1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH vĩnh hà

66 609 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 482,5 KB

Nội dung

Phòng kỹ thuật Có nhiệm vụ theo dõi giám sát công tác kỹ thuật, thường xuyên cải tiến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động và c

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VĨNH HÀ 5

I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vĩnh Hà 5

II Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 7

1.Lĩnh vực sản xuất của Công ty 7

2 Tổ chức bộ máy quản lý 8

3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009 -2011 11

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 12

I.Những vấn đề chung về hạch toán kế toán 12

1.Hình thức kế toán mà đơn vị vận dụng 12

2.Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị 14

3 Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị 15

II.Kế toán tài chính trong doanh nghiệp 16

1.Hạch toán kế toán Tài sản cố định 16

1.1.Đặc điểm và nhiệm vụ của TSCĐ 16

1.2.Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định 16

1.2.2.Hệ thống tài khoản kế toán 18

1.2.3.Hạch toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ 18

1.2.4 Phân loại TSCĐ 21

1.2.5.Kế toán tăng, giảm TSCĐ 22

2.Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 28

2.1 Đặc điểm và nhiệm vụ của hạch toán NVL và CCDC tại Công Ty TNHH Vĩnh Hà 28

2.2.Đánh giá nguyên vật liệu ở công ty : 30

2.3.Thủ tục nhập kho NVL 32

2.4 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu 32

2.5 Kế toán chi tiết NVL ở Cty TNHH Vĩnh Hà 33

2.6.Kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL tại Cty TNHH Vĩnh Hà 34

3 Hạch toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương 37

3.1 Ý nghĩa của tiền lương 37

3.2 Nguồn nhân lực trong công ty 37

3.3 Các hình thức trả lương trong công ty 38

3.4 Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, KPCĐ 39

4 Hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm 46

4.1 Khái niệm chi phí 46

4.2.Khái niệm và giá thành 46

4.3 Đối tượng tập hợp chi chí và đối tượng tính giá thành 46

4.4 Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng 46

Trang 2

4.5 Quy trình kế toán tập hợp chi phí SX 47

4.6 Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Cty TNHH Vĩnh Hà 55

5 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền trong công ty TNHH Vĩnh Hà 57

6 Báo cáo tài chính 60

6.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của BCTC 60

6.2 Trách nhiệm, thời hạn và gửi báo cáo TC 61

6.3 Cách lập các báo cáo tài chính 61

6.4 Thuyết minh báo cáo tài chính : 61

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 62

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 64

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 65

Trang 3

Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Vĩnh Hà, cảm ơn giám đốc Công ty Nguyễn Hữu Thi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho báo cáo.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp này

Trong quá trình nghiên cứu, dù đã có nhiều cố gắng nhưng báo cáo thực tậpkhông thể tránh khỏi nhưng thiếu sót , hạn chế Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Trang

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý kinh tế Mỗi nhà đầu tư hay cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác kế toán để biết được tình hình kinh doanh

Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Công tác quản lý kinh tế đang đứng trướcyêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức tạp

Là một công cụ xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác

kế toán cũng phải trải qua nhiều cải biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việc thực hiên tốt hay không đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quảcủa công tác quản lý

Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành 1 hệ thống quản lý có hiệu quả Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh

Qua quá trình học tập môn kế toán doanh nghiệp sản xuất và tìm hiểu thực tếtại Công ty TNHH Vĩnh Hà, đồng thời được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như các cô chú kế toán của Công ty TNHH Vĩnh Hà Em đã hoàn thành báo cáo

“ Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Vĩnh Hà”

Báo cáo gồm 3 phần:

Phần I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Vĩnh Hà

Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty

Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán của công ty.

