1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế

51 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 357 KB

Nội dung

Với tầm quantrọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt động này với cáchoạt động kinh doanh khác tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánhHuế, việc nghiên cứu đo lường và

Trang 1

và hạn chế rủi ro, vì chúng là hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại Một khi xảy ra rủi ro tín dụng khôngchỉ tổn thất về mặt tài chính mà còn tổn thất đến uy tín, giảm sút niềm tincủa công chúng đối với hệ thống ngân hàng, và sự phá sản của ngân hàng

có ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn hơn tất cả những sự phá sản của loại hìnhdoanh nghiệp khác Sự sụp đổ đó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, chínhtrị, xã hội… của một nước và trong nền kinh tế thị trường, hội nhập cạnhtranh khốc liệt thì rủi ro tín dụng càng dễ phát sinh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tương đối nhiều ngânhàng hoạt động và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn NHTMCP Sài GònCông Thương CN Huế chỉ mới ra đời cách đây không lâu, và để theo kịpdòng chảy với các ngân hàng khác gặp không ít khó khăn, và sự cạnh tranhnày không tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra Với tầm quantrọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt động này với cáchoạt động kinh doanh khác tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánhHuế, việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạnchế rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực chocông cuộc xây dựng phát triển bền vững của SGB chi nhánh Huế

Trang 2

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã chọn đề tài

“Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế” làm nội dung nghiên

cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích sau:

– Tổng hợp một hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạtđộng kinh doanh của NHTM

– Phân tích đánh giá rủi ro tín dụng NHTMCP Sài Gòn Công Thương

CN Huế giai đoạn 2007-2009 để có cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng tạiNH

– Đánh giá những mặt đạt được, hiệu quả, cũng như những hạn chế vềmặt rủi ro còn tồn tại của chi nhánh từ đó đề xuất những giải pháp nhằmphòng ngừa và hạn chế những rủi ro tín dụng giúp hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng có hiệu quả hơn

3 Đối tượng nghiên cứu

Là những rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng Sài Gòn CôngThương chi nhánh Huế

4 Phạm vi nghiên cứu

Với hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng của Saigonbank nóichung của cả nước và chi nhánh Huế nói riêng, với thời gian hạn chế nênchỉ có thể đi sâu nghiên cứu những rủi ro tín dụng của ngân hàng Sài GònCông Thương chi nhánh Huế và phân tích số liệu được lấy qua 3 năm từ

2007 đến 2009

5 Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp điều tra, thống kê: tập hợp thông tin từ các báo cáo vàtài liệu của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương CN Huế, thông tin trên các

Trang 3

website Sau khi có số liệu, sử dụng phương pháp thống kê để lập các bảngphân tích.

– Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu số liệu để nêu lên được mức

độ biến động theo thời gian, thể hiện thông qua các chỉ tiêu tương đối vàtuyệt đối, qua đó dự báo xu hướng phát triển và dự báo thống kê ngắn hạn

từ đó đưa ra nhận xét về những rủi ro của chi nhánh

Phương pháp phân tích: là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những rủi ro của đơn vị nhằm tìm ra nguyên nhân qua đó đề ra những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro

Trang 4

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 1 NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm về NHTM

Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế.Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vaitrò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế

Theo luật Mỹ : NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp mộtdanh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm

và dịch vụ thanh toán

Theo điều 10 luật số 02/1997/QH10 luật ngân hàng và tổ chức tíndụng Việt Nam : “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiệntoàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liênquan như nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cung cấp các dịch vụ thanhtoán”

kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan, tiết kiệm của dâncư , linh hoạt về lãi suất Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc với NHNN,nên chi phí tiền gửi của NHTM trả cho khách hàng cao hơn thực tế Ngoài

Trang 5

ra tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn thường rất nhạy cảm với biến độngcủa lãi suất và những yếu tố kinh tế khác như lạm phát.

