ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––– TRẦN ĐỨC HẠNH ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––– TRẦN ĐỨC HẠNH ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢƠNG VĂN HINH THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy PGS.TS Lƣơng Văn Hinh. Ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. , Khoa quản lý Tài nguyên, tập thể giáo viên và cán bộ trong Khoa đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND huyện Sơn Dƣơng, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban bồi thƣờng GPMB, phòng Thống Kê huyện Sơn Dƣơng, UBND các xã có công trình đi qua đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, cung cấp những thông tin cần thiết cũng nhƣ tham gia góp ý để tôi thực hiện nghiên cứu xong đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA ........................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ....................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý về chế độ, chính sách trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ..................................................................3 1.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................3 1.1.2. Cở sở thực tiễn ...................................................................................................4 1.1.3. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................5 1.2. Khái niệm, cơ sở ra đời, mục đích ý nghĩa của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ......................................................................7 1.2.1. Khái niệm bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ .....................................................7 1.2.2. Cơ sở ra đời của chế độ bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ....................................................................................................................8 1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ...................9 1.3. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của một số nƣớc, tổ chức quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................................................9 1.3.1. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của Ngân hàng thế giới (WB) ......9 1.3.2. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) .....................................................................................................................10 1.3.3. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại Trung Quốc ........................10 1.3.4. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại Thái Lan .............................11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................................12 1.4. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của nƣớc ta qua các thời ký ........12 1.4.1. Giai đoạn trƣớc Luật Đất đai 1993..................................................................12 1.4.2. Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1993 ...........................................................14 1.4.3. Giai đoạn Luật Đất đai 2003 đến nay (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004) ...................................................................................................................15 1.4.4. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của Nhà nƣớc ta hiện nay ........15 1.5. Quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất của tỉnh Tuyên Quang .........................................................................................16 1.5.1. Chính sách bồi thƣờng ....................................................................................17 1.5.2. Chính sách hỗ trợ ............................................................................................17 1.5.3. Về tái định cƣ ..................................................................................................21 1.5.4. Quy trình thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ......................21 1.5.5. Tình hình thực hiện công tác bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ các dự án trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng ..........................................................................................22 Chƣơng 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................26 2.1.1. Công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km 100+000 (thuộc địa phận huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang) ............................26 2.1.2. Công trình: Cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng từ xã Thƣợng Ấm đi xã Đại Phú, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang ...............................................................26 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................27 2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn....................................................................27 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................27 2.3.3. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê toán học, bằng excel.... Phân tích, so sánh các số liệu điều tra .........28 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2010 -2013 ........................................................................................................29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................29 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng ...............................32 3.2. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................................38 3.3. Tình hình quản lý sử dụng đất qua các thời kỳ ..................................................39 3.3.1. Thời kỳ trƣớc Luật Đất đai năm 1993 .............................................................39 3.3.2. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 đến nay ................................................................39 3.4. Thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ở 02 công trình thuộc đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................41 3.4.1. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km 100 + 000 địa phận huyện Sơn Dƣơng (Dự án A) .............................................................41 3.4.2. Dự án cải tạo, nâng cấp đƣờng từ xã Thƣợng Ấm đi xã Đại Phú huyện Sơn Dƣơng (Dự án B) ...............................................................................................47 3.4.3. Tổng hợp kết quả thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ của 02 dự án .........................52 3.5. Đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm, những vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của 2 dự án thuộc đối tƣợng nghiên cứu. .......53 3.5.1. Ƣu điểm ...........................................................................................................53 3.5.2. Nhƣợc điểm ....................................................................................................59 3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất .............................................63 3.6.1. Đối với cấp tỉnh ...............................................................................................63 3.6.2. Đối với cấp huyện ...........................................................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................67 1. Kết luận .................................................................................................................67 2. Kiến nghị ...............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 PHỤ LỤC .................................................................................................................72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 BT, HT Bồi thƣờng, hỗ trợ 3 BTGPMB Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 4 CP Chính phủ 5 ĐVT Đơn vị tính 6 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7 GPMB Giải phóng mặt bằng 8 HĐBTGPMB Hội đồng bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 9 HDLN Hƣớng dẫn liên ngành 10 NĐ Nghị định 11 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 13 QĐ Quyết định 14 SXKD Sản xuất kinh doanh 15 TĐC Tái định cƣ 16 TNMT Tài nguyên Môi trƣờng 17 TT Thị trấn 18 UBND Uỷ ban nhân dân 19 WB Ngân hàng thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cầu giá trị sản xuất các ngành kinh tế .................................................33 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Dƣơng năm 2013 ..............................38 Bảng 3.3. Tổng hợp số hộ, tổ chức có diện tích đất bị thu hồi theo đơn vị hành chính cấp xã .............................................................................................43 Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất và đơn vị hành chính cấp xã ....................................................44 Bảng 3.5. Tổng hợp kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ .....................................................45 Bảng 3.6. Tổng hợp các hộ chƣa nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ và chƣa GPMB .......46 Bảng 3.7. Tổng hợp số hộ, tổ chức có diện tích đất bị thu hồi theo đơn vị hành chính cấp xã .............................................................................................48 Bảng 3.8. Tổng hợp diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất và đơn vị hành chính cấp xã ....................................................49 Bảng 3.9. Tổng hợp kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ .....................................................51 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ 02 dự án ..............................................................................................52 Bảng 3.11. Tổng hợp số liệu điều tra về quy trình thực hiện GPMB, việc thông báo thu hồi đất, về chính bồi thƣờng, hỗ trợ và công khai phƣơng án bồi thƣờng của Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện .................................55 Bảng 3.12. Tổng hợp phiếu điều tra hạ tầng và đời sống của các hộ gia đình, cá nhân sau khi bị thu hồi đất .................................................................56 Bảng 3.13. Tổng hợp số liệu điều tra về bố trí tái định cƣ ......................................57 Bảng 3.14. Tổng hợp thời gian, kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc của HĐBT đối với các hộ gia đình, cá nhân .................................................58 Bảng 3.15. Tổng hợp điều tra giá bồi thƣờng về đất đai, tài sản và hoa màu của các hộ gia đình, cá nhân ..................................................................................60 Bảng 3.16. Tổng hợp số liệu điều tra về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.........................................61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Sơn Dƣơng năm 2013.........................................30 Hình 3.2. Bình đồ tuyến công trình cải tạo, nâng cấp QL 2C đoạn qua địa phận thị trấn Sơn Dƣơng, huyện Sơn Dƣơng ...................................................42 Hình 3.3. Cơ cấu diện tích đất thu hồi phân theo đối tƣợng sử dụng .......................43 Hình 3.4. Cơ cấu diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất ..................................................................................................44 Hình 3.5. Bình đồ tuyến công trình: Cải tạo, nâng cấp đƣờng ĐT 186, Thƣợng Ấm - Đại Phú (đoạn qua địa phận xã Đông Thọ) ....................................47 Hình 3.6. Cơ cấu diện tích đất thu hồi phân theo đối tƣợng quản lý, sử dụng ................49 Hình 3.7. Cơ cấu diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất ..................................................................................................50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thực tế hiện nay, công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, dễ phát sinh khiếu kiện đông ngƣời và hình thành các “điểm nóng” vì nó không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của ngƣời bị thu hồi đất, mà còn ảnh hƣởng rất lớn tới kinh tế, chính trị và xã hội của địa phƣơng. Theo số liệu thống kê trên cả nƣớc (năm 2012), trong tổng số đơn thƣ khiếu nại thì có đến 77,1% là khiếu nại về đất đai trong đó có đến 48% liên quan đến chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ [29]. Về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Từ khi khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành (01/7/2004) đến nay, Chính phủ đã ban hành 05 Nghị định trực tiếp liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ (Nghị định 181; Nghị định 197; Nghị định 17; Nghị định 84; Nghị định 69); đồng thời kèm theo là hàng loạt các Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành trung ƣơng [6][7][8][9][12]. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ các dự án trên cả nƣớc đều gặp phải những khó khăn, vƣớng mắc làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng nhƣ việc chấp hành chính sách pháp luật đất đai. Nguyên nhân chính là một số chính sách pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ chƣa phù hợp với thực tế, chƣa thực sự hiệu quả và thƣờng xuyên thay đổi; trong khi đó việc thực thi chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ nói riêng ở một số địa phƣơng còn nhiều hạn chế, là nguyên nhân gây nên nhiều vụ khiếu nại, tố cáo cũng nhƣ khiếu kiện đông ngƣời, vƣợt cấp ảnh hƣởng đến an ninh, chính trị quốc gia trong đó, tỉnh tỉnh Tuyên Quang và huyện Sơn Dƣơng cũng không nằm ngoài những vấn đề này. Để nhìn nhận đầy đủ về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ở huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; đƣợc sự phân công của Khoa quản lý Tài nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Lƣơng Văn Hinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ hai dự án khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng; - Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. 2.3. Yêu cầu Đánh giá một cách khách quan, chính xác và chung thực về các chế độ chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh đối với ngƣời dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang bằng các số liệu điều tra và những dẫn chứng cụ thể. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài là công trình khoa học, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện, góp phần hạn chế về khiếu kiện, khiếu nại và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời sử dụng đất khi bị Nhà nƣớc thu hồi đất để xây dựng các dự án, công trình trên địa bàn huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý về chế độ, chính sách trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ 1.1.1. Cơ sở lý luận Thứ nhất: Chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở, quyền sử dụng về đất đai và quyền sở hữu về tài sản của công dân đƣợc pháp luật bảo hộ. Thứ hai: Xét về bản chất Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc do nhân dân lao động thiết lập lên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Do vậy khi nhà Nhà nƣớc thu hồi đất của nhân dân để sử dụng vào bất kỳ mục đích gì mà làm làm ảnh hƣởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân thì Nhà nƣớc phải có bổn phận và nghĩa vụ bồi thƣờng, hỗ trợ cho họ. Thứ ba: Xét về phƣơng diện lý luận, thiệt hại về đất đai, tài sản, cây cối hoa màu của ngƣời sử dụng đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nƣớc gây ra. Do vậy Nhà nƣớc phải có chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ cho họ. Thứ tư: Nhà nƣớc ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Điều này càng khẳng định việc Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào bất cứ mục đích gì thì phải có chế đội bồi thƣờng hợp, hỗ trợ lý cho ngƣời dân giúp họ ổn định đời sống và có cuộc sống tốt hơn. Thứ năm: Các chế độ chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc xây dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nƣớc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và mở rộng các quyền cho ngƣời sử dụng đất. Từ đó khẳng định quyền sử dụng đất đai đã tách khỏi quyền sở hữu đất đai và đƣợc chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho ngƣời sử dụng đất hay nói cách khác quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu; còn quyền sử dụng đất đai thuộc quyền sở hữu của ngƣời sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Nhƣ vậy một khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản của ngƣời sử dụng đất, thì Nhà nƣớc khi thu hồi đất phải bồi thƣờng hỗ trợ về tài sản cho ngƣời sử dụng đất đất. [27] [28]. 1.1.2. Cở sở thực tiễn Trong những năm qua, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đã có bƣớc tiến đáng kể trong việc giúp ngƣời dân ổn định chỗ ở, ổn định đời sống, nhất là đối với những đối tƣợng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nói chung, ý thức tự giác của nhân dân ta khá cao trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nƣớc để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (nhƣ đƣờng giao thông, công trình thủy lợi, v.v...), xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (nhƣ trƣờng học, bệnh viện, sân vận động, công viên, chợ, v.v...). Nhiều trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi đất chịu thiệt thòi ít nhiều trong bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ nhƣng vẫn vui lòng vì mong muốn đƣợc đóng góp chung để xây dựng một xã hội văn minh hơn [27] [28]. Tuy nhiên, việc vận dụng chính sách bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ ở từng địa phƣơng trong thời gian qua chƣa có sự đồng nhất, thiếu công bằng, chƣa thực sự thể hiện đƣợc tính thực tế, chƣa bao hàm đƣợc cả 03 lợi ích: Nhà nƣớc, chủ đầu tƣ và ngƣời dân trong việc thu hồi đất và bồi thƣờng gải phóng mặt bằng. Đồng thời các quy định về chế chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của Chính phủ và các Bộ, ngành thƣờng xuyên thay đổi, mỗi lần thay đổi chính sách (chính sách sau thông thoáng và có lợi hơn rất nhiều so với chính sách trước) làm ảnh hƣởng đến các đối tƣợng chịu điều chỉnh của cơ chế ban hành trƣớc, tạo tâm lý trông chờ gây khó khăn cho các dự án đặc biệt là các dự án dở dang thực hiện chuyển tiếp qua nhiều chính sách, cụ thể: từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định liên quan đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ nhƣ: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và gần đây nhất là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và rất nhiều văn bản hƣớng dẫn của các Bộ, ngành [6][7][8][9]. Việc xác định giá đất để tính bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi đất chƣa đƣợc quy định theo một chuẩn mực nhất quán, chƣa sát với giá thị trƣờng trong điều kiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 bình thƣờng; việc thu hồi đất chƣa đƣợc ƣu tiên trả bằng đất mà thƣờng trả bằng tiền; những trƣờng hợp phải tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất ở đối với các dự án lớn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng, điều kiện khu tái định cƣ không bằng khu dân cƣ có đất bị thu hồi; chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với những hộ mất hết đất sản xuất nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; đơn giá bồi thƣờng về tài sản, cây trồng chƣa sát với thực tế; các quy định về quy trình thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn rƣờm rà...dẫn đến tình trạng nhân dân bức xúc khiếu kiện kéo dài thƣờng xuyên xảy ra gây mất ổn định về chính trị, xã hội. Từ đòi hỏi trên Nhà nƣớc cần phải có những chế độ chính sách phù hợp để đảm bảo các quyền lợi và lợi ích họp pháp cho ngƣời sử dụng đất khi bị Nhà nƣớc thu hồi đất. 1.1.3. Cơ sở pháp lý - Thông tƣ số 145/TT-BTC ngày 4/01/1998, hƣớng dẫn thi hành nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ [1]; - Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC Hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất [2]; - Thông tƣ số 14/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất [3]; - Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994, Ban hành quy định về việc bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng [4]; - Nghị định số 22/1998/NĐ-CP (24/04/1998), về việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích cộng đồng [5]; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 [6]; - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất [7]; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai [8]; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ [9]; - Nghị định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về việc bồi thƣờng thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác [10]; - Luật Đất đai 2003 [11]; - Nghị định số 151/TTg (14/04/1959), quy định thể lệ tạm thời về trƣng dụng ruộng đất [15]; - Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành đơn giá bồi thƣờng về tài sản (vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi) gắn liền với đất bị thu hồi khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang [16]; - Quyết định số 3048/QĐ-BGTVT ngày 8/10/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C, đoạn từ km 49 + 750 đến km 100 + 000 địa phận huyện Sơn Dƣơng [17]; - Quyết định số 2420/QĐ-CT ngày 04/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp đƣờng Thƣợng Ấm-Đại Phú, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang [18]; - Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành đơn giá đất và vị trí các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang [19]; - Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái dịnh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang [20]; - Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND Quy định Chính sách hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang [21]; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 - GS-TSKH Đặng Hùng Võ (2012). Cơ chế bồi thƣờng GPMB, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất [27]; - GS-TSKH Đặng Hùng Võ (2013). Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 03: 328-336. Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy định của pháp luật [28]; - Thạc sĩ, Trần Đức Phƣơng (2013), Tạp chí Kinh tế và dự báo số 18/2013. Để chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đi vào cuộc sống [13]; - Nguyễn Đình Thắng (2011), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Luận án Thạc sĩ quản lý đất đai. Trƣờng Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội [14]; 1.2. Khái niệm, cơ sở ra đời, mục đích ý nghĩa của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 1.2.1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất. - Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc giúp đỡ, tạo điều kiện cho ngƣời có đất bị thu hồi ổn định đời sống sản xuất, vƣợt qua khó khăn khi bị Nhà nƣớc thu hồi đất. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, thƣởng di chuyển đúng kế hoạch, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ tái định cƣ đối với các trƣờng bị thu hồi đất ở và phải di chuyển đến nơi ở mới; hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với trƣờng hợp thu hồi đất nông nghiệp; hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cƣ, đất vƣờn ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhƣng chƣa đƣợc công nhận là đất ở; hỗ trợ khác (Điều 17 Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ) [9] - Tái định cƣ là việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho ngƣời bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Theo quy định của pháp luật thì khu tái định cƣ phải đƣợc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 1.2.2. Cơ sở ra đời của chế độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Theo pháp luật hiện hành trong trƣờng hợp cần thiết, Nhà nƣớc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các mục đích phát triển kinh tế thì ngƣời bị thu hồi đất đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Việc ra đời chế độ này dựa trên các cơ sở chủ yếu sau: Thứ nhất: Mặc dù ở nƣớc ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu (Điều 5 Luật Đất đai 2003) [12] song trên thực tế Nhà nƣớc không trực tiếp chiếm hữu sử dụng mà giao quyền chiếm hữu sử dụng đất cho ngƣời sử dụng (không giao quyền sở hữu về đất đai). Tuy nhiên khi Nhà nƣớc thu hồi đất (tức là lấy lại quyền sở hữu của mình) thì Nhà nƣớc phải bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng đất bời vì xét về nguồn gốc phát sinh đất đai không do con ngƣời tạo ra mà do tự nhiên tạo ra và nó có trƣớc con ngƣời. Sự phân bố đất đai ở những vị trí khác nhau với chất lƣợng đất khác nhau xẽ tạo ra địa tô tuyệt đối gọi là giá trị ban đầu của đất. Song trong quá trình sử dụng con ngƣời đã tác động vào đất đai làm tăng giá trị của đất. Sự tăng giá trị này đƣợc gọi là địa tô chênh lệch II. Trong sự tác động của con ngƣời làm tăng giá trị đất đai có công sức đầu tƣ, bồi bổ, cải tạo của ngƣời sử dụng đất đƣợc gọi là thành quả lao động, kết quả đầu tƣ. Pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền đƣợc hƣởng thành quả lao động, kết quả đầu tƣ của ngƣời sử dụng đất. Khi Nhà nƣớc thu hồi đất thì thành quả lao động, kết quả đầu tƣ mà ngƣời sử dụng đất tạo ra đáng lẽ họ đƣợc hƣởng thì lại mất đi do việc thu hồi đất. Do đó Nhà nƣớc phải bồi thƣờng lại những thiệt hại cho ngƣời sử dụng đất. Thứ hai: Xét về bản chất Nhà nƣớc ta do nhân dân lao động thiết lập lên, đại diện cho ý trí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Mặt khác để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nƣớc ta thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Hiến pháp nƣớc ta ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân và thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Hiến pháp quy định tài sản của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không bị quốc hữu hóa. Do đó khi Nhà nƣớc thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì những tài sản và những lợi ích hợp pháp mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 ngƣời sử dụng đất tạo ra trong quá trình sử dụng phải đƣợc Nhà nƣớc tôn trọng và bảo hộ thông qua việc bồi thƣờng, có nhƣ vậy mới làm an lòng và khuyến khích mọi ngƣời dân và ngƣời nƣớc ngoài yên tâm bổ vốn vào đầu tƣ và làm ăn lâu dài. Thứ ba: Xét về bản chất pháp lý, việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là xuất phát từ lý do khách quan của xã hội chứ không phải do lỗi chủ quan của ngƣời sử dụng đất gây ra. Nhà nƣớc là một tổ chức chính trị quyền lực do xã hội thiết lập lên, đại diện cho lợi ích của xã hội thực hiện việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng thì Nhà nƣớc cũng có trách nhiệm thay mặt xã hội thực hiện việc bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi đất [14]. 1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhằm bù đắp những tổn thất mà ngƣời sử dụng đất phải gánh chịu, đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội là hậu quả của việc Nhà nƣớc thu hồi đất gây ra. Mặt khác, nhằm ổn định tình hình chính trị và đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất, bảo đảm cho ngƣời dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và ngƣời sử dụng đất [14]. 1.3. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của một số nƣớc, tổ chức quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) Đa số các dự án đƣợc tài trợ bởi vốn vay của ngân hàng Thế giới (WB) đều có những chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ do các dự án này đƣa ra. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của tổ chức này có nhiều khác biệt so với các luật và các quy định, chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam nên có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những ảnh hƣởng tích cực tới việc hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất của Việt Nam. Tất cả mọi chính sách phát sinh từ việc thu hồi đất do Nhà nƣớc gây ra cho ngƣời bị thu hồi đất đều đƣợc chính sách của WB quan tâm. Trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thì vấn đề tái định cƣ đƣợc WB quan tâm nhiều hơn, việc hỗ trợ những ngƣời bị ảnh hƣởng trong suốt quá trình tái định cƣ, từ việc tìm nơi ở mới đến việc hỗ trợ di chuyển, thƣởng di chuyển đúng kế hoạch, chi phí hộ trợ đào tạo nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất, cung cấp các dịch vụ..tại khu tái định cƣ [29] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 1.3.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) Về chính sách của Ngân hàng phát triển thế giới đƣợc xây dựng với mục tiêu hạn chế việc di dân tái định cƣ. Nếu không thể tránh khỏi di dân; thì việc đảm bảo những ngƣời phải di chuyển đƣợc sẽ đƣợc trợ giúp để ít nhất họ cũng đạt mức sống sung túc nhƣ hiện họ đang có hoặc tốt hơn dựa trên các nguyên tắc cơ bản: - Mục tiêu chính sách tái định cƣ của ADB là giảm thiểu tối đa tái định cƣ và phải bảo đảm cho các hộ bị di chuyển đƣợc bồi thƣờng và hỗ trợ sao cho tƣơng lai kinh tế và xã hội của họ đƣợc thuận lợi tƣơng tự trong trƣờng hợp không có dự án. - Tất cả các hộ đều đƣợc quyền bồi thƣờng theo giá thay thế cho tài sản, thu nhập và các công việc sản xuất, kinh doanh bị ảnh hƣởng, đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ để đủ cải thiện hay ít nhất cũng hồi phục đƣợc mức sống, mức thu nhập và năng lực sản xuất của họ nhƣ trƣớc khi có dự án. - Trong trƣờng hợp di chuyển cả một khu vực dân cƣ họ đều cố gắng tối đa để duy trì các thể chế văn hoá và xã hội của những ngƣời phải di chuyển và của cộng đồng dân cƣ nơi chuyển đến. - Việc chuẩn bị các kế hoạch trong việc giải phóng mặt bằng (đƣợc coi nhƣ một phần trong công tác chuẩn bị tiểu dự án) và việc thực hiện các kế hoạch này sẽ đƣợc tiến hành với sự tham gia và tƣ vấn của chính nhứng ngƣời bị ảnh hƣởng. - Phải hoàn tất việc chi trả kinh phí bồi thƣờng đối với các loại tài sản bị ảnh hƣởng và kết thúc di dân tới nơi ở mới trƣớc khi thi công xây dựng công trình. - Việc bồi thƣờng cho ngƣời dân tộc thiểu số, hộ gia đình do phụ nữ làm chủ, gia đình có ngƣời tàn tật và các hộ dễ bị ảnh hƣởng khác sẽ đƣợc thực hiện với sự tôn trọng các giá trị văn hoá cũng nhƣ sự bảo vệ các nhu cầu riêng biệt của họ. Khi triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ADB quan tâm đến hầu hết các vấn đề liên quan đến ngƣời bị thu hồi đất nhƣ: nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, nguồn thu nhập của gia đình, số ngƣời trong độ tuổi lao động, có trong diện chính sách hay không và cả trình độ học vấn…[29]. 1.3.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc Khác với Hiến pháp và Luật Đất đai của Việt Nam, Hiến pháp Trung Quốc quy định hai hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nƣớc và sở hữu tập thể. Vì vậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể, Nhà nƣớc sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thƣờng tài sản, các công trình gắn liền với đất bị thu hồi. Về trình tự, thủ tục thu hồi đất thì Nhà nƣớc thông báo cho ngƣời sử dụng đất biết trƣớc việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Về phƣơng thức bồi thƣờng, ngƣời dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thƣờng bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Ngƣời dân thƣờng lựa chọn bồi thƣờng thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phự hợp với nơi làm việc của mình. Về giá bồi thƣờng lấy tiêu chuẩn là giá thị trƣờng, mức giá này cũng đƣợc Nhà nƣớc quy định cho từng khu vực và chất lƣợng nhà, đồng thời đƣợc điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa đƣợc coi là Nhà nƣớc tác động điều chỉnh tại chính thị trƣờng đó. Về tái định cƣ, thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ, các khu tái định cƣ đƣợc quy hoạch tổng thể với nhiều hạng mục hạ tầng nhà ở, trƣờng học…, bố trí hệ thống giao thông động và tĩnh. Nhà ở đƣợc xây dựng đồng bộ và kịp thời đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều đƣợc chính quyền quan tâm tạo điều kiện về việc làm, đối với các đối tƣợng chính sách xã hội đƣợc Nhà nƣớc có chính sách ƣu tiên đặc biệt. Khi thực hiện việc bồi thƣờng GPMB phải xây dựng các biện pháp xử lý theo phƣơng thức trƣớc tiên là dựa vào trọng tài, sau đó là khiếu tố [29]. 1.3.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Thái Lan Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trƣng dụng bất động sản, áp dụng cho việc trƣng dụng đất sử dụng vào các mục đich công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nƣớc. Theo đó những quy định, nguyên tắc về trƣng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thƣờng các loại tài sản bị thiệt hại đều đƣợc từng ngành tự xây dựng từ đó đƣa ra các quy định cụ thể và trình tự tiến hành để thực hiện việc tính toán bồi thƣờng, hỗ trợ. Về giá đất làm căn cứ bồi thƣờng thì căn cứ mức giá do một Ủy ban của Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trƣờng chuyển nhƣợng bất động sản. Giá bồi thƣờng phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 quốc gia thì Nhà nƣớc bồi thƣờng với giá rất cao so với giá thị trƣờng. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, Nhà nƣớc hoặc cá nhân đầu tƣ đều bồi thƣờng với mức cao hơn giá thị trƣờng. Việc thực hiện bồi thƣờng chủ yếu bằng tiền mặt. Việc chuẩn bị khu tái định cƣ đƣợc chính quyền Nhà nƣớc quan tâm đúng mức, luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tái định cƣ, cho nên họ chủ động đƣợc công tác này. Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tƣợng phải di dời đƣợc thực hiện rất tốt, việc bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực phục vụ công tác bồi thƣờng, GPMB rất đƣợc quan tâm và có các tổ chức chuyên trách thực hiện công tác này [29]. 1.3.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam Khi có kế hoạch thu hồi đất Ủy ban nhân dân các cấp, Hội đồng bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cần thông báo cho các đối tƣợng bị thu hồi biết trƣớc trong thời gian sớm hơn để họ có kế hoạch ổn định đời sống về tinh thần cũng nhƣ vật chất. Những vấn đề về kinh tế, xã hội phát sinh từ việc Nhà nƣớc thu hồi đất gây ra đều phải đƣợc quan tâm. Cần tránh hoặc giảm thiểu việc phải bố trí tái định cƣ, nếu có phải có phƣơng án khả thi nhất. Cần tập trung nhiều hơn đến vấn đề bố trí khu tái định cƣ để đảm bảo đời sống của ngƣời bị thu hồi đất, dựa trên nguyên tắc ngƣời dân phải có đời sống tốt hơn trƣớc khi bị thu hồi đất. Tạo môi trƣờng sản xuất cũng nhƣ duy trì, đảm bảo tốt nhất về phong tục, tập quán và môi trƣờng sống cho ngƣời bị thu hồi đất phải di chuyển đến cộng đồng dân cƣ mới. Thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ về đất, tài sản tƣơng đƣơng với giá thị trƣờng. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên toàn quốc để công tác bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc thực hiện nhanh chóng và thuận lợi [13]. 1.4. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của nƣớc ta qua các thời ký 1.4.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai 1993 Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, chúng ta tiến hành xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân và ban hành Hiến pháp năm 1959, thì Nghị định số 151/TTg ngày 14 tháng 04 năm 1959 của Chính phủ [15] quy định thể lệ tạm thời về trƣng dụng ruộng đất, trong đó có quy định về bồi thƣờng thiệt hại về đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 Để hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 151/TTg, Liên bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nƣớc và Nội vụ đã ban hành Thông tƣ liên bộ số 1424/TT-LB ngày 06/7/1959 đã quy định cụ thể về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc trƣng dụng ruộng đất nhƣ sau : - Về nguyên tắc thu hồi, trƣng dụng ruộng đất: + Đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựng đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của ngƣời có ruộng đất. + Chỉ đƣợc trƣng dụng số ruộng đất thật cần thiết, không đƣợc trƣng dụng thừa., hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt; tận dụng những đất hoang để không phải trƣng dụng hoặc chỉ trƣng dụng ít ruộng đất của nhân dân. + Tránh những nơi dân cƣ đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, chùa. - Về nguyên tắc bồi thƣờng: + Bồi thƣờng bằng đất (là cách tốt nhất và là chủ yếu). Vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhƣờng ruộng đất cho ngƣời có đất bị thu hồi; + Bằng tiền: Giá bồi thƣờng căn cứ vào sản lƣợng đã dùng để tính thuế nông nghiệp và tình hình thực tế tại địa phƣơng (đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng ít hay nhiều, tốt hay xấu) để bồi thƣờng cho thích đáng. Giá bồi thƣờng tƣơng ứng bằng 1-4 năm sản lƣợng thƣờng niên. Hiến pháp năm 1980 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất, quản lý”. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cƣờng công tác quản lý ruộng đất đã quy định rõ hơn các chức năng quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Về chính sách thu hồi, bồi thƣờng theo Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 cũng đã quy định rõ “Cấp nào có quyền giao đất thì cấp ấy có thẩm quyền thu hồi đất” đồng thời cũng quy định rõ ngƣời có đất bị thu hồi, trƣng dụng mà cần có đất sử dụng thì đƣợc cấp đất khác và tài sản đƣợc bồi thƣờng thích đáng. Sau khi Luật Đất đai năm 1988 đƣợc ban hành, Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Nghị định số 186/HĐ-BT ngày 31/5/1990 [10] quy định về việc bồi thƣờng đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác: Mọi tổ chức, cá nhân đƣợc giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác phải bồi thƣờng về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nƣớc. Ngƣời có đất bị thu hồi chỉ đƣợc bồi thƣờng tài sản trên đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 1.4.2. Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1993 Luật Đất đai năm 1993 đƣợc ban hành ngoài việc quy định các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai còn quy định các quyền của ngƣời sử dụng đất, đồng thời lần đầu tiên khẳng định đất đai có giá. Sau khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực và những quy định của Luật Đất đai về thu hồi, bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ đã đƣợc Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cụ thể hoá bằng hàng loạt các Nghị định, Thông tƣ cụ thể nhƣ sau: - Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, của Chính phủ quy định [4] cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thƣờng, hỗ trợ và táo định cƣ theo quy định khi Nhà nƣớc thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng. - Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998, của Chính phủ quy định về việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng và thay thế Nghị định số 90/CP [5]. Trong Nghị định này đã quy định chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn và tiến bộ hơn Nghị định 90/CP về thu hồi đất và phạm vi đƣợc bồi thƣờng cho ngƣời có đất bị thu hồi. Giá đất để tính bồi thƣờng đƣợc tính trên cơ sở giá đất của địa phƣơng ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K. Ngoài ra, Nghị định số 22/NĐ-CP quy định thêm một số chính sách hỗ trợ cũng nhƣ một số điều khoản mới về việc lập khu tái định cƣ cho các hộ phải di chuyển. - Thông tƣ số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998, của Bộ Tài chính [1] hƣớng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐCP ngày 24/04/1998 quy định phƣơng pháp hệ số K để định giá đất bồi thƣờng, lập lại phƣơng án bồi thƣờng và bổ sung thêm một số nội dung nhƣ: Điều kiện bồi thƣờng về đất, nhà, công trình kiến trúc, bồi thƣờng cho ngƣời thuê nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nƣớc, bồi thƣờng cho doanh nghiệp (DN), đơn vị hành chính sự nghiệp... Điểm cần lƣu ý trong Thông tƣ này là giao trách nhiệm cho chủ đầu tƣ là thành viên của Hội đồng GPMB xem xét, thẩm định. Trên cơ sở đó trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc Hội đồng thẩm định để UBND cấp huyện phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Nghị định 22/1998/NĐ-CP có những hạn chế nhất định. Nó chƣa đáp ứng hết đƣợc yêu cầu thực tế, chƣa phù hợp với thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 tiễn. Đặc biệt chƣa giải quyết đƣợc những tồn tại do yếu tố lịch sử để lại khi thực hiện chính sách BTGPMB nhƣ chƣa có quy định chi tiết về vấn đề tái định cƣ: Tiêu chuẩn của khu tái định cƣ, phân định trách nhiệm của chủ dự án, của chính quyền các cấp trong việc tạo lập và bố trí tái định cƣ, quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, các biện pháp khôi phục đời sống và sản xuất tại khu tái định cƣ; quy định về điều kiện để đƣợc bồi thƣờng hoặc không đủ điều kiện bồi thƣờng về đất chƣa quy định rõ ràng; việc bồi thƣờng đối với trƣờng hợp cho chủ sử dụng đất có tài sản, nhà cửa nằm trên đất không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng và chƣa quy định cụ thể về cƣỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, đối với các trƣờng hợp cố tình không thực hiện quyết định của Nhà nƣớc, gây khó khăn trong việc bồi thƣờng GPMB [14]. 1.4.3. Giai đoạn Luật Đất đai 2003 đến nay (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004) Luật Đất đai 2003 [11] đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của đất nƣớc, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Luật Đất đai năm 2003 có rất nhiều nội dung mới trong đó có vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ nhƣ: Nhà nƣớc hạn chế thu hồi đất mà khuyến khích các nhà đầu tƣ tự thỏa thuận nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất để xin chuyển mục đích sử dụng đất đã giảm áp lực cho chính quyền địa phƣơng trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Nhà nƣớc chỉ thực hiện thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Từ khi ban hành Luật Đất đai 2003 đến nay, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và cụ thể hoá các nội dung về thu hồi đất, bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành hàng loạt các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn liên quan trực tiếp đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ (Nghị định 181, Nghị định 197, Nghị định 84, Nghị định 69, Thông tƣ 116, Thông tƣ 14...) để làm căn cứ cho các địa phƣơng tổ chức thực hiện nhằm tháo gỡ những khó vƣớng mắc và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời dân khi bị Nhà nƣớc thu hồi đất [13] 1.4.