp của nhân vật em, đồng thời câu thơ ấynhư là một lời thốt lên rất tự nhiên, xuất phát từ một tình cảm rất trinh bạch không vụlợi trước cái đẹp Sự rung động thật sự ấy còn được thể hiện ở các câu thơ sau:
“Và đâu đó sau khu vườn e ấp
Nơi tú cầu đang trang trọng nở hoa
Có cô gái dịu dàng trong màu trắng
Hát bài gì giai điệu rất thiết tha”
[14; tr 46]
Không biết tự bao giờ khi nói đến những gì tinh khôi, trinh bạch người tathường liên tưởng ngay đến những gì có liên quan đến màu trắng, cũng như khi nóiđến hoa người ta nghĩ ngay đến những gì tươi đẹp Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp củathiên nhiên hay con người, ta thấy trong thơ tình của Tagore hình ảnh của những bônghoa xuất hiện rất nhiều:
“Hỡi những bông hoa nôn nóng mệt mỏi bởi đợi chờ
…Hỡi những hoa nhài sôi nổi
Hỡi những đoàn hoa hồng rộn rịp xôn xao”
(Bài số 52 – Tặng phẩm của người yêu)
Hoa ở đây tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, trên cơ sở đó thiên nhiêntrong thơ Tagore được “chiếm lỉnh” bằng những cảm xúc thẩm mỹ đầy tinh thần khámphá và sáng tạo Tượng tự như thế, trong đoạn thơ trên ta thấy hình ảnh của hoa tú cầuđang trang trọng nở trong khu vườn e ấp cũng tượng trưng cho vẻ đep thiên nhiên.Thiên nhiên tươi đẹp làm nền cho hình ảnh con người xuất hiện Ta thấy trong khung
Trang 39cảnh lãng mạn đó nổi bật lên hình ảnh của “cô gái trong màu trắng” Ở đây hình ảnhcủa cô gái dịu dàng trong màu trắng cùng hoa tú cầu đang trang trọng nở trong một
“khu vườn e ấp” tất cả đều gợi lên một vẻ đẹp lãng mạn, tinh khôi, hồn nhiên và trinhbạch Đượng nhiên những điều cao đẹp ấy làm dậy lên trong lòng tác giả một tình yêutinh khiết đến vô ngần Đó là sự rung cảm của một trái tim trong sáng trước một vẻđẹp dịu dàng, trinh bạch của cô gái trong một khung cảnh lãng mạn Tình cảm ấy rấtđáng trân trọng, bởi đó là những xúc cảm thẩm mỹ xuất phát từ sự chiêm ngưỡng cáiđẹp trong cuộc sống
Nhiều người cho rằng tình đầu là tình dang dở và tình trong sáng, hồn nhiên
nhất cũng là tình đầu Bởi tình đầu nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt; Bằng mây nhè
nhẹ gió hiu hiu (Vì sao-Xuân Diệu) Tình đầu nào có dễ quên với những rung động
đầu đời rất hồn nhiên, trong sáng của thời mới lớn nhưng cũng không kém phần thiếttha và lãng mạn Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ nổi tiếng đã ghi lại những phút giâyxao xuyến của tình đầu với tất cả sự thơ ngây trong sáng của nó Xuân Diệu đã từngthể hiện sự trong sáng trong tình yêu với những rung động đầu đời:
“Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi yêu thương”
(Thơ Duyên)
Với Exenhin thì sự trong sáng ở phút ban đầu lưu luyến ấy thể hiện qua cách tỏtình rất hồn nhiên và cũng không kém phần lãng mạn:
“Tôi nhớ lại một cô áo trắng
Mà con chó kia là người đưa thư
Chẳng phải ai cũng có một người thân
Nhưng với tôi cô gái là bài ca tuổi trẻ
Những bức thư tôi buộc nơi cổ chó
Cô ta chưa một lần cầm”
[2; tr 56]
Với Exenhin cô gái đó là mối tình đầu, là bài ca tuổi trẻ, là kỷ niệm về một thờithơ mộng khó quên của tình yêu đầu đời Bằng tình cảm trong sáng và lãng mạn nhàthơ đã tỏ tình cùng người yêu và đương nhiên là mong chờ hồi âm:
“Tôi khổ đau….Tôi mong đợi hồi âm…
Không chờ được….tôi ra đi….Và thế
Tháng năm qua….tôi trở thành thi sĩ
Lại về đây, bên khung cửa quen thân”
[2; tr 57]
