Đã có một thời chúng ta mắc phải cách nhìn và đánh giá siêu hình về sự vật, đã vận dụng một cách máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước đây mà không đứng tr
Trang 1Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 1 Lớp K34 GDCD - GDQP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
- -
NGUYỄN THỊ DUYÊN
SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC XÂY DỰNG
CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM
Trang 2Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.S Trần Thị Hồng Loan - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho
em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành khóa luận của mình
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy em trong suốt thời gian qua
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Do đây là lần đầu tiên làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, cùng với sự hạn hẹp về thời gian và hạn hẹp về kiến thức của bản thân nên em không tránh khỏi những thiếu sót khi làm bài khóa luận Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Duyên
Trang 3Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Th.S Trần Thị Hồng Loan, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Duyên
Trang 4Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Trang 5Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 12
1.1 Nội dung quy luật phủ định của phủ định 12
1.2 Những đặc trưng chủ yếu về con người mới ở Việt Nam hiện nay 20
1.3 Nội dung của sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay 22
Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32
2.1 Những ưu điểm của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay 32
2.2 Những nhược điểm của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay 40
2.3 Nguyên nhân của những nhược điểm trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay 46
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 48
3.1 Chúng ta cần phải tích cự 48
3.2 Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp còn phù hợp với sự phát triển của đất nước và thời đại cho con người Việt Nam hiện nay 52
3.3 Xây dựng những phẩm chất mới ở con người Việt Nam hôm nay phù hợp với sự phát triển của đất nước và thời đại 57
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 6Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Phủ định biện chứng là quá trình phủ định bao hàm trong nó những nhân tố tích cực của cái bị phủ định Vì vậy, phủ định biện chứng mang tính
kế thừa những yếu tố tích cực và gạt bỏ những yếu tố không phù hợp với sự phát triển của cái mới Song, khi vận dụng quan điểm phủ định của phủ định vào đời sống thực tiễn để xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng đã có những quan điểm xem xét sự vật và hiện tượng một cách cứng nhắc, siêu hình hoặc
là xóa bỏ tất cả hoặc là kế thừa một cách nguyên xi Đã có một thời chúng ta mắc phải cách nhìn và đánh giá siêu hình về sự vật, đã vận dụng một cách máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu trước đây mà không đứng trên quan điểm phủ định biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin… Hơn bất cứ nhiệm vụ nào, nhiệm vụ xây dựng con người mới
ở Việt Nam đã có những quan điểm chỉ đạo và cách làm chưa đúng và hệ quả
là nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng từ ngàn đời đã
bị xâm phạm và phá hỏng Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này Song,
Trang 7Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Hiện nay đất nước ta đang phát triển đi lên con đường XHCN Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” [14, tr.320] Con người mới XHCN vừa phải mang trong mình những nét đẹp của con người Việt Nam truyền thống; đồng thời, phát huy những nét đẹp truyền thống đó lên cao nữa và cùng với nó là việc hình thành và phát triển nhiều thuộc tính, phẩm chất mới đáp ứng nhu cầu của
xã hội hiện đại Để xây dựng được những con người Việt Nam như thế cần phải thấm nhuần và quán triệt quy luật phủ định của phủ định
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập quốc tế Một mặt, đã tạo cho nền kinh
tế Việt Nam có bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, có mặt được nâng cao, làm bộc lộ nhiều phẩm chất, tính cách mới trong con người Việt Nam; nhưng mặt khác, những mặt trái, tiêu cực của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách con người nói riêng Đặc biệt một
