ỦY BAN NHÂN DÂNHUYỆN VĨNH LỘC PHÒNG TÀI NGUYÊN & MT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Vĩnh Lộc, ngày 25 tháng 4 năm 2012 GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP K
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA
Sinh viên thực hiện : ĐỖ THUẬN BẮC
Người hướng dẫn : KS BÙI NGUYÊN HẠNH
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN VĨNH LỘC
PHÒNG TÀI NGUYÊN & MT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Vĩnh Lộc, ngày 25 tháng 4 năm 2012
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kính gửi: Khoa Tài nguyên và Môi trường
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Theo giới thiệu của Khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
đã tiếp nhận sinh viên Đỗ Thuận Bắc – Lớp QL53B về thực tập tốt nghiệp tại Phòng
với đề tài: “Đánh giá việc thực hiện Chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” Thời gian thực tập từ ngày
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội cũng như quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảonhiệt tình của rất nhiều các tập thể và cá nhân Xuất phát từ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học NôngNghiệp Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi trường, các thầy cô giáo
đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình em học tập tại trường Đặc biệt emxin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Bùi Nguyên Hạnh đã giúp đỡ tậntình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá, Uỷ bannhân dân huyện Vĩnh Lộc, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp,Phòng Thống kê huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cùng cán bộ, xã viên và nhân dântại 3 xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Thành, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá đãtạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn !
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
em trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường và trong quá trình nghiên cứu, thựchiện đề tài
Với quỹ thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tàiđược hoàn thiện hơn
Em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Một lần nữa, Em xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012
Sinh viên
Đỗ Thuận Bắc
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư 4
2.1.1 Bồi thường, hỗ trợ 4
2.1.2 Giải phóng mặt bằng 4
2.1.3 Tái định cư 4
2.2 Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội 5
2.3 Tổng quan về các chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 6
2.3.1 Tính tất yếu của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 6
2.3.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư 7
2.3.3 Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 9
2.4 Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam 10
2.5 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước, tổ chức quốc tế 18
2.5.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) 18
2.5.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 19
2.5.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc 20
2.5.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Úc (Australia) 20
Trang 52.6 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,
GPMB và tái định cư ở Việt Nam hiện nay 22
2.6.1 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB 22
2.6.2 Những tồn tại và hạn chế của công tác định giá đất 23
2.6.3 Những tồn tại vướng mắc trong công tác tái định cư 24
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 27
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
3.2.1 Nội dung nghiên cứu 27
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 28
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 30
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 32
4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá 34
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc 34
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2012 của huyện Vĩnh Lộc 36
4.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 37
4.3.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 38
4.3.2 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 39
4.3.3 Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 40
4.3.4 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 46
4.4 Tóm tắt các dự án nghiên cứu 48
Trang 64.4.1 Dự án xây dựng cầu Yên Hoành bắc qua sông Mã 48
4.4.2 Dự án khai quật, mở rộng để bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đàn tế Nam Giao 49
4.4.3 Dự án xây dựng Nhà máy may mặc xuất khẩu APPAREL TECH Vĩnh Lộc 50
4.5 Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư tại các dự án nghiên cứu 50
4.5.1 Đối tượng và điều kiện được bồi thường tại các dự án nghiên cứu 51
4.5.2 Đánh giá việc thực hiện bồi thường về đất và các tài sản trên đất 56
4.5.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ và tái định cư tại 3 dự án nghiên cứu 69
4.5.4 Phân tích, đánh giá công tác tổ chức, trình tự thực hiện, trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư tại 3 dự án nghiên cứu 77
4.5.5 Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư tại 3 dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc 82
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.1.1 Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ 84
5.1.2 Việc xác định giá bồi thường 84
5.1.3 Các chính sách hỗ trợ và tái định cư 84
5.1.4 Công tác tổ chức và trình tự thực hiện của các cấp, các ngành trong công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư 85
5.2 Kiến nghị 86
5.2.1 Đối với Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương 86
5.2.2 Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa 86
5.2.3 Đối với UBND huyện Vĩnh Lộc 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư tại các dự án trên
địa bàn huyện Vĩnh Lộc trong giai đoạn 2010 - đến nay 46Bảng 4.2 Ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của giá đất tính bồi thường so với
giá đất trên thị trường tại các dự án nghiên cứu 60Bảng 4.3 Ý kiến của người bị thu hồi đất về mức độ hài lòng đối với giá đất
để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu 60Bảng 4.4 Tổng hợp ý kiến của người bị thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu
về giá bồi thường nhà ở, vật kiến trúc kiểm và đếm tài sản bồi thườngtại các dự án nghiên cứu 66Bảng 4.5 Tổng hợp ý kiến của người bị thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu
về phương án hỗ trợ, ổn định đời sống tại các dự án nghiên cứu 73Bảng 4.6 Tổng hợp ý kiến của người bị thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu
về nơi tái định cư tại các dự án nghiên cứu 76Bảng 4.7 Tổng hợp ý kiến của người bị thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu
về công tác tổ chức, trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,GPMB và tái định cư tại các dự án nghiên cứu 79
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2012 của huyện Vĩnh Lộc 37Biểu đồ 4.2 Ý kiến về sử dụng tiền bồi thường đất ở để mua thửa đất ở tại
cùng thời điểm 61Biểu đồ 4.3 Ý kiến về sử dụng tiền bồi thường đất nông nghiệp để mua thửa
đất nông nghiệp tại cùng thời điểm 61Biểu đồ 4.4 Mức độ hài lòng của người bị thu hồi đất về giá bồi thường nhà ở
và vật kiến trúc 67Biểu đồ 4.5 Mức độ hài lòng của người bị thu hồi đất về kiểm đếm tài sản
bồi thường 67Biểu đồ 4.6 Mức độ hài lòng của người bị thu hồi đất về phương án hỗ trợ,
ổn định đời sống 73Biểu đồ 4.7 Mức độ hài lòng của người bị thu hồi đất về nơi tái định cư 76Biểu đồ 4.8 Mức độ hài lòng của người bị thu hồi đất về quy trình chi trả bồi
thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư 80Biểu đồ 4.9 Mức độ hài lòng của người bị thu hồi đất về phối hợp thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư 80Biểu đồ 4.10 Mức độ hài lòng của người bị thu hồi đất về phổ biến thông tin,
tham vấn người bị ảnh hưởng 80
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 10PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản Quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối quan trọng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển.
Nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khắp nơi trên đất nước ta đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở sản xuất, chỉnh trang đô thị, mở rông khu dân cư … Để thực hiện dự án đầu tư, Nhà nước phải thu hồi đất của người đang sử dụng và
tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư.
Việc triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, tập quán sinh sống của cả cộng đồng dân cư Trong điều kiện quỹ đất cũng như các tài nguyên khác ngày càng hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vấn đề lợi ích
về kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất và giao đất ngày càng được quan tâm hơn Vì vậy, việc thực hiện công tác này là vấn đề mang tính thời sự Hiện tại mặc dù các ngành, các cấp và nhất là ở cơ sở đã có nhiều
cố gắng song cả trong chính sách và công tác tổ chức bồi thường thiệt hại, tái định cư vẫn còn nhiều tồn tại: Nhân dân kêu ca, khiếu kiện kéo dài, thậm chí
có nơi gây cản trở… đã làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ triển khai dự án, có những dự án không thể thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã, trung tâm huyện
lỵ cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách
Trang 11thị xã Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217 Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển của toàn tỉnh và cả nước, huyện Vĩnh Lộc đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nhiều công trình dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã được triển khai.