Tác giả đã tỏ tình với tất cả sự hồn nhiên của tuổi mới lớn, dù không được đáplại và tình cảm đó giờ đã thành kỷ niệm nhưng khi quay lại chốn cũ bao cảm xúc lạitrào dâng trong lòng tác giác Điều đó chứng tỏ một tình yêu trong sáng xuất phát từmột trái tim hồn nhiên với bao cảm xúc tinh khôi của tuổi mới lớn
Thơ tình của Exenhin luôn chứa chan một tình cảm sáng trong và trinh bạch, sựtrong sáng đó không chỉ thể hiện ở cách bày tỏ tình cảm mà còn thể hiện ngay tronglúc hai người thề nguyền, đính ước:
“Bên hồ nước màu trời xanh
Dưới hàng tân lê trĩu quả
Chúng mình nguyện thề hai đứa
Trang 40Sẽ không bao giờ chia tay”
[14; tr 44]
Trong thơ tình của Exenhin thiên nhiên thường xuất hiện và đóng vai trò rất lớntrong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm Ở những câu thơ trên thiên nhiên không chỉ đơnthuần chỉ là địa điểm để hai người thề nguyền, mà hơn thế nữa thiên nhiên góp phầnlàm cho tình yêu trong các câu thơ trên thể hiện một cách tự nhiên, và mang một vẻđẹp sáng trong, bình dị Nếu thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu khơi gợi tình yêu say
đắm “Cây tình nghiêng xuống nhánh hoa gầy; Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ;
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy”(Với bàn tay ấy) thì ở đây thiên nhiên tạo cho
người đọc cảm giác về một khung cảnh thanh bình Đó là môi trường lý tưởng để tìnhyêu trong sáng, thơ ngây nảy nở Ngoài ra người đọc cảm nhận sự trong sáng của tìnhyêu mà Exenhin thể hiện không chỉ qua thiên nhiên mà còn qua sự thề nguyện của haingười Bởi chỉ có những người mới bước vào yêu và yêu bằng một tình yêu trong sángkhông vụ lợi mới hồn nhiên cùng nhau thề nguyền, và tin tưởng tuyết đối vào lời thềnguyền đó “Chúng mình nguyện thề hai đứa; Sẽ không bao giờ chia tay”
Tình đầu thường dang dở và rồi năm tháng trôi qua đôi lúc nhớ về quá khứ tachợt nhận ra rằng tình yêu khi đó thật đẹp, thật hồn nhiên và trong sáng Có lẽ vì thếnhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về những kỷ niệm đẹp của mối tình đầu và Exenhincũng không ngoại lệ:
“Nhớ xưa em nói cùng:
“Những năm của tuổi xuân rồi sẽ qua,
Và anh yêu quí ! dần dà
Bên người yêu khác anh đà quên em”
[2; tr 110]
Trong tình yêu có nhiều cung bậc cảm xúc cũng như sự trong sáng của tình yêu
có thể biểu hiện ở nhiều khuýa cạnh khác nhau Ở đoạn thơ này sự trong sáng trongtình yêu thể hiện ở những lời nói trách hờn vu vơ của nhân vật em khi hai người bênnhau Khi yêu nhau người ta thường hồn nhiên trách hờn, nũng nịu với người yêu và
thường lo sợ rằng người yêu sẽ không còn yêu mình nữa Xuân Diệu đã từng nói yêu
là chết trong lòng một ít vì mấy khi yêu mà chắc được yêu nhưng khi chắc được yêu
rồi lại lo sợ rồi tình yêu tan vỡ Đó là nét tâm lý tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lạithường gặp ở những người đang yêu Ẩn sau những lời hờn trách vu vơ đó là một tìnhyêu trong sáng của một trái tim thấm đượm yêu thương, bởi khi yêu thật lòng người tathường lo sợ tình sẽ vỡ tan
Với Exenhin sự trong sáng, hồn nhiên trong tình yêu còn biểu hiện ở cả sự lolắng, quan tâm mà tác giả dành cho người yêu khi hai người xa cách:
“Dim thân yêu giữa những khách của mày
Đủ hạng người và cả người chưa đến
Có người đàn bà nào dáng buồn lặng lẽ
Bỗng hôm nào tình cờ ghé lại không
Người ấy đưa đến tay cho mày bắt
Mày hãy thay tao hôn thật dịu dàng
Không có tao, người ấy sẽ buồn
Mày hãy thay tao giữ gìn chăm chút
Và Dim nhé, đừng có gì đáng tiếc…”