Ngoài tiền gửi của khách hàng, NHTM còn huy động vốn từ nguồn đivay của NHNN hay của các NHTM khác và quốc tế Tuy nhiên tỷ trọng củanguồn vốn này thấp hơn nguồn tiền gửi

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định, đây là hoạt độngsống còn của ngân hàng, bởi phần lớn thu nhập được tạo ra của ngân hàng

là hoạt động tín dụng Để có thể chuyển quyền sử dụng vốn cho kháchhàng, ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng trước khi ra quyết định có nên chovay hay không, vì một quy trình tín dụng được xem là hoàn thành khi kháchhàng phải hoàn trả đủ cả vốn gốc là lãi vay Trong hoạt động tín dụng cũngđược phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại, vàviệc quyết định cho khách hàng vay tùy theo đối tượng, phương án sản xuấtkinh doanh, năng lực… mà lựa chọn phương thức cho vay phù hợp

1.1.2.3 Hoạt động trung gian

NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, tức chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi có nhucầu sử dụng Với chức năng này NHTM làm cầu nối giữa cá nhân và tổchức có thu nhập lớn hơn chi với những cá nhân và tổ chức tạm thời thâmhụt trong chi tiêu, hay thu nhập không bù đắp nổi nhu cầu chi tiêu nên họcần bổ sung vốn Ngoài trung gian tài chính, NHTM còn là trung gian thanhtoán Ngân hàng thay mặt khách hàng chi trả giá trị hàng hoá và dịch vụtrong và ngoài nước Để thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn

và tiết kiệm, ngân hàng dùng nhiều hình thức thanh toán không dung tiềnmặt như : séc chuyển tiền, uỷ nhiệm chi, bù trừ qua NHNN hoặc qua trungtâm thanh toán, nhờ thu v v bằng các biện pháp kỹ thuật như : thư, điệntín, hệ thống máy tính điện tử v v

Trang 6

1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.1 Khái niệm về rủi ro

Rủi ro có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng một cách khái quátnhất ta có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệthại cho một cộng việc cụ thể Rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọilĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn của con người

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liềnvới rủi ro Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả doanh lợi, nguy cơ phá sảncủa các ngân hàng Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ cácrủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Rủi ro trong kinhdoanh ngân hàng là một tất yếu, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân dẫn đếnrủi ro,và tìm cách phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất sự xuất hiện củarủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứ không thể gạt bỏ đượcchúng

1.2.2 Các loại rủi ro của NHTM

Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng

phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trảđầy đủ vốn và lãi

Rủi ro lãi suất : là những tổn thất tiềm tang mà ngân hàng phải gánh

chịu khi lãi suất thị trường có sự biến đổi

Rủi ro hối đoái : là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái

gây tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Rủi ro thanh khoản : Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người

gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức Khi gặpphải trường hợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấpvới giá rẻ hay vay từ NHTW

Rủi ro tồn đọng vốn : Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị đọng lớn

không cho vay và đầu tư được làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút

Trang 7

Rủi ro khác : Các loại rủi ro khác là rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia

gắn liền với các hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra cướp ngânhàng, nhầm lẫn trong thanh toán, hoả hoạn

1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.3.1 Khái niệm

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005:

“Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của

tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năngthực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”, với biểu hiện cụ thể là kháchhàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn cáckhoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, rủi ro tíndụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của ngân hàng Nếu khoản vaycủa ngân hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiềnkhỏi ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàngthương mại Khi rủi ro tín dụng phát sinh, ngân hàng thương mại khôngthực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoảntiền gửi đến hạn Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huyđộng vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với cácbạn hàng và các ngân hàng khác, buộc ngân hàng phải thu hẹp hoạt động,tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bùđắp sự giảm sút đó, uy tín của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khókhăn, khủng hoảng ngân hàng

1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Khi tiến hành cấp tín dụng các ngân hàng thương mại đều mong muốnkhoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận

Trang 8

dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của họ Nếu thấy có biểu hiện sử dụngvốn sai mục đích hoặc có sự khác thường có thể dẫn đến việc không hoàntrả được vốn vay của khách hàng, NHTM phải tìm biện pháp ngăn ngừa,can thiệp kịp thời Các biểu hiện thường gặp là:

– Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính hoặc không cung cấpđược những thông tin mà ngân hàng yêu cầu

