Các nghiệp vụ phòng chống rủi ro tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế (Trang 38 - 40)

2.3.5.1. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh

Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro. Khi các khoản cho vay bị rủi ro, thì khoản trích lập

dự phòng có thể bù đắp, nhờ đó ngân hàng không mất khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên hiệu quả hơn.

Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế qua 3 năm 2007-2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1.Tổng dư nợ tr.đ 135.571 150.876 193.721 2.Nợ quá hạn tr.đ 185 263 143 3.Nợ xấu tr.đ 0 0 132,5 4.Trích lập dự phòng rủi ro tr.đ 1016 1131 1452 5.Tỉ lệ trích lập dự phòng % 0,75 0,75 0,75

(Nguồn: Phòng tín dụng NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)

Với sự đánh giá các khoản cho vay của mình để đưa ra mức trích lập dự phòng rủi ro phù hợp, chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro chung cho các khoản cho vay bằng với khoảng quy định trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu của nhà nước là 0,75% trên tổng dư nợ tăng thêm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005, bên cạnh đó chi nhánh cũng đã đề ra trích lập dự phòng tối đa khi thấy khoản tín dụng nào có nhiều rủi ro bằng với dư nợ của khoản vay đó. Qua phân tích cho thấy, khoảng trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh đủ để trang trải các khoản rủi ro trên, do đó nó không làm chi nhánh mất đi khả năng thanh khoản khi các khoản nợ quá hạn và nợ xấu không thu hồi được nợ, đồng thời để đề phòng phát sinh thêm các khoản nợ quá hạn hay nợ xấu mới, chi nhánh có thêm khoản trích lập dự phòng khác là 0,75% tổng dư nợ tăng thêm trong 1 quý nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể xảy ra nhằm ổn định tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời kì khủng hoảng, tăng hiệu quả hoạt động cao hơn. Nhưng việc trích lập dự phòng của chi nhánh tương đối cao so với rủi ro tín dụng mà chi nhánh đang gặp phải, phần nào làm chiếm dụng vốn, gây mất hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.3.5.2. Các nghiệp vụ phòng chống rủi ro khác

Ngoài trích lập dự phòng rủi ro, cách để phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất của ngân hàng là việc phân tích đánh giá khách hàng. Đa số khách hàng của chi nhánh là những khách hàng quen thuộc, có trình độ chuyên môn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là những khách hàng uy tín. Điều đó cho thấy hoạt động thẩm định của ngân hàng khá kĩ lưỡng, đồng thời việc mở rộng khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ có hiệu quả và việc giữ chân khách hàng uy tín cũng là một cách để phòng ngừa rủi ro của ngân hàng nhằm duy trì và gia tăng tổng dư nợ, đạt được chỉ tiêu đề ra mà rủi ro tín dụng được hạn chế đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, mục tiêu trong năm này của chi nhánh được mở rộng với nhiều đối tượng khách hàng hơn nhằm phân tán những rủi ro xảy ra, chứ không đầu tư vào những khoản vay với mức vay lớn cho dù khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả để làm tăng khả năng hoạt động tốt, linh hoạt cho dù một số khách hàng khó khăn về mặt tài chính ngân hàng vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w