số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng có nguy cơ bị mai một và tha hóa
Đồng thời ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều tàn dư của xã hội cũ để lại,
đó là những hủ tục lạc hậu, bảo thủ, mê tín, dị đoan,… kìm hãm sự phát triển của con người Chính vì vậy, việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở quán triệt quy luật phủ định của phủ định được đặt ra như một
Trang 8Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
yêu cầu bức thiết để con người Việt Nam thực sự trở thành nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, “là yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững”
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước những yêu cầu, đòi hỏi mới của đất nước và thời đại thì vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Trong đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- “Đề tài khoa học cấp Nhà nước về con người thuộc chương trình nghiên cứu KHXH - 04” của tập thể giáo sư, phó giáo sư thuộc viện nghiên
cứu giáo dục Đã bổ sung, làm rõ, hoàn thiện quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người Vai trò của nhân tố con người đối với sự phát triển của đất nước Quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam thời gian qua Trên
cơ sở đó, các tác giả đã nêu lên những giải pháp nhằm phát triển con người mới ở Việt Nam hiện nay
- Cuốn sách “Về phát triển con người toàn diện thời kỳ CNH - HĐH”
do giáo sư Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên tính cấp thiết của việc xây dựng và phát triển con người toàn diện phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, các tiêu chí của một con người toàn diện và đề ra một số biện pháp xây dựng và phát triển con người toàn diện thời kỳ CNH - HĐH ở nước ta hiện nay
- Công trình nghiên cứu của Vũ Thị Kiều Phương: “Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển” (luận văn thạc sĩ - Viện Triết học) Đã phân tích khá sâu sắc quan điểm triết học biện chứ ß của
Trang 9Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
phủ định biện chứng đối với sự phát triển, phủ định biện chứng được xem như một phương thức tất yếu của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới
Như vậy, qua các công trình nêu trên, các tác giả, học giả Việt Nam đã
đề cập và nghiên cứu đến việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới phục vụ yêu cầu của xã hội hiện đại cũng như đã đề cập đến quy luật phủ định của phủ định và vai trò của nó trong xã hội
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay Do vậy, đề tài khóa luận của tôi không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây Các công trình trên chỉ có tác dụng tham khảo cho khóa luận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng con người mới ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định của phủ định
+ Phạm vi nghiên cứu: Để xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài và phải có sự vận dụng một hệ thống những nguyên lý, quy luật khác nhau Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu việc xây dựng con người mới ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định của phủ định ở giai đoạn hiện nay
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống quy luật phủ định của phủ định
và nội dung của sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng con người mới ở Việt Nam; trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam thời gian qua, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định của phủ định
Trang 10Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản để xây dựng được những con người Việt Nam mới trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định của phủ định
5 Phương pháp nghiên cứu
+ Khóa luận lấy phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng làm cơ
sở phương pháp luận của mình
+ Nhóm các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp lôgic và lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh và đối chiếu,
6 Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài tiếp tục bổ sung, làm rõ, hoàn thiện thêm nội dung của quy luật phủ định của phủ định Từ đó, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc đánh giá thực trạng của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay, đề tài đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, có hệ thống và tính khả thi nhằm xây dựng được con người mới ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quy luật phủ định của phủ định