Do thời gian thực tập còn ít và khả năng bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

Trang 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VĨNH HÀ

I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vĩnh Hà

Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hà Công ty được thànhlập vào ngày 8/3/2001, có tên giao dịch là VINHHA COMPANY LIMITED, tênviết tắt là VINHHACO.LTD

Địa chỉ : Tổ 6 – phường Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội Nhà máy sản xuất đặt tại cụm công nghiệp Trường An – An Khánh – Hoài Đức – Hà NộiĐiện thoại : 0433651803 Fax : 0433650555

Số đăng ký kinh doanh : 0102002005 ngày cấp là ngày 8/3/2001 thay đổi lần cuối ngày 24/2/2005 với vốn điều lệ 2 tỷ đồng Tổng số nhân viên là 100 người, trong đó nhân viên quản lý là 17 người

Công ty TNHH sản xuất thức ăn gia súc Vĩnh Hà là một công ty thuộc loại hình công ty có quy mô vừa, với 100% vốn nội địa được hoạt động kinh doanh lâu dài Qua gần 10 năm công ty hoạt động Công ty đã chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng Công ty đã tổ chức mạng lưới bán hàng rộng khắp miền Bắc và miền Trung

Công ty TNHH Vĩnh Hà đạt sản lượng bình quân là 145 nghìn tấn/ năm là

do việc ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chế biến thức ăn chăn nuôi là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi Trong khuôn khổ đề tài KC03.03 thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về tự động hóa

mã số KC03 giai đoạn 2001-2005, Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau

tu hoạch đã nghiên cứu thiết kế thành công hệ thống tự động điều khiển dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc với những kết quả đáng khích lệ, có khả năng ứng dụng lớn

Trang 6

Chăn nuôi là một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp Sản phẩm chăn nuôi không chỉ phục vụ trực tiếp nhu cầu hàng ngày của con người về thịt, trứng, sữa, mà còn có thể xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn Mấy năm gần đây mặc dù đạt mức tăng trưởng bình quân trên 8%/năm nhưng hiện giá trị của ngành chăn nuôi nước ta mới chiếm 21-22% trong tổng sản xuất nông nghiệp Trong chăn nuôi, thức ăn đóng vai trò rất quan trọng, chi phí cho thức ăn chiếm tới 65-75% giá thành của sản phẩm Theo các chuyên gia, nếu dùng thức ăn chuyên nghiệp có thể tiết kiệm tới 40-48% chi phí thức ăn cần thiết để có được 1kg sản phẩm thức ăn Tuy nhiên, hiện nay sản lượng sản xuất thức ăn công nghiệp của ta mới đạt 3.5 đến 3.8 triệu tấn/ năm (khoảng 30% tổng nhu cầu) và giá thành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực là 15-20%.

Để nâng cao và ổn định chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi có nhiều giải pháp, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến công nghệ tự động hóa Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tự động hóa trong các dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc ở các nước công nghiệp phát triển đã đạt tới trình độ cao và ngày càng hoàn thiện Tất cả các công đoạn, các khâu dây

chuyền sản xuất đều được điều khiển tự động Hoạt động của các nhà máy cũng được quản lý tại trung tâm điều khiển Đối với nước ta, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc điều khiển tự động chủ yếu nhập từ nước ngoài Việc nghiên cứuứng dụng công nghệ tự động hóa trong các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc mới chỉ bắt đầu từ mấy năm nay Công ty TNHH Vĩnh Hà đã nhập 1 hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa nhằm tăng năng suất Thực tế đã đạt được 1 kếtquả khả quan

- Thiết bị làm việc chính xác và ổn định đảm bảo năng suất của hệ thống

- Hệ thống cân định lượng tự động nguyên liệu, phụ gia, khoáng, vi lượng cho 1 mẻ chế biến ( cân cộng dồn) làm việc tương đối ổn định và đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất về năng suất và độ chính xác, sai số khi

Trang 7

Nguyên liệu thô Nghiền thô Nghiền tinh Phối trộn

- Thiết bị định lượng, phun dầu tự động vào máy trộn làm việc ổn định, đạt

độ chính xác cao và phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty

II Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

1.Lĩnh vực sản xuất của Công ty

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi(ngành nghề chính)

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

- Buôn bán nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho ngành nông nghiệp

- Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng

- Sản xuất và buôn bán phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp

- Sản xuất và buôn bán thức ăn thủy cầm, vật tư, thiết bị nuôi trồng thủy sản

- Sản xuất và buôn bán máy móc phục vụ ngành nông nghiệp

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

Sản phẩm của Công ty rất đa dạng, nhưng chúng cũng có đặc thù chungnên được phân thành các nhóm sản phẩm và được sản xuất trên cùng một dâychuyền công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty theo kiểu giản đơn,chế biến liên tục, khép kín và sản xuất với mẻ lớn

*Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát được mô tả như sau:

Trang 8

*Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất:

- Máy tạo viên

- Máy nghiền tinh

Là người có quyền hạn cao nhất, có quyền quyết định việc điều hành

hoạt động ở công ty nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước Giám đốc đồng thời cũng

là người chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan pháp luật của Nhà nước về các hoạt sản xuất kinh doanh của công ty

Các phòng ban của công ty có chức năng nhiệm vụ như sau:

+ Chấp hành và kiểm tra các chi tiêu kế hoạch, chế độ, chính sách của nhà nước, các nội quy của công ty và các chỉ thị mệnh lệnh của giám đốc

+ Phục vụ đắc lực cho việc sản xuất kinh doanh của công ty theo chức năng của mình

Trang 10

+ Đề xuất với giám đốc những chủ trương, biện pháp giải quyết khó khăn gặp phai trong quá trình sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản

lý của công ty

Chức năng cụ thể của từng phòng.

Phòng kinh doanh

Được chia thành hai bộ phận:

Bộ phận vật tư: Có nhiệm vụ đi tìm hiểu nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Bộ phận vật tư gồm có bộ phận mua nguyên liệu và bộ phận thủ kho

Bộ phận thị trường: Là bộ phận chủ lực của Công ty có nhiệm vụ tìmkiếm thị trường để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm đồng thời là bộ phận trực tiếp

tổ chức mạng lưới tiêt thụ, phân phối sản phẩm

Phòng kỹ thuật

Có nhiệm vụ theo dõi giám sát công tác kỹ thuật, thường xuyên cải tiến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Phòng kế toán

Có chức năng quản lý về mặt tài chính giúp giám đốc thực hiện công tác có tính chất như tính toán, quản lý vật tư tài sản, lập báo cáo tài chính và tham mưu cho giám đốc về các hoạt sản xuất kinh doanh của Công ty

Chức năng của từng người trong phòng kế toán

Kế toán trưởng:

Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước giám đốc, trực tiếp thực hiện các phần hành kế toán: Như kế toán tiền lương, chi phí và giá thành, kế toán các hoạt động đấu tư tài chính, kế toán nguồn vốn, kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính và các báo cáo phục vụ yêu cầu quản trụ doanh nghiệp

Kế toán vật tư, tài sản cố định và kế toán thuế:

Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các công việc liên quan đến vật

tư, tai sản cố định và lập báo cáo thuế

Kế toán bán hàng, công nợ và vốn bằng tiền:

Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về kế toán vốn bằng tiền, phải thu, phải trả

Trang 11

Thủ quỹ:

Quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty, theo dõi tình hình xuất nhập, tồn quỹ, kiểm kê quỹ và lập báo cáo nhập, xuất và tồn quỹ tiền

3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009 -2011

Năm 2009 tổng doanh thu của Công ty là 65.850 triệu đồng, năm 2010 là 98.650 triệu đồng, tăng 49,81% Năm 2011 tổng doanh thu đạt 153.300 triệu đồng, tăng 55,4% so với năm 2010 Do có sự sát sao trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất và quản lý tốt các khoản chi phí sản xuất nên cùng với việc tổng doanh thu tăng dần qua 3 năm thì lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên khá cao Năm 2009 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 848 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 1437 triệu đồng tương đương tăng 69,43%, năm 2011 là 2216 triệu đồng tăng 54,35% so với năm 2010

Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Công ty TNHH Vĩnh Hà

đã góp một lượng thuế lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần ổn định xã hội và đưa đất nước đi lên Thực tế cho thấy năm 2010, Công ty đã góp cho nhà nước một lượng thuế là 495 triệu đồng tăng 223 triệu đồng so với năm 2009, năm

2009 số thuế phải nộp nhà nước là 687 triệu đồng tăng 191,7 triệu đồng

Nhìn chung 3 năm qua , Công ty làm ăn hiệu quả, thu nhập sau thuế so với năm trước tăng lên rất cao Do vậy, Công ty không chỉ cải thiện thu nhập cho công nhân mà còn tạo khả năng cho việc cải tiến cơ sở vật chât cũng như việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong những năm tới

