II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
3. Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
2.1. Đặc điểm và nhiệm vụ của hạch toán NVL và CCDC tại Công Ty
Hà
Công Ty TNHH Vĩnh Hà sản xuất các mặt hàng kinh doanh chính là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Với đặc điểm của sản phẩm vật liệu của công ty sử dụng để sản xuất bao gồm bột bã ngô, bột sắn, ngô hạt, bã bánh mỳ, đậu tương, lúa mì, bột cá, bột thịt xương...
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trên thị trường, công ty muốn đứng vững và tồn tại thì cần phải đưa ra thị trường những loại sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành lại hợp lý đối với người tiêu dùng đồng thời phải đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp mà trong tổng giá thành sản phẩm vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 65-75% giá thành sản xuất thì việc quản lý vật liệu là vô cùng cần thiết, bởi vì chỉ cần có sự biến động nhỏ về giá NVL sẽ kéo theo sự biến động về giá thành sản phẩm và như thế sẽ bất lợi cho doanh nghiệp.
Với lý do trên yêu cầu đặt ra đối với nguyên vật liệu phải được quản lý chặt chẽ từ khâu mua vào, xuất sử dụng, bảo quản dự trữ giống như mọi yêu cầu chung của mọi doanh nghiệp sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh lãng phí trong sản xuất.
Phân loại vật liệu trong doanh nghiệp :
Nguyên vật liệu của công ty được chia thành hai loại sau:
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm : bao gồm tất cả những nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như bột bã ngô, bột sắn, đậu tương, bột cá, cám mì....
Nguyên liệu mà công ty sử dụng được phân thành các nhóm cụ thể như sau :
Nguyên liệu chính mà Công ty sử dụng để sản xuất sản phẩm chủ yếu là nhập ngoại từ Ấn Độ, Brazin, Mỹ, Trung Quốc....Các nguyên liệu nhập ngoại chủ yếu là nhóm các nguyên liệu giầu đạm, giầu khoáng chất, vitamin như bột thịt xương
Ngũ cốc Củ Động vật Thực vật Bột sò, xương, DCP,... Vitamin tự nhiên
Vitamin công nghiệp Giàu vitamin
Giàu vitamin
Giàu vitamin
Giàu vitamin 4 nhóm
ngoại, bột cá, bột sò, khô đậu tương, khô cải, khô dừa, các loại mix. Công ty chỉ mua các nguyên liệu như thóc, ngô, sắn, bột cá ở thị trường trong nước và khu vực.
Nguyên vật liệu phục vụ cho các nhu cầu khác phục vụ ở quản lý phân
xưởng như phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị, đồ bảo hộ lao động, các đồ phục vụ cho công tác quản lý văn phòng( bóng điện,...).
Với các nguyên vật liệu kể trên, doanh nghiệp không thể tự chế được, nguồn nhập chủ yếu của công ty là mua ngoài, điển hình một số nguồn nhập nguyên vật liệu của công ty là :
- Ngô được nhập từ Cty TNHH Bình Minh – Hải Dương - Bột cá được nhập từ CTy TNHH Hoa Mai – Ninh Bình.
Tình hình công tác quản lý :
Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát sinh, để đảm bảo việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, hợp lý công ty cũng đã có các kho chứa hàng đảm bảo cho hàng được bảo quản tốt. Ở kho đều bố trí thủ kho, với nhiệm vụ ghi chép đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn hàng ngày và báo cáo lên phòng kế toán.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu về chất lượng sản phẩm, công ty đã có những quy chế, nội quy rõ ràng để bảo quản và sử dụng tốt NVL. Cụ thể, đối với từng đặc điểm của nguyên vật liệu mà quy định những thứ, loại có thời gian sử dụng nhất định. Khi tiến hành nhập kho NVL, thủ kho phải tiến hành kiểm tra số lượng cũng như chất lượng của nguyên vật liệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có những quy định về chế độ trách nhiệm vật chất đối với người trực tiếp sản xuất và người lao động như thủ kho, cán bộ quản lý, nếu có vi phạm dẫn đến thiệt hại trong sản xuất kinh doanh dưới hình thức kỷ luật, khiển trách đuổi việc tùy theo mức độ vi phạm.
2.2.Đánh giá nguyên vật liệu ở công ty :
Tại công ty, nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ trong nước. Với các chủng loại nguyên vật liệu mua vào thì phần cước phí vận chuyển thường do bên bán
chịu, nghĩa là giá thực tế của vật liệu nhập kho là giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT nhưng có cả phí thu mua.
Giá một số nguyên vật liệu chính dùng chế biến thức ăn chăn nuôi Nguyên liệu Giá (đ/kg)
(T5/ 2010) Giá (đ/kg) ( T5/2011) Chênh lệch (đ/kg) Tỷ lệ tăng (%)
Kho đậu tương 10.200 13.400 3.200 131,4
Bột cá 16.000 19.100 3.100 119,4 Bột xương thịt 8.600 9.600 1.000 119,4 Bột huyết 16.000 17.500 1.500 109,4 Ngô 4.800 6.000 1.200 125,0 Cám gạo 4.100 6.100 2.000 148,8 Sắn 3.200 5.200 2.000 162,5 Lyzin 55.000 62.000 7.000 112,7 Methininine 120.000 172.000 52.000 143,3
VD : Nhập kho bột sắn của Cty TNHH Hào Quang theo hóa đơn số 0010550 ngày 25/10/2011. Giá mua ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT là
331.500.000đ. Giá thực tế nhập kho là 331.500.000đ.
Hiện nay doanh nghiệp đang dùng phương pháp tính giá xuất kho theo PP thực tế đích danh.
Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 30/10/2011, xuất 11.000kg bột sắn để sản xuất, thành tiền là 75.324.600đ.
2.3.Thủ tục nhập kho NVL
* Đối với nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu nhập vào được tiến hành kiểm nghiệm nhưng chưa có biên bản kiểm nghiệm.
Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hóa đơn đối chiếu các chỉ tiêu, chủng loại quy cách vật liệu, số lượng, khối lượng phẩm chất ghi trên hóa đơn với thực tế thì thủ kho sẽ tiến hành nhập kho. Sau khi có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan như người giao hàng, thủ kho, phụ trách cung tiêu sẽ được lập thành 3 liên :
1 liên thủ kho giữ để làm căn cứ ghi vào thẻ kho. 1 liên gửi cho bộ phận cung ứng
1 liên gửi cho phòng kế toán.