Trang 11Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 11 Lớp K34 GDCD - GDQP
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận được chia làm 3 chương 9 tiết
Trang 12Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 12 Lớp K34 GDCD - GDQP
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Nội dung quy luật phủ định của phủ định
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phủ định của phủ định
Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng Một dạng nào
đó của vật chất được sinh ra, tồn tại rồi mất đi và được thay thế bằng một dạng khác Triết học gọi sự thay thế đó là sự phủ định Sự phủ định như thế là một yếu tố nhất thiết phải có của quá trình vận động và phát triển
Phép biện chứng duy vật không đề cập đến sự phủ định nói chung mà chỉ nói đến sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển, cho cái mới ra đời thay thế cái cũ Đó là sự phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là sự tự phủ định diễn ra do những mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng quy định Sự phủ định này đã được các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại phát hiện và trình bày dưới dạng rất sơ khai và mộc mạc Hẳn chúng ta không bao giờ quên luận điểm bất hủ của Hêraclit (554-583 TCN):
“Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” Mọi cái chỉ xảy
ra có một lần, không lặp lại dù giữa các sự vật có sự kế thừa nhất định Hay như Talét cho rằng, mọi sự vật không ngừng biến đổi, sinh ra và chết đi Toàn
bộ thế giới tồn tại như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng Tuy nhiên, quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại mới chỉ thể hiện dưới hình thức ngây thơ và mang tính duy vật tự phát (Hêraclit cho rằng nguồn gốc của thế giới là lửa, Talét cho rằng nguồn gốc của thế giới là nước… )
Người đầu tiên trong lịch sử đã đưa ra tư tưởng rõ ràng về phủ định biện chứng là Hêghen Hêghen không những đã đưa ra những tư tưởng rõ ràng về phủ định biện chứng mà còn vận dụng nhận thức đó vào việc thực
Trang 13Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 13 Lớp K34 GDCD - GDQP
hiện những mục đích triết học của ông Phạm trù phủ định được hình thành từ những tư tưởng của ông về mối liên hệ biện chứng giữa “sự quy định khẳng định” và “sự quy định phủ định” Mối liên hệ biện chứng này được xây dựng trên cơ sở xuất phát điểm của triết học Hêghen là sự thống nhất (và cũng là sự đồng nhất) Sự thống nhất trong triết học Hêghen không phải là một thể thống nhất chết Với vai trò là “căn cứ”, nó là một thể thống nhất sống
“Một thể thống nhất sống” là một thể thống nhất hàm chứa mâu thuẫn biện chứng giữa “sự quy định khẳng định” và “sự quy định phủ định” cùng sự chuyển hóa của chúng Sự chuyển hóa này khiến cho “thể thống nhất sống” bị phá vỡ Khi đó, “sự quy định phủ định” tồn tại “một cách che giấu” trong “sự quy định khẳng định” sẽ chuyển sang “sự tồn tại của nó” Tức là “sự quy định phủ định” sẽ trở thành “một sự quy định khẳng định” mới trong một thể thống nhất mới của quá trình “tư duy đang phản tư”
Mối quan hệ biện chứng giữa “sự quy định khẳng định” và “sự quy định phủ định” cũng là cơ chế hoạt động của bộ ba (tam đoạn thức) Hêghen trình bày phép biện chứng của sự phủ định qua cơ chế của bộ ba ở nhiều nơi trong hệ thống triết học của ông Hệ thống bộ ba gồm: chính đề, phản đề và hợp đề Trong đó, chính đề là “sự quy định khẳng định”, còn phản đề là “sự quy định phủ định” Giữa những sự quy định này không có sự phân biệt tuyệt đối Trong quá trình tư duy phản tư, phản đề luôn luôn có khuynh hướng phủ định chính đề - là cái khẳng định đầu tiên - để tự chuyển hóa thành một chính
đề mới và hình thành nên một tương quan phủ định - khẳng định mới Đây là một quá trình liên tục trong mối quan hệ biện chứng giữa chính đề và phản đề
Tư tưởng của Hêghen về mối quan hệ biện chứng giữa chính đề và phản đề, sự phủ định của phản đề với chính đề là một sự phủ định biện chứng Chỉ sự phủ định biện chứng mới có khả năng dẫn đến một “thể thống nhất
Trang 14Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 14 Lớp K34 GDCD - GDQP