Trang 12

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

I.Những vấn đề chung về hạch toán kế toán

1.Hình thức kế toán mà đơn vị vận dụng

Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và

nhỏ với số vốn là 2 tỷ đồng, lao động là 47 người thì doanh nghiệp áp dụng chế

độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính

Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng

Hình thức tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung, toàn bộ công tác kếtoán của Công ty được tập trung tại phòng kế toán của Công ty và đang áp dụng

mô hình sổ kế toán ‘Nhật ký chung- Kế toán máy’’

Trang 14

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu

2.Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị

Chức năng của từng người trong phòng kế toán:

Kế toán trưởng

Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước giám đốc, trực tiếp thựchiện các phần hành kế toán: Như kế toán tiền lương, chi phí và giá thành, kếtoán các hoạt động đầu tư tài chính, kế toán nguồn vốn, kế toán tổng hợp, lậpbáo cáo tài chính và báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp

Kế toán vật tư, tài sản cố định và kế toán thuế:

Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các công việc liên quan đến vật

tư, tài sản cố định và lập báo cáo thuế

Kế toán bán hàng, công nợ và vốn bằng tiền:

Trang 15

Dữ liệu đầu vào khai báo thông tin do máy yêu cầu

Máy tự động xử lý thông tin

Dữ liệu đầu ra các sổ kế toán chi

tiết, tổng hợp, báo cáo tài chính theo yêu

cầu của kế toán

Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về kế toán vốn bằng tiền, phải thu,phải trả

Thủ quỹ:

Quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của công ty, theo dõi tình hình xuất nhập,tồn quỹ, kiểm kê quỹ và lập báo cáo nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt

3 Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Phương pháp tình giá trị hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cở sở chênh lệch giágốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo đúng chuẩn mực 02- hàng tồnkho

- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định:

+ TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá

+ Phương pháp khấu hao: Theo phương pháp đường thẳng

Phần mềm kế toán Công ty sử dụng: Công ty sử dụng phần mềm FASTAccounting Máy của các kế toán được nối mạng nội bộ với nhau, có một máychủ của kế toán trưởng theo dõi, điều hành, được toàn bộ các máy trong phòng.Quy trình kế toán máy:

Trang 16

II.Kế toán tài chính trong doanh nghiệp

1.Hạch toán kế toán Tài sản cố định

1.1.Đặc điểm và nhiệm vụ của TSCĐ

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, thamgia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Khoản mục tài sản cố định là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trong bảng cân đối kế toán

Tài sản cố định là một cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị Tài sản cố định là một trong yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ

Tài sản cố định là những tài sản sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán và trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần Giá trị của chúng được chuyển dần vào chi phí hoạt động và sẽđược thu hồi sau khi bán hàng hóa dịch vụ

Để sử dụng tốt tài sản cố định, ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triển sản xuất, doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa tài sản

cố định Tùy theo quy mô sửa chữa và theo loại TSCĐ, chi phí sửa chữa được bù đắp khác nhau

1.2.Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định

1.2.1.Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán

Về chứng từ : Tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác

hạch toán ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theo mộtquy trình luân chuyển chứng từ nhất định

Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán TSCĐ bao gồm :

-Hợp đồng mua TSCĐ

-Hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán

-Biên bản bàn giao TSCĐ

-Biên bản thanh lý TSCĐ

Trang 17

-Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành

-Biên bản đánh giá lại TSCĐ

-Biên bản kiểm kê TSCĐ

-Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản

-Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Quy trình hạch toán TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau :

Về sổ sách : Để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về Tài sản cố

định, các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách như sau :

- Thẻ TSCĐ

- Sổ chi tiết TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng và theo loại TSCĐ theo dõi

- Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214

Xây dựng, mua sắm

hay nhượng bán

TSCĐ

Hợp đồng giao nhận, thanh lý TSCĐ

Trang 18

1.2.2.Hệ thống tài khoản kế toán

2141 : Khấu hao TSCĐ hữu hình

2142 : Khấu hao TSCĐ vô hình

2143 : Khấu hao TSCĐ thuê tài chính

TK 009 : Nguồn vốn khấu hao cơ bản

1.2.3.Hạch toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ

Khi hạch toán TSCĐ, kế toán căn cứ vào hệ thống tài khoản tương ứng và tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ

Trang 19

Tr×nh tù h¹ch to¸n theo h×nh thøc NhËt ký CHUNG

Trang 20

Chứng từ gốc

Biên bản giao nhận TCSĐ Biên bản đánh giá lại TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Các chứng từ liên quan khác

Trang 21

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu

1.2.4 Phân loại TSCĐ

Căn cứ vào những tiêu thức nhất định, người ta chia TSCĐ ra thành nhiều nhóm để quản lý TSCĐ có hiệu quả

Theo công dụng kinh tế, TSCĐ bao gồm những loại sau :

- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh

- TSCĐ hành chính sự nghiệp

- TSCĐ phúc lợi

- TSCĐ chờ xử lý

Theo nguồn hình thành, TSCĐ bao gồm :

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước cấp

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung

- TSCĐ nhận liên kết, liên doanh với đơn vị khác

Theo tính chất sở hữu, TSCĐ bao gồm :

- TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị

- TSCĐ thuê ngoài

Trang 22

Bên cạnh đó, cách phân loại phổ biến trong công tác hạch toán và quản lý TSCĐcủa doanh nghiệp là cách phân loại theo tính chất và đặc trưng kỹ thuật của TS Theo cách phân loại này, tài sản được chia làm 3 loại :

1.2.5.Kế toán tăng, giảm TSCĐ

Trong các trường hợp này, căn cứ vào nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị, máymóc sản xuất của từng phân xưởng sản xuất, từng phân xưởng phải đề đơn lên tổng giám đốc Sau khi được chấp nhận Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với bên cung cấp TSCĐHH Sau khi đưa bản nghiệm thu và bàn giao máy móc thiết bị, đồng thời bên bán sẽ viết hóa đơn làm cơ sở thanh toán và đây

là một trong những căn cứ cùng với chứng nhận chi phí phát sinh có liên quan

để có thể tính nguyên giá TSCĐ để kế toán ghi vào sổ và thẻ kế toán có liên quan

Khi mua hay nhượng bán, thanh lý TSCĐ, công ty tiến hành lập các chứng từ :

- Hợp đồng kinh tế

- Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ

- Hóa đơn GTGT

- Biên bản thanh lý hợp đồng

Trang 23

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

( Liên 2 : Giao cho khách hàng)

Đơn vị bán hàng : CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI PHÚC ANH

Địa chỉ : 79 Lý Nam Đế - Hà Nội

Điện thoại : 04.3756687 Mã số thuế : 010110555.083

Họ tên người mua hàng : Công ty TNHH Vĩnh Hà

Địa chỉ : Trường An – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

Hình thức thanh toán chuyển khoản: MS 2300102398

Số tiền viết bằng chữ : Bảy mươi triệu năm trăm bốn mươi tám nghìn không trăm sáu mươi đồng

Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đv (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)

Trang 24

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Số : 2045/HĐKT/CTTH Ngày 12/10/2011

Bên bán A : CÔNG TY TNHH THÀNH HƯNG MST : 030334231

Địa chỉ : 77 Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại : 04.36451284

Số tài khoản : 43110030081572 Ngân hàng TMCP Đông Á

Đại diện : Ông Lê Việt Hùng Chức Vụ : Giám đốc

Bên mua (B) : CÔNG TY TNHH VĨNH HÀ

Địa chỉ : Trường An – Hoài Đức – Hà Nội

Điện thoại : 0433651803

Đại diện : Ông Nguyễn Hữu Thi Chức vụ : Giám đốc

Sau khi bàn bạc, hai bên đã nhất trí ký kết hợp đồng với các điều khoản sau :

Điều 1 : Tên mặt hàng, số lượng, giá cả

1 DCSX DC01 Dây chuyền sản xuất của

Đài Loan

01 500.000.000 500.000.000

Trang 25

2 DCSX DC02 Dây chuyền sản xuất của

Tổng số tiền viết bằng chữ : Một tỷ bốn trăm năm mươi triệu đồng.