– Sử dụng tín dụng sai mục đích ban đầu

– Số tiền gửi giảm sút

– Lưỡng lự chậm chễ khi dàn xếp những cuộc viếng thăm cơ sở sảnxuất kinh doanh của cán bộ ngân hàng, có sự suy giảm trong bầu không khítin cậy và hợp tác, có sự lạnh nhạt với ngân hàng ngay sau khi nhận đượcvốn vay

– Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ, gia hạn nợ, chậm chễtrong việc thanh toán lãi hàng kỳ, hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá

kỳ hạn, không được trả như cam kết

Các dấu hiệu trên là biểu hiện của những khó khăn về mặt tài chính từphía người đi vay, các dấu hiệu này xuất hiện là có khả năng khách hàngkhó hoàn trả các món vay Vì vậy, chúng là cơ sở để ngân hàng tìm hiểubiện pháp điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời, tránh những khoản nợ quá hạn

có thể gây rủi ro tín dụng

1.3.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện chorủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên Mở rộng tín dụng quá mức đồngnghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát củacán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũnglàm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng

 Trình độ cán bộ hạn chế, nhất là cán bộ tín dụng người trực tiếp nhận

hồ sơ khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng cũng như dự án vay

Trang 9

vốn Vì vậy nếu trình độ cán bộ tín dụng không cao, thẩm định không tốt,

có thể chấp nhận cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị kháchhàng lừa gạt

 Quy chế cho vay chưa chặt chẽ, quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đềukhiến cho NHTM gặp phải rủi ro tín dụng Việc đánh giá giá trị tài sản thếchấp, cầm cố cũng là vấn đề rất lớn, hiện nay đang là vấn đề nổi cộm trongquy chế tín dụng tại các NHTM

 Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa cácNHTM khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn.Hơn nữa, nhiều NHTM do quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhậnrủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn

 Ngoài ra, còn rất nhiều nhân tố khác thuộc về NHTM gây ra rủi rotín dụng như: chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong NHTM, cơ cấu

tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ

1.3.2.3 Nguyên nhân do khách hàng

 Đối với các doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinhdoanh còn đang ở trình độ thấp, hầu hết các doanh nghiệp này đều khôngnắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh Vì vậy, khi

dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề,dẫn đến rủi ro tín dụng

 Lợi dụng điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừađảo để được vay vốn Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờthế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ

 Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả

nợ trở nên bấp bênh Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích,việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện

 Việc trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đã uỷ quyền và bảo lãnhcũng là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho NHTM Một số công ty, tổngcông ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực

Trang 10

hiện vay vốn của NHTM để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng chovay chính Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷquyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay.

1.3.2.4 Nguyên nhân khác

 Do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, hoặc thay đổitheo hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì cũng khiến các khoản vay NHTMgặp khó khăn

 Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá,lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng

 Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cậptrong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ ngân hàng

 Ngoài ra, những rủi ro từ môi trường thiên nhiên như động đất, bãolụt, hạn hán, tác động xấu tới phương án đầu tư của khách hàng, làm chokhách hàng khó có nguồn trả nợ ngân hàng, từ đó cũng gây ra rủi ro tíndụng

1.3.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng

và đối với nền kinh tế

1.3.3.1 Ảnh hưởng rủi ro tín dụng đối với NHTM

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thunhập giảm Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn.Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán, ngân hàng không thể trangtrải các khoản nợ đối với khách hàng, dẫn đến mất lòng tin của dân chúng.Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi khách hàngvẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt của ngân hàng Nếurủi ro xảy ra mức độ quá lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp,vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất yếu sẽ dẫn tới phásản ngân hàng

Trang 11

1.3.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liênquan đến rất nhiều thành phần kinh tế Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngânhàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên

nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp và khách hàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng khôngthể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt Rủi roxảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăncho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối vớinền kinh tế và đời sống xã hội Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầucấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xãhội

1.3.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

 Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ

đã cơ cấu lại

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.

 Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn đã cơ cấu lại

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.