sống” vì chính đề không bị phản đề trong sự phủ định Qua đây cho thấy tư tưởng cách mạng của Hêghen về biện chứng của sự phủ định và vai trò của nó trong cách thức phát triển của khái niệm Hêghen đã xây dựng nền móng cho khái niệm phủ định biện chứng Song, hạn chế của ông là ở chỗ chỉ quan tâm đến sự phát triển của tinh thần và cho rằng sự phát triển của “tinh thần tuyệt đối” hay sự tha hóa của “tinh thần tuyệt đối” sẽ quy định tất cả những sự phát triển còn lại Như vậy, sự phủ định của phủ định trong tư tưởng triết học của Hêghen đã vạch ra khuynh hướng của sự vận động, phát triển của sự vật, chỉ
ra mối liên hệ lôgic - lịch sử của sự phát triển, nhưng nó lại mang một “lớp vỏ thần bí” duy tâm khách quan, bởi nó chỉ mô tả sự vận động của tinh thần, của khái niệm
Tuy hệ thống triết học của Hêghen là thần bí, tư biện, trừu tượng, ông
đã sử dụng phương pháp triết học có tính cách mạng của ông để xây dựng lên một hệ thống triết học bảo thủ, nhưng không thể phủ nhận được Hêghen là một nhà biện chứng thiên tài Phủ định trong triết học biện chứng của Hêghen không chỉ là phủ định có bảo tồn và giữ lại nguyên vẹn những yếu tố chân lý trong cái bị phủ định mà còn là sự lọc bỏ những yếu tố không còn giá trị, đồng thời cải tạo và nâng cao các yếu tố đã được giữ lại
Đúng như nhận thức của C.Mác và Ph Ăngghen, chúng ta không nên dừng lại ở bộ khung và tòa nhà triết học của Hêghen để chỉ thấy mặt hạn chế, bảo thủ, phản động mà phải đi sâu vào bên trong bộ khung đó để có thể thấy được những đóng góp triết học to lớn của Hêghen
ựng chủ nghĩa duy vật hiện đại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen,
“dựng” nó lại và xây dựng một phép biện chứng mới (phép biện chứng duy vật) và coi đó là nhiệm vụ triết học quan trọng của mình Các ông đã kế thừa,
Trang 15Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Theo những tư tưởng đó, phạm trù phủ định là sản phẩm của tư duy, là kết quả nhận thức thế giới khách quan của con người Nội dung của phạm trù phủ định là sự phản ánh, là hình ảnh của sự phủ định diễn ra trong tự nhiên và trong lịch sử Trái lại, nội dung phủ định trong tự nhiên và lịch sử sẽ quy định nội dung phủ định trong tư duy
Về phạm trù phủ định trong triết học duy vật biện chứng, trước hết chúng ta phải kể đến luận điểm sau đây của Ph.Ăngghen: “Phủ định, trong phép biện chứng, không chỉ có nghĩa giản đơn là nói: không, hoặc giả là tuyên
bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá hủy sự vật ấy bằng một cách nào đó” [1, tr.239]
Về một phương diện nhất định, luận điểm trên là một định nghĩa của triết học duy vật biện chứng, với tư cách là một phạm trù triết học Ph.Ăngghen đã định nghĩa phủ định “trong phép biện chứng” bằng cách đưa
ra nội dung của một loại phủ định khác đối với phủ định “trong phép biện chứng” Xét theo nội dung, đó là sự phủ định hoàn toàn, tuyệt đối một cách siêu hình Đó là loại phủ định không căn cứ vào quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng mà chỉ là một ý kiến từ bên ngoài áp đặt vào quá trình đó, nên
sự phủ định này không có khả năng dẫn đến bất kỳ một sự phủ định nào Từ
Trang 16Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 16 Lớp K34 GDCD - GDQP
đó Ph Ăngghen đã chỉ rõ những đặc điểm của phủ định “trong phép biện chứng” Đó là loại phủ định căn cứ vào quá trình phát triển hiện thực của sự vật, hiện tượng Ph.Ăngghen nói về phương thức phủ định như sau: “Không những tôi phải phủ định, mà còn phải xóa bỏ sự phủ định ấy một lần nữa Cho nên phải thiết lập sự phủ định thứ nhất như thế nào cho sự phủ định thứ hai vẫn sẽ còn hay có thể có được” [1, tr.239 - 240]
Như vậy, theo Ph.Ăngghen phương thức phủ định gồm hai bước là phủ định và phủ định của phủ định đó Trong đó, bước phủ định thứ hai (phủ định của phủ định) diễn ra trên cơ sở kết quả của bước phủ định thứ nhất Để cho bước phủ định thứ hai có thể diễn ra và để cho sự vật, hiện tượng tiếp tục quá trình vận động của nó thì bước phủ định thứ nhất không thể là phủ định sạch trơn (phủ định hoàn toàn) mà phải là phủ định biện chứng, tức là sự phủ định trên cơ sở kế thừa Chính sự kế thừa này sẽ khiến cho sự phủ định không dẫn đến sự diệt vong mà làm cho sự vật, hiện tượng phát triển
Ph.Ăngghen chia sự phủ định làm hai loại: “sự phủ định chân chính” và
“sự phủ định xấu, không có kết quả”, “sự phủ định xấu không có kết quả” chính là sự phủ định thuần túy, chủ quan, cá nhân, là một ý kiến từ ngoài áp đặt vào trong quá trình phát triển Còn “sự phủ định chân chính” là sự phủ
định có tính tất yếu và khách quan Ph.Ăngghen viết: “sự phủ định chân chính