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư trên địa bàn Huyện những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, song cũng còn một
số vấn đề cần phân tích, đánh giá một cách có cơ sở khoa học
Xuất phát từ những lí do nêu trên, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư Bùi Nguyên Hạnh - giảng viên bộ môn Quản lý đất đai, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá việc thực hiện Chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”
1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu chính sách của Nhà nước liên quan tới công tác bồi thường
hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Góp phần hoàn thiện quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện công
tác bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư, nhằm triển khai
nhanh, có hiệu quả các dự án, đặc biệt là các dự án trong điểm; đảm bảo lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất; duy trì trật tự, kỷ cương của pháp luật, hạn chế tối đa những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai của nhân dân trong việc bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Tham gia đóng góp một số ý kiến, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục
vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng.
1.2.2 Yêu cầu
- Yêu cầu nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai, chính
Trang 12sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các văn bản có liên quan đã được ban hành từ trước đến nay áp dụng trên địa bàn nghiên cứu.
- Việc điều tra thu thập tài liệu yêu cầu số liệu phải đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng thực tế quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trong điểm trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã được thực hiện trong thời gian gần đây.
- Tài liệu, số liệu thu thập được phải xử lí, phân tích, đánh giá một cách khoa học, chính xác và khách quan.
Trang 13PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư
Bồi thường, hỗ trợ theo Luật đất đai 2003 được hiểu là: Bồi thường hoặc hỗtrợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi; Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sảnhiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị nhà nước thu hồi; Hỗ trợ dichuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề và các hỗ trợkhác cho người bị thu hồi đất; hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái địnhcư.[23]
2.1.2 Giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng đươc hiểu là việc di dời vật kiến trúc, tài sản, cây cối,…trên khu đất đã được bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất và bàn giao mặt bằngcho Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân để thực hiện dự án Muốn thực hiện tốt công tácGPMB để bàn giao mặt bằng cho dự án trước hết phải làm tốt công tác bồi thườngthiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi Đối với các dự án có tái định cư thì việc ổnđịnh cuộc sống cho người dân đóng vai trò quan trọng Đôi lúc người ta còn gọi tắtcông tác GPMB bao hàm cả quá trình bồi thường thiệt hại và tái định cư của dự án.[23]
2.1.3 Tái định cư
Tái định cư được hiểu là quá trình định cư, ổn định và khôi phục cuộc sốngcho những người dân sau khi Nhà nước thu hồi đất hoặc bị mất chỗ cư trú, sinh sống
Trang 14do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.Trong việc triển khai các dự án, táiđịnh cư còn bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng doviệc thực hiện dự án gây ra, khôi phục và cải thiện mắc sống, cũng như những cơ sởkinh tế và văn hóa – xã hội của họ và cộng đồng, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhấtcác tác động xấu đối với bộ phận dân cư trong diện giải tỏa Vì vậy, các dự án táiđịnh cư cũng được coi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự ánphát triển khác Ngay trong dự án tái định cư cũng phải có phương án bồi thường,GPMB (bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án tái định cư).[23]
2.2 Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư đối với việc
phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội
Hạ tầng kinh tế xã hội là một khái niệm dùng để chỉ những phương tiện làm cơ
sở, nhờ đó phục vụ cho hoạt động kinh tế, văn hóa xá hội, quốc kế dân sinh như cungcấp điện năng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thủy lợi, đê điều, bệnh viện,trường học…
Trong những năm gần đây, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã nhanh chóngđược cải tạo, khôi phục và phát triển, phần nào đã bắt kịp với yêu cầu của sự chuyểnđổi kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế và làmthay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đượcchú trọng, công tác GPMB các dự án đã có nhiều chuyển biến rõ rệt; cơ chế chínhsách GPMB được bổ sung, điều chỉnh kịp thời; các phương án bồi thường được thiếtlập khoa học, hợp lý; số lượng dự án GPMB được hoàn thành năm sau cao hơn nămtrước tạo được nhiều động lực mới cho sự phát triển
Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề phứctạp đã nảy sinh, trong đó công tác bồi thường, GPMB là vấn đề nhạy cảm cần đượcquan tâm nhất, do đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận nhân dân, do khối lượnggiải tỏa lớn, do sự thay đổi của giá cả và trình độ dân trí ngày càng cao
Tiến độ thực hiện các dự án phụ thuộc rất nhiều vào thời gian tiến hành côngtác bồi thường, GPMB:
+ GPMB kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, ảnhhưởng đến vệc sử dụng lao động cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra thiệt hại
Trang 15không nhỏ trong đầu tư xây dựng Ngược lai, GPMB thực hiện đúng tiến độ sẽ tiếtkiệm được thời gian và thực hiện dự án có hiệu quả.
+ GPMB được thực hiện tốt sẽ giảm tối đa chi phí cho công tác giải tỏa đền
bù, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các công trình khác GPMB kéo dài dẫn đếnchi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến sự quay vòng vốnchậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư Do không đáp ứng được tiến độ đầu tư dẫnđến nhiều dự án mất cơ hội kinh doanh hoặc hiệu quả kinh doanh thấp Đối với các
dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài, tiến độ thi công bị ngắtquãng gây ra sự lãng phí rất lớn và ảnh hưởng tới chất lương công trình Thực tế hiệnnay còn khá nhiều dự án phải dừng thi công hoặc thi công ngắt quãng do không giảiphóng được mặt bằng, một phần do không có sự đồng bộ về chính sách bồi thườngthiệt hại của Nhà nước, mặt khác, các dự án đó chưa được sự quan tâm cần thiết củacác cấp, các ngành trên địa bàn đó cũng như sự ủng hộ của người dân sở tại gây ra sựtrì trệ kéo dài Đây cũng là một trở ngại lớn tác động tiêu cực đến khả năng thu hútvốn đầu tư, công nghệ nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầngcủa Việt Nam
Tuy nhiên, cần phải quan tâm, quản lý chặt chẽ cả tiến độ và quá trình tổ chứcthực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư, tránh lợi dụng chínhsách để tham nhũng và lãng phí trong quá trình thực hiện Việc phê duyệt mức bồithường thiệt hại phải cụ thể đối với từng dự án, tránh trường hợp thực hiện tùy tiện,không để các chủ đầu tư vì muốn đẩy nhanh tiến độ GPMB mà chi trả bồi thường caohơn các dự án có vốn ngân sách, gây ra sự suy bì của người dân có đất bị thu hồi, gâykhó khăn cho công tác GPMB
2.3 Tổng quan về các chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.3.1 Tính tất yếu của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Tất yếu khách quan của sự tồn tại là phát triển, phát triển nền kinh tế đất nướcđóng vai trò hết sức quan trọng Để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, nền kinh
tế của một quốc gia đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanhphát triển kinh tế cần sử dụng đất đai như một nguồn lực đầu vào tạo mặt bằng sản
Trang 16xuất Khi đó Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗtrợ và tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất
Từ các văn bản luật như Luật đất đai năm 1988 đến Luật đất đai năm 2003,
từ Nghị định số 151–TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng chính phủ quy định về thể
lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, Nghị định số 90 – CP ngày 17/8/1994 của Chínhphủ ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụngvào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích cộng đồng, Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất đến Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 củaChính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ và tái định cư và các Thông tư hướng dẫn đã xây dựng chính sáchbồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Tuy chưa hẳn đã đápứng được việc bồi thường đúng, đủ và công bằng những thiệt hại cho người bị thuhồi đất Nhưng đã phần nào phản ánh việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là rấtcần thiết phải thực hiện, đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước
2.3.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư
2.3.2.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Bồi thường là việc hoàn trả lại toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sởhữu phần tài sản đó
Hỗ trợ là việc hoàn trả lại một phần giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sở hữuphần tài sản đó
Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có nghĩa là hoàn trả lại toàn bộ và hỗtrợ lại một phần giá trị hoặc công lao động và một số hỗ trợ xã hội khác mà ngườidân bị thiệt hại do việc thu hồi đất mang lại
Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là một quá trình thực hiệncác công việc liên quan đến bồi hoàn giá trị về đất, tài sản trên đất bằng tiền hoặcbằng tài sản tương ứng cùng một số chính sách hỗ trợ xã hội Tổ chức việc di dời tàisản, hoa màu trên đất được giải phóng mặt bằng Bàn giao phần diện tích mặt bằng
đó cho chủ thể mới để cải tạo, xây dựng công trình mới có giá trị, lợi ích kinh tế, lợiích xã hội lớn hơn.[1]
Trang 172.3.2.2 Chính sách tái định cư
Theo từ điển Tiếng Việt: “tái” nghĩa là “hai lần hoặc lần thứ hai, lại một lầnnữa”, như tái bản, tái tạo, tái thiết Còn định cư là “ở một nơi nhất định để sinhsống, làm ăn ”
Theo Ngân hàng phát triển Châu á (ADB): Tái định cư là xây dựng khu dân cưmới, có đất để sản xuất và đủ cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa điểm khác
- Các hình thức tái định cư gồm:
+ Tái định cư tập trung
+ Tái định cư tại chỗ
+ Tái định cư xen ghép (phân tán)
Chính sách tái định cư là chính sách bồi thường thiệt hại cho chủ sử dụngnhà, đất ở là đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện quyết định thu hồi đất và phảigiải phóng mặt bằng
+ Tái định cư bằng nhà ở chung cư cao tầng đối với hộ gia đình cá nhân bịthu hồi nhà ở, đất ở mà phải di chuyển chỗ ở tại khu vực đô thị
+ Tái định cư bằng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở
mà phải di chuyển chỗ ở tại khu vực nông thôn
+ Bồi thường, hỗ trợ bằng tiền để hộ giai đình, cá nhân tự lo chỗ ở mới.[1]; [10]
2.3.2.3 Mối quan hệ giữa bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trong công tác GPMB thì chính sách BT, HT&TĐC đảm bảo việc bồi hoànđất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng, đúng chính sách và hơn nữa làđảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất bằng những chính sách phù hợp
để tạo hướng phát triển nghề nghiệp ổn định
Chính sách bồi thường, hỗ trợ hầu hết được thực hiện việc bồi thường, hỗ trợkhi Nhà nước thu hồi một phần đất, tài sản trên đất của người dân (phần còn lại vẫn
có thể tiếp tục sử dụng), cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ khác để đảm bảolợi ích cho người bị thu hồi đất
Mặt khác chính sách tái định cư đa phần được thực hiện khi Nhà nước thuhồi toàn bộ phần đất và nhà cửa, tài sản trên đất (hoặc nếu còn lại thì không thể tiếptục sử dụng được) Cùng với chính sách tái định cư là các chính sách hỗ trợ để phát
Trang 18triển nghề nghiệp, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
Nói cách khác tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và tài sảntrên đất, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục đời sống cho người bị thu hồi đất.Ngoài ra tái định cư còn bao gồm hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho người bị tác động
do việc thực hiện các dự án đầu tư gây ra nhằm khôi phục và cải thiện mức sống
2.3.3 Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Công tác BT,HT&TĐC do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo trình tựsau:
- Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất hoặc ra văn bản chấp thuận địađiểm đầu tư
- Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi do cơ quan Tài nguyên –Môi trường thực hiện căn cứ vào văn bản công bố hoặc chấp thuận của UBND cấptỉnh hoặc cấp huyện
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về BT,HT&TĐC Cơ quanTài chính phối hợp với cơ quan Tài nguyên – Môi trường và các cơ quan liên quantiến hành thẩm định và trình UBND cùng cấp phê duyệt
- Thông báo việc thu hồi đất do tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường,GPMB có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất
- Quyết định thu hồi đất được thực hiện sau 20 ngày ra thông báo lý do thuhồi đất thì cơ quan Tài nguyên – Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấpquyết định thu hồi đất
- Giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định
- Kê khai, kiểm kê xác định nguồn gốc đất đai
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án BT,HT&TĐC cư do Tổ chức đượcgiao làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ GPMB (có sự tham gia của Tổ chức đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất) Sau đó cơ quan Tài chính thẩm định và trìnhUBND cùng cấp phê duyệt
- Công khai phương án BT,HT&TĐC đã được phê duyệt tại trụ sở UBND xã
- Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cùng vớibàn giao nhà ở, đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở cho người được bố
Trang 19trí tái định cư.
- Bàn giao đất bị thu hồi sau thời gian 20 ngày người bị thu hồi đất nhận đủ
số tiền bồi thường, hỗ trợ và được bố trí tái định cư
- Cưỡng chế thu hồi đất nếu người có đất bị thu hồi cố tình không nhận tiềnhoặc đã nhận đủ số tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng không bàn giao mặt bằng khi đãlàm đủ thủ tục hành chính về cưỡng chế.[9]; [10]
2.4 Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam
2.4.1 Từ trước Luật đất đai năm 1993
Nghị định số 151-TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định vềthể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đếnviệc BT,HT&TĐC ở Việt Nam (Nghị định này được thực hiện đến năm 1980 khiHiến pháp 1980 ra đời) Theo đó mức bồi thường, hỗ trợ được thực hiện như sau:
- Đất thuộc sở hữu tư nhân hoặc tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở hữuNhà nước
- Việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: bồithường về đất thì bồi thường từ 01 đến 04 năm sản lượng thường niên của ruộng đất
bị trưng thu Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức Đối với nhà cửa, vậtkiến trúc và các công trình khác trên đất phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ bằng cáchxây dựng công trình khác Đối với mồ mả thì căn cứ vào phong tục, tập quán củatừng địa phương mà giúp một số tiền làm phí tổn di chuyển.[7]
Tuy nhiên khi Hiến pháp 1980 ra đời đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàndân, chính vì vậy việc bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện bồithường, hỗ trợ nhà cửa, vật kiến trúc và những tài sản trên đất hoăc những thiệt hạitài sản do việc thu hồi đất gây nên
Khi Luật đất đai năm 1988 được ban hành cũng đã quy định về bồi thườngnhưng cơ bản vẫn dựa trên những quy định tại Hiến pháp năm 1980.[13]
Năm 1990 tại Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 của Hội đồng Bộtrưởng về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi tổ chức, cá nhânđược Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thìphải thực hiện bồi thường thiệt hại về đất cho Nhà nước Theo đó để tính bồi
Trang 20thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng là diện tích, chất lượng và vị tríđất Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều được quy định giá tối đa, tối thiểu UBND cáctỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sátvới giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giáđịnh mức.
