Tình hình nợ xấu của chi nhánh

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế (Trang 37 - 38)

Các khoản nợ quá hạn của chi nhánh được chi nhánh phân theo các khoản nợ theo nhóm 2 đến nhóm 5 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, còn các khoản nợ xấu được phân theo nhóm 3 đến nhóm 5. Các khoản nợ xấu của chi nhánh là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ. Khi khách hàng nào nằm trong nhóm nợ này điều được chi nhánh theo dõi trên tài khoản riêng về nghĩa vụ hoàn trả của khách hàng, nhằm theo dõi lịch sử vay nợ qua đó phân tích thẩm định được chính xác khi khách hàng đến vay vốn trong lần vay tiếp theo, để ra quyết định tín dụng phù hợp.

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế qua 3 năm 2007-2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009

Tổng dư nợ tr.đ 135.571 150.876 193.721

Nợ xấu tr.đ 0 0 132,5

Tỉ lệ nợ xấu % 0 0 0,068%

(Nguồn : Phòng tín dụng NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)

Qua bảng số liệu 2.8, tuy qua 2 năm 2007 và 2008, nợ quá hạn tăng từ 185 triệu đồng trong năm 2007 lên đến 263 triệu đồng trong năm 2008 nợ xấu của chi nhánh là không có, nguyên nhân là do mới thành lập trong thời gian ngắn, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực lựa chọn đối tượng khách hàng, đồng thời khách hàng tìm đến chi nhánh là những khách hàng là những đối tượng khách hàng tiềm năng, cũng giữ uy tín của mình trong lịch sử vay nợ, khách hàng đã không ngừng nổ lực nhằm hoàn trả vốn vay của ngân hàng trong thời hạn nợ, dù quá hạn cũng không để chuyển sang nợ xấu. Tuy nhiên trong năm 2009, tình hình nợ xấu của ngân hàng đã diễn biến tiêu cực, tăng lên từ 0 đến 132,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến động của khủng hoảng tài chính, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khi khoản nợ cũ phát sinh chưa trả nợ, nên không được vay thêm khoản mới để tiếp tục đầu tư, làm cho sản xuất không thể tiếp tục, nên không có nguồn vốn nào bù đắp để trả nợ cho ngân hàng,dẫn đến rủi ro cho chi nhánh. Bên cạnh đó, một phần do khách hàng vay vốn sử dụng vốn sai mục đích nên không có kế hoạch khả thi nhằm hoàn vốn để trả nợ, và một số ít còn lại bị đình trệ sản xuất do thiếu hụt vốn vì nguyên nhân bất khả kháng bởi bão lũ xảy ra làm phá huỷ cơ sở sản xuất kinh doanh là nguyên nhân xuất hiện các khoản nợ xấu như trên.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w