Điều 2: Giao nhận – Vận chuyển – Bốc dỡ

- Thời gian giao nhận hàng : trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy ủy nhiệm chi của bên mua.

- Chi phí vận chuyển và bốc xếp : đầu nào đầu đó chịu.

- Địa điểm giao hàng : tại trạm vận chuyển Hà Nội.

Điều 3 : Phương thức thanh toán

- Thanh toán 100% tổng giá trị hợp đồng trước khi giao hàng bằng tiền mặt hoặc

chuyển khoản.

- Thanh toán theo tỷ giá bán ra của ngân hàng Ngoại Thương tại thời điểm thanh toán.

- Nếu trễ hạn thanh toán bên B chịu phạt 1% tháng trên số tiền chậm trả và không được quá 07 ngày kể từ ngày đáo hạn thanh toán Quá 07 ngày mà không thanh toán được, bên B đồng ý cho bên A niêm phong tại chỗ hoặc thu hồi toàn bộ số hàng đã bán đề cấn trừ công nợ với sự chứng kiến của 2 bên mà không cần có sự tham gia của bên thứ

3 nào cả Giá mua bán lại của số hàng hóa thu hồi được xác định bởi bên A hoặc cơ quan giám định vật giá Nhà nước Bên B phải chịu toàn bộ các chi phí phát sinh (nếu có).

Điều 5 : Cam kết chung

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu gặp khó khăn hai bên chủ động gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi, không được bên nào được tự

ý đơn phương sửa đổi hợp đồng, nếu một bên phát hiện bên kia cố tình thực hiện không đúng những điều khoản ghi trên hợp đồng thì có quyền nhờ cơ quan pháp luật can thiệp xử lý.

Trang 26

- Hợp đồng được căn cứ theo luật hợp đồng kinh tế nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu có một bên không tuân thủ sẽ được pháp luật xét xử và bên lỗi sẽ chịu toàn bộ mọi chi phí.

- Hợp đồng được thanh lý khi 2 bên hoàn tất nghĩa vụ ghi trong hợp đồng của mình

- Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên có hai bản có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký hai bên hoàn thành nghĩa vụ quy định trên hợp đồng.

- Các phụ lục( nếu có) kèm theo hợp đồng này có giá trị pháp lý như hợp đồng chính.

ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A

GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Nguyễn Hữu Thi Lê Viết Hùng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

Theo hợp đồng số : 2045/HĐKT Ngày 12 tháng 10 năm 2011

I Đại diện các đơn vị phòng ban nghiệp vụ, gồm :

1 Nguyễn Ngọc Quang : PX cơ điện

2 Trần Thúy Nga : Thống kê

3 Nguyễn Hữu Công : Thủ kho

4 Đào Văn Dũng : Kế toán

Cùng nhau giám định Dây chuyền sản xuất DC01 và DC02 kèm theo hợp đồng số 2045 /HĐKT ngày 12 tháng 10 năm 2011 ký giữa Công Ty TNHH Vĩnh Hà và Công ty TNHH Thành Hưng.

II Nội dung nghiệm thu

- Thao tác vận hành lại máy

- Bàn giao máy cho bộ phận sử dụng

- Hướng dẫn vận hành máy

III Kết quả

- Máy đưa vào vận hành tốt

Trang 27

- Trước khi hết hạn hợp đồng đề nghị quý Công Ty cho kiểm tra lại máy lần nữa.

IV Tài liệu kèm theo

Sách hướng dẫn vận hành dây chuyền DC01 và DC02.