- phủ định tự nhiên, phủ định lịch sử và phủ định biện chứng, đúng là động lực (xét về mặt hình thức) của mọi sự phát triển Sự phân ra thành những mặt đối lập, sự đấu tranh và giải quyết những mặt đối lập đó, đồng thời trên cơ sở kinh nghiệm đã thu được, lại đi đến một luận điểm xuất phát ban đầu, nhưng
ở một trình độ cao hơn” [1, tr.883]
Tư tưởng về phủ định biện chứng cũng là một vấn đề mà Lênin rất quan tâm, vì nó liên quan đến những vấn đề của lý luận nhận thức chân lý Trong “Bút ký triết học”, V.I Lênin đã phân biệt khá rõ phủ định siêu hình và
Trang 17Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 17 Lớp K34 GDCD - GDQP
phủ định biện chứng V.I Lênin viết: “Không phải sự phủ định thuần túy, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và bản chất trong phép biện chứng - dĩ nhiên phép biện chứng bao hàm trong nó nhân
tố của sự phủ định và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của
nó, - không, mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, nó duy trì cái khẳng định, tức là không có một sự do dự nào, không có một chủ nghĩa triết chung nào” [10, tr.251]
Từ một số lập luận trên, chúng ta có thể hiểu nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau: Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, nó bảo tồn nội dung tích cực của giai đoạn trước và bổ sung thêm nhiều những thuộc tính mới làm cho sự vật phát triển không phải theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản sau đây Thứ nhất, nó mang tính khách quan, là điều kiện của sự phát triển Thứ hai, nó mang tính
kế thừa, là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới
Phủ định biện chứng là quá trình mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản thân sự vật quy định Hơn nữa phương thức phủ định của sự vật cũng không tùy thuộc ý muốn của con người Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng, do đó mà có sự phát triển
Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái bị phủ định Trái lại, để dẫn đến sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong nó nhân tố tích cực của cái bị phủ định, phủ định biện chứng do vậy là phủ định có tính kế thừa Với ý nghĩa như vậy, phủ định đồng thời cũng là khẳng định
Trang 18Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 18 Lớp K34 GDCD - GDQP
Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô Nhờ việc giữ lại nhân tố tích cực của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình
Như vậy, đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng là sự phủ định có khẳng định chứ không phải là sự phủ định sạch trơn và không hàm chứa bất
kỳ một sự khẳng định nào như sự phủ định trong phép siêu hình Mối liên hệ biện chứng giữa phủ định và khẳng định làm nên mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển Đây là sự khác biệt căn bản giữa phủ định trong phép biện chứng và phủ định trong phép siêu hình
1.1.2 Những nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định
Từ việc phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra các nguyên tắc phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định, đó là:
ạ Quá
ế
Trang 19
Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
ọố
Trang 20Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
1.2 Những đặc trưng chủ yếu về con người mới ở Việt Nam hiện nay
Thấm nhuần những tư tưởng về con người và xây dựng con người mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng xuất phát từ truyền thống “lấy dân làm gốc” của dân tộc ta, trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc cách mạng lâu dài, gian khổ để giải phóng dân tộc, giành độc lập cho tổ quốc, thống nhất đất nước trước đây và xây dựng CNXH hiện nay, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định và nhất quán với quan điểm cho rằng: con người là vốn quý nhất và giữ vai trò quyết định sự thành bại của mọi hoạt động, đặc biệt khi mà nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác còn khó khăn, hạn hẹp thì con người được xem là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam Chính nhờ sức mạnh đó mà chúng ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của những năm tháng đen tối bị thực dân đô hộ, của những thiếu thốn và thử thách cam go trong cuộc đấu tranh lâu dài và vô cùng tàn khốc, để tạo nên những kỳ tích mang tầm vóc lịch sử và đưa đất nước bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng hòa bình, độc lập, tự do và phát triển, thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,… Thời kỳ ấy đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có định hướng chung, xác định được những đặc trưng bản chất của con người Việt Nam mới tương xứng với vai trò là trung tâm của thời đại, là động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội
Trang 21Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 21 Lớp K34 GDCD - GDQP
Khi nói về định hướng xây dựng con người, Hồ Chí Minh viết: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc, định xây ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng gạch, vôi, cát, tre, gỗ,… mà xây nên” [15, tr.551] Con người mà chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng là con người
có “hồng thắm” và “chuyên sâu”, có đức và có tài Tài và đức phải được kết hợp chặt chẽ với nhau
Trong chiến lược xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh cũng từng nói:
“Muốn xây dựng thành công CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” [14, tr.310] Suy rộng ra Người nhấn mạnh: xã hội như thế nào phải xây dựng những con người như thế ấy Quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về vai trò của nhân tố con người cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay là vấn đề được đưa ra bàn luận nhiều nhất trong các kỳ Đại hội Đảng Trong các Văn kiện của Đảng, Đảng ta đã đưa ra những đặc trưng chủ yếu về con người mới ở Việt Nam hiện nay mà chúng ta cần phấn đấu xây dựng, đó là:
Con người mới XHCN là con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,…
để con người thực hiện quyền làm chủ đó
Con người mới XHCN là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc
về công việc mà mình đang đảm nhiệm, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động hiệu quả lao động của bản thân
Con người mới XHCN là con người sống có văn hóa, có tình nghĩa với anh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong
Trang 22Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 22 Lớp K34 GDCD - GDQP
từng mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khỏe, đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân
Con người mới XHCN là con người giàu lòng yêu nước, thương dân,
có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo,
có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của con người mới XHCN mà Việt Nam đang hướng tới xây dựng Con người mới ở Việt Nam hôm nay vừa phải mang những nét đẹp của con người truyền thống, vừa phải mang những nét mới, hiện đại, phù hợp với sự phát triển của đất nước và thời đại Để xây dựng được con người Việt Nam mới với những đặc trưng như trên chúng ta cần quán triệt và vận dụng quy luật phủ định của phủ định Vấn đề đặt ra là vận dụng như thế nào?
1.3 Nội dung của sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
1.3.1 Tính khách quan của việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay mang tính tất yếu, hợp quy luật của sự phát triển như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói
“Muốn xây dựng thành công CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” [14, tr.310] Nó xuất phát từ thực tiễn và do yêu cầu của thực tiễn Đất nước và thời đại đã bước sang những trang mới, đòi hỏi sự nghiệp xây dựng con người cũng phải có sự chủ động, thích ứng cho kịp thời Cụ thể:
+ Tình hình thế giới
Cả thế giới đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ đang có những biến đổi nhanh chóng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại, dẫn đến sự bùng nổ tri thức và công nghệ thông tin, đưa loài người vào
Trang 23Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 23 Lớp K34 GDCD - GDQP
một nền văn minh mới - văn minh trí tuệ - văn minh hậu công nghiệp Chính
nó đã đưa đến những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực lao động sản xuất Do sự biến đổi nhanh chóng của quy trình phát triển, tri thức của loài người lại luôn
có những sáng kiến mới, liên tục tạo ra những công nghệ mới có hiệu quả cao Quá trình này diễn ra không ngừng và xâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội, làm thành xu thế mới khách quan của nền kinh tế, đó là nền kinh tế tri thức - nền kinh tế mà chủ yếu sử dụng những người lao động có trình độ trí tuệ cao…
Bước vào những năm đầu của thế kỷ mới, thế giới có những bước chuyển mình, khối lượng của cải vật chất do con người tạo ra ngày càng phong phú, đồ sộ hơn rất nhiều, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Điều đó