2.4.2 Từ sau Luật đất đai năm 1993 đến ngày 01 tháng 07 năm 2004 (Luật đất đai
2003 có hiệu lực)
Tại Hiến pháp năm 1992:
Điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữuhoá Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốcgia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổchức theo thời giá thị trường Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.[14]
Như vậy Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở thay thế hiến pháp năm 1980 đãquy định: đề cao hình thức sở hữu toàn dân đối với nguồn tài nguyên đất theohướng củng cố quyền hạn của Nhà nước trong việc thu hồi đất để sử dụng vào cácmục đích khác
- Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 và thay thế cho Luật đấtđai năm 1988 Điều 12 của luật này quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất
để tính tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất ” Điều 27 quyđịnh: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đíchquốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người thu hồi đất đượcđền bù thiệt hại”.[16]
Tiếp sau Luật đất đai năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số:
90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thuhồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng và thay thế tất cả các quy định đền bù đất đai, tài sản được ban hành trước đây,đồng thời ban hành Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 quy định khung giá cácloại đất làm cơ sở xác định giá đất tính đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Nghị định này đã thể hiện được tính toàn diện trong việc tính đền bù thiệthại khi Nhà nước thu hồi đất Như đề cập đến tính hợp pháp của đất để tính đền bùthiệt hại cùng với tài sản trên đất Tại Nghị định này cũng quy định người được Nhà
Trang 21nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì được đền bù bằng việc giao đất có cùngmục đích sử dụng hoặc trả bằng tiền với giá trị cùng mục đích sử dụng Đất đượcNhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà nguồn tiền từ ngân sách Nhà nước thìkhông được bồi thường nhưng được cấp lại đất Đền bù thiệt hại đối với tài sảnbằng giá trị hiện có của công trình
Cũng tại nghị định này đã xác định vai trò cấp xã, phường trong công tác đền
bù thiệt hại đối với việc xác định tính hợp pháp của đất, đề cập đến quyền khiếu nạicủa người bị thu hồi đất khi thấy quyền lợi chưa được thoả đáng.[8]
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, (thay thế Nghị định số: CP) theo đó quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tượng phải bồi thường, đối tượngđược bồi thường, phạm vi bồi thường, đặc biệt người có đất bị thu hồi có quyềnđược lựa chọn một trong ba phương án bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằngđất và bằng tiền Với những nội dung chính như sau:
90/NĐ-+ Đối với đất bị thu hồi là do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đấtđấu thầu, thì người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường thiệt hại chi phí đó đầu tư vàođất Đất công ích của xã, phường được bồi thường thiệt hại về đất bằng tiền cho ngânsách xã, phường và chỉ được bồi thường thiệt hại chi phí đó đầu tư vào đất nếu có + Điều kiện và mức độ bồi thường về tài sản thì đối với tài sản trên đất hợppháp và có khả năng hợp pháp hoá được bồi thường 100% giá trị tài sản
+ Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, nuối trồng thuỷ sản thìphương thức và mức bồi thường bằng đất có cùng diện tích và chất lượng, nếukhông có đất thì bồi thường bằng tiền;
+ Đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng thìkhông được bồi thường như đất đô thị Bồi thường bằng đất chỉ được thực hiện khi
có dự án tái định cư được phê duyệt
+ Đối với đất ở nông thôn, người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất cócùng mục đích sử dụng, mức tối đa được bồi thường bằng đất nơi ở mới khôngqúa 400m2 hoặc không qúa 800m2 cho những vùng nông thôn có tập quán nhiềuthế hệ cùng chung sống trong một hộ hay điều kiện tự nhiên đặc biệt
+ Về cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu người bị thu hồi đất thấy quyết
Trang 22định bồi thường không đúng với quy định của pháp luật, thì được quyền khiếu nại
và được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo Tuy nhiên,trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển GPMB và giao đấtđúng kế hoạch.[8]
Nhìn chung Nghị định này đã đưa các nội dung về công tác tổ chức thực hiện,quy định trách nhiệm của UBND các cấp và Hội đồng bồi thường GPMB cấp huyệntrong việc chỉ đạo lập phương án bồi thường, xác định mức bồi thường hoặc trợ cấpcho từng tổ chức hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện bồi thường theo phương
án đã được phê duyệt, tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc lựa chọnphương án bồi thường phự hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quỹ đất của địaphương.[8]
- Thông tư số: 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung và chế
độ quản lý, phương án bồi thường và một số nội dung khác.[2]
2.4.3 Từ 2004 đến nay
- Luật Đất đai 2003
Luật đất đai năm 2003 được thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốchội khoá IX trên cơ sở Nghị quyết về việc tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật vềđất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước của Hội nghị lần thứ 7 Trungương Đảng khoá IX Xuất phát từ yêu cầu đổi mới đó, Luật đất đai năm 2003 đãđược ban hành có phạm vi điều chỉnh bao quát với rất nhiều nội dung mới, trong đótập trung vào các vấn đề trong quản lý sử dụng đất đai như:
+ Hoàn chỉnh chính sách khu vực đất nông nghiệp; quy định chính sách đấtđai đối với khu vực công nghiệp; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất, đây là căn cứ quan trọng khi thực hiện công tác BT,HT&TĐC khi Nhà nướcthu hồi đất để sử dụng vào các mục đích khác
+ Quy định chính sách thu hồi và trưng dụng đất, quy trình thu hồi đất và côngtác GPMB Cùng đó quy định rõ việc BT,HT&TĐC cho người bị thu hồi đất, nhữngtrường hợp không được bồi thường Bổ sung quy định về thẩm quyền giao đất, chothuê và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất với thẩm quyền từng cấp, đề caovai trò cấp xã, phường, cán bộ địa chính xã phường đảm bảo công tác quản lý và sử
Trang 23dụng đất chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả.
+ Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo hướngkhuyến khích các bên tự hoà giải và nâng cao vai trò hoà giải cấp cơ sở xã, phường.[17]
Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, để đáp ứng thực tiễn Nhà nước đãban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điềuluật về chính sách BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, theo đó, chính sách bồithường, hỗ trợ GPMB và tái định cư được thể chế tại Nghị định số 197/2004/NĐ-
CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về BT,HT&TĐC khi Nhànước thu hồi đất, hiện tại đây là văn bản quy phạm quan trọng để dùng áp dụng chocông tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cho các địa phương áp dụng,với những nội dung chủ yếu sau:
+ Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồithường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định Mặt khác Nhànước khuyến khích người có đất, tài sản tự nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn
bộ đất, tài sản cho Nhà nước
+ Đối với đất được bồi thường, bồi thường theo hình thức đất đang sử dụngvào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sửdụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sửdụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giaođất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó đượcthực hiện thanh toán bằng tiền, với những điều kiện để được bồi thường về đất + Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thờiđiểm có quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy địnhcủa Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.Trường hợp bồi thường chậm theo quy định mà nguyên nhân do cơ quan, tổ chức cótrách nhiệm bồi thường gây ra hoặc do người bị thu hồi đất gây ra thì hoàn toàn chịutrách nhiệm thực hiện theo giá đất mà giá đất đó bất lợi hơn so với giá đất tại thờiđiểm thu hồi hoặc giá đất hiện tại
+ Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đóthuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi
Trang 24thường hoặc hỗ trợ tài sản Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng saukhi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép xây dựng hoặc trái với mục đích sử dụng đất sau ngày01/7/2004 thì không được bồi thường Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi
có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường
+ Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, đượcbồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuậttương đương do Bộ Xây dựng ban hành
+ Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của
vụ thu hoạch đó Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địađiểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải dichuyển, phải trồng lại Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đó đến thời kỳthu hoạch thì không phải bồi thường
+ Quy định về một số mức hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đờisống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm và hỗ trợkhác đó là căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnhquyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất chongười bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng CP quyết định
+ Chính sách tái định cư căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địaphương; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư đểbảo đảm phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở Vớihình thức bố trí tái định cư như bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng giao đất ởmới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới Nhà nước ưu tiên tái định cư tại chỗcho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các
hộ sớm thực hiện GPMB, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách.Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư do Chủ tịch UBND cấptỉnh quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn định sản xuất và đời sốngtại khu tái định cư căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương Quy định quyền vànghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở
+ Quy định việc giao nhiệm vụ BT,HT&TĐC , theo đó Uỷ ban nhân dân cấptỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường,
Trang 25hỗ trợ và tái định cư cấp quận, huyện và Tổ chức phát triển quỹ đất Tổ chức, cánhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệmchi trả trước tiền BT,HT&TĐC và kinh phí tổ chức thực hiện BT,HT&TĐC theoquy định của Nghị định này và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp;Chi phí BT,HT&TĐC được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tưcủa dự án
+ Trường hợp người được giao đất, được thuê đất hoặc tổ chức phát triển qũyđất thoả thuận được với người bị thu hồi đất về mức bồi thường, hỗ trợ theo quyđịnh tại Nghị định này thì thực hiện theo sự thoả thuận đó; Nhà nước không tổchức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ
+ Quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban ngành, UBND các cấp trong phốihợp thực hiện công tác GPMB, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về
BT, HT&TĐC theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chứccưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chứcnăng tổ chức thực hiện việc cưỡng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Nghị định 197/2004/NĐ-CP là văn bản quy phạm về bồi BT,HT&TĐC đãphần nào đáp ứng được lợi ích của người bị thu hồi đất Tuy nhiên để giải quyết một
số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác BT,HT&TĐC cần cụ thểhoá và bổ sung một số điều thuộc Nghị định góp phần hoàn thiện chính sách khiNhà nước thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB và ổn định đời sống của người bịthu hồi đất, Bộ tài chính đã ban hành các Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày17/12/2004 [3] và Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 sửađổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC.[4]
- Chỉ thị số 11/2006/CT-CP ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về giảipháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụngđất nông nghiệp Theo đó giao cho UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cóđịnh hướng quy hoạch, kế hoạch về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm từ dự án dạy nghề cholao động nông thôn và vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động ngay trongquá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp; hướng dẫn vàvận động nhân dân chủ động tham gia học nghề để chuyển nghề và tìm việc làm
Trang 26phù hợp để nhanh chóng ổn định cuộc sống.[9]
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiệnquyền sử dụng đất, trình tự thủ tục BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giảiquyết khiếu nại về đất đai Theo đó quy định một số điều về BT,HT&TĐC như:+ Quy định cụ thể đối với một số trường hợp thu hồi đất và BT,HT&TĐC vềđất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất đang sử dụng trong từng giai đoạn trướcngày 15/10/1993, từ ngày 15/10/1993 trở về sau và người sử dụng đất được giaokhông đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004 là căn cứ pháp lý quan trọng để xácđịnh tính pháp lý cho việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư trong công tác GPMB.+ Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc BT,HT&TĐC để cácngành, các cấp thực hiện công tác GPMB đúng quy định, công khai và dân chủ, đápứng lợi ích, góp phần ổn định đời sống của người bị thu hồi đất Quy định quyềnlợi, nghĩa vụ của người bị thu hồi đất như quyền được khiếu nại, nghĩa vụ phải chấphành quyết định thu hồi đất và bàn giao mặt bằng.[11]
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.[6]
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quyđịnh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, BT,HT&TĐC , theo đónội dung cơ bản được thể hiện như sau:
+ Quy định về giá đất: sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thịtrường trong điều kiện bình thường
+ Sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp (nâng mức
hỗ trợ đất nông nghiệp vườn ao, đất nông nghiệp trong đô thị, khu dân cư)
+ Đa dạng các hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, đồngthời quy định thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trong việc quyết định hình thức hỗtrợ (bằng tiền hoặc giao đât, căn hộ)
+ Bổ sung một số chính sách hỗ trợ khác (hỗ trợ tái định cư cho trường hợpcác hộ đủ tiêu chuẩn được tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để muanhà, đất tái định cư; hỗ trợ kinh phí học nghề cho lao động trong độ tuổi lao động có
Trang 27nhu cầu học nghề khi thu hồi đất nông nghiệp).
+ Toàn bộ tiền BT,HT&TĐC và chi phí tổ chức thực hiện do người được giaođất, thuê đất ứng trước được khấu trừ vào tiền thuê đất, giao đất; mức tối đa khôngvượt tiền phải nộp khi được thuê đất, giao đất
+ Thay đổi toàn bộ trình tự BT,HT&TĐC
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, cưỡng chế thu hồi đất
+ Thành lập quỹ phát triển đất (trích từ 30% đến 50% nguồn thu hàng năm từtiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất)
Nhìn chung Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã phần nào đảm bảo hài hoà ba lợiích: Người bị thu hồi đất được nhà nước quan tâm nhiều hơn – Nhà đầu tư – Nhànước.[12]
2.5 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước, tổ chức quốc tế
2.5.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB)
Hầu hết các dự án được tài trợ bởi vốn vay của ngân hàng Thế giới (WB) đều