Các thành viên Đại diện các đơn vị sử dụng Tổng giám đốc

(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày 29 tháng 3 năm 2012

BIÊN BẢN THANH LÝ NHƯỢNG BÁN TSCĐ

Căn cứ vào quyết định sô 86 ngày 29 tháng 3 năm 2012 của Giám đốc Công ty TNHH Vũ Dương về việc nhượng bán TSCĐ

I Ban nhượng bán TSCĐ gồm:

 Bên nhượng bán ( Bên A)

Ông : Đặng Quốc An Chức vụ : PGĐ SX

 Bên mua ( Bên B)

Ông : Phạm Thúy Nhuận Chức vụ : PGĐ Kinh doanh

II Tiến hành nhượng bán như sau:

Tên, quy cách TSCĐ: Máy phân tích thức ăn gia súc Số hiệu TSCĐ : PT01

Nước sản xuất : Đài Loan Số thẻ TSCĐ : 038

Nguyên giá : 624.000.000 TG sử dụng : 10 năm

Đã trích khấu hao : 534.749.550 Giá trị còn lại : 89.250.450

Trang 28

Lương nhân viên : 4.500.000đ

Giá trị thu hồi bằng tiền mặt : 45.650.000đ

Thuế GTGT 10% : 4.565.000đ

Đã ghi giảm thẻ TSCĐ 038 ngày 29 tháng 3 năm 2012

Đại diện bên A Đại diện bên B

(Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên)

2.Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

2.1 Đặc điểm và nhiệm vụ của hạch toán NVL và CCDC tại Công Ty TNHH Vĩnh

Công Ty TNHH Vĩnh Hà sản xuất các mặt hàng kinh doanh chính là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi Với đặc điểm của sản phẩm vật liệu của công ty sử dụng để sản xuất bao gồm bột bã ngô, bột sắn, ngô hạt, bã bánh mỳ, đậu tương, lúa mì, bột cá, bột thịt xương

Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trên thị trường, công

ty muốn đứng vững và tồn tại thì cần phải đưa ra thị trường những loại sản phẩm

có chất lượng cao mà giá thành lại hợp lý đối với người tiêu dùng đồng thời phảiđem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp Đặc biệt với doanh nghiệp mà trong tổng giá thành sản phẩm vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 65-75% giá thành sản xuất thì việc quản lý vật liệu là vô cùng cần thiết, bởi vì chỉ cần có sự biến động nhỏ về giá NVL sẽ kéo theo sự biến động về giá thành sản phẩm và như thế sẽ bất lợi cho doanh nghiệp

Với lý do trên yêu cầu đặt ra đối với nguyên vật liệu phải được quản lý chặt chẽ từ khâu mua vào, xuất sử dụng, bảo quản dự trữ giống như mọi yêu cầuchung của mọi doanh nghiệp sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh lãng phí trong sản xuất

Trang 29

Phân loại vật liệu trong doanh nghiệp :

Nguyên vật liệu của công ty được chia thành hai loại sau:

- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm : bao gồm tất cả những nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như bột bã ngô, bột sắn, đậu tương, bột cá, cám mì

Nguyên liệu mà công ty sử dụng được phân thành các nhóm cụ thể như sau :

Nguyên liệu chính mà Công ty sử dụng để sản xuất sản phẩm chủ yếu là nhập ngoại từ Ấn Độ, Brazin, Mỹ, Trung Quốc Các nguyên liệu nhập ngoại chủ yếu

là nhóm các nguyên liệu giầu đạm, giầu khoáng chất, vitamin như bột thịt xương

Ngũ cốcCủ

Trang 30

ngoại, bột cá, bột sò, khô đậu tương, khô cải, khô dừa, các loại mix Công ty chỉ mua các nguyên liệu như thóc, ngô, sắn, bột cá ở thị trường trong nước và khu vực.

Nguyên vật liệu phục vụ cho các nhu cầu khác phục vụ ở quản lý phân

xưởng như phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị, đồ bảo hộ lao động, các đồ phục

vụ cho công tác quản lý văn phòng( bóng điện, )

Với các nguyên vật liệu kể trên, doanh nghiệp không thể tự chế được, nguồn nhập chủ yếu của công ty là mua ngoài, điển hình một số nguồn nhập nguyên vật liệu của công ty là :

- Ngô được nhập từ Cty TNHH Bình Minh – Hải Dương

- Bột cá được nhập từ CTy TNHH Hoa Mai – Ninh Bình

Tình hình công tác quản lý :

Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát sinh, để đảm bảo việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, hợp lý công ty cũng đã có các kho chứa hàng đảm bảo cho hàng được bảo quản tốt Ở kho đều bố trí thủ kho, với nhiệm vụ ghi chép đầy đủtình hình nhập, xuất, tồn hàng ngày và báo cáo lên phòng kế toán

Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu về chất lượng sản phẩm, công ty đã có nhữngquy chế, nội quy rõ ràng để bảo quản và sử dụng tốt NVL Cụ thể, đối với từng đặc điểm của nguyên vật liệu mà quy định những thứ, loại có thời gian sử dụng nhất định Khi tiến hành nhập kho NVL, thủ kho phải tiến hành kiểm tra số lượng cũng như chất lượng của nguyên vật liệu

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có những quy định về chế độ trách nhiệm vật chất đối với người trực tiếp sản xuất và người lao động như thủ kho, cán bộ quản lý, nếu có vi phạm dẫn đến thiệt hại trong sản xuất kinh doanh dưới hình thức kỷ luật, khiển trách đuổi việc tùy theo mức độ vi phạm

2.2.Đánh giá nguyên vật liệu ở công ty :

Tại công ty, nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ trong nước Với các chủng loại nguyên vật liệu mua vào thì phần cước phí vận chuyển thường do bên bán

Trang 31

chịu, nghĩa là giá thực tế của vật liệu nhập kho là giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT nhưng có cả phí thu mua.

Giá một số nguyên vật liệu chính dùng chế biến thức ăn chăn nuôi

Nguyên liệu Giá (đ/kg)

(T5/ 2010)

Giá (đ/kg) ( T5/2011)

Chênh lệch (đ/kg)

Tỷ lệ tăng (%)

Trang 32

2.3.Thủ tục nhập kho NVL

* Đối với nguyên vật liệu nhập kho

Nguyên vật liệu nhập vào được tiến hành kiểm nghiệm nhưng chưa có biên bản kiểm nghiệm

Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hóa đơn đối chiếu các chỉ tiêu, chủng loại quy cách vật liệu, số lượng, khối lượng phẩm chất ghi trên hóa đơn với thực tế thì thủ kho sẽ tiến hành nhập kho Sau khi có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan như người giao hàng, thủ kho, phụ trách cung tiêu sẽ được lập thành 3 liên :

1 liên thủ kho giữ để làm căn cứ ghi vào thẻ kho

1 liên gửi cho bộ phận cung ứng

1 liên gửi cho phòng kế toán

2.4 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu

Khi có nhu cầu sử dụng NVL nhân viên các phân xưởng lập phiếu xuất kho có chữ ký của quản đốc phân xưởng rồi chuyển cho phòng kỹ thuật, phòng vật tư kiểm tra đối chiếu mức tiêu hao nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất Trưởng phòng kỹ thuật xác nhận vào phiếu, thủ kho căn cứ vào số liệu còn lại trong kho để xuất kho, ghi lượng xuất và ký vào phiếu xuất kho Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký của người nhận hàng, thủ kho, phụ trách cung tiêu và được lập thành 3 liên :

1 liên chuyển về phòng kế toán

1 liên thủ kho giữ lại để ghi vào thẻ kho

1 liên giao cho người lĩnh vật tư

Thủ kho gửi phiếu xuất kho và đơn xin lĩnh vật tư lên phòng kế toán, phòng

kế toán căn cứ vào chứng từ này để xuất kho

VD : Ngày 3/11/2011 : xuất 3000 kg bột sắn cho phân xưởng sản xuất

KT định khoản :

Nợ TK 621 Có TK 152

Trang 33

2.5 Kế toán chi tiết NVL ở Cty TNHH Vĩnh Hà

Để theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu từngloại số lượng, chất lượng chủng loại công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để tiến hành hạch toán Việc hạch toán chi tiết NVL được tiến hành song song giữa thẻ kho và phòng kế toán

Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết NVL theo PP ghi thẻ song song như sau :

VD : Trong tháng 11/2011, sau khi nhận được phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, thủ kho lập thẻ kho cho loại vật liệu đậu tương :

Thẻ kho

Sổ kế toán chi tiết

Chứng từ

Bảng kê tổng hợp N,X,T

Ngày đăng: 16/11/2015, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w