Trang 12

 Các khoản nợ quá hạn từ 180-360 ngày.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 – 180 ngàytheo thời hạn đã cơ cấu lại

Trang 13

1.3.5 Các nghiệp vụ phòng chống rủi ro tín dụng

1.3.5.1 Phân tích khách hàng

Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế và phòng chống rủi ro.Bởi đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của

họ Đánh giá khách hàng thường dựa vào các mặt sau:

– Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng

– Đánh giá tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầudoanh nghiệp

– Đánh giá tính khả thi của phương án xin vay

– Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng

– Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay

– Trình độ cán bộ tín dụng và khả năng kiểm tra, kiểm soát khách hàngtrong việc sử dụng vốn vay

1.3.5.2.Phân tán rủi ro

Trong cơ chế thị trường , ngân hàng thương mại không nên dồn vốnđầu tư vào một hoặc vài khách hàng, cho dù khách hàng đó kinh doanh cóhiệu quả, bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM Vì vậy cần phải phân tán đầu tư

Ở Việt Nam, căn cứ vào luật ở các tổ chức tín dụng từ 01/10/1998 quyđịnh: "Dư nợ một khách hàng không được vượt quá 15% vốn của ngânhàng" "Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự cóvới tài sản có, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độrủi ro"

Cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ là quá trình cho vay, bảolãnh của một nhóm ngân hàng thương mại làm đầu mối phối hợp với cácbên tài trợ để thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng

Trang 14

1.3.5.3 Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro Bảohiểu tín dụng có thể thực hiện dưới các loại như : Bảo hiểm hoạt động chovay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay

1.3.5.4 Trích lập dự phòng rủi ro

Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quantrọng để phòng chống rủi ro Khi các khoản cho vay bị rủi ro, thì khoảntrích lập dự phòng có thể bù đắp, nhờ đó ngân hàng không mất khả năngthanh toán và hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên hiệu quả hơn.Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan mang lại

Trang 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Lịch sử hình thành và phát triền của NHTMCP Sài Gòn công thương và NHTMCP Sài Gòn công thương chi nhánh Huế

2.1.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Sài Gòn công thương

Là Ngân Hàng thương Mại Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thànhlập trong hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày

16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh NgânHàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian họat động là 50năm

Sau khi thành lập, Ngân hàng không ngừng tăng vốn điều lệ của mình,tính đến hết năm 2009, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã tăngvốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 1.500 tỷ đồng

Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP SàiGòn Công Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lướihoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao

từ đồng vốn đầu tư ban đầu

Sau 21 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngânhàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lướihoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,SGCTNH còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng kháchhàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạtđộng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển cácngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghềtruyền thống tại các địa phương trong cả nước

Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NHThương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng

Trang 16

TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêmnhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các kháchhàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tớiphục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại vớichất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến … nhằm thựchiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnhhàng đầu trong hệ thống NHTMCP

2.1.2 Sự ra đời của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế

2.1.2.1 Tổng quan về sự ra đời

Theo xu hướng phát triển của thị trường và nhằm mở rộng mạng lướihoạt động, hướng tới phục vụ mọi đối tượng khách hàng được thuận lợihơn, sau một thời gian ngắn tích cực chuẩn bị mọi mặt, ngày 21 tháng 7năm 2006, SGB chi nhánh Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạtđộng, cũng từ thời điểm ấy, SGB chi nhánh Huế đã đảm đương nhữngnhiệm vụ mà SGB đã đặt ra, phục vụ khách hàng bằng những sản phẩmdịch vụ ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng côngnghệ ngân hàng tiên tiến

Tiếp tục khẳng định thương hiệu NHTMCP SGB, chi nhánh Huế mởrộng cho vay các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường tiếp thịmột số dự án đầu tư tại tỉnh, chú trọng cho vay cụm công nghịêp, tiểu thủcông nghiệp, làng nghề truyền thống, phát triển nông thôn theo chủ trươngphát triển kinh tế của tỉnh nhà

Sau gần 4 năm hoạt động tại địa bàn, hiện nay SGB chi nhánh Huếđược khách hàng biết đến như là nơi đáng tin cậy để thực hiện các giaodịch Chất lượng phục vụ ngày càng tăng, khách hàng đến giao dịch ngàycàng đông, bước đầu thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi đến với ngânhàng

Bên cạnh đó, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đưanhững sản phẩm của ngân hàng SGB đến người dân trên địa bàn Thừa

Trang 17

Thiên Huế, từ ngày 07/12/2009 Sài gòn Công thương Ngân hàng khaitrương hoạt động 02 Phòng giao dịch Bến Ngự và Phòng giao dịch ĐôngBa.

