1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân

12 1,4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 32,95 KB

Nội dung

Sự cần thiết của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân...1 1.1.. Phân tích ý nghĩa của việc th

Trang 1

Mục Lục

A Mở Đầu ……….1

B Nội Dung 1

1 Sự cần thiết của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân 1 1.1 Thu hồi đất và hậu quả của việc thu hồi đất đối với quyền tài sản của cá nhân .1 1.2 Thực trạng những sai phạm trong thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất 4

2 Phân tích ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân 5 2.1 Ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất .5 2.2 Ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 8 2.3 Ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.9

C Kết Luận 10

Trang 2

A Mở Đầu

Thu hồi đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai, là việc Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính thu lại đất và quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

sử dụng Hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất là rất nghiêm trọng liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, các chủ đầu tư và đặc biệt là người bị thu hồi đất

Việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

là rất cần thiết có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tiến trình thu hồi đất của Nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi, niềm tin của nhân dân Xem xét dưới góc độ tài sản,

trong bài viết này em xin: Phân tích ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân?

B Nội Dung

1 Sự cần thiết của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân

1.1 Thu hồi đất và hậu quả của việc thu hồi đất đối với quyền tài sản của cá nhân

Khái niệm thu hồi đất

Thu hồi đất về mặt hình thức là văn bản hành chính, về nội dung là việc sử dụng quyền lực nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất đã được giao cho tổ chức, cá nhân nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và xã hội

Việc thu hồi đất được chia làm 3 loại: Thu hồi đất do nhu cầu của nhà nước, thu hồi đất vì các lý do đương nhiên và thu hồi đất do vi phạm các quy định của pháp luật đất đai Người sử dụng đất bị thu hồi có thể là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân

Trang 3

cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài Trong khuôn khổ bài viết chỉ đề cập đến việc thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, phân tích ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân

Hậu quả của việc thu hồi đất đối với quyền tài sản của cá nhân

Việc thu hồi đất ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều bên liên quan, nhất là đối với quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi Xét về góc độ tài sản, việc thu hồi đất làm chấm dứt quyền tài sản (quyền sử dụng đất) của hộ gia đình, cá nhân và làm thiệt hại đến quyền sở hữu của họ đối với các tài sản gắn liền với đất:

- Việc thu hồi đất làm chấm dứt quyền tài sản (quyền sử dụng đất) của hộ gia đình,

cá nhân:

Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất, tuy đây chỉ được coi là một dạng quyền tài sản nhưng lại có giá trị rất lớn đối với đời sống của các hộ gia đình, cá nhân Khi bị thu hồi đất, họ có thể mất đi tư liệu sản xuất, đất ở, hoặc mặt bằng buôn bán kinh doanh,…

Trung bình mỗi năm, Việt Nam mất đi khoảng 0,4% diện tích đất nông nghiệp, riêng đất trồng lúa nước có tỉ lệ cao hơn là 1% Từ việc thu hồi đất đã kéo theo vô số hệ lụy liên quan Người nông dân vốn chỉ biết nghề nông, đất đai là tư liệu sản xuất chính của họ, khi bị thu hồi họ bị đẩy vào cảnh mất việc làm Hàng trăm, hàng nghìn người nông dân trở thành thất nghiệp Việc thu hồi đất trong 5 năm qua với diện tích hơn 366.000 hecta đất nông nghiệp, tác động đến gần 627.495 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và ảnh hưởng đến đời sống của hơn 2,5 triệu người1, trong đó có những hộ gia đình bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa Với một nền trí thức còn yếu kém và lối làm việc nông nghiệp, những người nông dân rất khó khăn để có thể có một

Trang 4

nghề nghiệp mới hay trở thành công nhân trong các khu công nghiệp Tỉ lệ thất nghiệp

ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thông báo ngày 31/12/2010 cho biết tỉ lệ thất nghiệp năm 2010 ở khu vực nông thôn là 2,27%, so sánh với tỉ lệ thất nghiệp năm 2009 tỉ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, trong khi thất nghiệp ở nông thôn lại tăng thêm 0,02%

Việc thu hồi đất ở cũng gây ra những tác động không kém đối với đời sống của các

hộ gia đình, cá nhân Dự tính cả nước, giai đoạn 2011-2020, cần thu hồi khoảng 3,78 triệu ha, trong đó 20-25% là diện tích đất ở Việc thu hồi đất ở đã khiến không ít hộ gia đình, cá nhân rơi vào cảnh không có chỗ ở

Việc thu hồi đất cũng làm cho hộ gia đình ,cá nhân mất mặt bằng làm cơ sở sản xuất, kinh doanh, do đó làm mất đi một nghề nghiệp sinh sống của họ

- Việc thu hồi đất làm thiệt hại đến quyền sở hữu đối với các tài sản gắn liền với đất của các hộ gia đình, cá nhân:

Việc thu hồi đất, tiến hành giải phóng mặt bằng dẫn đếnphải phá hủy các công trình nhà cửa, sân, vườn, cây cối,… trên đất Đây cũng là thiệt hại lớn đối với đời sống của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi Đặc biệt là đối với các hộ gia đình, cá nhân ở nông thông, để xây dựng được một ngôi nhà có khi họ phải cố gắng cả một đời người, khi bị thu hồi đất thì cũng bị san, ủi

- Bên cạnh những tài sản hữu hình nhìn thấy được như trên, việc thu hồi đất còn gây thiệt hại mất mát cho người bị thu hồi những tổn thất tài sản vô hình Mảnh đất là nới ở gắn bó của mỗi người với biết bao kỉ niệm từ thời chôn nhau cắt rốn, là kỉ vật cha ông để lại cho con cháu, là nơi họ làm ăn, buôn bán việc thu hồi đất đã phá vỡ mối quan hệ, gắn bó với cộng đồng dân cư của họ từ lâu đời Đây cũng có thể xem là một loại tài sản vô hình mà họ bị thiệt hại

Trang 5

1.2 Thực trạng những sai phạm trong thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Quá trình thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương còn bộc lộ rất nhiều sai phạm, không tuân thủ các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cụ thể, chính quyền địa phương còn lợi dụng việc thu hồi đất để làm lợi cho mình, xác định sai mục đích sử dụng đất của người dân, ăn bớt tiền bồi thường ,hỗ trợ, tái định cư, không thực hiện thao đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất,… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai rất nhiêu và ngày càng tăng Tiêu biểu như sai phạm trong vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, chính quyền địa phương đã xác định không đúng cho rằng đất của ông Vương sử dụng là lấn chiếm trái phép, trong khi đất đó do ông khai hoang, lấn biển là hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật về đất đai, hơn nữa việc thu hồi cũng không đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục, không có dự án đầu tư…Vụ việc này gây ra làn song phản đối mạnh mẽ của người dân đối với các cơ quan công quyền

vì hành vi xâm phạm đến quyền tài sản hợp pháp của họ

Vì vậy, việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư một cách đúng đắn

có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo quyền tài sản của người bị thu hồi đất, góp phần ổn định đời sống của họ cũng như giảm thiểu được tình trạng khiếu nại về đất đai

2 Phân tích ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản của cá nhân

2.1 Ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Việc thi hành các quy định về bồi thường có ý nghĩa rất lớn đảm bảo quyền tài sản của các cá nhân bị thu hồi đất:

Trang 6

- Thứ nhất, các quy định về các trường hợp Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi thu hồi đất và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã quy định rất hợp lý, đảm bảo được quyền lợi của các cá nhân đều được đền

bù thỏa đáng

+ Khoản 1 và 2 Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP đã xác định rõ Nhà nước tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế Các trường hợp thu hồi đất vì lý do đương nhiên, do vi phạm pháp luật đất đai sẽ không được bồi thường

+ Để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người bị thu hồi đất phải đáp ứng các điều kiện Đó là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ về quyền

sử dụng đất được quy định tại khoản 1 ,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai Tại Điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định rất cụ thể những trường hợp được bồi thường Đây là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xác định các đối tượng được bồi thường cho hợp lý

- Thứ hai, quy định về nguyên tắc bồi thường luôn có chiều hướng đảm bảo cho

người dân có đất thay thế đất bị thu hồi Cụ thể, về nguyên tắc người bị thu hồi đất lợi nào thì sẽ được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì mới bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm cs quyết định thu hồi

- Thứ ba, thi hành các quy định về giá đất giúp xác định được chính xác mức thiệt

hại để bồi thường, đảm bảo được quyền tài sản của người có đất bị thu hồi Cụ thể: Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ

Trang 7

được chuyển mục đích sử dụng, giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi mà chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh cho phù hợp

Việc quy định giá đất do UBND cấp tỉnh xác định căn cứ vào giá thị trường đã đảm bảo cho quyền tài sản của người bị hồi đất được bồi thường tương xứng Tuy nhiên, thì thực tế giá đất do UBND cấp tỉnh xác định so với giá thị trường vẫn còn chênh lệch rất lớn Thậm chỉ có nơi giá đất bồi thường do UBND cấp tỉnh xác định chỉ bằng 10% so với giá đất thị trường Điều này không đảm bảo được quyền lợi của người bị thu hồi đất Hơn nữa, việc quy định không bồi thường theo giá sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất cũng là một hạn chế gây thiệt thòi rất lớn cho người bị thu hồi đất Bởi nhiều

dự án người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nhưng sau khi thực hiện dự án, đất của họ được chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp và giá đất tăng lên hàng trăm lần mà tiền lại rơi vào túi nhà đầu tư Quy định như vậy chưa đảm bảo được sự công bằng về quyền lợi