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các nước trên thế giới, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Đặc biệt là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao những thành quả của công nghệ mới ở các nước đang phát triển Bên cạnh những thời cơ đó thì nó cũng nảy sinh nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự đổi mới toàn diện, đặc biệt là xây dựng những con người mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, vấn đề hợp tác và cạnh tranh giữa các khu vực, các nước trên thế giới không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ mà còn diễn ra sự cạnh tranh về “nguồn chất xám” của con người Trí tuệ của con người đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại Đặc biệt là ở các nước phát triển, họ rất quan tâm tới vấn đề này Họ có chính sách ưu tiên, đầu tư lớn cho sự phát triển con người có trình độ cao, có chính sách thu hút nhân tài về làm giàu cho quốc gia của họ Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự nghiệp phát triển con người trước thềm thế kỷ XXI, Uỷ ban Giáo
Trang 24Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 24 Lớp K34 GDCD - GDQP
dục thế giới đã đề ra phương hướng chung cho việc giáo dục con người hiện nay: dạy con người biết cách đối thoại, chung sống hòa bình và bảo vệ môi trường, tạo dựng một nền văn minh mới - văn minh hòa bình, vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Nhìn chung, xu thế ngày nay là xu thế đi lên, tiếp cận dần với mục tiêu giải phóng con người, làm cho năng lực của con người
có điều kiện phát triển tối đa, nhưng nó phải vượt qua được xu thế độc tôn, độc quyền của sở hữu trí tuệ, sở hữu năng lực người - phản nhân văn, phản tiến bộ
Bên cạnh đó, nhân loại cũng đang phải đối mặt với bao mâu thuẫn, thử thách: vừa hội nhập (phụ thuộc lẫn nhau), vừa đấu tranh để giữ gìn độc lập và bản sắc văn hóa dân tộc; sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn; sự mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất,… đang diễn
ra hết sức gay gắt và phức tạp Ngoài ra, còn hàng loạt các vấn đề toàn cầu khác như vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, bệnh tật xã hội, chiến tranh, khủng bố và nhiều tệ nạn xã hội khác đang có xu hướng gia tăng, đe dọa đến hòa bình, ổn định của nhân loại
Như vậy, tình hình thế giới đã đặt ra những yêu cầu mới cho việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay Chính nó quy định lên những phẩm chất mới cần phấn đấu xây dựng ở con người Việt Nam hôm nay để bắt kịp với sự phát triển của thời đại
+ Tình hình trong nước
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với hơn 90% dân số là nông dân Chúng ta lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống lại hai đế quốc sừng sỏ nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Ngay từ đầu thế kỷ XX, dân tộc ta đã phải đương đầu với biết bao khó khăn, thử thách như kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, về văn hóa thì hơn 90% dân số mù chữ, trình độ khoa học
Trang 25Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 25 Lớp K34 GDCD - GDQP
công nghệ yếu kém,… Thế nhưng, đứng trước sự tồn vong của dân tộc, quốc gia, toàn thể dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đồng tâm nhất trí, nhất tề xông lên diệt giặc dành độc lập Chính con người Việt Nam đã cho nhân dân thế giới thấy rằng: có một ranh giới, một khoảng cách ghê gớm giữa sức mạnh của khoa học kỹ thuật với sức mạnh của con người Và chính những con người Việt Nam chân chất ấy, họ đã làm nên một sức mạnh vô địch, sức mạnh của sự đoàn kết, của lý tưởng XHCN, sức mạnh chiến thắng thực dân
đế quốc Pháp, Mĩ Để từ đó, dân tộc được thống nhất, nhân dân được hưởng cuộc sống hòa bình, độc lập, cả nước bước vào thời kỳ mới - thời kỳ bảo vệ
và xây dựng CNXH
Chiến tranh, đau thương đã qua cả dân tộc bước sang một giai đoạn lịch
sử mới Một bước ngoặt lịch sử là khi Đảng ta quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới một cách toàn diện (ĐH VI - 12/1986) Với sự nỗ lực thần kỳ, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã thay da đổi thịt, đã có những bước tiến dài chưa từng có trong lịch sử: kinh tế có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hóa xã hội được nâng cao, thế và lực của nước ta trên trường quốc tế không ngừng vươn xa Tuy nhiên, chúng ta cũng không phủ nhận những tồn tại, hạn chế cần khắc phục: kinh tế chưa có nhịp độ phát triển bền vững, còn phân hóa giàu nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn,…