có chính sách về BT,HT&TĐC do các dự án này đưa ra Chính sách BT,HT&TĐCcủa tổ chức này có nhiều khác biệt so với luật, quy định, chính sách của Nhà nướcViệt Nam nên có những khó khăn nhất định, nhưng bên cạnh cũng có những ảnhhưởng tích cực tới việc hoàn thiện chính sách BT,HT&TĐC cho người bị thu hồiđất của Việt Nam
Tất cả mọi vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất gây ra chongười bị thu hồi đất đều được chính sách của WB quan tâm Trong công tácBT,HT&TĐC thì vấn đề tái định cư được WB quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ nhữngngười bị ảnh hưởng trong suốt quá trình tái định cư, từ việc tìm nơi ở mới thích hợpcho một khối lượng lớn chủ sử dụng đất phải di chuyển, tổ chức các khu tái định cư,trợ giúp chi phí vận chuyển, xây dựng nhà ở mới, đào tạo nghề nghiệp, cho vay vốnphát triển sản xuất, cung cấp các dịch vụ tại khu tái định cư.[1]
Trang 282.5.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định của Ngân hàng phát triển Châu
Á (ADB)
Khung chính sách của Ngân hàng phát triển thế giới được xây dựng với mụctiêu tránh việc tái định cư bắt buộc bất cứ khi nào có thể được hoặc giảm thiểu táiđịnh cư nếu không thể tránh khỏi di dân; đảm bảo những người phải di chuyển đượcgiúp đỡ để ít nhất họ cũng đạt mức sống sung túc như lẽ họ sẽ có được nếu không
có dự án hoặc tốt hơn
Với các nguyên tắc cơ bản là:
- Cần tránh hoặc giảm thiểu tái định cư bắt buộc và thiệt hại về đất đai, côngtrình, các tài sản và thu nhập bằng cách khai thác mọi phương án khả thi
- Tất cả các hộ đều được quyền đền bù theo giá thay thế cho tài sản, thu nhập
và các công việc sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, được khôi phục đủ để cải thiệnhay ít nhất cũng hồi phục được mức sống, mức thu nhập và năng lực sản xuất của
họ như trước khi có dự án
- Trong trường hợp di chuyển cả một khu vực dân cư phải cố gắng tối đa đểduy trì các thể chế văn hoá và xã hội của những người phải di chuyển và của cộngđồng dân cư nơi chuyển đến
- Việc chuẩn bị các kế hoạch GPMB (được coi như một phần trong công tácchuẩn bị tiểu dự án) và thực hiện các kế hoạch này sẽ được tiến hành với sự thamgia và tư vấn của những người bị ảnh hưởng
- Phải hoàn tất việc chi trả đền bù các loại tài sản bị ảnh hưởng và kết thúc didân tới nơi ở mới trước khi thi công tuyến tiểu dự án
- Việc đền bù cho người dân tộc thiểu số, hộ gia đình do phụ nữ làm chủ, giađình có người tàn tật và các hộ dễ bị ảnh hưởng khác sẽ được thực hiện với sự tôntrọng các giá trị văn hoá cũng như sự bảo vệ các nhu cầu riêng biệt của họ
Khi triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ADB quan tâm đến hầuhết các vấn đề liên quan đến chủ hộ như nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, nguồnthu nhập của gia đình, số người trong độ tuổi lao động, có trong diện chính sách haykhông và cả trình độ học vấn….cùng tính pháp lý của đất đai, tài sản trên đất
Về vấn đề tái định cư, mục tiêu chính sách tái định cư của ADB là giảm thiểu
Trang 29tối đa tái định cư và phải bảo đảm cho các hộ bị di chuyển được bồi thường và hỗtrợ sao cho tương lai kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi tương tự trong trườnghợp không có dự án [1]
2.5.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc
Khác với Hiến pháp và Luật đất đai của Việt Nam, Hiến pháp Trung Quốcquy định hai hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể Vì vậynên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽcấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thường tài sản, các công trìnhgắn liền với đất bị thu hồi
Về trình tự, thủ tục thu hồi đất thì Nhà nước thông báo cho người sử dụng đấtbiết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm
Về phương thức bồi thường, người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồithường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Người dân thường lựa chọn bồithường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phự hợp với nơi làm việc của mình
Về giá bồi thường lấy tiêu chuẩn là giá thị trường, mức giá này cũng được Nhànước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rấtlinh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tạichính thị trường đó
Về tái định cư, thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ, các khu táiđịnh cư được quy hoạch tổng thể với nhiều hạng mục hạ tầng nhà ở, trường học…,
bố trí hệ thống giao thông động và tĩnh Nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thờiđáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau Các chủ sửdụng phải di chuyển đều được chính quyền quan tâm tạo điều kiện về việc làm, đốivới các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt.Khi thực hiện việc bồi thường GPMB phải xây dựng các biện pháp xử lý theophương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó là khiếu tố.[1]
2.5.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Úc (Australia)
Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu Nhànước và sở hữu tư nhân Luật đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ
sở hữu đất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế
Trang 30theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai.
Theo luật của Australia 1989 có hai loại thu đất, đó là thu đất bắt buộc và thuđất tự nguyện
Thu hồi đất tự nguyện được tiến hành khi chủ đất cần được thu hồi đất Trongthu hồi đất tự nguyên không có quy định đặc biệt nào được áp dụng mà việc thoảthuận đó là nguyên tắc cơ bản nhất Chủ có đất cần được thu hồi và người thu hồiđất sẽ thoả thuận giá bồi thường đất trên tinh thần đồng thuận và căn cứ vào thịtrường Không có bên nào có quyền hơn bên nào trong thoả thuận và cũng khôngbên nào được áp đặt đối với bên kia
Thu hồi đất bắt buộc được Nhà nước Australia tiến hành khi Nhà nước có nhucầu sử dụng đất cho các mục đích công cộng và các mục đích khác Thông thường,nhà nước có được đất đai thông qua đàm phán
Trình tự thu hồi đất bắt buộc được thực hiện như sau: Nhà nước gửi cho cácchủ đất một văn bản trong đó nêu rõ mục tiêu thu hồi đất vì các mục đích côngcộng Văn bản này gồm các nội dung chính như cơ quan muốn thu hồi đất, miêu tảchi tiết mảnh đất, mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi và các giải thích vì saomảnh đất đó phù hợp với mục tiêu công cộng đó Chủ sở hữu mảnh đất có thể yêucầu Bộ trưởng Bộ Tài Chính và quản lý xem xét lại vấn đề thu hồi đất Nếu chủ sởhữu vẫn chưa hài lòng thì có thể tiếp tục yêu cầu trọng tài phúc thẩm hành chínhphán xử Trọng tài phúc thẩm hành chính không thể xem xét tính đúng đắn về quyếtđịnh của Chỉnh phủ nhưng có thể xem xét các vấn đề liên quan khác Nhà nướcthông báo rộng rãi quyết định thu hồi đất và chủ sở hữu đất phải thông báo cho bất
kỳ ai muốn mua mảnh đất đó về quyết định thu hồi đất của Chính phủ Sau đó, Nhànước sẽ ban hành quyết định thu hồi đất và thông báo trên báo chí Chủ sở hữu đấtnhận được thông báo khuyên tiến hành các thủ tục yêu cầu bồi thường
Chủ sở hữu đất thông thường có quyền tiếp tục ở trên đất ít nhất là 6 tháng saukhi đã có quyết định thu hồi đất Ngay sau khi có quyết định thu hồi đất, chủ đất cóthể yêu cầu nhà nước bồi thường Nguyên tắc của bồi thường là công bằng và theogiá thị trường Thông thường, các yếu tố sẽ được tính toán trong quá trình bồithường đó là giá thị trường, giá đặc biệt đối với chủ sở hữu, các chi phí liên quan
Trang 31như chi phí di chuyển, chi phí TĐC.[1]
2.6 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,
GPMB và tái định cư ở Việt Nam hiện nay
2.6.1 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,
GPMB
Sau khi nghiên cứu nội dung các văn bản pháp quy ta thấy rõ được một điềucác chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đượcđiều chỉnh tích cực để phù hợp với các biến động của tình hình Trên thực tế đã cótác dụng tích cực trong việc bảo đảm sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyếnkhích được đầu tư và tương đối giữ nguyên tắc công bằng Tuy nhiên nếu so vớinhững yêu cầu mới thì công tác này vẫn còn tồn tại một số bất cập đó là:
+ Việc “bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất” ban đầu đặt lợi ích xãhội, lợi ích công cộng lên trên hết, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, nên việc bồithường là tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, chưa có thiêu chuẩn định mức rõ vàngười bị ảnh hưởng sẵn sàng chịu đựng, còn nhà quản lý cũng xem là chuyện đươngnhiên và đơn giản
+ Trong nền kinh tế thị trường có yêu cầu rất cụ thể về công bằng xã hội, lợiích chính đáng của cá nhân được tôn trọng và khuyến khích phát huy đồng thời vớilợi ích xã hội và lợi ích công đồng, con người cụ thể vừa là động lực vừa là mụctiêu của phát triển Nên những quy định đã có là chưa đầy đủ, xét về mặt xã hội thìchưa đảm bảo cân bằng giữa lợi ích chung (Nhà nước, xã hội, cộng đồng) và lợi íchriêng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng) Trong nhiều trường hợp, mụctiêu GPMB nhanh gọn, ít tốn kém được quan tâm nhiều hơn so với mục tiêu đền bùsao cho người chịu ảnh hưởng khôi phục được mức sống ban đầu
+ Chúng ta cần nhận thức rằng việc bồi thường, hỗ trợ, GPMB là một phầnkhông thể xem nhẹ của nội dung phát triển; Các hoạt động khôi phục mức sống củanhững người bị ảnh hưởng cũng có ý nghĩa quan trọng như việc xây dựng các côngtrình trên đất được giải phóng đồng thời còn phải đảm bảo các hiệu quả kinh tế, xãhội là hơn hẳn so với trước khi GPMB, không thể chấp nhận một tình trạng là trongkhi các công trình xây dựng mang lại lợi ích cho số đông thì lại đẩy một số người
Trang 32đang sử dụng đất đó vốn đang khó khăn rơi vào hoàn cảnh thậm chí còn khôngđược như trước khi xây dựng công trình.