Các dịch vụ chủ yếu của 02 Phòng giao dịch : Huy động vốn Tiếpnhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác, cho vayngắn – trung – dài hạn, chiếc khấu thương phiếu – trái phiếu – giấy tờ cógiá Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Kinh doanh ngoại tệ -vàng – bạc Mua bán, chế tác, gia công vàng Dịch vụ cầm đồ Thực hiệnnghiệp vụ phát hành thẻ nội địa có thương hiệu SaigonBank card và, cácdịch vụ ngân hàng khác như gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thốngSaigonBank, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (homebanking, phone banking, internet banking, và mobile banking)

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh

Chức năng

SGB chi nhánh Huế là một chi nhánh của SGB có chức năng:

– Nghiên cứu nắm bắt tình hình cạnh tranh về nguồn vốn để kịp thờiđiều chỉnh lãi suất, tăng cường các hình thức khuyến mại phù hợp Triểnkhai lực lượng tiếp cận tất cả các đối tượng khách hàng, duy trì được cáckhách hàng truyền thống chú trọng những khách hàng tiềm năng, đẩy mạnhcông tác huy động vốn, tập trung tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh tế làkhâu đột phá Mặt khác chi nhánh quan tâm đến huấn luyện nhân viên, nêucao tinh thần trách nhiệm, xây dựng phong cách riêng của SGB, chăm sóc

và phục vụ khách hàng hết lòng Những tiêu chí thu hút khách hàng đangcần gì và yêu cầu gì để từng bước đáp ứng nhu cầu thu hút khách hàng.– Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với

cá nhân, đơn bị tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn

– Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷquyền của tổng giám đốc ngân hàng SGB

– Thực hiện các chức năng khác do giám đốc SGB giao phó

Trang 18

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy được tổ chức gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến chức năng,đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý theo sơ đồ 1

2.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc:

– BGĐ chi nhánh có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của chi nhánh,chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt độngcủa chi nhánh

– Luôn xác định nhiệm vụ và vai trò của cơ quan để vạch ra nhữngmục tiêu chiến lược trong kinh doanh, tạo lợi nhuận

– Tổ chức điều hành hoạt động trong chi nhánh, thực hiện tốt chươngtrình mục tiêu đã đề ra

– Làm ổn định các xung đột nội bộ

Phó giám đốc :

– Chịu trách nhiệm phụ trách, quản lý phòng kế toán ngân quỹ, kíduyệt thu chi tài chính, quản lý kho tiền và tổ chức điều chuyển, vận chuyểntiền và quản lý tài sản cơ quan

– Điều hành trong việc cho vay, thu nợ, thu lãi,… đồng thời cũng cóvai trò điều hành cả ngân hàng cấp dưới về lĩnh vực tín dụng, kí duyệt chovay theo uỷ quyền

Trang 19

(Nguồn: Phòng tín dụng NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NHTMCP Sài Gòn

Công Thương CN Huế

TRƯỞNGPHÒNG

Trang 20

Phòng kế toán:

– Tiếp nhận và rà soát lại mọi chứng từ từ phòng giao dịch ngân quỹ

và các bộ phận khác đưa đến, kiểm soát hạch toán, xử lý số liệu trên máy vitính, thực hiện cân đối tài khoản theo chế độ kế toán quy định

– Quản lý và lưu trữ các chứng từ sổ sách, bảo mật số liệu lưu trữ antoàn, phối hợp cùng phòng hành chính xem xét các nhu cầu chi mua trangthiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh

– Hạch toán theo dõi thu chi nội bộ tài sản cố định, vốn bằng tiền.– Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định củaSGB, chế độ kế toán VN và của NHNN Việt Nam

– Lập hồ sơ và hợp đồng vay

– Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốnvay, tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng

– Đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời

– Thanh lý tài sản thế chấp khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ,thanh lý hợp đồng khi khách hàng trả nợ xong

Phòng giao dịch :

– Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản

– Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ có liên quan đến tài khoản tiềngửi, tài khoản tiết kiệm, tài khoản cho vay và các tài khoản dùng trong giaodịch với khách hàng

– Giải ngân và thu hồi nợ các loại của khách hàng

– Bảo quản kho quỹ tuyệt đối an toàn theo chế độ quản lý của kho quỹ.– Cất giữ hộ tiền và các tài sản quý, chứng từ có giá trị, hồ sơ thế chấp,cầm cố của khách hàng

Phòng hành chính:

– Quản lý, mua sắm mọi thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc hoạtđộng của chi nhánh

Trang 21

– Phối hợp với SGB hội sở để thực hiện công tác tổ chức, quản lý vàphát triển nguồn nhân lực.