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước ta hiện nay Nhìn chung, những quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy định của Luật Đất đai 2003 đã kế thừa đƣợc những ƣu điểm của chính sách trong thời kỳ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 trƣớc, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, cụ thể. 1.4.4.1. Về đối tượng áp dụng - Tổ chức, cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nƣớc, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đang sử dụng đất, đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất liên quan đến diện tích đất bị thu hồi khi Nhà nƣớc thu hồi đất, có thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi (sau đây gọi chung là ngƣời bị thu hồi đất). - Chủ đầu tƣ xây dựng công trình, Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, Tổ thẩm định phƣơng án bồi thƣơng hỗ trợ và tái định cƣ; Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định. 1.4.4.2. Về chính sách bồi thường, hỗ trợ * Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ [9]; * Điều kiện để được bồi thường về đất: Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ [7]; * Bồi thường tài sản: Theo quy định tại Điều 18, 20, 21 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Điều 24 Nghị định 69/2009/NĐ-CP [9]; * Bồi thường về cây trồng, vật nuôi: Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ [7]; * Giá đất để tính bồi thường: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP [7]; * Các chính sách hỗ trợ: Theo quy định tại (Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP [9]; 1.5. Quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất của tỉnh Tuyên Quang Căn cứ Luật Đất đai 2003, và các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 197, Nghị định 84, Nghị định 69...) và các Thông tƣ hƣớng dẫn của bộ ngành liên quan. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã cụ thể hoá các chính sách trên để áp dụng trên địa bàn tỉnh, cụ thể nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 1.5.1. Chính sách bồi thường * Bồi thường về đất: - Điều kiện đƣợc bồi thƣờng về đất: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP [7] [8]; - Giá đất tính bồi thƣờng: Giá đất để tính bồi thƣờng là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, do UBND tỉnh quyết định và công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm, không bồi thƣờng theo giá đất sẽ đƣợc chuyển mục đích sử dụng. Trƣờng hợp trong một dự án có thu hồi đất nông nghiệp ở các vị trí có mức giá đất và mức hỗ trợ khác nhau thì áp dụng chung một mức giá bồi thƣờng, hỗ trợ; * Bồi thường tài sản, cây trồng vật nuôi: Theo quy định tại điều 18, 20, 21, 22, 24 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP [7][9]; - Nội dung bồi thƣờng về tài sản, cây trồng: Bao gồm nhà cửa, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà bị thiệt hại thì đƣợc bồi thƣờng theo quy định. Đối với tài sản, vật kiến trúc trên đất không đủ điều kiện bồi thƣờng thì tuỳ trƣờng hợp đƣợc hỗ trợ bằng 80% giá bồi thƣờng. - Đơn giá bồi thƣờng về tài sản, cây trồng: Đƣợc tính theo quy định tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang [16] 1.5.2. Chính sách hỗ trợ Theo quy định tại Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang [21]; * Hỗ trợ di chuyển: Khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở mà hộ gia đình, cá nhân phải tháo dỡ nhà và di chuyển đến nơi ở mới, thì đƣợc xét hỗ trợ di chuyển. - Mức hỗ trợ di chuyển: + Di chuyển trong tỉnh: 4.000.000 đồng/01 hộ. + Di chuyển ra ngoài tỉnh: 6.000.000 đồng/01 hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 - Trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới, đƣợc bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Thời gian hỗ trợ là 06 (sáu) tháng, cụ thể các mức hỗ trợ nhƣ sau: - Mức hỗ trợ cho hộ gia đình trên địa bàn các xã thuộc huyện là 300.000 đồng/01hộ/tháng, - Mức hỗ trợ cho hộ gia đình trên địa bàn thị trấn là 400.000 đồng/01hộ/tháng. - Mức hỗ trợ cho hộ gia đình trên địa bàn xã, phƣờng thuộc thị xã Tuyên Quang là 600.000 đồng/01hộ/tháng. * Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo đƣợc đất ở thì đƣợc hỗ trợ một khoản tiền bằng 10% giá trị quyền sử dụng đất của 01 (một) lô đất ở đƣợc bồi thƣờng tại vị trí bị thu hồi (đối với địa bàn thị trấn và các phƣờng thuộc thị xã Tuyên Quang); bằng 20% giá trị quyền sử dụng đất của 01 (một) lô đất ở đƣợc bồi thƣờng tại vị trí bị thu hồi. * Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất. - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vƣờn, ao và đất nông nghiệp quy định tại Điều 9 của Quy định này) mà diện tích thu hồi không nhỏ hơn 150 m2 đất chuyên trồng lúa nƣớc hoặc 210 m2 đất trồng lúa nƣớc còn lại hoặc 300 m2 đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất vƣờn, ao thì đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống, cụ thể nhƣ sau: + Thu hồi từ 30% - 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dựng quy định tại Điều này đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 (sáu) tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 (hai mƣơi bốn) tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. + Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng quy định tại Điều này thì đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 (mƣời hai) tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 36 (ba mƣơi sáu) tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. + Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu có đăng ký hộ khẩu thƣờng trú tại địa phƣơng tại thời điểm thu hồi đất đƣợc Uỷ ban nhân dân xã phƣờng, thị trấn xác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 nhận tƣơng đƣơng 30 (ba mƣơi) kg gạo tẻ (loại trung bình)/01 tháng, giá hỗ trợ đƣợc tính theo thông báo giá của Sở Tài chính, tỉnh Tuyên Quang tại thời điểm thu hồi đất. * Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp. - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 9 của Quy định này mà không có đất để bồi thƣờng thì ngoài việc đƣợc bồi thƣờng bằng tiền quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ còn đƣợc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức sau: + Hỗ trợ bằng tiền với mức bằng 03 (ba) lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích đƣợc hỗ trợ không vƣợt quá hạn mức 01 (một) ha đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản, 05 (năm) ha đối với đất trồng cây lâu năm; 10 (mƣời) ha đối với đất trồng rừng sản xuất. + Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc áp dụng theo hình thức này đƣợc thực hiện đối với các nơi có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ đất sản xuất kinh doanh và ngƣời đƣợc hỗ trợ có nhu cầu về đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà giá trị đƣợc hỗ trợ theo quy định tại điểm a Điều này lớn hơn hoặc bằng giá trị đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; phần giá trị chênh lệch đƣợc hỗ trợ bằng tiền. - Trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này có nhu cầu đƣợc đào tạo, học nghề thì đƣợc nhận vào các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và đƣợc miễn học phí đào tạo cho một khóa học đối với các đối tƣợng trong độ tuổi lao động. * Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở. - Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vƣờn ao trong trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cƣ nhƣng không đƣợc công nhận là đất ở; đất vƣờn ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vƣờn ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mƣơng và dọc tuyến đƣờng giao thông thì ngoài việc đƣợc bồi thƣờng theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn đƣợc hỗ trợ bằng 50% giá đất ở của thửa đất đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 theo giá đất ở bị thu hồi; diện tích đƣợc hỗ trợ theo diện tích thực tế thu hồi nhƣng tối đa không quá 04 (bốn) lần hạn mức giao đất ở quy định tại Quyết định số 66/2005/QĐ-UBND ngày 04/8/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. - Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phƣờng, trong khu dân cƣ thuộc thị trấn, khu dân cƣ nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phƣờng, ranh giới khu dân cƣ thì ngoài việc đƣợc bồi thƣờng theo giá đất nông nghiệp còn đƣợc hỗ trợ bằng 35% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong Bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định; diện tích đƣợc hỗ trợ theo diện tích thực tế thu hồi nhƣng tối đa không quá 04 (bốn) lần hạn mức giao đất ở. * Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn. Mức hỗ trợ đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phƣờng, thị trấn bằng giá trị bồi thƣờng của thửa đất đó; đƣợc xác định trên cơ sở giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định theo quy định của pháp luật đối với từng vị trí, khu vục tƣơng ứng. * Hỗ trợ khác. Ngoài việc hỗ trợ theo quy định trên thì ngƣời bị thu hồi đất còn đƣợc hƣởng những hỗ trợ khác để ổn định đời sống, cụ thể nhƣ sau: - Hỗ trợ gia đình chính sách: 2.000.000 đồng/01hộ. - Hỗ trợ gia đình thuộc hộ nghèo: Hỗ trợ vƣợt nghèo: 17.500.000 đồng/01hộ đối với hộ phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới; 10.000.000 đồng/01hộ đối với hộ bị thu hồi đất nhƣng không phải di chuyển chỗ ở. - Hỗ trợ mua sắm công cụ lao động cho những lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp sau đào tạo. Mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/01 lao động và chỉ đƣợc hỗ trợ một lần. - Thƣởng di chuyển đúng kế hoạch: Các hộ gia đình bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới thực hiện di chuyển đúng kế hoạch theo thông báo của Hội đồng bồi thƣờng và tái định cƣ cấp huyện thì đƣợc thƣởng di chuyển 5.000.000 đồng/01hộ. - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính từ sản xuất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Điều 44, Điều 45, Điều 46 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, thì đƣợc hỗ trợ một lần bằng tiền đối với diện tích đất bị thu hồi; mức hỗ trợ bằng 80% giá đất theo giá đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định. 1.5.3. Về tái định cư: Tỉnh Tuyên Quang chƣa có quy định cụ thể về tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất. Hiện nay các huyện đang áp dụng theo các quy định tại Điều 33, 34, 35 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Điều 18, 19 Thông tƣ số 14/2009/TT-BTNMT [3][7][9]; 1.5.4. Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Căn cứ Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang [20] về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, thì quy trình thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ gồm có 16 bƣớc, cụ thể: Bước 1: Thông báo chủ trƣơng thu hồi đất: Bước 2: Thành lập Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cấp huyện; thông báo chủ trƣơng thu hồi đất và triển khai các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc có liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Bước ba: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi. Bước bốn: Thực hiện kê khai về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, nguồn gốc sử dụng đất và hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi. Bước 5: Hội đồng bồi thƣờng tổ chức kiểm tra xác định nội dung kê khai và thực hiện kiểm kê thực tế. Bước 6: Họp xét, lập phƣơng án và lấy ý kiến về phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Bước 7: Hoàn chỉnh phƣơng án bồi thƣờng. Bước: Trình thẩm định phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Bước 9: Thẩm định phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 Bước 10: Quyết định thu hồi đất. Bước 11: Trình và phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Bước 12: Thông báo công khai Quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Bước 13: Chi trả kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ và bố trí tái định cƣ. Bước 14: Tổ chức bàn giao đất đã bị thu hồi. Bước 15: Cƣỡng chế thu hồi đất (nếu có). Bước 16: Quyết toán kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. 1.5.5. Tình hình thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương 1.5.5.1. Kết quả đạt được Từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2013, trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng đã thu hồi 147,95 ha đất của 6.406 hộ gia đình và 164 tổ chức để thực hiện 65 dự án. Trong đó: + Đất nông nghiệp: 76,7 ha. + Đất ở: 4,47 ha. + Đất khác: 66,78 ha. Với tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo phƣơng án đã đƣợc phê duyệt là 63,68 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay (tính đến tháng 6 năm 2013) trên địa bàn huyện còn 6 công trình đã có Quyết định thu hồi đất nhƣng chƣa giải phóng đƣợc mặt bằng, với tổng diện tích đất chƣa giải phóng đƣợc là 4,86 ha, bằng 3,28% tổng diện tích đất đã thu hồi. (Nguồn: Báo cáo công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2012 trên địa bàn huyện Sơn Dương) [23]. 1.5.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân * Tồn tại: - Cơ chế chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí còn có mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và các Nghị định, gây phát sinh nhiều thắc mắc, khiếu nại của ngƣời dân khi bị thu hồi đất. - Công tác tổ chức thực hiện trong GPMB còn thiếu linh hoạt; công tác giải quyết đơn thƣ, kiến nghị của nhân dân còn chƣa kịp thời; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 - Sự phối kết hợp giữa các ngành, các địa phƣơng trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ chƣa chặt chẽ; vẫn còn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh; có nơi, bộ máy chuyên trách chƣa đầy đủ năng lực, thực hiện chƣa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình GPMB, nhất là nguyên tắc công khai, dân chủ; - Việc thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác bồi thƣờng giải phóng mặ bằng và là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài, đông ngƣời. - Nhiều dự án chƣa có đủ kinh phí để thực hiện giả phóng mặt bằng để thu hút đầu tƣ; trong khi đó việc lựa chọn nhà đầu tƣ còn chƣa chặt chẽ, chƣa đánh giá đƣợc năng lực của nhà đầu tƣ nên tại một số dự án công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ kéo dài; chậm đầu tƣ gây bức xúc trong nhân dân và gây khó khăn cho chính quyền địa phƣơng trong quá trình tổ chức thực hiện. * Nguyên nhân: - Cơ chế chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thƣờng xuyên thay đổi; mỗi lần thay đổi chính sách (chính sách sau thông thoáng và có lợi hơn rất nhiều so với chính sách trước) làm ảnh hƣởng đến các đối tƣợng chịu điều chỉnh của cơ chế ban hành trƣớc, đồng thời tạo tâm lý trông chờ gây khó khăn cho các dự án đặc biệt là các dự án dở dang thực hiện chuyển tiếp qua nhiều chính sách. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập chậm đƣợc điều chỉnh, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cƣ, tiếp giáp khu dân cƣ và đất nông nghiệp trong phạm vi địa giới hành chính phƣờng. Đây là những chính sách bất cập nhất khó áp dụng vào thực tế, gây nhiều bức xúc cho nhân dân và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm tiến độ đối với thu hồi đất nông nghiệp. Đặc biệt, việc giao đất cho các hộ dân trƣớc đây để sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64 chƣa đƣợc thực hiện tốt, việc giao đất theo dồn điền đổi thửa chƣa đƣợc thực hiện triệt để, số hộ đƣợc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn ít dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 - Việc xác định giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ theo nguyên tắc sát giá thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng đối với đất thu hồi là cực kỳ khó khăn, nhiều xã khi xây dựng bảng giá đất cho từng năm chƣa quan tâm đến việc xác định lại giá đất cho từng khu vực, vị trí (khi có sự thay đổi về kết cấu hạ tầng, giao thông hoặc các yếu tố khác) mà chủ yếu vẫn giữ nguyên khu vực, vị trí của bảng giá đất của các năm trƣớc đó nên không nhận đƣợc sự đồng thuận của nhân dân, không những vậy việc bố trí tái định cƣ còn chậm chƣa đƣợc triển khai trƣớc một bƣớc dẫn đến việc khi tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất (đặc biệt là những hộ mất nhà ở, đất ở) vẫn chƣa có đất để bố trí tái định cƣ cho các hộ nên nhiều hộ dân không yên tâm, chƣa bàn giao mặt bằng cũng ảnh hƣởng lớn đến tiến độ GPMB các dự án (dự án cải tạo nâng cấp đường 13B, Quốc lộ 2C, dự án cầu Kim Xuyên…). - Công tác quản lý đất đai còn nhiều hạn chế, việc mua bán, chuyển nhƣợng đất diễn ra phổ biến, khó xác minh đƣợc nguồn gốc sử dụng đất dẫn đến công tác quy chủ, xác minh loại đất gặp nhiều khó khăn; tình trạng xây dựng nhà trái phép, không phép (đặc biệt là các hộ gia đình, nhà ở đơn lẻ…) do đó khó xác minh thời điểm xây dựng, công trình trên đất để tính toán bồi thƣờng. - Bồi thƣờng về di chuyển mồ mả mức bồi thƣờng thấp không đủ chi phí để di chuyển (bình quân từ 1,5 triệu đến 3,4 triệu đồng/ngôi). - Giá cả thị trƣờng biến động quá lớn, theo chiều hƣớng tăng liên tục (chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2011 tăng 18,12%, bình quân 6 tháng đầu năm 2012 tăng 12,2%) đặc biệt là nhóm các mặt hàng chiến lƣợc nhƣ điện, xăng dầu, sắt thép, xi măng … làm giá thành xây dựng tăng nhanh, trong khi đó giá bồi thƣờng nhà cửa, tài sản vật kiến trúc chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời dẫn đến việc ngƣời dân không đồng thuận. - Đơn giá bồi thƣờng về cây trồng vật nuôi còn thấp so với giá cả thị trƣờng, chƣa sát thực tế (nhƣ cây chè, cây sắn, cây mía, cây ngô, cây lúa, các cây lấy gỗ..) - Lực lƣợng cán bộ làm công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng còn thiếu và yếu; chƣa có nhiều kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp, chƣa tuân thủ trình tự, thủ tục nên việc kê khai, lập phƣơng án bồi thƣờng còn chậm và nhiều sai sót, phải kê khai, đo đếm lại nhiều lần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 - Chi phí 2% để phục vụ cho công tác bồi thƣờng GPMB của đa số các dự án không đủ để Hội đồng bồi thƣờng in ấn, phô tô văn phòng phẩm và trả lƣơng cho cán bộ Hợp đồng và các chi phí khác. - Đa số các hộ dân đều có ý thức chấp hành pháp luật tốt, song bên cạnh đó một bộ phận ý thức chƣa tốt, cố tình không bàn giao mặt bằng, tái lấn chiếm đất đai, dựng lều trại cản trở quá trình thi công, gây áp lực với chính quyền địa phƣơng và chủ đầu tƣ để đòi thêm tiền bồi thƣờng, ngoài ra còn có sự tiếp tay, kích động của một số phần tử xấu gây nhiều khó khăn cho việc bồi thƣờng GPMB. Nhiều dự án các hộ dân không đồng ý với quyết định thu hồi đất, không hợp tác trong quá trình kiểm đếm đất đai, khối lƣợng tài sản, nguồn gốc nhà, đất theo quy định. (Nguồn: Báo cáo công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2013 trên địa bàn huyện Sơn Dương) [23]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của 2 dự án khi Nhà nƣớc thu hồi đất, thời gian từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2014. 2.1.1. Công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km 100+000 (thuộc địa phận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) Công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đƣợc Bộ Trƣởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3048/QĐ-BGTVT ngày 8/10/2008, về việc phê Duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km 100+ 000 thuộc địa phận huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang [18]. - Vị trí: Trên địa bàn 8 xã, thị trấn (Sơn Nam, Tuân Lộ, Phúc Ứng, Tú Thịnh, thị trấn Sơn Dương, Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh). - Tổng mức đầu tƣ: 1.093.605.193.000 đồng. - Chủ đầu tƣ: Sở Giao thông vận tải Tuyên Quang [17]. 2.1.2. Công trình: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ xã Thượng Ấm đi xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng từ xã Thƣợng Ấm đi xã Đại Phú, huyện Sơn Dƣơng, đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt dự án đầu tƣ tại Quyết định số 2420/QĐ-CT ngày 04/12/2009 [18]. - Vị trí: Trên địa bàn 11 xã (Thượng Ấm, Tú Thịnh, Đông Thọ, Đồng Quý, Văn Phú, Chi Thiết, Hồng Lạc, Hào Phú, Tam Đa, Phú Lương, Đại Phú) - Chủ đầu tƣ: Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng. - Tổng vốn đầu tƣ: 147.280.000.000 đồng. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2010 - 2013. - Hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Dƣơng năm 2013. - Đánh giá tình hình sử dụng đất huyện Sơn Dƣơng qua các thời kỳ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 - Đánh giá thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của 2 dự án thuộc phạm vi nghiên cứu thông qua phiếu điều tra hộ gia đình, cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trƣờng, cán bộ Ban bồi thƣờng GPMB, cán bộ địa chính xã và thông qua phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch Hội đồng bồi thƣờng GPMB, trƣởng phòng Tài nguyên & Môi trƣờng huyện Sơn Dƣơng. - Đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm, những vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của 2 dự án thuộc đối tƣợng nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Điều tra 107 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 16/19 xã, thị trấn có công trình đi qua, với tổng số phiếu điều tra là 107 phiếu. Các hộ này đƣợc lựa chọn một cách ngẫu nhiên theo danh sách thu hồi đất của UBND huyện Sơn Dƣơng. - Điều tra 29 cán bộ, trong đó có 17 cán bộ địa chính các xã có công trình đi qua và 5 cán bộ ban bồi thƣờng GPMB huyện là ngƣời làm trực tiếp 2 công trình trên (mỗi cán bộ 2 phiếu, tổng là 10 phiếu), 01 cán bộ thẩm định phòng Tài nguyên Môi trƣờng (2 phiếu). - Phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện (ông Nông Minh Hiền), Trƣởng phòng Tài nguyên & Môi trƣờng huyện (bà Đinh Thị Kim Luyến) tại phòng làm việc Trụ sở UBND huyện Sơn Dƣơng. Các nội dung phỏng vấn nhƣ hỏi về các chế độ chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ của tỉnh Tuyên Quang đối với các hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất; đời sống nhân dân sau khi bị thu hồi đất; việc bố trí tái định cƣ cho các hộ bị thu hồi hết đất ở không còn chỗ ở nào khác.... để từ đó có sự đánh giá một cách tổng quát nhất về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên địa bàn huyện. 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp - Thu thập tài liệu, số liệu tại Ban quản lý dự án ADB (Chủ đầu tƣ xây dựng công trình); Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng; Hội đồng bồi thƣờng giải phóng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 mặt bằng huyện Sơn Dƣơng; các phòng ban có liên quan huyện Sơn Dƣơng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nơi có đất bị thu hồi... - Thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của TW (Chính phủ, các Bộ ngành), tỉnh Tuyên Quang. 2.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học, bằng excel.... Phân tích, so sánh các số liệu điều tra Từ những số liệu thu thập đƣợc tại 2 dự án trên nhƣ: Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, phƣơng án tái định cƣ, danh sách các hộ có đất bị thu hồi; các hình ảnh thu thập ngoài thực địa tại khu vực công trình đi qua; các số liệu khác liên quan thu thập đƣợc tại Ban bồi thƣờng GPMB, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện, để thống kê, phân tích số liệu bằng phƣơng pháp toán học và phân tích so sánh.... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2010 -2013 3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Huyện Sơn Dƣơng nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 30 km về phía Đông Nam. Có tổng diện tích tự nhiên 78.783,51 ha, chiếm 13,42% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, với 32 xã và 01 thị trấn. Ranh giới huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hƣớng cụ thể nhƣ sau: - Phía Bắc, giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Đông, giáp huyện Định Hoá và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Phía Nam, giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Tây, giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Huyện Sơn Dƣơng có Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C và sông Lô, sông Phó Đáy chảy qua là những tuyến giao thông chính nối huyện Sơn Dƣơng với các tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển tƣơng đối mạnh nhƣ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; tuy nhiên hệ thống đƣờng sắt chƣa đƣợc thiết lập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Sơn Dương năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 * Địa hình Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, đồi núi trùng điệp và các thung lũng sâu, tạo thành các kiểu địa hình khác nhau nhƣ: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lƣợn sóng xen kẽ với các thung lũng; địa hình đồi bát úp và các cánh đồng phù xa nhỏ hẹp ven sông Lô và sông Phó Đáy, cụ thể: - Vùng 1: Cụm địa hình dọc theo dải núi Tam Đảo, chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, song song với hƣớng gió mùa Đông Nam. Địa hình khu vực này chủ yếu là đồi núi cao. - Vùng 2: Nằm dọc theo dải sông Phó Đáy, địa hình chủ yếu là đồi thấp và những dải đất bằng phù xa nằm dọc hai bên bờ sông. - Vùng 3: Nằm dọc theo dải sông Lô, địa hình chủ yếu là đồi núi cao, xen kẽ với những khu đồi bát úp ở các xã thuộc vùng hạ huyện Sơn Dƣơng. * Khí hậu Khí hậu của huyện Sơn Dƣơng có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu Bắc á và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình dao động từ 22 - 240C (mùa đông khoảng 160C, các tháng mùa hè khoảng 280C). Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500 - 1.800 mm, số ngày mƣa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mƣa trùng với thời gian mùa hè. Trong tháng 7, tháng 8 có lƣợng mƣa lớn nhất đạt trên 320 mm/tháng. Tháng 01 và tháng 12 có lƣợng mƣa trung bình thấp nhất, khoảng 16 - 25 mm/tháng. * Thuỷ văn Sơn Dƣơng có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố tƣơng đối đồng đều giữa các tiểu vùng. Có 2 con sông lớn là sông Lô và sông Phó Đáy. - Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang xuống Tuyên Quang và đi vào địa giới hành chính của huyện Sơn Dƣơng với diện tích lƣu vực gần 2.000 km2, lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất là 11.700 m3/s, lƣu lƣợng nƣớc nhỏ nhất là 128 m3/s. Sông Lô có khả năng vận tải tốt cho các phƣơng tiện vận tải hàng chục tấn. Đây là đƣờng thuỷ quan trọng nhất nối huyện với các tỉnh lân cận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 - Sông Phó đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo của tỉnh Bắc Kạn với diện tích lƣu vực khoảng 640 km2. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế. Ngoài hai sông lớn trên, huyện Sơn Dƣơng còn có nhiều con suối nhỏ khác liên kết với nhau tạo thành mạng lƣới theo lƣu vực các sông chính. Hệ thống sông ngòi huyện Sơn Dƣơng là nguồn cung cấp nƣớc chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân nhân trên địa bàn huyện, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Song do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ngềnh nên cũng thƣờng gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp. (Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Dương giai đoạn 2012-2020) [24]. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương 3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Sơn Dương, giai đoạn 2010-2013 Sau 3 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (giai đoạn 20102013), Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng không gặp ít những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, nắm vững và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của địa phƣơng; tranh thủ thời cơ, chính sách, giải pháp và bƣớc đi phù hợp để khắc phục khó khăn và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng đảng, hệ thống chính trị. Tình hình kinh tế - xã hội có bƣớc phát triển, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững, công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị tiếp tục ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp. Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, hƣởng thụ văn hoá, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động, thực hiện chính sách xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 hội, phòng chống tệ nạn xã hội... đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể có sự chuyển biến rõ nét. Qua đợt kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4, khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Đảng bộ huyện đã có những thay đổi tích cực ở trên cả 3 mặt chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Từ năm 2011 đến năm 2013, giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng tăng 11,63%, các ngành Dịch vụ 28%, sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản 15,64%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 874,5 USD/ngƣời/năm Bảng 3.1. Cơ cầu giá trị sản xuất các ngành kinh tế Giá trị sản xuất Cơ cấu (Tỷ đồng) (%) Phân theo ngành kinh tế 1. Ngành công nghiệp, xây dựng 2. Các ngành dịch vụ 3. Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2011 2012 2013 2011 2012 2013 675 638 710,4 38,8 43,6 44,5 421 539 690 26,3 24,7 25,5 462 503,3 585,3 34,9 31,7 30 (Nguồn: Theo số liệu tại Báo cáo số 372/BC-UBND ngày 10/12/2013 của UBND huyện Sơn Dương về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2013, nhiệm vụ và giải pháp 2014) [25] 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế năm 2013 * Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: - Cây lương thực, cây màu: Diện tích lúa thực hiện 11.644 ha, đạt 105,2% KH, năng suất bình quân 59,99 tạ/ha, đạt 100,7% KH; cây Ngô thực hiện 3.426,3 ha, đạt 82,4% KH, năng suất 44,7 tạ/ha, đạt 99,3% KH; cây Lạc thực hiện 686,7 ha, đạt 62,1%KH, năng suất 20,4 tạ/ha, đạt 98,3% KH; cây Đậu tƣơng thực hiện 311 ha, đạt 23,9% KH, năng suất 20,5 tạ/ha, đạt 109,2% KH; cây Khoai lang thực hiện 540 ha, đạt 38,6% KH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 - Cây công nghiệp: Cây chè, cây mía đƣợc giữ vững và phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Tổng diện tích mía hiện có 4.783,3 ha, đạt 111,5% KH; tổng diện tích chè hiện có 1.522,8 ha, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 12.700 tấn, đạt 95,7% KH. - Lâm nghiệp: Trồng rừng đƣợc 3.170 ha, đạt 100,6% KH (trong đó: trồng rừng tập trung 3.055 ha, trồng cây phân tán 115 ha); Tổ chức tốt các cuộc diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, trong năm 2013 không để cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện; Phê duyệt phƣơng án bán đấu giá rừng và tổ chức bán đấu giá rừng đƣợc 21/21 xã, tổng kinh phí đã thu 17,682 tỷ đồng. Công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc tăng cƣờng, đã kiểm tra phát hiện số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trong năm là 95 vụ, đã xử lý 95 vụ, phạt tiền nộp ngân sách 138,150 triệu đồng; - Chăn nuôi, Thú y: Tổng đàn trâu hiện có 19.196 con, đạt 87,65% KH; đàn bò 5.554 con, đạt 61,71% KH (đàn bò sữa hiện có 769 con, sản lượng sữa 2.256,455 tấn); đàn lợn 116.138 con, đạt 99,4% KH; đàn gia cầm trên 1.184.000 con, đạt 91,1% KH; diện tích thả cá: 821 ha, đạt 100% KH. * Công nghiệp, xây dựng: Sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do suy giảm của nền kinh tế, biến động giá cả thị trƣờng ảnh hƣởng không nhỏ tới các doanh nghiệp nhƣng các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn duy trì ổn định sản xuất, có giải pháp tháo gỡ khó khăn để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 710,4 tỷ đồng bằng 108,1% kế hoạch, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012. Một số sản phẩm chủ yếu của sản xuất công nghiệp năm 2013 nhƣ: điện thƣơng phẩm 61,8 tr.kwh, bột Fenspat 218.500 tấn, đƣờng kính 37.300 tấn, bột Barit 52.000 tấn, chè chế biến các loại 3.470 tấn, gạch chỉ A-B 23 triệu viên, 495.000 m3, 65.000 tấn. * Thương mại, dịch vụ: Các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn ổn định và phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2013 đạt 1.080 tỷ đồng bằng 108% kế hoạch, tăng 38,1% so với năm 2012. Giá trị xuất khẩu một số hàng hóa chủ yếu trên địa bàn năm 2013 đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 7.439.000 USD (chè 1.780 tấn, bột Barit 7.900 tấn, bột giấy 5.950 tấn); Tổ chức thành công 02 Hội chợ thƣơng mại trên địa bàn với trên 170 gian hàng đáp ứng nhu cầu tham quan mua sắm của nhân dân; đƣa vào hoạt động mới 01 chợ (đƣa tổng số chợ hoạt động là 29/29 chợ). (Nguồn: Theo số liệu tại Báo cáo số 372/BC-UBND ngày 10/12/2013 của UBND huyện Sơn Dương về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2013, nhiệm vụ và giải pháp 2014) [25]. 3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số: - Tính đến 31/12/2013, huyện Sơn Dƣơng có 174.433 ngƣời, với mật độ dân số 221 ngƣời/km2, trong đó: + Dân số là nam 87.498 ngƣời, chiếm 50,16% + Dân số là nữ: 86.934 ngƣời, chiếm 49,84%. + Dân số ở thành thị (thị trấn Sơn Dƣơng): 13.734 ngƣời, chiếm 7,88% + Dân số ở nông thôn: 160.698 ngƣời, chiếm 92,12%. * Lao động, việc làm: - Về lao động, năm 2013, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện có 110.607 lao động, chiếm 63,41% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 88%, còn 12% là phi nông nghiệp. Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay đƣợc sử dụng chƣa thật hợp lý. Tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp vẫn còn phổ biến. - Vấn đề giải quyết việc làm đã đƣợc cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm đúng mức nhƣ: Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đƣợc vay ƣu đãi với lãi xuất thấp để đầu tƣ vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; khuyến khích tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn huyện. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân đi xuất khẩu lao động và làm việc ở các doanh nghiệp trong nƣớc, cụ thể: năm 2013 đã tạo việc làm cho 5.182 lao động (làm việc tại tỉnh 3.340 người, lao động tại các khu công nghiệp trong nước 1.710 người, xuất khẩu lao động 132 người), đạt 104,5% kế hoạch, tăng 2,21% so cùng kỳ năm 2012. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 * Thu nhập và mức sống: Những năm gần đây nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên mức sống và thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt (cả về vật chất lẫn tinh thần), tỷ lệ hộ có ô tô, xe máy, ti vi,... tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát trriển kinh tế của huyện trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới cơ chế, cụ thể: + Thu nhập bình quân năm 2013, đạt 22.386.000 đồng/ngƣời/năm. + Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 82.771 tấn. + Lƣơng thực bình quân 475 kg/ngƣời/năm. + Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 14,12%. (Nguồn. Niên giám Thống kê năm 2013 tỉnh Tuyên Quang) [12]. 3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn * Thực trạng phát triển đô thị: Huyện Sơn Dƣơng có 1 đô thị loại IV (thị trấn Sơn Dƣơng) với tổng diện tích tự nhiên 2.083,41 ha, với quy mô dân số 13.734 ngƣời trên tổng số 3.613 hộ. Mật độ dân số bình quân 659,2 ngƣời/km2 cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của toàn huyện (221 ngƣời/km2). Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự gia tăng dân số đô thị, nên khối lƣợng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng,... cũng tăng lên nhanh chóng. * Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn: Tính đến năm 2013, dân số nông thôn của huyện Sơn Dƣơng có 160.698 ngƣời, chiếm 92,12% dân số toàn huyện, cƣ trú ở 32 xã. Trong đó, xã có mật độ dân số cao nhất là xã Đại Phú (310,6 ngƣời/km2); xã có mật độ thấp nhất là xã Thanh Phát (49,2 ngƣời/km2). (Nguồn. Niên giám Thống kê năm 2013 tỉnh Tuyên Quang) [12]. 3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông: Huyện Sơn Dƣơng có 2 loại hình giao thông chính là đƣờng bộ và đƣờng thuỷ. Hệ thống giao thông đƣờng bộ của huyện đƣợc hình thành theo 3 cấp quản lý: trung ƣơng, tỉnh, huyện, với các tuyến: - Quốc lộ 2C có chiều dài tuyến là 52 km, bắt đầu tữ xã Sơn Nam (giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) và kết thúc tại xã Trung Yên (giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 - Quốc lộ 37, có chiều dài tuyến 23 km, bắt đầu từ xã Hợp Thành (giáp huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên) và kết thúc tại xã Thƣợng Ấm, huyện Sơn Dƣơng). - Đƣờng tỉnh lộ ĐT 186, qua địa bàn 11 xã, có chiều dài tuyến 63 km. - Hệ thống đƣờng liên huyện, xã khá đầy đủ và chất lƣợng tốt. - Đƣờng thuỷ: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đƣờng sông, gồm: + Sông Lô với chiều dài 29 km, đi qua 8 xã; thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. + Sông Phó đáy, nhiều năm trở lại đây con sông này có mực nƣớc nông, nên không sử dụng vào vận tải đƣờng thuỷ đƣợc. Chi phục vụ cho việc tƣới tiêu tron sản xuất nông nghiệp là chính [24]. * Thuỷ lợi: Sơn Dƣơng có hệ thống thuỷ lợi tƣơng đối tốt, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi ở phía Nam huyện Sơn Dƣơng. Hệ thống thuỷ lợi này, đã đảm bảo tƣới cho khoảng 5.258 ha lúa/vụ, đạt 100% kế hoạch và đạt 85% diện tích đất canh tác đƣợc tƣới. * Y tế: Năm 2012, toàn huyện có 38 cơ sở y tế trong đó có 2 bệnh viện (140 giƣờng bệnh), 3 phòng khám khu vực (15 giƣờng bệnh), 33 trạm y tế xã, thị trấn (165 giƣờng bệnh) đƣợc xây dựng kiên cố và có 7 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Về đội ngũ cán bộ y tế: Năm 2013, toàn huyện có 60 bác sĩ, 147 y sĩ, 39 y tá và 30 hộ lý. * Giáo dục- Đào tạo: Khoá học năm 2012-2013, trên địa bàn huyện có 74 trƣờng học phổ thông, trong đó: 30 trƣờng tiểu học; 32 trƣờng trung học cơ sở; 6 trƣờng trung học phổ thông và 6 trƣờng phổ thông cơ sở. Ngoài ra trên địa bàn huyện có 31 trƣờng mầm non, với 375 lớp và 844 giáo viên. Về số lớp học phổ thông: có tổng cộng 1.169 lớp, trong đó: tiểu học 667 lớp; trung học cơ sở 345 lớp; trung học phổ thông 157 lớp. Về số giáo viên phổ thông: có tổng cộng 1.826 giáo viên, trong đó: giáo viên tiểu học 750 ngƣời, giáo viên trung học cơ sở 731 ngƣời; giáo viên trung học phổ thông 345 ngƣời. Về cơ sở vật chất, 85% các trƣờng học đã đƣợc kiên cố hoá, riêng lớp mẫu giáo mầm non 5 tuổi đã đƣợc kiên cố hoá 100%, và đã đƣợc UBND tỉnh Tuyên Quang công nhận đạt phổ cập cho trẻ em mầm non 5 tuổi. (Nguồn. Niên giám Thống kê năm 2013 tỉnh Tuyên Quang) [12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 3.2. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013 của huyện là: 78.783,51ha, chiếm 13,43% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, trong đó: - Đất nông nghiệp: 67.964,99 ha chiếm 86,27% tổng diện tích tự nhiên của huyện. - Đất phi nông nghiệp: 8.377,35 ha bằng 10,63 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.. - Đất chƣa sử dụng: 2.441,17 ha chiếm 3,10 % tổng diện tích tự nhiên của huyện. Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sơn Dƣơng năm 2013 Hiện trạng năm 2013 STT (1) 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 3 4 5 6 7 CHỈ TIÊU (2) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN Đất nông nghiệp Đất trồng lúa - Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng cây lâu năm Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thuỷ sản Các loại đất nông nghiệp còn lại Đất phi nông nghiệp Đất xây dựng trụ sở CQ, công trình sự nghiệp Đất quốc phòng Đất an ninh Đất khu công nghiệp Đất cơ sở sản xuất kinh doanh Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ Đất cho hoạt động khoáng sản Đất di tích danh thắng Đất bãi thải, xử lý chất thải Đất tôn giáo, tín ngƣỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất có mặt nƣớc chuyên dùng Đất phát triển hạ tầng - Đất cơ sở văn hóa - Đất cơ sở y tế - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo - Đất cơ sở thể dục - thể thao Các loại đất phi nông nghiệp còn lại Đất chƣa sử dụng Đất chƣa sử dụng còn lại Đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng Đất đô thị - Trong đó: Đất ở tại đô thị Đất khu bảo tồn thiên nhiên Đất khu du lịch Đất khu dân cƣ nông thôn Mã (3) NNP LUA LUC CLN RPH RDD RSX NTS * PNN CTS CQP CAN SKK SKC SKX SKS DDT DRA TTN NTD MNC DHT DVH DYT DGD DTT * CSD * * DTD ODT DBT DDL DNT Diện tích (ha) (4) 78.783,51 67.964,99 6.879,01 3.358,44 7.480,06 4.888,58 10.144,23 30.177,50 455,87 7.939,74 8.377,35 30,53 6,83 74,54 0,00 348,68 93,76 283,27 72,85 8,78 7,25 225,12 1.889,99 3.466,24 48,65 15,17 123,33 43,48 1.869,51 2.441,17 2.849,45 2.078,40 108,90 10.144,23 2.500,00 6.389,20 Cơ cấu (%) (5) 100,00 86,27 8,73 4,26 9,49 6,21 12,88 38,30 0,58 10,08 10,63 0,04 0,01 0,09 0,00 0,44 0,12 0,36 0,09 0,01 0,01 0,29 2,40 4,40 0,06 0,02 0,16 0,06 2,37 3,10 3,62 0,00 2,64 0,14 12,88 3,17 8,11 (Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Dương, giai đoạn 2012-20120)[24] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 3.3. Tình hình quản lý sử dụng đất qua các thời kỳ 3.3.1. Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1993 Thời kỳ trƣớc khi có Luật Đất đai năm 1988, công tác quản lý đất đai chủ yếu tập trung vào thực hiện củng cố chế độ sở hữu Nhà nƣớc về đất đai và thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ năm 1980 về công tác điều tra, đo đạc lập bản đồ và phân hạng đất đai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế nhƣ; công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chƣa thống nhất; đôi khi còn gây ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, ranh giới thửa đất giữa các đơn vị hành chính, tập thể và cá nhân sử dụng. Luật Đất đai năm 1988 quy định, hƣớng dẫn việc quản lý Nhà nƣớc đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của đối tƣợng sử dụng đất. Đƣợc sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dƣơng tiến hành công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai; có chính sách giao đất cho tập thể và cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài; thực hiện công tác đo đạc, xây dựng và chỉnh lý bản đồ hiện trạng; thanh tra, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn các xã, thị trấn. Tuy nhiên, giai đoạn này công tác đo đạc xây dựng bản đồ hiện trạng mới chỉ làm đƣợc trên nhóm đất nông nghiệp và đất ở nông thôn. Việc xây dựng bản đồ hiện trạng, chỉnh lý biến động xây dựng bản đồ mới, lập bản đồ mới, lập báo cáo thống kê, biến động đất đai, chuyển quyền sử dụng đất đai... hàng năm và định kỳ chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa đƣợc thực hiện. 3.3.2. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 đến nay Trong thời kỳ từ năm 1993 đến nay, cùng với các địa phƣơng trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Sơn Dƣơng đã thực hiện tốt các chủ trƣơng lớn của Nhà nƣớc và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bƣớc hạn chế đƣợc những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất. Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục đƣợc củng cố, cơ bản hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng nhƣ của huyện, đƣợc thể hiện ở các mặt sau: * Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính: Đƣợc sự quan tâm của UBND tỉnh Tuyên Quang, năm 2012, huyện Sơn Dƣơng đã triển khai công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với diện tích đất ở, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 đất nông nghiệp 33/33 xã thị trấn, với các tỷ lệ bản đồ 1/500 (trị trấn Sơn Dƣơng), 1/1000, 1/2000, đạt 100% kế hoạch với tổng diện tích đo đạc là 28.862 ha [22]. * Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện luôn đƣợc chú trọng và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên cụ thể: - Năm 2006, huyện Sơn Dƣơng tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lần đầu, giai đoạn 2006-2010, và đã đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 13/6/2008. Về quy hoạch sử dụng đất cấp xã, thị trấn: Đã có 33/33 xã, thị trấn đƣợc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010. - Năm 2012, huyện Sơn Dƣơng tiếp tục lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm kỳ đầu 2011-2015. Hiện nay đã đƣợc phê duyệt theo quy định và làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên trong quá trình triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng còn một số tồn tại cần khắc phục nhƣ: - Việc quy hoạch sử dụng đất lần đầu (giai đoạn 2006-2010) chƣa đúng kỳ quy hoạch cho 10 năm (theo quy định Luật Đất đai 2003. - Việc công khai hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật Đất đai đã đƣợc thực hiện tốt; xong do công tác tuyên truyền còn hạn chế, nên chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân. - Đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu kinh nghiệm, chƣa thu thập đƣợc đầy đủ các tài liệu liên quan cho việc lập quy hoạch, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo điều hành giữa các ngành và giữa UBND huyện với UBND các xã, thị trấn, nên sản phẩm cuối cùng chƣa đạt đƣợc kết quả cao, tính thực tiễn còn thấp. - Việc quản lý, sử dụng đất sau khi quy hoạch đƣợc duyệt ở các xã, thị trấn còn hạn chế, đôi khi còn không thực hiện theo đúng quy hoạch, dẫn đến phá vỡ quy hoạch [22]. * Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất - Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đƣợc các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đất đai; không còn trình trạng thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 - Việc giao đất cho thuê đất, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế - xã hội: Tính từ năm 2011 đến hết năm 2013, trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng đã thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp của 65 công trình, dự án với tổng diện tích đất giao và cho thuê là 143,09 ha. - Công tác giao đất lâm nghiệp thực hiện theo Dự án 672 của Chính phủ và dự án RIDP. Đến nay về cơ bản diện tích đất lâm nghiệp là đất rừng trồng sản xuất đã đƣợc giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Chỉ đạo thực hiện đúng thủ tục, trình tự thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy định của pháp luật ít có khiếu nại xảy ra và giải quyết tốt các khiếu nại phát sinh về bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ. - Việc lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án đƣợc sự chỉ đạo, phối hợp của các sở, ban ngành của tỉnh thực hiện theo đúng chính sách, quy định hiện hành [22]. * Công tác đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ - Công tác đăng ký sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính luôn đƣợc đảm bảo đúng trình tự của Luật đất đai hiện hành. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tính đến ngày 20/11/2013 trên địa bàn toàn huyện đã cấp đƣợc 51.705 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 42.934 lƣợt hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích đƣợc cấp là 20.196,48 ha [22]. (Nguồn. Báo cáo số 987/BC-UBND ngày 14/11/2013 của UBND huyện Sơn Dương về tổng kết Luật Đất đai 2003 huyện Sơn Dương) 3.4. Thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ở 02 công trình thuộc đối tƣợng nghiên cứu 3.4.1. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km 100 + 000 địa phận huyện Sơn Dương (Dự án A) - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C, đƣợc Bộ Trƣởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3048/QĐ-BGTVT ngày 8/10/2008, về việc phê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 Duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km 100 + 000 địa phận huyện Sơn Dƣơng [17] ; trong đó đi qua địa bàn 8 xã, thị trấn thuộc địa phận huyện Sơn Dƣơng; với tổng chiều dài tuyến là 51,7 km (Sơn Nam, Tuân Lộ, Phúc Ứng, Tú Thịnh, thị trấn Sơn Dương, Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh); với tổng mức đầu tƣ: 1.093.605.193.000 đồng. - Chủ đầu tƣ: Sở Giao thông vận tải Tuyên Quang. b×nh ®å tuyÕn c«ng tr×nh c¶i t¹o, n©ng cÊp quèc lé 2C, ®o¹n qua ®Þa phÇn huyÖn s¬n du¬ng, tØnh tuyªn quang (®o¹n 1) yªn Tu §i CÇu cò b¶n l = 6m - TËn dông l¹i ang Qu M-¬ng TL - söa l¹i m-¬ng 50x50 §Æt cèng thuû lîi O75 Ranh giíi chiÕm dông ®Êt Ruéng 17.2963 40.4064 Cèng cò O75cm - tËn dông nèi h¹ l-u t« toa cò §Ëp thuû lîi Kh«ng söa Nèi cèng thuû lîi QL HÖ thèng cÇu m¸ng TL cò ®-îc chuyÓn ra ngoµi ph¹m vi xd ®-êng : 37 h¸i ®i T yªn ngu x©y dùng l¹i tuyÕn m-¬ng thuû lîi míi L = 337 M b¶ng yÕu tè ®-êng cong ®ØnhT/P gãc R (m) Isc(%)ph¸c ho¹ Hình 3.2. Bình đồ tuyến công trình cải tạo, nâng cấp QL 2C đoạn qua địa phận thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 * Kết quả thu hồi đất: Tháng 4/2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành 3 Quyết định định thu hồi đất trên địa bàn 8 xã, thị trấn, với tổng diện tích đất thu hồi là 722.100 m2, trong đó: + Đất của tổ chức (19 tổ chức): 587.780 m2, chiếm 81,4%. + Đất của hộ gia đình (1.940 hộ): 134.320 m2, chiếm 18,6%. Bảng 3.3. Tổng hợp số hộ, tổ chức có diện tích đất bị thu hồi theo đơn vị hành chính cấp xã STT Tên xã, thị trấn 1 Xã Sơn Nam 2 Xã Phúc Ứng 3 4 5 6 7 Xã Tuân Lộ Xã Minh Thanh Xã Tân Trào Xã Trung Yên TT Sơn Dƣơng 8 Xã Tú Thịnh Cộng tổng Số Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh QĐ số 96/QĐUBND ngày 10/4/2010 Số 99/QĐUBND ngày 10/4/2010 Số 121/QĐUBND ngày 22/4/2010 Tổng số hộ, tổ chức bị thu hồi Trong đó Số hộ Số tổ gia chức đình bị bị thu thu hồi hồi Tổng diện tích đất thu hồi (m2) Trong đó Đất tổ chức (m2) Đất hộ gia đình (m2) 381 379 2 107.910 81.701 26.209 395 390 5 144.117 106.352 37.765 357 168 84 109 337 355 166 82 107 335 2 2 2 2 2 150.036 79.305 66.286 58.058 55.606 109.331 72.847 62.909 49.321 51.563 40.705 6.458 3.377 8.737 4.043 128 1.959 126 1.940 2 19 60.782 722.100 53.756 587.780 7.026 134.320 (Nguồn. Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) Cơ cấu diện tích đất thu hồi phân theo đối tƣợng quản lý, sử dụng đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau: 18,60% §Êt tæ chøc §Êt hé gia ®×nh 81,40% Hình 3.3. Cơ cấu diện tích đất thu hồi phân theo đối tượng sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 Sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng đã ban hành 8 Quyết định thu hồi đất chi tiết đến từng hộ gia đình cá nhân (kèm theo danh sách của các hộ); với tổng diện tích đất thu hồi là 134.320 m2 của 1.940 hộ, để giao cho chủ đầu tƣ (Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang), thi công xây dựng công trình. Kết quả cụ thể nhƣ sau: Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất và đơn vị hành chính cấp xã Đơn vị tính: m2 Trong đó Nhóm đất nông nghiệp 1 Xã Sơn Nam 379 26.209 Nhóm đất phi nông nghiệp (đất ở đô thị, nông thôn) (m2) 3.664 2 Xã Tuân Lộ 355 40705 7455 12589 20175 486 3 Xã Phúc ứng 390 37765 6877 2794 27938 156 4 Thị trấn Sơn Dƣơng 335 4043 3448 469 97 29 5 Xã Tú Thịnh 126 7026 1254 1367 4345 60 6 Xã Tân Trào 82 3377 254 2118 1005 7 Xã Trung Yên 107 8737 317 565 7828 27 8 Xã Minh Thanh 166 6458 1057 1443 3945 13 1.940 134.320 24.326 29.534 79.458 1.002 STT Tên xã Tổng cộng Tổng số hộ bị thu hồi đất Tổng diện tích đất thu hồi (m2) Đất trồng cây lâu năm khác (m2) Đất trồng cây hàng năm (m2) Đất nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt (m2) 8.189 14.125 231 (Nguồn. Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) 18,11% Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp 81,89% Hình 3.4. Cơ cấu diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 * Kết quả lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định Sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Sơn Dƣơng, chủ đầu tƣ (Sở Giao thông vận tại Tuyên Quang) tiến hành hoàn thiện phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ dựa trên kết quả kiểm kê, biên bản họp xét của Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện, để trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo quy định. Kết quả cụ thể nhƣ sau: Tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ: 27.785.191.868 đồng, trong đó: - Bồi thƣờng, hỗ trợ về đất: 14.108.532.500 đồng. - Bồi thƣờng về tài sản, vật kiến trúc: 6.800.602.438 đồng. - Bồi thƣờng về cây cối hoa màu: 1.093.284.730 đồng. - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: 5.480.972.200 đồng. - Hỗ trợ di chuyển, thƣởng di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà: 301.800.000 đồng. Bảng 3.5. Tổng hợp kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ Trong đó STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên xã Xã Sơn Nam Xã Tuân Lộ Xã Phúc ứng TT. Sơn Dƣơng Xã Tú Thịnh Xã Tân Trào Xã Trung Yên Xã Minh Thanh Tổng cộng Tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ Bồi thƣờng, trợ hỗ trợ về đất (đồng) (đồng) Hỗ trợ Bồi thƣờng Bồi thƣờng chuyển đổi về tài sản, về cây trồng, nghề nghiệp vật kiến trúc vật nuôi và tạo việc (đồng) (đồng) làm (đồng) 974.599.200 Hỗ trợ di chuyển, thƣởng di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ tái định cƣ (đồng) 5.738.372.200 2.565.883.400 1.934.878.100 203.811.500 59.200.000 4.609.316.300 1.844.048.900 1.064.131.400 283.650.800 1.371.085.200 46.400.000 8.687.666.600 3.608.673.900 2.508.493.000 281.015.100 2.093.284.600 196.200.000 4.463.945.768 3.717.758.000 710.203.338 35.984.430 1.749.793.100 1.096.347.600 354.128.900 83.734.200 565.694.000 455.647.800 63.738.800 46.307.400 898.036.900 262.118.900 28.833.000 60.594.200 546.490.800 1.072.367.000 558.054.000 136.195.900 98.187.100 279.930.000 215.582.400 27.785.191.868 14.108.532.500 6.800.602.438 1.093.284.730 5.480.972.200 301.800.000 (Nguồn: Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) Từ kết quả trên cho thấy, các chế độ chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức đã đƣợc chủ đầu tƣ (Sở giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang) lập đầy đủ theo đúng các chế độ chính sách quy định định tại các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 24, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Tuy nhiên việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân; chủ đầu tƣ (Sở Giao thông vận tải Tuyên Quang) chỉ hộ trợ bằng tiền không có hỗ trợ bằng đất sản xuất kinh doanh hoặc hỗ trợ đào tạo nghề. * Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ngay sau khi phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc Chủ tịch UBND huyện Sơn Dƣơng phê duyệt. Chủ đầu tƣ (Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang) đã phối hợp với Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện Sơn Dƣơng tổ chức họp dân để công khai phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tổ chức chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Tuy nhiên đến tại thời điểm tháng 6 năm 2013, còn 19 hộ chƣa nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng, với tổng số tiền chƣa nhận là 2.255.638.795 đồng, bằng 8% tổng kinh phí bồi thƣờng (xã Sơn Nam 9 hộ, Phúc ứng 6 hộ, thị trấn Sơn Dƣơng 4 hộ); tƣơng ứng với số diện tích chƣa giải phóng đƣợc mặt bằng là 3.735 m2, bằng 0,51%, tổng diện tích đất thu hồi. Bảng 3.6. Tổng hợp các hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và chưa GPMB Đơn vị tính: Đồng Tổng diện tích đất Tổng chƣa GPMB (m2) Tổng kinh phí bồi thƣờng các hộ chƣa nhận Trong đó Bồi Bồi thƣờng, Bồi thƣờng thƣờng về Các hỗ trợ hỗ trợ về vật kiến trúc cây cối khác đất hoa màu STT Tên xã 1 Xã Sơn Nam 9 1.080 1.668.817.500 Đất đổi đất 1.589.983.400 35.634.100 43.200.000 2 Xã Phúc Ứng 6 2.653 579.989.300 102.300.000 319.449.500 23.541.100 134.698.700 3 TT Sơn Dƣơng 4 2 Tổng cộng 19 3.735 6.831.995 3.210.100 3.621.895 2.255.638.795 105.510.100 1.913.054.795 59.175.200 177.898.700 (Nguồn. Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) * Về bố trí tái định cư: - Tổng số hộ phải bố trí tái định cƣ là 13 hộ, chiếm 0,43% tổng số hộ bị thu hồi đất, trong đó, xã Sơn Nam 9 hộ; xã Phúc ứng 4 hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 - Về khu tái định cƣ: Uỷ ban nhân dân huyện đang xây dựng khu tái định cƣ tại thôn Ba Nhà, xã Sơn Nam để bố trí tái định cƣ cho các hộ, với tổng diện tích 120 m2/lô. Hiện mặt bằng đã đƣợc giải phóng xong; đơn vị thi công đang tổ chức san, đắp mặt bằng và xây dựng các công trình phụ trợ (mƣơng, rãnh thoát nƣớc, đƣờng nội bộ, đƣờng điện, cấp nƣớc...). 3.4.2. Dự án cải tạo, nâng cấp đường từ xã Thượng Ấm đi xã Đại Phú huyện Sơn Dương (Dự án B) BÌNH ĐỒ TUYẾN ĐƢỜNG ĐT 186 Hình 3.5. Bình đồ tuyến công trình: Cải tạo, nâng cấp đường ĐT 186, Thượng Ấm - Đại Phú (đoạn qua địa phận xã Đông Thọ) Dự án cải tạo, nâng cấp đƣờng từ xã Thƣợng Ấm đi xã Đại Phú đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ tại Quyết định số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 543/QĐ-CT ngày 02/03/2009 [18]; trong đó đi qua địa bàn 11 xã (Thượng Ấm, Tú Thịnh, Đông Thọ, Đồng Quý, Văn Phú, Chi Thiết, Hồng Lạc, Hào Phú, Tam Đa, Phú Lương và Đại Phú); với tổng chiều dài tuyến là 63 km, tƣơng ứng với tổng mức đầu tƣ là: 147.280.000.000 đồng. - Chủ đầu tƣ: Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng (Ban quản lý công trình quy hoạch huyện). * Kết quả thu hồi đất: Tháng 10 năm 2010 và 9, 10, 11/2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành 9 Quyết định định thu hồi đất trên địa bàn 11 xã, với tổng diện tích đất thu hồi là 475.663 m2, trong đó: + Đất của tổ chức (19 tổ chức): 407.353 m2, chiếm 85,64%. + Đất của hộ gia đình (968 hộ): 68.310 m2, chiếm 14,36%. Bảng 3.7. Tổng hợp số hộ, tổ chức có diện tích đất bị thu hồi theo đơn vị hành chính cấp xã STT Tên xã, thị trấn 1 Xã Thƣợng ấm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Số Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh QĐ số 349/QĐUBND ngày Xã Tú Thịnh 23/10/2010 QĐ số 364/QĐXã Đông Thọ UBND ngày 7/10/2011 QĐ số 363/QĐXã Đồng Quý UBND ngày 7/10/2011 QĐ số 352/QĐXã Văn Phú UBND ngày Xã Chi Thiết 21/9/2011 QĐ số 366/QĐXã Hồng Lạc UBND ngày 7/10/2011 QĐ số 429/QĐXã Hào Phú UBND ngày 25/11/2011 QĐ số 424/QĐXã Tam Đa UBND ngày 23/11/2011 QĐ số 367/QĐXã Phú Lƣơng UBND ngày 7/10/2011 QĐ số 365/QĐXã Đại Phú UBND ngày 7/10/2011 Cộng tổng Tổng số hộ, tổ chức bị thu hồi 9 Trong đó Số hộ Số tổ gia chức đình bị bị thu thu hồi hồi 7 2 7.413 Trong đó Đất hộ Đất tổ gia chức đình 2 (m ) (m2) 6.936 477 Tổng diện tích đất thu hồi (m2) 69 67 2 26.871 22.434 4.437 55 52 3 132.356 110.982 21.374 53 51 2 33.368 27.661 5.707 154 153 1 49.777 38.500 11.277 38 37 1 26.467 21.247 5.220 111 109 2 44.187 38.819 5.368 177 176 1 48.084 42.367 5.717 101 99 2 39.020 36.114 2.906 152 150 2 53.656 48.649 5.007 68 67 1 14.464 13.644 820 987 968 19 475.663 407.353 68.310 (Nguồn. Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 14,36% Đất tổ chức Đất hộ gia đình 85,64% Hình 3.6. Cơ cấu diện tích đất thu hồi phân theo đối tượng quản lý, sử dụng Sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng đã ban hành 11 Quyết định thu hồi đất chi tiết đối với 11 xã (kèm theo danh sách của các hộ) và 4 Quyết định thu hồi đất bổ sung lần 2 (đối với diện tích đất lúa, sau khi có ý kiến của thủ tƣớng chính phủ), với tổng số hộ bị thu hồi (lần 1, lần 2) là: 1.091 hộ; tƣơng ứng với tổng diện tích đất bị thu hồi là 74.983 m2 (đợt 1 là 68.310 m2, đợt 2 là 6.673 m2), trong đó: + Nhóm đất nông nghiệp: 63.571 m2, chiếm 15,22%. + Nhóm đất phi nông nghiệp (đất ở tại nông thôn): 11.412 m2, chiếm 84,78%. Bảng 3.8. Tổng hợp diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất và đơn vị hành chính cấp xã STT Tên xã 1 2 3 Xã Thƣợng ấm Xã Tú Thịnh Xã Đông Thọ 4 5 6 7 8 9 10 11 Xã Đồng Quý Xã Văn Phú Xã Chi Thiết Xã Hồng Lạc Xã Hào Phú Xã Tam Đa Xã Phú Lƣơng Xã Đại Phú Cộng tổng Nhóm đất Tổng Tổng số phi nông diện tích hộ bị thu nghiệp đất bị hồi (đất ở tại thu hồi (hộ) nông thôn) (m2) (m2) 477 30 7 67 4437 154 129 25412 5042 52 21374 5042 77 4038 64 6963 739 51 5707 739 13 1256 153 11.277 1.244 37 5220 190 122 6028 774 109 5368 774 13 660 176 5717 1132 99 2906 847 170 5726 906 150 5007 906 20 719 67 820 354 1.091 74.983 11.412 Nhóm đất nông nghiệp Đất Đất sản Đất nuôi vƣờn xuất nông trồng liền kề nghiệp thuỷ sản đất ở (m2) (m2) 2 (m ) 203 244 900 3383 7173 12689 508 7173 8651 508 4038 2299 3715 210 2299 2459 210 1256 2.592 7.142 299 1093 3937 1762 3489 3 1762 2829 3 660 1741 2678 166 892 1165 2 2468 2210 142 2468 1491 142 719 237 229 21.360 40.881 1.330 Ghi chú Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 (Nguồn. Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 15,22% Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp 84,78% Hình 3.7. Cơ cấu diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân phân theo nhóm đất * Kết quả lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Sơn Dƣơng, chủ đầu tƣ (Ban quản lý công trình huyện) tiến hành hoàn thiện phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ dựa trên kết quả kiểm kê, biên bản họp xét của Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện, để trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo quy định. Kết quả cụ thể nhƣ sau: Tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ (đợt 1, 2): 12.217.663.303 đồng, trong đó: - Bồi thƣờng, hỗ trợ về đất: 4.822.498.985 đồng. - Bồi thƣờng về tài sản, vật kiến trúc: 2.874.858.598 đồng. - Bồi thƣờng về cây cối hoa màu: 670.504.820 đồng. - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: 3.733.800.900 đồng. - Hỗ trợ di chuyển, thƣởng di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ tái định cƣ: 79.600.000 đồng. Từ kết quả bảng 3.9 cho thấy, các chế độ chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức đã đƣợc chủ đầu tƣ (Ban quản lý công trình huyện) lập đầy đủ theo đúng các chế độ chính sách quy định định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 24, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Tuy nhiên việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân; chủ đầu tƣ (Ban quản lý công trình quy hoạch huyện) chỉ hộ trợ bằng tiền không có hỗ trợ bằng đất sản xuất kinh doanh hoặc hỗ trợ đào tạo nghề. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 Bảng 3.9. Tổng hợp kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ Trong đó STT Tên xã Tổng số kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ (đồng) 1 2 3 Xã Thƣợng ấm Xã Tú Thịnh Xã Đông Thọ 27.480.400 191.970.400 2.949.196.600 4 8 9 10 11 Xã Văn Phú Xã Chi Thiết Xã Hồng Lạc Xã Hào Phú Xã Tam Đa Xã Phú Lƣơng Xã Đại Phú Cộng tổng 989.012.800 1.921.422.600 839.387.855 1.265.918.600 1.930.311.164 842.562.200 1.112.410.709 147.989.975 12.217.663.303 Bồi thƣờng về tài sản, vật kiến trúc (đồng) 19.598.300 102.552.800 1.330.041.400 37.608.400 1.292.433.000 368.221.900 323.508.300 44.713.600 505.593.400 213.812.100 662.058.900 642.723.700 19.335.200 882.091.500 257.758.400 407.224.485 381.628.085 25.596.400 73.545.800 4.822.498.985 4.121.200 39.596.300 495.384.600 3.277.500 492.107.100 151.994.600 151.994.600 3.760.900 28.293.300 184.273.400 3.967.100 180.306.300 51.802.300 51.802.300 465.459.500 57.424.055 255.239.200 255.239.200 64.027.700 24.881.700 45.088.300 45.088.300 676.833.364 359.418.000 340.376.784 340.376.784 115.093.900 76.836.000 61.023.140 61.023.140 29.010.995 2.874.858.598 15.424.180 670.504.820 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (đồng) 21.528.000 912.697.200 112.075.200 800.622.000 416.994.000 291.290.400 125.703.600 819.942.000 543.270.000 303.532.200 245.526.600 58.005.600 256.292.400 125.749.800 303.786.300 231.109.500 72.676.800 30.009.000 3.733.800.900 Hỗ trợ di chuyển, thƣởng di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ tái định cƣ (đồng) Ghi chú 18.800.000 18.800.000 - Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 44.000.000 Đợt 1 Đợt 2 16.800.000 Đợt 1 Đợt 2 79.600.000 (Nguồn: Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 5 6 7 Xã Đồng Quý Bồi thƣờng, hỗ trợ về đất (đồng) Bồi thƣờng về cây trồng, vật nuôi (đồng) 52 * Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ngay sau khi phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc Chủ tịch UBND huyện Sơn Dƣơng phê duyệt. Chủ đầu tƣ (Ban quản lý công trình quy hoạch huyện) đã phối hợp với Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện Sơn Dƣơng tổ chức họp dân để công khai phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tổ chức chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Đến nay 100% các hộ gia đình, cá nhân đã nhận đủ số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo quy định. * Về bố trí tái định cư: Trên toàn tuyến có 3 hộ phải bố trí tái định cƣ (xã Đông Thọ 01 hộ; Văn Phú 01 hộ; Tam Đa 01 hộ). Do Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên 3 hộ gia đình, cá nhân trên đã tự bố trí tái định cƣ (không cần Nhà nƣớc xây dựng khu tái định cƣ mới). (Nguồn. Ban bồi thường GPMB huyện Sơn Dương) 3.4.3. Tổng hợp kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ 02 dự án Chỉ tiêu Dự án A Dự án B Tổng diện tích đất thu hồi 722.100 482.336 1.1 Đất hộ gia đình 134.320 74.983 1.2 Đất tổ chức 587.780 407.353 19 19 STT 1 2 Tổng số tổ chức bị thu hồi đất. 3 Tổng số hộ bị thu hồi đất. 1.940 1.091 4 Tổng số hộ đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ 1.940 1.091 5 Tổng số hộ phải bố trí tái địng cƣ. 9 4 6 Tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ (đồng). 27.785.191.868 12.217.663.303 6.1 Bồi thường, hỗ trợ về đất. 14.108.532.500 4.822.498.985 6.2 Bồi thường, hỗ trợ về tài sản, vật kiến trúc. 6.800.602.438 2.874.858.598 6.3 Bồi thường về cây cối, hoa màu. 1.093.284.730 670.504.820 6.4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 5.480.972.200 3.733.800.900 301.800.000 79.600.000 6.5 Hỗ trợ chi chuyển, thưởng di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ tái định cư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 3.5. Đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm, những vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của 2 dự án thuộc đối tƣợng nghiên cứu. Để đánh giá tổng thể công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại 2 dự án trên và đƣa ra các đánh giá cụ thể. Ngoài việc điều tra số liệu, tài liệu có sẵn tại các cơ quan có liên quan, cùng với việc tham khảo ý kiến Chủ tịch Hội đồng bồi thƣờng GPMB (Phó chủ tịch UBND huyện), lãnh đạo phòng Tài nguyên & Môi trƣờng, tôi đã sử dụng 2 loại phiếu điều tra (01 cho cán bộ và 01 cho các hộ gia đình có đất thu hồi) để điều tra, phỏng vấn, cụ thể: - Điều tra 107 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 16 xã, thị trấn có công trình đi qua. - Điều tra 5 cán bộ Ban bồi thƣờng GPMB, 1 cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là ngƣời tham gia trực tiếp 2 công trình trên và 17 cán bộ địa chính của 17 xã có công trình đi qua. - Thu thập các tài liệu có liên quan tại Ban bồi thƣờng GPMB huyện và xin ý kiến trực tiếp của các chuyên gia (Chủ tịch hội đồng bồi thƣờng GPMB, lãnh đạo phòng Tài nguyên & Môi trƣờng). Từ những tài liệu thu thập đƣợc và qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp ngƣời có đất bị thu hồi và các cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thƣờng GPMB từ huyện đến xã cho thấy: Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của 2 dự án trên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể: 3.5.1. Ưu điểm - Đây là hai (2) dự án có diện tích thu hồi đất lớn, số hộ bị ảnh hƣởng nhiều (3.031 hộ) nên nhận đƣợc nhiều sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp. Chủ tịch Hội đồng bồi thƣờng GPMB là phó Chủ tịch UBND huyện, các thành viên Hội đồng bồi thƣờng là Trƣởng các cơ quan, đơn vị của huyện, Chủ tịch, cán bộ địa chính UBND các xã, thị trấn có công trình đi qua. Ngoài ra còn có sự tham gia của Mặt trận tổ quốc huyện. - Quy trình thực hiện bồi thƣờng hỗ trợ và TĐC đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện thực hiện đầy đủ, công khai, đúng quy định (đầy đủ nội dung các bƣớng theo quy định tại Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 - Các tài liệu liên quan đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB phát đầy đủ cho các trƣởng thôn, đại diện hộ dân nằm trong phạm vi GPMB xây dựng công trình. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc ban hành đồng bộ, đầy đủ, dễ tiếp cận. - Việc công khai phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ sau khi đƣợc phê duyệt cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện thực hiện theo đúng quy định. Cụ thể, qua điều tra tổng số 107 hộ gia đình, cá nhân và 29 cán bộ, có: + 103/107 hộ và 29 cán bộ biết về chủ trƣơng thu hồi đất, bằng 97,1% + 103 hộ và 29 cán bộ đƣợc thông báo chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ (chiếm 97,1%) + 96 hộ và 29 cán bộ đọc tài liệu về bồi thƣờng GPMB (chiếm 91,9%). Trong đó có 39 hộ và 11 cán bộ cho rằng tài liệu đọc rễ hiểu, chiếm 36,8%; 57 hộ và 18 cán bộ cho rằng tài liệu về GPMB có thể hiểu đƣợc, chiếm 55,1% + 101 hộ và 29 cán bộ đƣợc biết việc công khai phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ của Hội đồng bồi thƣờng (chiếm 95,6%). Trong đó, có 36 hộ và 21 cán bộ cho rằng phƣơng án công khai rõ ràng, rễ hiểu đủ nội dung, chiếm 41,9%; 65 hộ và 8 cán bộ cho rằng phƣơng án công khai của HĐBT có thể hiểu đƣợc, chiếm 53,7%. Chỉ có 6/0107 hộ cho rằng phƣơng án công khai của HĐBT khó hiểu và thiếu, chiếm 4,4%. + 100% các hộ dân có đất đều đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ. Đối với những diện tích đất không đủ điều kiện bồi thƣờng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/NĐCP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì đều đƣợc xem xét hỗ trợ theo quy định tại khoản 5, Điều 11 Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang (Hội đồng bồi thƣờng họp xét hỗ trợ một lần bằng 80% giá đất theo mục đích sử dụng). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Bảng 3.11. Tổng hợp số liệu điều tra về quy trình thực hiện GPMB, việc thông báo thu hồi đất, về chính bồi thƣờng, hỗ trợ và công khai phƣơng án bồi thƣờng của Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện Nội dung điều tra STT Tên xã 1 107 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 29 136 100 2 89 9 4 5 4 4 5 4 4 10 1 5 10 4 10 5 5 20 109 80,1 3 18 4 5 8 103 4 103 1 10 10 1 5 5 2 7 7 1 5 5 1 5 5 5 5 1 5 5 1 5 5 10 10 4 3 2 3 5 5 10 10 6 8 2 8 10 10 5 5 5 5 9 29 29 27 132 4 132 19,9 97,1 2,9 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 4 2 2 4 2,9 10 103 10 5 7 5 5 5 5 5 10 3 5 10 8 10 5 5 23 126 92,6 11 0 6 6 4,4 Việc đọc tài liệu về BTGPMB và đánh giá Có 12 96 10 5 6 5 5 5 5 5 10 1 5 10 4 10 5 5 29 125 91,9 Không Dễ hiểu 13 11 14 39 1 1 1 2 1 2 4 4 3 10 6 11 8,09 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 4 2 11 50 36,8 có thể hiểu đƣợc 15 57 10 4 6 5 4 3 4 3 6 1 2 4 1 1 3 18 75 55,1 PA có đƣợc HĐBT niêm yết công khai không và đánh giá Khó hiểu 16 0 0 Có 17 101 10 5 7 5 5 5 5 5 10 4 5 10 5 10 5 5 29 130 95,6 Rỏ ràng, Có thể Khó rễ Không hiểu hiểu, hiểu, đƣợc thiếu đủ nội dung 18 19 20 21 6 36 65 6 10 5 7 5 5 5 5 5 5 5 1 4 1 4 1 8 2 5 1 4 5 9 1 5 4 1 21 8 6 57 73 6 4,4 41,9 53,7 4,4 55 A B I Hộ gia đình 1 Xã Sơn Nam 2 Xã Tuân Lộ 3 Xã Phúc Ứng 4 TT Sơn Dƣơng 5 Xã Tú Thịnh 6 Xã Tân Trào 7 Xã Trung Yên 8 Xã Minh Thanh 9 Xã Đông Thọ 10 Xã Đồng Quý 11 Xã Văn Phú 12 Xã Hồng Lạc 13 Xã Hào Phú 14 Xã Tam Đa 15 Xã Phú Lƣơng 16 Xã Đại Phú II Cán bộ Cộng tổng = I+II Tỷ lệ % Tổng Quy trình Về thông báo Việc Thông báo chính số thực hiện chủ trƣơng sách về bồi thƣờng, hỗ trợ phiếu GPMB thu hồi đất và tái định cƣ điều Phát tra cán Chƣa TB Đúng tài bộ, hộ đúng trên quy Có Không Có Không liệu gia quy loa, định trực đình định đài tiếp 56 - Hạ tầng kỹ thuật đƣờng giao thông của địa phƣơng và đời sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất đã đƣợc cải thiện đáng kể (cả về vật chất và tinh thần). Cụ thể qua điều tra 107 hộ gia đình, cá nhân và 29 cán bộ, có: + 102 hộ và 29 cán bộ cho rằng hạ tầng cơ sở của địa phƣơng tốt hơn trƣớc (chiếm 96,3%). Đƣờng giao thông vào xã, thôn xóm đã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá, 100%; các thôn cơ bản đã đƣợc xây dựng nhà văn hoá theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; trụ sở UBND xã và các trƣờng học đƣợc xây mới hoặc cải tạo tốt hơn. + 50 hộ và 29 cán bộ đánh giá là đời sống nhân dân tốt hơn, chiếm 58,1% tổng số phiếu điều tra; 56 hộ cho rằng đời sống nhân dân không thay đổi, chiếm 41,2% tổng số phiếu điều tra; chỉ có 1 hộ đánh giá là đời sống nhân dân kém hơn, chiếm 0,7% tổng số phiếu điều tra. Bảng 3.12. Tổng hợp phiếu điều tra hạ tầng và đời sống của các hộ gia đình, cá nhân sau khi bị thu hồi đất STT Tên xã A B I Hộ gia đình 1 Xã Sơn Nam 2 Xã Tuân Lộ 3 Xã Phúc Ứng 4 TT Sơn Dƣơng 5 Xã Tú Thịnh 6 Xã Tân Trào 7 Xã Trung Yên 8 Xã Minh Thanh 9 Xã Đông Thọ 10 Xã Đồng Quý 11 Xã Văn Phú 12 Xã Hồng Lạc 13 Xã Hào Phú 14 Xã Tam Đa 15 Xã Phú Lƣơng 16 Xã Đại Phú II Cán bộ Cộng tổng = I + II Tỷ lệ % Tổng số hộ 1 107 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 29 136 100 Nội dung điều tra Hạ tầng địa phƣơng Đời sống hiện nay hiện nay Tốt Không Không Kém Tốt Kém hơn thay thay hơn hơn hơn trƣớc đổi đổi 2 3 4 5 6 7 102 5 0 50 56 1 10 10 5 5 7 7 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 10 9 1 4 1 4 1 4 1 5 10 10 9 1 6 3 1 10 10 3 2 3 2 5 3 2 29 29 131 5 0 79 56 1 96,3 3,7 0,0 58,1 41,2 0,7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 - Việc bố trí giao đất tái định cƣ cho các hộ bị thu hồi hết đất ở đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB quan tâm, xây dựng. Qua điều tra, khảo sát thì công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C có 13 hộ gia đình, cá nhân phải bố trí tái định cƣ. Đến tháng 12 năm 2013 có 13/13 hộ đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện giao đất tái định cƣ và có vị trí thuận lợi bằng nơi ở cũ, tuy nhiên về cơ sở hạ tầng vẫn đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện (điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc...). Bảng 3.13. Tổng hợp số liệu điều tra về bố trí tái định cƣ Nội dung điều tra Tổng số phiếu STT Tên xã đình B cƣ so với nơi ở mới điều tra hộ gia A Vị trí đất khu tái định Về bố trí tái định cƣ Có Không 9 1 10 Đã Chƣa đƣợc đƣợc giao giao 11 12 Tốt Nhƣ Kém hơn cũ hơn 13 14 15 1 Xã Sơn Nam 10 9 1 9 9 2 Xã Phúc Ứng 7 4 3 4 4 17 13 4 13 13 Cộng tổng - Việc giải quyết các thắng mắc, kiến nghị của nhân dân đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện quan tâm giải quyết. Qua điều tra 107 hộ, có 52 hộ có ý kiến thắc mắc, khiếu nại trong thu hồi đất, trong đó có 46 hộ trả lời là đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện giải quyết đúng thời gian quy định, chiếm 88,5%, chỉ có 6 hộ cho rằng việc giải quyết của HĐBT là chậm chễ, chiếm 11,5%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 Bảng 3.14. Tổng hợp thời gian, kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc của HĐBT đối với các hộ gia đình, cá nhân Nội dung điều tra STT Tên xã Tổng số Việc thắc mắc, khiếu nại trong thu hồi đất của các phiếu hộ gia đình và kết quả giải quyết vƣớng mắc của điều tra chính quyền, Hội đồng bồi thƣờng huyện hộ gia Sớm so Đúng với quy thời định gian đình Có Không Chậm chễ A B 1 2 3 4 5 6 I Hộ gia đình 107 52 55 0 46 6 1 Xã Sơn Nam 10 9 2 Xã Tuân Lộ 5 5 5 3 Xã Phúc Ứng 7 7 7 4 TT Sơn Dƣơng 5 5 5 5 Xã Tú Thịnh 5 4 6 Xã Tân Trào 5 5 5 7 Xã Trung Yên 5 5 5 8 Xã Minh Thanh 5 5 5 9 Xã Đông Thọ 10 10 Xã Đồng Quý 5 11 Xã Văn Phú 5 5 12 Xã Hồng Lạc 10 10 13 Xã Hào Phú 10 14 Xã Tam Đa 10 15 Xã Phú Lƣơng 5 16 Xã Đại Phú 5 Tỷ lệ % 100 1 9 1 4 10 2 4 3 2 6 4 10 1 4 1 5 48,6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51,4 0,0 88,5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11,5 59 3.5.2. Nhược điểm Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của 2 dự án trên còn một số tồn tại, hạn chế sau: - Về đơn giá bồi thƣờng đất: Qua khảo sát thực tế, giá bồi thƣờng đất chƣa phản ánh đúng với giá đất thực tế, có sự chênh lệch khá lớn so với giá đất trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng, đặc biệt là đất ở tại nông thôn, đất trồng rừng sản xuất. - Về đơn giá bồi thƣờng tài sản, cây trồng còn thấp so với giá trị thực tế, đặc biệt là đơn giá bồi thƣờng là nhà ở, các công trình phụ trợ, đơn giá bồi thƣờng về cây công nghiệp (keo, chè), các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả... Cụ thể, qua điều tra 107 hộ gia đình, cá nhân và 29 cán bộ, có: + 83 số hộ và 15 cán bộ đƣợc điều tra cho rằng đơn giá bồi thƣờng về đất của tỉnh thấp (chiếm 72,1%); chỉ có 24 hộ gia đình và 14 cán bộ đƣợc điều tra cho rằng đơn giá bồi thƣờng về đất của Nhà nƣớc là tƣơng đƣơng (chiếm 27,9%). Theo ý kiến lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trƣờng. Qua tìm hiểu, điều tra khảo sát giá đất năm 2012 tại xã Hồng Lạc, về đất ở tại nông thôn khu vực 2, vị trí 1 là 120.000 đồng/m2, trong khi đó giá chuyển nhƣợng trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng là 1.000.000 đồng/m2 (gấp 8,3 lần). + 80 hộ và 16 cán bộ đƣợc điều tra cho rằng đơn giá bồi thƣờng về tài sản, hoa màu thấp hơn so với thực tế (chiếm 70,6%); 27 hộ gia đình cho rằng là tƣơng đƣơng (chiếm 19,9%); chỉ có 13 cán bộ cho rằng đơn giá bồi thƣờng về tài sản, hoa màu cao (chiếm 9,6%). - Hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân sau khi bị thu hồi đất chƣa đƣợc thực hiện theo đúng quy định tại Điều 8 Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đƣợc hỗ trợ bằng tiền (bằng 3 lần giá đất nông nghiệp). Không có hỗ trợ bằng đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 Bảng 3.15. Tổng hợp điều tra giá bồi thường về đất đai, tài sản và hoa màu của các hộ gia đình, cá nhân STT Tên xã Tổng số phiếu điều tra cán bộ, hộ gia đình A B 1 I Hộ gia đình 107 1 Xã Sơn Nam 10 2 Xã Tuân Lộ 3 Nội dung điều tra Về giá bồi thƣờng tài Về giá bồi thƣờng đất sản, hoa màu Cao Tƣơng đƣơng Thấp Thấp hơn Tƣơng đƣơng Cao 2 3 4 5 6 7 24 83 80 27 0 2 8 8 5 5 5 Xã Phúc Ứng 7 7 7 4 TT Sơn Dƣơng 5 1 4 5 5 Xã Tú Thịnh 5 4 1 1 6 Xã Tân Trào 5 5 5 7 Xã Trung Yên 5 5 5 8 Xã Minh Thanh 5 5 5 10 Xã Đông Thọ 10 10 10 11 Xã Đồng Quý 5 3 1 12 Xã Văn Phú 5 5 5 14 Xã Hồng Lạc 10 10 10 15 Xã Hào Phú 10 6 5 16 Xã Tam Đa 10 10 10 17 Xã Phú Lƣơng 5 5 4 1 18 Xã Đại Phú 5 1 4 4 1 II Cán bộ 29 14 15 16 Cộng tổng = I + II 136 38 98 96 27 13 Tỷ lệ % 100 27,9 72,1 70,6 19,9 9,6 2 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 4 4 5 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 - Việc hỗ trợ đào tạo nghề không đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện triển khai thực hiện, không hƣớng dẫn các hộ dân đề đạt nguyện vọng đƣợc đào tạo nghề sau khi bị thu hồi đất. Cụ thể, qua điều tra, khảo sát 107 hộ gia đình, cá nhân, có: + 99 hộ dân có nguyện vọng nhận bằng tiền (chiếm 92,5%), chỉ có 8 hộ dân có nguyện vọng nhận bằng đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh. Vì các hộ cho rằng họ không biết Nhà nƣớc có chính sách khi bị thu hồi đất, tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể thì đƣợc đổi bằng đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh. + 107/107 hộ không đƣợc đào tạo nghề chiếm 100% số hộ điều tra. Bảng 3.16. Tổng hợp số liệu điều tra về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề STT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tên xã Tổng số phiếu điều tra hộ gia đình B 1 Xã Sơn Nam Xã Tuân Lộ Xã Phúc Ứng TT Sơn Dƣơng Xã Tú Thịnh Xã Tân Trào Xã Trung Yên Xã Minh Thanh Xã Đông Thọ Xã Đồng Quý Xã Văn Phú Xã Hồng Lạc Xã Hào Phú Xã Tam Đa Xã Phú Lƣơng 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 107 100,0 Xã Đại Phú Cộng tổng Tỷ lệ % Nội dung điều tra Mức hỗ trợ, nguyện vọng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm Hỗ trợ bằng Hỗ trợ Phù Cao Thấp đất ở, bằng hợp đất tiền SXKD 2 3 4 5 6 10 10 5 5 7 7 5 5 4 1 5 2 3 5 5 5 2 3 5 10 10 2 3 3 2 5 5 10 10 4 6 5 5 10 10 5 5 5 5 0 64 43 8 99 59,8 40,2 7,5 92,5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hỗ trợ đào tạo nghề Có Không 7 8 0 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 107 100 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 - Việc hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cƣ, đất vƣờn ao trong cùng thửa đất ở theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang còn nhiều bất cập, cụ thể: Trên cùng một vị trí, khu vực có 2 thửa đất; một thửa là đất vƣờn ao liền kề đất ở, một thửa là đất trông cây hàng năm. Nhƣng tiền hỗ trợ về đất vƣờn ao, liền kề đất ở (bằng 50% giá đất ở liền kề) lại có giá thấp hơn rất nhiều so với tiền hỗ trợ đất nông nghiệp (hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 3 lần giá đất nông nghiệp). Cụ thể, tại xã Đại Phú. + Đất ở tại nông thôn khu vực 2, vị trí 1 là 100.000 đồng/m2. + Đất trồng cây hàng năm khu vực 2, vị trí 1 là 35.600 đồng/m2. Nếu 1 m2 đất vƣờn ao đƣợc hộ trợ bằng 50% giá đất ở thì chỉ có giá là 50.000 đồng/m2; trong khi đó 1 m2 đất trồng cây hàng năm đƣợc hỗ trợ bằng 3 lần giá đất nông nghiệp là: 35.600 đồng x 3 = 106.800 đồng. - Do việc bồi thƣờng, hỗ trợ của các hộ đều đƣợc tính và chi trả bằng tiền (chỉ có các hộ phải bố trí tái định cƣ mới đƣợc bồi thƣờng bằng đất ở) nên khi nhận xong tiền bồi thƣờng các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà hoặc gửi tiết kiệm mà không chú trọng vào việc học nghề (chỉ có 6/107 hộ đƣợc điều tra là dùng số tiền đƣợc bồi thƣờng để đi học nghề), trong khi đó việc kinh doanh thì gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng suy giảm kinh tế của toàn cầu, dẫn đến đời sống nhân dân không có nhiều thay đổi. Qua điều tra 107 hộ, thì có tới 56 hộ gia đình, cá nhân cho rằng, đời sống của các hộ không có gì thay đổi so với trƣớc thời điểm thu hồi đất, thậm chí còn kém đi (01 hộ). - Việc xây dựng bảng giá đất của UBND huyện Sơn Dƣơng khi trình UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt vào ngày 01, tháng 01 hàng năm chƣa sát với giá thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng, chƣa mang tính tổng thể, bao quát. Qua xin ý kiến trực tiếp của Trƣởng phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Sơn Dƣơng, thì tại thời điểm bảng giá đất năm 2010, 2011 của huyện Sơn Dƣơng ngoài việc đơn giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 bồi thƣờng thấp còn có nhiều khu vực, vị trí đất bị bỏ sót không có giá đất. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho Hội đồng bồi thƣờng khi họp xét để xác định giá bồi thƣờng, hỗ trợ về đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời bảng giá đất năm 2010 và 2011 của tỉnh Tuyên Quang không có sự điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá đất trên thị trƣờng (bảng giá đất năm 2011 đƣợc giữ nguyên theo đơn giá đất năm 2010). - Việc xây dựng khu tái định cƣ chậm dẫn đến đời sống của nhân dân bị ảnh hƣởng: Qua khảo sát thực tế, việc xây dựng khu tái định cƣ cho các hộ bị thu hồi đất ở và phải di chuyển đến nơi ở mới, mặc dù đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng quan tâm chỉ đạo thực hiện từ cuối năm 2010 và đƣợc hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian 12 tháng (300.000 đồng/tháng), nhƣng đến nay (sau 4 năm) mới đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dẫn đến đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của việc chậm chễ này là do vƣớng mắc trong việc thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB tại khu tái định cƣ. - Việc thắc mắc, khiếu nại trong thu hồi đất của ngƣời dân còn nhiều. Qua điều tra 107 hộ gia đình, cá nhân, thì có tới 52 hộ có ý kiến thắc mắc, chiếm 48,6% tổng số hộ đƣợc điều tra. - Tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Đến thời điểm tháng 6 năm 2013, còn 19 hộ chƣa nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ và chƣa bàn giao mặt bằng, với tổng số tiền chƣa nhận là 2.255.638.795 đồng, bằng 8% tổng kinh phí bồi thƣờng (xã Sơn Nam 9 hộ, Phúc ứng 6 hộ, thị trấn Sơn Dƣơng 4 hộ); tƣơng ứng với số diện tích chƣa giải phóng đƣợc mặt bằng là 3.735 m2, bằng 0,51%, tổng diện tích đất thu hồi. 3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất 3.6.1. Đối với cấp tỉnh - Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, các chế độ chính sách liên quan đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho chặt chẽ, bổ sung một số nội dung còn thiếu trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng (Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang quy định về trình tự thực hiện bồi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang). Đặc biệt chú ý đến chế độ hộ trợ cho ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất nhƣ: Hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, hỗ trợ tái định cƣ, việc xác định giá đất ở trung bình; các chính sách giải quyết việc làm ngoài hỗ trợ bằng tiền, cơ hội sản xuất kinh doanh (Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang quy định về các chính sách hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang). - Điều chỉnh đơn giá bồi thƣờng về đất đai, tài sản, cây trồng cho phù hợp với giá cả trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng và phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng (đặc biệt là đất ở tại nông thôn, đất trồng rừng sản xuất). - Quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm của UBND các cấp, của chủ đầu tƣ trong việc quy hoạch, xây dựng các khu tái định cƣ khi thực hiện các công trình dự án; chỉ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tƣ khi hoàn thành bàn giao khu tái định cƣ cho ngƣời dân đủ điều kiện làm nhà ở; phân công, phân nhiệm cụ thể cho các sở ngành, UBND các cấp trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó phân cấp cho UBND huyện xác định giá bồi thƣờng, hỗ trợ chi tiết đối với một số loại nhà cửa, tài sản vật kiến trúc, mồ mả, cây cối hoa màu cho phù hợp với điều kiện của của địa phƣơng; sửa đổi, bổ sung các phụ biểu quy định đơn giá bồi thƣờng nhà cửa, tài sản vật kiến trúc, cây trồng vật nuôi theo hƣớng sát với giá thị trƣờng, đồng thời có quy định mở cho việc điều chỉnh khi giá cả thị trƣờng biến động trên cơ sở Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành. 3.6.2. Đối với cấp huyện - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền chủ trƣơng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc đối với cán bộ và nhân dân, nhất là những nơi nhân dân có liên quan đến công tác thu hồi đất bồi thƣờng GPMB; từng bƣớc nâng cao nhận thức tƣ tƣởng, tạo sự thống nhất và đồng thuận của nhân dân, góp phần tích cực bảo đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 tiến độ GPMB xây dựng công trình. Hạn chế tình trạng phải cƣỡng chế để thu hồi đất giải phóng mặt bằng hoặc khi xây dựng công trình nhân dân cản trở không cho xây dựng, thắc mắc khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định chính trị. - Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phƣơng trong việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân bảo đảm đoàn kết thống nhất trong nội bộ, tập trung giải quyết những bức xúc ngay từ cơ sở, tạo sự đồng thuận đồng tình của nhân dân với chủ trƣơng, chính sách của đảng và Nhà nƣớc, huy động sự đóng góp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng vào cuộc để thực hiện, tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát trong thực hiện quy hoạch, dự án nhất là trong tính toán bồi thƣờng cho nhân dân, coi trọng việc giám sát của cộng đồng nhân dân, thanh tra nhân dân, phát hiện những sai sót để chấn chỉnh kịp thời. - Mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách ở các phòng, ban có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết đơn thƣ, khiếu nại tố cáo; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến toàn thể quần chúng nhân dân trong huyện theo từng cụm, xã bằng nhiều hình thức (trên phƣơng tiện, thông tin đại chúng, tờ dơi, băng dôn, khẩu hiệu...) đặc biệt là các gia đình là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vì đây chính là hạt nhân ở cơ sở để thực hiện việc tuyên truyền một cách có hiệu quả nhất; - Tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Trong đó tập trung vào việc quản lý, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; làm tốt công tác đăng ký, cập nhật kịp thời biến động đất đai, kiên quyết chấm dứt tình trạng sử dụng đất tự phát, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đất đai đến các tầng lớp nhân dân, các đối tƣợng sử dụng đất; - Tăng cƣờng công tác quản lý xây dựng, đặc biệt tại các khu vực đã có quy hoạch, nằm trong vùng giải phóng mặt bằng để tránh việc chia tách đất, xây dựng trái phép công trình để đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ. Những khu vực đã có quy hoạch, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 kế hoạch thu hồi đất, cần ƣu tiên bố trí vốn, tập trung triển khai dứt điểm công tác GPMB, tránh tình trạng kéo dài gây khó khăn cho việc thu hồi đất để xây dựng công trình. - Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xây dựng các công trình, xử lý nghiêm các sai phạm (mua bán, chuyển nhƣợng đất trái phép; xây dựng không phép, sai phép…) - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tƣ, các Ban quản lý dự án, Ban GPMB, những cán bộ làm công tác trên phải đƣợc tuyển chọn kỹ có năng lực, ý thức trách nhiệm, đƣợc đào tạo cơ bản, có kiến thức và hiểu biết về công tác xây dựng, có am hiểu công tác xã hội, sâu sát nhân dân, hiểu nhân dân, đƣợc nhân dân tin tƣởng, xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm về quản lý, lợi dụng, thiếu công khai minh bạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của 2 dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, tôi xin đƣa ra một số kết luận và kiến nghị nhƣ sau: 1. Kết luận 1.1. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở 2 dự án: - Tổng diện tích đất thu hồi của 2 dự án là: 1.204.436 m2. Trong đó: + Số tổ chức bị thu hồi đất: 38 tổ chức, với diện tích bị thu hồi là: 995.133 m2. + Số hộ bị thu hồi: 3.031 hộ, với diện tích bị thu hồi là: 209.303 m2. - Tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ của 2 dự án: 40.002.855.171 đồng. - Tổng diện tích đất đã thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ 2 dự án: 1.200.710 m2 bằng 99,69% tổng diện tích đất đã thu hồi. - Tổng diện tích đất chƣa giải phóng mặt bằng của 2 dự án: 3.735 m2, bằng 0,31% diện tích đất đã thu hồi. - Tổng kinh phí đã chi trả của 2 dự án: 37.747.216.376 đồng, bằng 94,36% tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ. - Tổng kinh phí chƣa chi trả bồi thƣờng, hỗ trợ của 2 dự án (do các hộ chƣa nhận): 2.255.638.795 đồng, bằng 5,64% tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ. - Số hộ phải bố trí tái định cƣ của 2 dự án là 13 hộ, trong đó: + Số hộ nhà nƣớc phải bố trí khu tái định cƣ mới: 9 hộ, đạt 100%. + Số hộ tự bố trí tái định cƣ (không cần nhà nƣớc bố trí) 4 hộ, đạt 100%. Nhìn chung trong 2 dự án nghiên cứu chỉ có dự án cải tạo, nâng cấp đƣờng ĐT 186 Thƣợng Ấm - Đại Phú là đảm bảo thời gian và tiến độ; còn dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2C không đảm bảo tiến độ đề ra (chậm so với kế hoạch là 8 tháng). 1.2. Về đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Quy trình thực hiện bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện, thực hiện đầy đủ 16 bƣớc theo Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang; việc giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của nhân dân sau khi thu hồi đất đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 thực hiện đúng quy định; việc bố trí tái định cƣ cho các hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc Hội đồng bồi thƣờng GPMB huyện giải quyết kịp thời, đảm bảo cho các hộ có chỗ ở ổn định (13/13 hộ đã đƣợc bố trí tái định cƣ đạt 100%); hạ tầng kỹ thuật đƣờng giao thông của địa phƣơng và đời sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất đã đƣợc cải thiện đáng kể (cả về vật chất và tinh thần). Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì 2 dự án trên vẫn còn một số tồn tại nhƣ: - Đơn giá bồi thƣờng về đất ở, cây trồng (keo, chè, các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả...) còn thấp so với giá trị thực tế. - Không có hỗ trợ bằng đất dịch vụ hoặc đất sản xuất kinh doanh, không có hỗ trợ đào tạo nghề cho các hộ sau khi bị thu hồi đất (các khoản hỗ trợ đều đƣợc tính thành tiền). - Chế độ hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cƣ theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang (=35% giá đất ở trung bình tại khu vực thu hồi đất) thiếu công bằng, khó áp dụng tại địa phƣơng. - Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc... ) tại khu tái định cƣ còn chậm 8 tháng so với kế hoạch đề ra. 2. Kiến nghị * Đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang - Bổ sung chế độ hỗ trợ đất dịch vụ, hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời dân khi bị thu hồi hết đất nông nghiệp hoặc đất sản xuất kinh doanh để nhân dân sớm ổn định cuộc sống. - Bỏ chế độ hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cƣ (=35% giá đất ở trung bình tại khu vực thu hồi đất) vì thiếu công bằng và khó áp dụng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. - Điều chỉnh đơn giá bồi thƣờng về đất ở, cây trồng theo chiều hƣớng tăng (đặc biệt là cây keo, các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ...) cho phù hợp với giá trị thực tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (1998). Thông tư số 145/TT-BTC ngày 4/01/1998, hướng dẫn thi hành nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ; 2. Bộ Tài chính (2004). Thông tư số 116/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; 3. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2009). Thông tư số 14/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; 4. Chính phủ (1994). Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994, Ban hành quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; 5. Chính phủ (1998). Nghị định số 22/1998/NĐ-CP (24/04/1998), về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích cộng đồng; 6. Chính phủ (2004). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003. 7. Chính phủ (2004). Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. 8. Chính phủ (2007). Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; 9. Chính phủ (2009). Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; 10. Hội đồng Bộ trƣởng (1990). Nghị định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về việc bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác; 11. Nhà xuất bản trính trị Quốc gia. Luật Đất đai 2003. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 12. Nhà xuất bản Thống Kê. Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013. 13. Thạc sĩ, Trần Đức Phƣơng (2013), Tạp chí Kinh tế và dự báo số 18/2013. Để chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đi vào cuộc sống. 14. Nguyễn Đình Thắng (2011). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Luận án Thạc sĩ quản lý đất đai. Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội. 15. Thủ tƣớng Chính phủ (1959). Nghị định số 151/TTg (14/04/1959), quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất; 16. UBND tỉnh Tuyên Quang (2008). Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành đơn giá bồi thường về tài sản (vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi) gắn liền với đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 17. UBND tỉnh Tuyên Quang (2008). Quyết định số 3048/QĐ-BGTVT ngày 8/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C, đoạn từ km 49 + 750 đến km 100 + 000 địa phận huyện Sơn Dương.; 18. UBND tỉnh Tuyên Quang (2008). Quyết định số 2420/QĐ-CT ngày 04/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp đường Thượng Ấm-Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; 19. UBND tỉnh Tuyên Quang (2009). Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành đơn giá đất và vị trí các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 20. UBND tỉnh Tuyên Quang (2009). Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái dịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 21. UBND tỉnh Tuyên Quang (2009). Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND Quy định Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 22. Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng (2010). Báo cáo số 987/BC-UBND ngày 14/11/2010 của UBND huyện Sơn Dương về Tổng kết thi hành Luật đất đai 2003 trên địa bàn huyện Sơn Dương. 23. Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng (năm 2012). Báo cáo công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB các công trình từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2013 trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 24. Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng (2012). Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Dương giai đoạn 2012 – 2020 25. Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng (2013). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014. 26. Viện nghiên cứu Địa chính (2003). Điều tra nghiên cứu xã hội học về chính sách bồi thường GPMB và TĐC; 27. GS-TSKH Đặng Hùng Võ (2012). Cơ chế bồi thường GPMB, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 28. GS-TSKH Đặng Hùng Võ (2013). Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 03: 328-336. Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật. 28. Website của Viện chiến lƣợc, chính sách Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (www.isponre.gov.vn). Chính sách bồi thường khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam; 30. Website: Phapluatvn.vn/batdongsan/201112. Chính sách của Nhà nước về đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thu hồi đất; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 PHỤ LỤC Phụ lục 01. Bảng đơn giá bồi thƣờng đất ở tại đô thị. (Theo Quyết định số 24, 38/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 và ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Tuyên Quang) §¬n vÞ tÝnh: §ång/m2 STT 1 2 3 Vị trí Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Đƣờng loại 1 Đƣờng loại 2 1.600.000 1.200.000 1.000.000 600.000 600.000 300.000 Đƣờng loại 3 800.000 400.000 200.000 Phụ lục 02: Bảng đơn giá bồi thƣờng đất bám trục đƣờng giao thông chính Quốc lộ, tỉnh lộ. (Theo Quyết định số 24, 25/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang). Đơn vị tính: Đồng/m2 Đơn giá STT Tên đƣờng, đoạn I 1 2 3 4 5 6 Đƣờng Quốc lộ 2C Đoạn từ ngã ba đi Sơn Nam đến cổng đập bạch Xa Đoạn từ cống đập Bạch Xa đến đƣờng rẽ trại bò sữa Tiền Phòng Đoạn từ đƣờng rẽ Trại bò sữa Tiền Phong đến đỉnh đèo Khuôn Do xã Phúc ứng Đoạn từ đỉnh đèo Khuôn Do xã Phúc ứng đến đƣờng rẽ đi xã Thanh Phát Đoạn từ đƣờng rẽ đi xã Thanh Phát đến hồ Cây Thị xã Tuân Lộ Đoạn từ hồ Cây Thị xã Tuân Lộ đến đỉnh dốc trƣờng THPT Sơn Nam Đoạn từ đỉnh dốc trƣờng THPT Sơn Nam đến hết địa phận xã Sơn Nam (giáo Vĩnh Phúc) Đoạn từ dốc Tân Kỳ đến đầu cấu Quất xã Tú Thịnh Đoạn từ đầu cấu Quất xã Tú Thịnh đến khu di tích Hang Bòng Đạon từ khu di tích Hang Bòng đến cầu Trung Yên, xã Trung Yên Đƣờng ĐT 186, Thƣợng ấm - Đại Phú Đoạn từ ngã ba Thƣợng ấm đi Đông Thọ đến hết địa phận xã Tú Thịnh (giáp thôn Hà Sơn xã Đông Thọ) Đoạn từ thôn Hà Sơn xã Đông Thọ đến chân đèo thuộc địa phận thôn Khúc Nô Đoạn từ chân đèo thuộc địa phận thôn Khúc Nô đến hết địa phận xã Đông Thọ Đạon từ xã Đông Thọ đến hết địa phận xã Đồng Quý Đạon từ hết địa phận xã Đồng Quý đến ngã ba đờng rẽ đi xã Chi Thiết Đoạn từ đờng rẽ đi xã Chi Thiết đến hết địa phận xã Chi Thiết Đoạn từ cổng UBND xã Sơn Nam đên hết địa phận xã Sơn Nam (đi về phía Kim Xuyên) Đoạn từ địa phận xã Đại Phú đến hết địa phận xã Tam Đa Đoạn từ địa phận thôn Quang Tất đến cổng nhà máy đƣờng Sơn Dƣơng Đoạn từ cổng nhà máy đƣờng Sơn Dơng đến đoạn ngã 3 bƣu điện Kim Xuyên Đoạn từ ngã 3 bƣu điện Kim Xuyên, cầu Khổng xã Hồng Lạc đến cầu Vặc thôn Kho 9 xã Chi Thiết 7 8 9 10 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 800.000 400.000 300.000 100.000 150.000 100.000 400.000 500.000 300.000 150.000 100.000 80.000 100.000 100.000 60.000 100.000 200.000 100.000 150.000 200.000 150.000 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 Phụ lục số 03. Bảng đơn giá bồi thƣờng đất ở nông thôn các vị trí còn lại. (Theo Quyết định số 24, 38/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 và ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Tuyên Quang). STT Khung giá tại Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ Giá tối Tên xã và khu vực Giá tối đa thiểu (đồng/m2) (đồng/m2) 2.500 1 2 3 4 5 6 7 8 Vị trí 1 Vị trí 2 900.000 Xã Tân Trào Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Minh Thanh Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Tú Thịnh Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Trung Yên Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Phúc ứng Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Thƣợng Ấm Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Tuân Lộ Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Sơn Nam Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66.000 54.000 36.000 5.000 45.000 30.000 66.000 54.000 36.000 55.000 45.000 30.000 66.000 54.000 36.000 55.000 45.000 30.000 66.000 54.000 36.000 55.000 45.000 30.000 66.000 54.000 36.000 55.000 45.000 30.000 66.000 54.000 36.000 55.000 45.000 30.000 44.400 33.600 18.000 37.000 28.000 15.000 66.000 54.000 36.000 55.000 45.000 30.000 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Xã Đại Phú Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Phú Lƣơng Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Tam Đa Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Hào Phú Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Đông Lợi Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Chi Thiết Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Văn Phú Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Đồng Quý Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Xã Đông Thọ Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44.400 33.600 18.000 37.000 28.000 15.