+ Các chính sách của Nhà nước cần được thể hiện đồng bộ và minh bạch trongviệc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư cũng như người chịu ảnh hưởngđược thực nhiện một cách thông suốt vì lợi ích của sự phát triển
+ Kinh phí dùng để bồi thường, hỗ trợ, GPMB thường lấy trong ngân sáchtrong khi lợi ích do phát triển mang lại chưa trở thành nguồn thu đầy đủ, ổn định vàhợp pháp của nhà đầu tư Thông thường các công trình hạ tầng kĩ thuật, xã hội đượcxây dựng mới đều làm cho giá đất vùng lên cân tăng lên, sau khi công trình hoànthành người đang sử dụng đất đó đương nhiên được hưởng mà không phải làm bất kỳnghĩa vụ nào, chính điều này không chỉ đã hạn chế về năng lực giải quyết nhiệm vụGPMB mà còn làm phát sinh quan hệ bất bình đẳng kinh tế, xã hội lâu dài về sau.Trong khi hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, dang trong quá trình hoàn thiênthậm chí có trường hợp còn gây xung đột về mặt pháp lý thì việc chỉ dựa vào chứng
cứ pháp lý để giải quyết bồi thường là chưa đầy đủ, trong rất nhiều trường hợp phảicoi trong hiện trạng và tôn trọng những vấn đề có tính lịch sử, tập quán có tính xãhội được cộng đồng chấp nhận
Nhiều dự án ở nước ta bị ách tắc về việc bồi thường, hỗ trợ, GPMB làm chotiến độ thi công công trình không đạt kế hoạch Điều đó đã gây thiệt hại không nhỏcho đầu tư xây dựng
- Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh do không đáp ứng được tiến độ đầu tư
vì vậy nhiều dự án đã mất cơ hội kinh doanh hoặc hiệu quả kinh doanh thấp
- Các đầu tư không kinh doanh có thời gian thi công kéo dài, tiến độ thi công
bị ngắt quãng đã gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.Mặc dù việc bồi thường, hỗ trợ, GPMB đã được các cấp, các ngành quan tâmthực hiện đảm bảo quy định, thạm chí bằng các biện pháp hành chính, nhưng nhiềunơi xảy ra tình trạng khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giải quyết được,nguyên nhân chính trong khiếu kiện đó là do người dân không thỏa mãn với việcbồi thường của chủ dự án hoặc trong việc định giá thiếu công bằng
2.6.2 Những tồn tại và hạn chế của công tác định giá đất
Trang 33Mặc dù đã có những thay đổi đáng kể trong việc xây dựng bảng giá đất làm cơ
sở để tính bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất cho Nhà nước, khi xây dựng giá đất
đã tiến gần đến giá thực tế Bộ Tài chính đã ban hành phương pháp xác định hệ số
K theo nhiều cách tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khi xác định giá đấtđền bù, nhưng việc xác định hệ số K theo các phương pháp khác nhau đã cho nhiềukết quả khác nhau, làm cho người thực hiện khó vận dụng Việc xây dựng giá đấtphục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên không thể tính đúng, tính đủ cho mộtmục đích cụ thể, đồng thời giá đất trên thị trường luôn luôn biến động, trong khi đó,việc xây dựng bảng giá đất do cơ quan nhà nước tiến hành lại dựa vào bảng giá đấtđược xây dựng từ trước và không được điều chỉnh, bổ sung, thì dù hệ số K đượcđiều chỉnh tăng hay giảm đến 50% thì cũng khó có thể phản ánh đúng giá trị thực tếcủa quyền sử dụng đất
Mặt khác, việc phân loại đất, phân loại vị trí và phân hạng đất do đã khôngcòn phù hợp với tình hình hiện nay và cũng phần nào mang tính áp đặt chủ quan củangười làm công tác định giá dẫn đến giá đất được xây dựng vẫn chưa phù hợp vớithực tế giá đất trên thị trường Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu của phầnlớn đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB trong thờigian qua Do đó, để làm tốt công tác định giá, xây dựng giá đất trong công tác bồithường thiệt hại, GPMB thời gian tới cần phải sửa đổi, bổ sunh những vấn đề sau:
- Việc quy định giá đất để tính bồi thường thiệt hại phải phù hợp với khả năngsinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thuhồi đất
- Để tiến hành xây dựng giá đất chúng ta cần phải có cách thức tổ chức thựchiện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, có thể sử dụng haiphương pháp định giá là phương pháp so sánh giá trị thị trường và phương pháp giáthành Tuy nhiên, để tiến hành được tốt các phương pháp này đòi hỏi phải có mộtchuẩn mực định giá thống nhất và khi áp dụng cũng phải chú ý đến các điều kiệnkinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung
2.6.3 Những tồn tại vướng mắc trong công tác tái định cư
Quan điểm chung và về dạo lý thì cần phải xây dựng khu tái định cư với điều
Trang 34kiện sống ít nhất là bằng hoặc cao hơn so với điều kiện sống trước khi di dời Ngoài
ra còn phải quan tâm đến tập quán sản xuất, phong tục, lối sống xã hội từng nhómngười, quan hệ họ hàng, cộng đồng
+ Về vấn đề ổn định nơi ở cho người bị thu hồi đất:
- Một số dự án tái định cư thiếu một số cơ sở hạ tầng như: điện, nước, đườnggiao thông, trường học, trạm xá điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củanhững người chuyển đến khu tái định cư
- Việc bố trí khu tái định cư chưa quan tâm tới các yếu tố công đồng dân cư,các nhóm họ, tập quán sinh hoạt, sản xuất, việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việclàm chưa có quy định rõ ràng
- Việc xây dựng khu tái định cư có khi chưa được quan tâm kịp thời, chỉ đếnkhi có quyết định thu hồi đất hoặc thậm chí đến khi tiến hành bồi thường mới quantâm đến vấn đề tái định cư
- Một số khu tái định cư không được người dân ủng hộ, thậm chí họ khôngchấp nhận chỗ ở của mình vì không hiểu hết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hoặc
do những nguyên nhân khác dẫn đến trình trạng thừa chỗ trong khu tái định cư.+ Vấn đề đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp và thu hút lao động:
- Đa số các dự án đều chưa quan tâm đến việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạoviệc làm mới cho người dân bị mất đất Vấn đề này còn rất lúng túng, có nơi hỗ trợđào tạo nghề, có nơi thu hút lao động vào làm việc, nhưng đa phần người dân thì tựtìm tòi nghề mới hoặc đi làm thuê Đối với nông thôn thì chịu cảnh thiếu đất canhtác, ở khu vực thành thị thì chuyển sang buôn bán nhỏ nên cuộc sống gặp rất nhiềukhó khăn
- Việc chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm và lao động phải là tráchnhiệm chung của các cơ quan Nhà nước cũng như của cả người dân
- Việc hỗ trợ bằng tiền phát huy các tác dụng khác nhau: Với người năngđộng, có trình độ và khả năng thì nó được phát huy tác dụng thông qua việc đầu tưsinh lợi, với một số người khác thì khoản tiền đó chỉ được tiêu dùng trong mộtkhoản thời gian nhất định sau đó dẫn đến thất nghiệp, thiếu thốn, ảnh hưởng đếncuộc sống gia đình, đôi khi còn mắc vào các tệ nạn xã hội Vì vậy, vấn đề tạo công
Trang 35ăn việc làm cụ thể cho thu nhập ổn định trong quá trình thực hiện công tác bồithường thiệt hại, tái định cư tạo điều kiện cho những người bị thu hồi đất ổn địnhcuộc sống gia đình, ổn định xã hội, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển bền vững.