– Thực hiện công tác văn thư, hành chính, lễ tân

– Chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương, tổ chức lao động, phươngtiện vẩn chuyển an toàn, bảo vệ cơ quan, kho quỹ

– Lưu trữ bảo quản các loại văn bản, giấy tờ

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

2.2.1 Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh

Để đánh giá tổng kết về tình hình hoạt động kinh doanh của mìnhthông qua nhiều chỉ tiêu, nhưng thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh

để đánh giá là điều không thể thiếu của mọi lĩnh vực hoạt động Trong hoạtđộng ngân hàng cũng vậy, dựa vào kết quả kinh doanh của ngân hàng vàocuối năm để đánh giá tổng thể hoạt động của ngân hàng Đối vớiSaigonbank, nhờ kinh nghiệm làm việc cùng với sự nỗ lực làm việc của tậpthể nhân viên ngân hàng đến nay chi nhánh đã đạt được một số thành tựuđáng khích lệ được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây

Nhìn vào số liệu bảng 2.1 ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừngtăng qua 3 năm: tổng thu nhập của chi nhánh năm 2007 là 15.989 triệuđồng; năm 2008 là 24.340 triệu đồng, tăng 8.351 triệu đồng (tức 52,23 %)

so với năm 2007; năm 2009 là 25.553 triệu đồng, tăng 1.313 triệu đồng(tương đương 4,98 %) so với năm 2008

Trong cơ cấu nguồn thu nhập của chi nhánh thì thu từ lãi cho vay vàtiền gửi vẫn là khoản thu quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các thờikỳ: năm 2007 là 12.324 triệu đồng, chiếm 77 % trong tổng thu nhập; năm

2008 là 20.583 triệu đồng, chiếm 84,56 % trong tổng thu nhập; năm 2009 là21.168 triệu đồng, chiếm 82,84 % trong tổng thu nhập Có thể thấy rằngnguồn thu này luôn có sự tăng lên qua các năm điều này hoàn toàn phù hợpvới sự tăng lên về doanh số cho vay của chi nhánh Qua đây cũng chứng tỏcho vay là hoạt động chủ yếu đem lại thu nhập cho chi nhánh

Trang 22

Thu từ hoạt động khác như: dịch vụ bảo lãnh, cho thuê tủ két, bảoquản tài sản chiếm một tỷ lệ không lớn lắm nhưng có sự chuyển biến theohướng tích cực qua các năm: năm 2007 đạt 3.200 triệu đồng, thì năm 2008khoản thu này tăng 54 triệu đồng, tương đương tăng 1,69 %, đạt mức 3.254triệu đồng; năm 2009 tăng 596 triệu đồng, tương đương tăng 18,32 %, nângnguồn thu này đạt 3.850 triệu đồng Khoản thu này có sự biến chuyển nhưvậy là một dấu hiệu khả quan phù hợp với xu hướng hiện đại hoá của ngànhngân hàng đó là nâng dần tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ khác.

Các khoản thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (DVTT và NQ), thu

từ kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu nhậpcủa chi nhánh bởi vì đây không phải là thế mạnh của chi nhánh

Bên cạnh sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng không ngừng tăngqua các năm : năm 2007 tổng chi phí là 15.711 triệu đồng; năm 2008 tổngchi phí là 23.818 triệu đồng, tăng 51,6 % so với năm 2007; năm 2009 tổngchi phí là 24.764 triệu đồng, tăng 3,97 % so với năm 2008

Khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng qua các thời

kỳ là khoản chi trả lãi (chi trả lãi tiền gửi và tiền vay): năm 2007 là 9.126triệu đồng (chiếm 58,08% trong tổng chi phí); năm 2008 là 14.611 triệuđồng (chiếm 61.34 % trong tổng chi phí); năm 2009 là 14.974 triệu đồng(chiếm 60,5% trong tổng chi phí), trong đó nguồn chi trả lãi tiền gửi chiếmhơn 80% trong tổng khoản chi trả lãi tiền gửi và tiền vay tương đương với

sự tăng lên của khoản tiền gửi mà chi nhánh huy động được qua các năm,điều đó cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chiếm tỉ trọng lớn quatiền gửi, nguồn huy động bằng vay vốn chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ

Trang 23

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP SGCT CN Huế qua các năm 2007-2009

(nguồn : phòng tín dụng NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)

Trang 24

Biểu đồ 1: Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm

2007-2009

Các khoản chi hoạt động khác bao gồm: chi xuất bản tài liệu tuyêntruyền, quảng cáo, chi phí phát hành giấy tờ có giá, chi hoạt động đoàn thể,chi bảo dưỡng và sữa chữa tài sản, chi đào tạo, huấn luyện nghiệpvụ chiểm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí Nguồn chi này tăng lên

về mặt giá trị qua các thời kỳ

Khoản chi về lương và phụ cấp luôn tăng dần theo từng năm,cụ thể là:Năm 2007 chi cho khoản này là 993 triệu đồng; năm 2008 là 1.348 triệuđồng tăng 355 triệu đồng (tương đương tăng 35,75% ) so với năm 2007;năm 2009 là 1.572 triệu đồng tăng 224 triệu đồng (tương đương tăng16,62% ), cùng với sự tăng lên của hệ số lương Điều này cho thấy chínhsách đãi ngộ của ngân hàng đối với nhân viên rất tốt Bên cạnh đó, việc tăng

số lượng nhân viên để mở rộng thêm 2 phòng giao dịch chính là lý do khiếnchi phí lương và phụ cấp tăng lên đáng kể

Khoản chi về DVTT và NQ chiếm tỷ trọng không lớn nhưng tăng lên

về mặt giá trị qua các năm

Nhờ chính sách mở rộng tín dụng đem lại nguồn thu về lãi cho vaykhá lớn và không ngừng tăng qua các năm mà lợi nhuận đem về cho chinhánh vì thế cũng có xu hướng tăng theo Trong năm 2007 lợi nhuận của

Trang 25

chi nhánh là 278 triệu đồng; sang cuối năm 2008 lợi nhuận của chi nhánh là

522 triệu đồng, tăng 87,76% so với năm 2007 và bước sang cuối năm 2009,lợi nhuận của chi nhánh đạt 789 triệu đồng, tăng 51,12% so với năm 2008.Đây quả là một dấu hiệu đáng mừng đối với những gì mà chi nhánh đã cốgắng phấn đấu

NH được thể hiện qua bảng số liệu 2.2

Nhờ thực hiện có hiệu quả các hình thức huy động mà nguồn vốn huyđộng của Saigonbank chi nhánh Huế đã liên tục tăng đưa vốn huy động từ130.521 triệu đồng năm 2007 lên 145.702 triệu đồng trong năm 2008 vớimức tăng tương ứng là 11,63% và tăng lên 185.235 triệu đồng trong năm

2009 với mức tăng tương ứng là 27,13% Sở dĩ vốn huy động đạt đượcthành tích như trên là huy động được qua các kênh huy động như:

– Tiền gửi tiết kiệm dân cư, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nguồn vốnhuy động, liên tục tăng và ổn định qua các năm: năm 2007 đạt 79.658 triệuđồng đạt 61,0% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2008 tăng thêm8.031 triệu đồng tương ứng 10,1% so với năm 2007 đưa nguồn vốn huyđộng trong năm này lên đến 87.689 triệu đồng Nhưng đến năm 2009,nguồn vốn huy động trong kênh tiết kiệm dân cư đã tăng vượt bật, tăng52.609 triệu đồng tương ứng với 60% so với năm 2008 đưa nguồn vốn huyđộng được trong kênh này đạt 140.298 triệu đồng Nguyên nhân là do với

Ngày đăng: 20/11/2015, 23:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w