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 48.000 36.000 24.000 40.000 30.000 20.000 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 Phụ lục số 04. Bảng đơn giá bồi thƣờng đất nông nghiệp (Theo Quyết định số 24, 38/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 và ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Tuyên Quang). Đơn vị tính: Đồng/m2 STT I Vị trí các loại đất Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 26.300 24.000 21.800 21.000 19.200 17.400 15.800 14.400 13.100 10.500 9.600 8.700 15.700 14.400 13.100 13.400 12.200 11.100 9.600 8.800 8.000 6.300 5.800 5.200 10.900 10.000 9.100 9.200 8.500 7.700 6.600 6.100 5.600 4.400 4.000 3.600 18.700 17.200 15.600 15.000 13.800 12.500 11.200 10.300 9.400 7.500 6.900 6.200 Đất trồng rừng sản xuất Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 IV Khu vực3 Đất trồng cây lâu năm Vị trí 1 III Khu vực2 Đất trồng cây hàng năm Vị trí 1 II Khu vực1 Đất nuôi trồng thuỷ sản Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76 Phụ lục số 05. Bảng đơn giá bồi thƣờng về tài sản, vật kiến trúc(theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang) Loại công trình STT Đơn vị tính Đơn giá 1 Nhà cấp 4 xây gạch 110 m2 985.390 2 Nhà cấp 4 loại 2 xây gạch 220 m2 1.318.763 3 Nhà cấp 4 loại 3 xây gạch 220 m2 1.747.605 4 Nhà cấp 4 loại 4 xây gạch 220 m2 1.954.207 5 Nhà cấp 4 loại 5 xây gạch 220 m2 2.345.507 6 Nhà cấp 4 loại 6 xây gạch 220 m2 2.276.669 7 Nhà cấp 4 loại 7 xây gạch 220 m2 2.357.257 8 Nhà cấp 4 loại 8 xây gạch 220 m2 2.650.355 9 Nhà cấp 4 loại 9 xây gạch 220 m2 2.779.065 10 Nhà cột gỗ, vách tooocxi m2 570.000 11 Nhà vách đất, tre nứa m2 408.200 12 Công trình phụ trợ xây gạch m2 300.300 13 Công trình phụ trợ bằng tre, nứa m2 143.000 14 Bán mái xây gạch mái lợp proximang m2 195.798 15 Bán mái xây gạch mái lợp tôn, gói m2 337.667 16 Hàng rào xây gạch m2 291.114 17 Hàng rào cây xanh md 23.100 18 Hàng rào đơn giản md 4.620 19 Giếng nƣớc md 284.184 20 Giếng khoan md 253.331 21 Xây gạch chỉ m3 744.115 22 Xây đá hộc m3 433.727 23 Xếp khan đá hộc m3 259.724 24 Bê tông sỏi m3 416.778 25 Bê tông gạch vỡ m3 95.657 26 Lát gạch chỉ m2 83.338 27 Tháo rỡ, lắp đặt quạt điện Cái 58.432 28 Tháo rỡ, lắp đặt điều hoà Cái 160.373 29 Tháo rỡ, lắp đặt bình nƣớc nóng Cái 332.300 30 Tháo rỡ, lắp đặt đèn chùm Bộ 36.424 31 Tháo rỡ, lắp đặt bồn tắm Bộ 218.552 32 Tháo rỡ, lắp đặt chậu tiếu, chậu rửa Bộ 72.851 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77 Phụ lục số 06. Bảng đơn giá bồi thƣờng về cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản (theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 Chỉ tiêu, quy cách xác định Vải đƣờng kính thân 40cm trở lên Vải đƣờng kính thân 30 đến dƣới 40cm Vải đƣờng kính thân 15 đến dƣới 30cm Vải đƣờng kính thân 8 đến dƣới 15cm Vải đƣờng kính thân < 8cm Nhãn đƣờng kính thân 40cm trở lên Nhãn đƣờng kính thân 30 đến dƣới 40cm Nhãn đƣờng kính thân 15 đến dƣới 30cm Nhãn đƣờng kính thân 8 đến dƣới 15cm Nhãn đƣờng kính thân < 8cm Hồng đƣờng kính thân 25cm trở lên Hồng đƣờng kính thân 15 đến dƣới 25cm Hồng đƣờng kính thân 9 đến dƣới 15cm Hồng đƣờng kính thân < 9cm Mítđƣờng kính thân 40cm trở lên Mít đƣờng kính thân 30 đến dƣới 40cm Mít đƣờng kính thân 15 đến dƣới 30cm Mít đƣờng kính thân < 9cm Xoài đƣờng kính thân 25cm trở lên Xoài đƣờng kính thân 20 đến dƣới 25cm Xoài đƣờng kính thân 10 đến dƣới 20cm Xoài đƣờng kính thân < 10cm Các loại cam, quýt đƣờng kính tán 4m trở lên Các loại cam, quýt đƣờng kính tán từ 1-3m Các loại cam, quýt đƣờng kính tán dƣới1m Chè trồng bằng cành dƣới 1 năm Chè trồng bằng cành trên 1 năm Chè trồng bằng hạt dƣới 1 năm Chè trồng bằng hạt trên 1 năm Chè bắt đầu kinh doanh năng suất dƣới 5 tấn Chè bắt đầu kinh doanh năng suất 5-dƣới 10 tấn Chè bắt đầu kinh doanh năng suất 10-dƣới 15 tấn Chè bắt đầu kinh doanh năng suất 15 tấn trở lên Táo, mơ, mận, đào ,lê đk trên 20 cm Táo, mơ, mận, đào ,lê đk trên 10 - 20cm Táo, mơ, mận, đào ,lê đk từ 2 - 10cm Táo, mơ, mận, đào ,lê đk từ 1- 2cm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đơn vị tính Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây 100m2 100m2 100m2 100m2 100m2 100m2 100m2 100m2 Cây Cây Cây Cây Đơn giá 420.000 210.000 150.000 96.000 12.000 850.000 600.000 400.000 250.000 150.000 300.000 240.000 120.000 60.000 300.000 200.000 150.000 60.000 225.000 225.000 100.000 30.000 300.000 96.000 18.000 410.000 510.000 280.000 450.000 500.000 610.000 660.000 670.000 182.000 108.000 49.000 12.000 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 Na, Lựu đk trên 15 cm Na, Lựu đk trên 10 - 15cm Na, Lự đk thân từ trên 2 - 10cm Na, Lựu đk từ 1- 2cm Na, Lựu đk dƣới 1cm Bƣởi, Phật Thủ đk tán trên 5m Bƣởi, Phật Thủ đk tán trên 4-5m Bƣởi, Phật Thủ đk tán trên 2-4m Bƣởi, Phật Thủ đk tán trên 1-2m Bƣởi, Phật Thủ đk tán từ 0,5- 1m Bƣởi, Phật Thủ đk tán dƣới 0,5m Ổi đk thân trên 20 cm Ổi đk thân trên 10-20 cm Ổi đk thân trên 2-10 cm Ổi đk thân từ 1-2cm Ổi đk thân dƣới 1cm Chanh, quất các loại đk tán trên 3m Chanh, quất các loại đk tán trên 1-3m Chanh, quất các loại đk tán trên 0,5 -1m Chanh, quất các loại đk tán dƣới 0,5m Chám đen, trắng, sấu đk trên 30 cm Chám đen, trắng, sấu đk trên 20 -30 cm Chám đen, trắng, sấu đk trên 10-20cm Chám đen, trắng, sấu đk trên 2- 10 cm Chám đen, trắng, sấu đk dƣới 2 cm Khoai sọ Dứa ta đã có quả Dứa ta chƣa có quả Mía trồng từ 10 tháng trở lên Mía trồng dƣới 10 tháng Chuối đã có buồng Chuối chƣa có buồng, cao hơn 1m Chuối chƣa có buồng, cao dƣới 1m Sắn dây, củ mỡ, củ mài trồng 6 tháng trở lên Sắn dây, củ mỡ, củ mài trồng < 6 tháng Các loại rau an lá Các loại đậu, dƣa chuột Bầu, Bí mƣớp, su su đang thu hoạch Bầu, Bí mƣớp, su su chƣa thu hoạch Lạc, vừng các loại Khoai lang Mạ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây m2 m2 m2 m2 m2 Cây Cây Cây Khóm Khóm m2 m2 Khóm Khóm m2 m2 m2 144.000 96.000 36.000 12.000 6.000 144.000 104.000 60.000 36.000 12.000 6.000 96.000 62.000 36.000 12.000 6.000 84.000 48.000 12.000 6.000 500.000 400.000 300.000 160.000 30.000 6.000 4.000 1.500 360 1.800 18.000 12.000 3.600 60.000 24.000 4.800 6.000 14.500 12.000 1.600 600 12.000 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 Lúa nƣớc chƣa đến kỳ thu hoạch Ngô chƣa kỳ thu hoạch Đu đủ đã có quả đk từ 15 cm trở lên Đu đủ đã có quả đk từ 8- dƣới 15 cm Đu đủ đã có quả đk từ 2- dƣới 8 cm Đu đủ đã có quả đk từ 0,5- dƣới 2 cm Đu đủ đã có quả đk dƣới 0,5cm Sắn củ hỗ trợ thu hoạch Sắn củ chƣa đến kỳ thu hoạch Tre bát độ đã thu hoạch Tre bát độ chƣa thu hoạch Cỏ voi 61 ngày trở lên Cỏ voi từ 60 ngày trở xuống Gừng, riềng, nghệ, lá dong Các loại hoa Hồng mật độ 5-7 khóm/m2 Các loại hoa khác Vầu, diễn hóp, nứa nghộ từ 8cm trở lên Vầu, diễn hóp, nứa nghộ còn non Vầu, diễn hóp, nứa nghộ mới trồng Tre, mai, luồng từ 8cm trở lên Tre, mai, luồng còn non đã có lá Tre, mai, luồng mới trồng Cây lấy gỗ mới trồng dƣới 1 năm Cây lấy gỗ đk thân dƣới 5cm Cây lấy gỗ đk thân từ 5cm đến dƣới 10 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 10cm đến dƣới 20 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 20cm đến dƣới 30 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 30cm đến dƣới 40 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 40cm đến dƣới 50 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 50cm đến dƣới 60 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 60cm đến dƣới 70 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 70cm đến dƣới 100 cm Cây lấy gỗ đk thân từ 100cm trở lên Cá chƣa đến kỳ thu hoạch, mực nƣớc < 1m Cá chƣa đến kỳ thu hoạch, mực nƣớc từ 1- 1,5m Cá chƣa đến kỳ thu hoạch, mực nƣớc trên 1,5m Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên m2 m2 Cây Cây Cây Cây Cây m2 m2 Khóm Khóm m2 m2 m2 m2 m2 Cây Cây Bụi Cây Cây Bụi Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Cây Ha Ha Ha 3.000 2.100 48.000 84.000 18.000 9.600 1.200 120 1.000 15.000 30.000 800 1.200 720 7.000 4.000 1.200 6.400 15.000 2.400 6.400 15.000 1.200 3.500 5.600 12.600 24.800 40.500 63.300 91.200 117.100 178.700 227.500 9.000.000 12.600.000 18.000.000 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 80 Phụ lục số 07. Biểu điều tra về công tác tổ chức thực hiện GPMB của 2 dự án Nội dung điều tra 1 107 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 29 136 100 2 89 3 18 9 4 5 4 4 5 4 4 10 1 5 10 4 10 5 5 20 109 80,1 1 1 2 1 1 1 1 4 6 9 27 19,9 Có 4 103 10 5 7 5 5 5 5 5 10 3 5 10 8 10 5 5 29 132 97,1 5 4 2 2 4 2,9 Có Không 8 103 10 5 7 5 5 5 5 5 10 3 5 10 8 10 5 5 29 132 97 9 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 2 4 2,9 10 103 10 5 7 5 5 5 5 5 10 3 5 10 8 10 5 5 23 126 92,6 TB trên loa, đài 11 0 6 6 4,4 Có 12 96 10 5 6 5 5 5 5 5 10 1 5 10 4 10 5 5 29 125 91,9 Dễ hiểu 13 11 14 39 1 1 1 2 1 2 4 4 3 10 6 11 8,09 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 4 2 11 50 36,8 có thể hiểu đƣợc 15 57 10 4 6 5 4 3 4 3 6 1 2 4 1 1 3 18 75 55,1 Khó hiểu 16 0 0 PA có đƣợc HĐBT niêm yết công khai không và đánh giá Có 17 101 10 5 7 5 5 5 5 5 10 4 5 10 5 10 5 5 29 130 95,6 Không Chƣa đúng quy định Phát tài liệu trực tiếp Việc đọc tài liệu về BTGPMB và đánh giá 18 6 Rỏ ràng, rễ hiểu, đủ nội dung 19 36 5 1 5 6 4,4 4 8 1 9 5 4 21 57 41,9 Có thể hiểu đƣợc 20 65 10 5 7 5 5 5 5 5 5 4 1 2 4 1 1 8 73 53,7 Khó hiểu, thiếu 21 6 80 A B I Hộ gia đình 1 Xã Sơn Nam 2 Xã Tuân Lộ 3 Xã Phúc Ứng 4 TT Sơn Dƣơng 5 Xã Tú Thịnh 6 Xã Tân Trào 7 Xã Trung Yên 8 Xã Minh Thanh 9 Xã Đông Thọ 10 Xã Đồng Quý 11 Xã Văn Phú 12 Xã Hồng Lạc 13 Xã Hào Phú 14 Xã Tam Đa 15 Xã Phú Lƣơng 16 Xã Đại Phú II Cán bộ Cộng tổng = I+II Tỷ lệ % Đúng quy định Việc Thông báo chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ Không Tên xã Quy trình thực hiện GPMB Không STT Tổng số phiếu điều tra hộ gia đình, cán bộ Về thông báo chủ trƣơng thu hồi đất 1 5 6 4,4 81 Phụ lục số 08. Biểu tổng hợp số liệu điều tra về công tác bồi thƣờng GPMB của 2 dự án Nội dung điều tra B Hộ gia đình Xã Sơn Nam Xã Tuân Lộ Xã Phúc Ứng TT Sơn Dƣơng Xã Tú Thịnh Xã Tân Trào Xã Trung Yên Xã Minh Thanh Xã Đông Thọ Xã Đồng Quý Xã Văn Phú Xã Hồng Lạc Xã Hào Phú Xã Tam Đa Xã Phú Lƣơng Xã Đại Phú Cán bộ Cộng tổng = I + II Tỷ lệ % 1 107 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 29 136 100 2 3 24 2 1 4 5 5 2 4 1 14 38 27,9 5 80 8 5 7 4 1 8 5 7 5 1 5 10 3 5 10 6 10 5 4 15 98 72,1 5 10 1 5 10 5 10 4 4 16 96 70,6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 27 2 Cao Đầu tƣ vào SXKD Mua sắm đồ dùng Gửi tiết kiệm Học nghề XD nhà 7 0 12 38 13 2 14 38 15 6 16 23 9 1 5 3 5 5 5 5 5 4 5 5 4 4 1 1 5 3 1 1 1 27 19,9 13 13 9,6 38 35,5 2 1,9 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 4 3 8 4 6 2 4 1 38 35,5 6 5,6 1 1 2 1 2 1 1 2 3 1 23 21,5 Chậm chễ 4 83 Mục đích sử dụng tiền bồi thƣờng Không Thấp Thấp hơn Tƣơng đƣơng Cao Về giá bồi thƣờng tài sản, hoa màu Việc thắc mắc, khiếu nại trong thu hồi đất của các hộ gia đình và kết quả giải quyết vƣớng mắc của chính quyền, Hội đồng bồi thƣờng huyện Sớm so Đúng Có với thời quy gian định 18 19 20 21 22 52 55 0 46 6 9 1 9 5 5 7 7 5 5 4 1 4 5 5 5 5 5 5 10 2 3 2 5 10 4 6 4 10 1 4 1 5 52 48,6 55 51,4 0 0,0 46 88,5 6 11,5 81 A I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 II Tên xã Về giá bồi thƣờng đất Tƣơng đƣơng STT Tổng số phiếu điều tra hộ gia đình, cán bộ 82 Phụ lục số 09. Biểu tổng hợp điều tra về các chế độ hỗ trợ và bố trí tái định cƣ STT B Xã Sơn Nam Xã Tuân Lộ Xã Phúc Ứng TT Sơn Dƣơng Xã Tú Thịnh Xã Tân Trào Xã Trung Yên Xã Minh Thanh Xã Đông Thọ Xã Đồng Quý Xã Văn Phú Xã Hồng Lạc Xã Hào Phú Xã Tam Đa Xã Phú Lƣơng Xã Đại Phú 1 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 Nội dung điều tra Mức hỗ trợ, nguyện vọng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm Hỗ trợ bằng Hỗ trợ Phù Cao Thấp đất ở, bằng hợp đất tiền SXKD 2 3 4 5 6 10 10 5 5 7 7 5 5 4 1 5 2 3 5 5 5 2 3 5 10 10 2 3 3 2 5 5 10 10 4 6 5 5 10 10 5 5 5 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hỗ trợ đào tạo nghề Vị trí đất khu tái định cƣ so với nơi ở mới Về bố trí tái định cƣ Có Không Có Không Đã đƣợc giao Chƣa đƣợc giao Tốt hơn Nhƣ cũ Kém hơn 7 8 9 10 11 12 13 14 15 10 5 7 5 5 5 5 5 10 5 5 10 10 10 5 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 4 1 5 3 9 9 4 4 82 A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tên xã Tổng số phiếu điều tra hộ gia đình 83 Cộng tổng Tỷ lệ % 107 100,0 0 64 59,8 43 40,2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 7,5 99 92,5 0 107 100 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 12,1 9 8,4 13 12,1 0 0 13 12,1 0 84 Phụ lục số 10. Biểu tổng hợp số liệu điều tra về cơ sở hạ tầng và đời sống của nhân dân sau khi thu hồi đất STT Tên xã Tổng số phiếu điều tra hộ gia đình, cán bộ Tốt hơn trƣớc Không thay đổi Kém hơn Tốt hơn Không thay đổi Kém hơn 2 3 4 5 6 7 A B 1 I Hộ gia đình 107 Nội dung điều tra Hạ tầng địa phƣơng hiện nay 102 5 0 Đời sống hiện nay 50 56 1 Xã Sơn Nam 10 10 10 2 Xã Tuân Lộ 5 5 5 3 Xã Phúc Ứng 7 7 7 4 TT Sơn Dƣơng 5 5 5 5 Xã Tú Thịnh 5 5 5 6 Xã Tân Trào 5 5 5 7 Xã Trung Yên 5 5 5 8 Xã Minh Thanh 5 5 5 9 Xã Đông Thọ 10 10 10 Xã Đồng Quý 5 4 11 Xã Văn Phú 5 4 12 Xã Hồng Lạc 10 10 13 Xã Hào Phú 10 9 14 Xã Tam Đa 10 10 15 Xã Phú Lƣơng 5 3 16 Xã Đại Phú 5 II Cán bộ 9 1 1 4 1 1 5 1 10 1 6 3 1 10 2 3 2 5 3 2 29 29 29 Cộng tổng = I + II 136 131 5 0 79 56 1 Tỷ lệ % 100 96,3 3,7 0,0 58,1 41,2 0,7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH Họ tên chủ hộ:................................................................................................. Địa chỉ: thôn:.........................., xã (thị trấn):.................................................... NỘI DUNG ĐIỀU TRA Đề nghị ông bà cho biết : - Tổng số nhân khẩu : ………….. trong đó : + Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động : …………. + Số nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động : …….…… I. Về đất đai : Đề nghị ông (bà) cho biết các thông tin trong bảng sau: Diện tích sử dụng (trƣớc thu hồi) Trong đó Chỉ tiêu Tổng diện tích (m2) Đã đƣợc cấp giấy Chƣa đƣợc cấp giấy Đất thuê (đất công ích, đất khác) Diện tích đất bị thu hồi Trong đó Tổng diện tích (m2) Đã đƣợc cấp giấy Chƣa đƣợc cấp giấy Đất thuê (đất công ích, đất khác) Đất ở Đất vƣờn liền kề đất ở Đất sản xuất nông nghiệp Đất NTTS Tổng : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86 II. Về bồi thƣờng, hỗ trợ : 1. Về bồi thƣờng : 1.1. Giá đất : Theo ông bà, giá đất bồi thường hiện nay của tỉnh so với giá đất ổn định trên thị trường trong diều kiện bình thường tại địa phương ? Cao: . Tƣơng đƣơng: . Thấp 1.2. Giá bồi thường tài sản, hoa màu : Theo ông (bà) đơn giá bồi thường, hoa màu, tài sản do tỉnh quy định hiện nay so với thực tế ntn ? Thấp hơn: . Tƣơng đƣơng: . Cao hơn: 1.3Nguyện vọng của Ông (bà) muốn nhận bồi thường về đất bằng gì: + Bằng tiền + Bằng đất tƣơng ứng 1.4.Ông (bà) đánh giá thế nào về quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của Hội đồng BTGPMB ? Đúng quy định ; Chƣa đúng quy định 2. Về hỗ trợ: 2.1. Theo ông (bà) mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm hiện nay của tỉnh như thế nào? Cao: . Phù hợp: ; Thấp 2. 2. Nguyện vọng của Ông (bà) về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm : Hỗ trợ bằng đất ở, đất kinh doanh dịch vụ + Bằng tiền 2.3. Về hỗ trợ đào tạo nghề : - Ông (bà) có được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề không : Có Không 3. Về tái định cƣ: + Ông (bà) có thuộc trường hợp được bố trí tái định cư không ? Có Không + Nếu thuộc trường hợp được bố trí tái định cư, ông (bà) đã được giao đất chưa ? Đã đƣợc giao đất Chƣa đƣợc giao đất + Nếu đã được giao đất tái định cư thì ông bà đánh giá thế nào về vị trị khu đất tái định cư so với nơi ở cũ ? + Tốt hơn ; Nhƣ cũ ; Kém hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87 3. Về tổ chức thực hiện : 3.1. Ông (bà) có được Nhà nước thông báo thu hồi đất để làm gì không : + Có Không 3.2. Hội đồng bồi thường có thông báo chính sách bồi thường, hỗ trợ đến Ông (bà) không ? + Có + Không Nếu có thì bằng cách nào ? + Phát tài liệu trực tiếp + Thông báo trên các phƣơng tiện loa, đài + Tờ rơi 3.3. Ông (bà) có đọc các tài liệu về bồi thường giải phóng mặt bằng không ? Có Không 3.4. Nếu có thì ông bà đánh giá thế nào về các tài liệu BTGPMB mà ông bà được cung cấp ? Dễ hiểu ; Có thể hiểu đƣợc ; Khó hiểu 3.5. Các phương án bồi thường GPMB có được Hội đồng BTGPMB và chính quyền niêm yết công khai không ? Có Không 3.6. Ông (bà) đánh giá thế nào khi xem niêm yết công khai về phương án BTGPMB ? Rõ ràng, dễ hiểu, đủ nội dung ; Có thể hiểu đƣợc ; Khó hiểu, thiếu 3.7. Trong quá trình thu hồi đất, bồi thường GPMB ông (bà) có thắc mắc khiếu nại gì không? Có Không + Nếu có thì thắc mắc, khiếu nại nội dung gì ? Diện tích ; Nội dung bồi thƣờng đất ;Bồi thƣờng tài sản ; Hỗ trợ 3.8. Ông (bà) đánh giá thế nào về việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại của chính quyền và Hội đồng BTGPMB ? Sớm so với quy định ; Đúng thời gian ; Chậm trễ 3.9. Việc thực hiện chính sách của bồi thường hỗ trợ GPMB của Hội đồng BTGPMB và chính quyền: + Công khai, minh bạch + Chƣa công khai, minh bạch 3.10. Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ: Đầu tƣ vào SXKD: Mua sắm đồ dùng: Gửi tiết kiệm: Xây dựng nhà cửa: Học nghề: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88 3.11. Theo ông bà hạ tâng của địa phương hiện nay như thế nào ? + Tốt hơn trƣớc + Không thay đổi ; Kém hơn : 3.12. Đời sống của gia đình ông bà hiện nay như thế nào (tinh thần, vật chất) : + Tốt hơn + Không thay đổi + Kém hơn 3.13. Ông bà có kiến nghị gì với cơ quan Nhà nước để công tác bồi thường GPMB được tốt hơn ? …………………………………………………………………………………….… ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… .........................., ngày tháng ......... năm 2013 Chữ ký ngƣời trả lời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 89 PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ Họ tên : ....................................................................................................... Chức vụ : .................................................................................................... Cơ quan công tác : ..................................................................................... NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1. Ông (bà) có biết các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C huyện Sơn Dương không + Có + Không 2. Ông (bà) có được tham gia các cuộc họp về BTGPMB cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C không + Đầy đủ + Không đầy đủ + Không 3. Hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay? + Bằng tiền + Bằng đất tƣơng ứng + Tiền và đất 4. Theo ông bà, giá đất bồi thường hiện nay của tỉnh so với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình thường tại địa phương ? Cao: . Tƣơng đƣơng: . Thấp hơn 5. Giá bồi thường tài sản, hoa màu : Theo ông(bà) đơn giá bồi thường, hoa màu, tài sản do tỉnh quy định hiện nay so với thực tế ? Thấp hơn: . Tƣơng đƣơng: . Cao hơn: 6. Theo Ông (bà) hiện nay khi thu hồi đất nên bồi thường như thế nào? + Bằng tiền + Bằng đất tƣơng ứng 7. Ông (bà) đánh giá thế nào về việc bồi thường của Hội đồng BTGPMB ? Đúng quy định ; Chƣa đúng quy định 8. Ông (bà) có được Nhà nước thông báo thu hồi đất để làm gì không?: + Có Không 9. Hội đồng bồi thường có thông báo chính sách bồi thường, hỗ trợ đến Ông (bà) không ? + Có + Không Nếu có thì bằng cách nào ? + Phát tài liệu trực tiếp + T. báo trên các phƣơng tiện loa, đài + Tờ rơi 10. Ông (bà) có đọc các tài liệu về bồi thường giải phóng mặt bằng không ? Có Không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90 11. Nếu có thì ông bà đánh giá thế nào về các tài liệu BTGPMB mà ông bà được cung cấp ? + Dễ hiểu ; Có thể hiểu đƣợc ; Khó hiểu 12. Các phương án bồi thường GPMB có được Hội đồng BTGPMB và chính quyền niêm yết công khai không ? Có Không 13. Ông (bà) đánh giá thế nào về nội dung và hình thức của phương án BTGPMB ? Rõ ràng, dễ hiểu, đủ nội dung ; Có thể hiểu đƣợc ; Khó hiểu, thiếu 14. Theo ông bà hạ tầng của địa phương hiện nay như thế nào ? + Tốt hơn trƣớc + Không thay đổi ; Kém hơn : 15. Theo ông (bà) đời sống của người dân địa phương hiện nay như thế nào (tinh thần, vật chất) : + Tốt hơn trƣớc + Không thay đổi ; Kém hơn : 16. Những kiến nghị của ông bà về công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để công tác bồi thường GPMB được tốt hơn ? …………………………………………………………………………………….… ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… .........................ngày tháng năm 2013 Chữ ký ngƣời trả lời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [...]... - Đánh giá thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ hai dự án khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng; - Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh công tác bồi thƣờng, hỗ trợ. .. nghĩa của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 1.2.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất - Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc giúp đỡ, tạo điều kiện cho ngƣời có đất bị thu hồi ổn định đời sống sản xuất, vƣợt... thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến... [14] 1.3 Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của một số nƣớc, tổ chức quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) Đa số các dự án đƣợc tài trợ bởi vốn vay của ngân hàng Thế giới (WB) đều có những chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ do các dự án này đƣa ra Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của tổ chức... có hệ thống về các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện, góp phần hạn chế về khi u kiện, khi u nại và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời sử dụng đất khi bị Nhà nƣớc thu hồi đất để xây dựng các dự án, công trình trên địa bàn huyện Số hóa bởi Trung tâm... đó, tỉnh tỉnh Tuyên Quang và huyện Sơn Dƣơng cũng không nằm ngoài những vấn đề này Để nhìn nhận đầy đủ về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ở huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; đƣợc sự phân công của Khoa quản lý Tài nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Lƣơng Văn Hinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. .. tế và dự báo số 18/2013 Để chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đi vào cuộc sống [13]; - Nguyễn Đình Thắng (2011), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Luận án Thạc sĩ quản lý đất đai Trƣờng Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội [14]; 1.2 Khái niệm, cơ sở ra đời, mục đích ý nghĩa của. .. chức bàn giao đất đã bị thu hồi Bước 15: Cƣỡng chế thu hồi đất (nếu có) Bước 16: Quyết toán kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ 1.5.5 Tình hình thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương 1.5.5.1 Kết quả đạt được Từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2013, trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng đã thu hồi 147,95 ha đất của 6.406 hộ gia đình và 164 tổ chức để thực hiện. .. qua khó khăn khi bị Nhà nƣớc thu hồi đất Các khoản hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, thƣởng di chuyển đúng kế hoạch, hỗ trợ tiền thu nhà, hỗ trợ tái định cƣ đối với các trƣờng bị thu hồi đất ở và phải di chuyển đến nơi ở mới; hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với trƣờng hợp thu hồi đất nông nghiệp; hỗ trợ đất nông nghiệp... Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khi u nại về đất đai [8]; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ [9]; - Nghị định số ... HẠNH ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Quản lý đất đai Mã số: ... đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá việc thực sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ Nhà nƣớc thu hồi đất số dự án địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; từ đề xuất số giải pháp, kiến nghị cụ... trợ tái định cƣ số dự án địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; - Đề xuất số giải pháp nhằm hoàn thiện đẩy nhanh công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ Nhà nƣớc thu hồi đất 2.3 Yêu cầu Đánh