Trang 36PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗtrợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích anninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lơi ích công cộng
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung của đề tài đề cập đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ lợi ích an ninh quốc phòng, lợi ích quốcgia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc
Việc đánh giá được tiến hành cụ thể trên các mặt như sau:
+ Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vĩnh Lộc
+ Tình hình công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện
+ Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ các dự án trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc,
Trang 37- Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường về đất
- Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường các tài sản trên đất
- Đánh giá các chính sách hỗ trợ và tái định cư
- Phân tích, đánh giá công tác tổ chức, trình tự thực hiện, trách nhiệm củacác cấp, các ngành trong công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư tại các
dự án nghiên cứu
- Đánh giá chung về việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB
và tái định cư tại các dự án trọng điểm nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Các phương pháp thu thập thông tin, số liệu,tài liệu
a Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu sẵn có
- Tìm hiểu, thu thập tài liệu, các văn bản chính sách trong và ngoài nước cóliên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thuhồi đất
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến công tác bồi thường, hỗtrợ, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi về đất tại các cơ quan như: phòngTài nhuyên & Môi trường huyện Vĩnh Lộc, Ban quản lý dự án, UBND các xã có dự
án và các ban ngành có liên quan,…
b Phương pháp phỏng vấn và điều tra thực địa
- Phỏng vấn trực tiếp đại diện các Ban quản lý dự án, Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư các dự án, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Lộc,
- Lập phiếu điều tra theo mẫu sẵn có và thăm dò ý kiến, phỏng vấn trực tiếpcác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi hoặc bị ảnh hưởng
3.2.2.2 Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu.
- Dùng phần mềm Exell để tổng hợp số liệu, phân tích và xử lý số liệu
Trang 38- Phương pháp thống kê: Tổng hợp số liệu theo mục đích cụ thể.
- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các số liệu thu thập được, từ đóthấy được sự giống nhau và khác nhau trong công tác bồi thường, GPMB ở các dựán
3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý thông qua việc xin ýkiến trực tiếp để có được nhận định, đánh giá, đề xuất đúng hướng
3.2.2.4 Phương pháp minh họa bằng, bản đồ, biểu đồ, ảnh.
Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ, ảnh là phương pháp sử dụngbản đồ, biểu đồ, hình ảnh để trình bày những cái khó diễn giải thay thế cho chữ viết,làm sinh động thêm và tăng tính thuyết phục của bài viết
Trang 39PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Lộc có toạ độ vị trí địa lý: 19057’ đến 20008’ vĩ độ Bắc và 105033’ đến
105046’ kinh độ Đông, có ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Thạch Thành;
- Phía Nam giáp huyện Yên Định;
- Phía Tây giáp huyện Yên Định và huyện Cẩm Thuỷ;
- Phía Đông giáp huyện Hà Trung
Huyện Vĩnh Lộc là một huyện bán sơn địa thuần nông, có tổng diện tích tựnhiên là 15.803,37 ha Thị trấn Vĩnh Lộc là trung tâm Hành chính - Chính trị - Kinh
tế - Văn hoá - Xã hội của huyện, cách Thành phố Thanh Hoá 45km về phía Tây Bắctheo Quốc lộ 45 và cách Thị xã công nghiệp Bỉm Sơn 40km theo Quốc lộ 217 TừĐông sanh Tây được nối liền bởi sông Mã và trục Quốc lộ 45, Quốc lộ 217 Từ Bắcxuống Nam được nối bởi sông Bưởi và trục đường Quốc lộ 45 và các tuyến đườnggiao thông liên huyện, liên xã Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Vĩnh Lộc cókhả năng giao lưu kinh tế, văn hoá- xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế củatỉnh và khu vực.[24]
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Vĩnh Lộc là huyện nằm phía Bắc vùng đồng bằng nhưng lại tiếpgiáp với các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, nên địa hình rất đa dạng,phức tạp có cả đồng bằng và cả đồi núi
Vĩnh Lộc có 15 đơn vị xã và 01 thị trấn, trong đó có 05 xã miền núi với tổngdiện tích tự nhiên là 8.013,36 ha; chiếm 50,85 % diện tích tự nhiên toàn huyện Có
2 sông lớn chảy qua là sông Mã và sông Bưởi chia cắt huyện ra thành 2 vùng rõ rệt
là vùng Đông Bắc sông Bưởi và vùng Tây Nam sông Bưởi
Nhìn chung, địa hình Vĩnh Lộc rất đa dạng, phức tạp, bị chia cắt bởi hệ
Trang 40thống đồi núi, sông ngòi tương đối dày đặc có độ nghiêng dần từ Tây sang Đông và
từ Bắc xuống Nam Nên đã tác động rất lớn đến việc bố trí khu dân cư, vùng chuyêncanh, thâm canh và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.[24]
4.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
Vĩnh Lộc là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt caođược chia làm hai mùa chính: mùa Hạ khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của gió Tâykhô nóng; mùa Đông khô hanh có sương giá, sương muối Xen kẽ giữa 2 mùa chính
là khí hậu chuyển tiếp: giữa mùa Hạ sang Đông là mùa thu ngắn thường có bão, lụt;giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt, có mưa phùn
Nhìn chung, khí hậu của huyện thích hợp với phát triển nhiều loại cây trồng
và vật nuôi Nhưng có một số thời điểm do biến động của thời tiết không thuận lợi nhưvào đầu vụ Xuân có rét đậm, sương giá và cuối vụ có gió Tây sớm, ảnh hưởng đếnnăng suất cây trồng; hạn hán do ảnh hưởng gió Tây thường xảy ra đầu vụ; mùa bão lụtvào cuối vụ gây thiệt hại cây trồng vụ mùa.[24]
4.1.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
a Những thuận lợi và lợi thế
Vĩnh Lộc là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và
du lịch Biểu hiện cụ thể ở một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Có lợi thế về vị trí địa lý với hai tuyến đường Quốc lộ 45 và 217 đi qua,
gần một số vùng kinh tế động lực của tỉnh (thành phố Thanh Hoá, khu công nghiệp
Bỉm Sơn - Thạch Thành, khu công nghiệp Lam Sơn - Mục Sơn) và tiếp giáp với cáchuyện Miền núi của tỉnh nên huyện Vĩnh Lộc có điều kiện thuận lợi để phát triểntheo hướng nông nghiệp phục vụ, cung cấp nguyên liệu, cây giống, con giống,lương thực, thực phẩm,…
- Khí hậu và đất đai của huyện phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phépphát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, hình thành các vùngchuyên canh lớn (lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau các loại,…) nhằm đemlại hiệu quả kinh tế cao Nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, phongphú gồm: đá vôi, đá xây dựng, đá xẻ, đất sét, cát dùng để phát triển các ngành sảnxuất vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đá ốp lát, đá mỹ nghệ, gạch, ngói, khai