Về vấn đề giá đất, còn một bất cập nữa là hiện nay, nhà nước là người bồi thường tiền cho người có đất bị thu hồi, nhà đầu tư chỉ là người tạm ứng tiền thuê đất trước để thực hiện bồi thường, sau đó sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp Đây là một quy định rất không hợp lý Vì quy định như trên dẫn đến giá đất bồi thường nhỏ hơn giá đất thị trường rất nhiều Thiết nghĩ nhà nước nên sửa đổi quy định cho chủ đầu tư là người thực hiện việc bồi thường và giá đất bồi thường xác định theo sự thỏa thuận của chủ đầu tư và người bị thu hồi đất để đảm bảo quyền tài sản của những người bị thu hồi đất

- Thứ tư, pháp luật đất đai quy định rất cụ thể về bồi thường thiệt hại đối với tài

sản: Nhà ở, công trình, cây trồng vật nuôi do việc thu hồi đất gây ra Từ Điều 10 đến Điều 13 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã quy định rất cụ thể:

Trang 8

+ Nhà, công trình khác được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP

+ Nhà, công trình khác không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất và xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; nếu xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường Trong trường hợp đặc biệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương

+ Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở

hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP

và được quy định cụ thể như sau: Họ được bồi thường đối với phần diện tích tự cải tạo, nâng cấp, được thuê nhà tại nơi tái định cư; trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% trị giá đất và 60% trị giá nhà đang thuê; trường hợp có nhà tái định cư để bố trí mà người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không có nhu cầu thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền

+ Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT

Việc thi hành các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản: Nhà ở, công trình, cây trồng, vật nôi giúp cho người có đất bị thu hồi đảm bảo được các quyền tài sản của họ khi việc thu hồi đất gây thiệt hại cho các tài sản đó

Trang 9

2.2 Ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Quy định của pháp luật về hỗ trợ:

- Quy định về hỗ trợ di chuyển chỗ ở: Người bị thu hồi đất được hỗ trợ một khoản

tiền để di chuyển chỗ ở với mức cao nhất là 3 triệu đồng đối với việc di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh và mức cao nhất là 5 triệu đồng đối với việc di chuyển chỗ ở ngoài phạm vị tỉnh Trong trường hợp người bị thu hồi đất không còn chỗ ở khác thì trong thời gian tạo lập chỗ ở mới được bố trí nhà ở tạm, hỗ trợ tiền thuê nhà ở

- Quy định về hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị nhà nước thu hồi trên 30% diện tích thì được hỗ trợ, ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở, trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp họ phải di chuyển tới địa bàn kinh tế, xã hội khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng Mức hỗ trợ bằng tiền/nhân khẩu tương đương với 30kg gạo tính bằng tiền theo giá địa phương

Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ tối đa bằng 30% một (01) năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba (03) năm liền kề trước đó Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế

- Quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động Chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề

Trang 10

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ theo một trong các hình thức là: Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với tàn bộ diện tích đất bj thu hồi hoặc hỗ trợ bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ trung cư hặc một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Ý nghĩa: Việc thi hành các quy định về hỗ trợ trên cs ý nghĩa rất lớn trong việc

đảm bảo quyền tài sản của người bị thu hồi đất Bởi vì, khi bị thu hồi đất, cuộc sống của những người bị thu hồi đất bị sáo trộn, họ phải di chuyển chỗ ở, ổn định đời sống

và tìm việc mới Đó là những thiệt hại về tài sản của họ, nên việc thi hành các quy định trên đảm bảo cho họ khắc phục được những thiệt hại đó

2.3 Ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Quy định của pháp luật về tái định cư:

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội wor địa phương, quy hạch kế hoạch

sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm thực hiện tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở Những tổ chức được UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình có đất bị thu hồi về dự kiến phương án bố trí tái định cư và phải niên yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã trước 20 ngày khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư Nội dung thông báo gồm: Địa điểm; quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư; diện tích thiết kế từng lô đất, căn hộ; giá đất, nhà tái định cư; dự kiến bố trí các hộ vào nhà tái định cư

- Đối với hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng, hộ có vị trí thuận lợi ở nơi ở cũ,

hộ gia đình chính sách đươc ưu tiên tái định cư tại chỗ hoặc lựa chọn những lô đất, căn

hộ ở vị trí thuận lợi

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.2. Luật đất đai năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật đất đai
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
3. Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai Khác
4. Nghị định của Chính phủ số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Khác
5. Nghị định của Chính phủ số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
6. Nghị định của Chính phủ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
7. Nghị định của Chính phủ số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Khác
8. Nghị định của Chính phủ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khác
9. Đính chính số 181/ĐC-CP ngày 23/10/2009 đính chính Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định Khác
10. Thông tư của Bộ tài nguyên và môi trường số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w