Không những thế, ở nước ta hiện nay đang đặt ra những vấn đề hết sức nan giải, đó là: tình trạng ô nhiễm môi trường, sự ra tăng dân số, sự xuống cấp của một bộ phận con người và hàng loạt các hiện tượng, tệ nạn xã hội tiêu cực khác Chưa bao giờ mặt trái của kinh tế thị trường lại nhức nhối như hiện nay,
nó tác động lên tất cả các mặt, các lĩnh vực, đặc biệt nó làm tha hóa bản chất con người Tất cả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp xây dựng CNXH,
Trang 26Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 26 Lớp K34 GDCD - GDQP
làm xuất hiện những nguy cơ khó lường Sự đe dọa của các nguy cơ đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ vai trò, bản chất con người, thúc đẩy việc xây dựng con người mới ở Việt Nam với những phẩm chất mới, góp phần điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên
Như vậy, thông qua bối cảnh trong nước và quốc tế như trên, chúng ta cần nhận thức rằng, việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay là một
sự tất yếu, nhất thiết phải làm, để theo đúng quy luật khách quan của sự phát triển Việc đề ra những phẩm chất, thuộc tính mới cần xây dựng cho con người Việt Nam hôm nay không xuất phát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân nào mà phải trên cơ sở căn cứ vào tình hình phát triển thực tiễn của đất nước và thời đại để đề ra Chúng ta cần có sự chủ động, linh hoạt, tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay bằng cách đề ra đường lối chiến lược xây dựng con người Việt Nam mới
1.3.2 Tính kế thừa có phê phán trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, là trong quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện
nay, cần ra sức đấu tranh loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, các tập quán, thói quen xấu của con người Việt Nam truyền thống Cụ thể:
Người lao động Việt Nam xưa do ảnh hưởng của tư tưởng tiểu nông, của nền sản xuất nhỏ trì trệ, lạc hậu, tự túc khép kín nên mang nặng tác phong nông nghiệp, có lối làm ăn kiểu “cò con”, manh mún, tùy tiện, “gặp chăng hay chớ, được đến đâu hay đến đó”, theo “lệ” hơn là theo “luật”, phép vua thua lệ làng Rõ ràng những phẩm chất này của người lao động Việt Nam truyền thống không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, CNH, HĐH ở nước ta hiện nay
Con người Việt Nam truyền thống có tư tưởng “chủ nghĩa bình quân”, “xấu đều hơn tốt lỏi”, không muốn ai hơn mình, mang thói quen hẹp
Trang 27Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 27 Lớp K34 GDCD - GDQP
hòi, cục bộ, có khuynh hướng hướng nội, bài ngoại, thiếu tinh thần táo bạo và
óc sáng tạo, không có thói quen tiếp thu tri thức khoa học, kĩ thuật của nước ngoài Đây thực sự là những tính cách, thói quen xấu hạn chế sự vươn lên của con người cần phải loại bỏ trong con người Việt Nam hôm nay
Một yếu tố nữa mà trong quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hôm nay chúng ta cần loại bỏ đó là thói quen ỷ lại, bảo thủ, trì trệ trong con người lao động truyền thống do chúng ta áp dụng và duy trì quá lâu mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp tạo nên
Ở nước ta cũng còn tồn tại rất nhiều phong tục tập quán lạc hậu, những hủ tục cổ hủ Nó đang cản trở sự phát triển của con người, cần phải loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội, để con người không bị chói buộc trong những khuôn phép chật hẹp, tự do thể hiện mình
Thứ hai, trong quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay,
cùng với việc xóa bỏ những tập quán, thói quen xấu trong con người Việt Nam truyền thống, chúng ta cần giữ lại, kế thừa những nét tính cách, những phẩm chất, những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam xưa Đồng thời cải tạo, biến đổi nó cho phù hợp với điều kiện mới Cụ thể:
Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc: yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước, là lòng trung thành với tổ quốc và nhân dân bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực Truyền thống này là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta Nó được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi người Việt Nam, trở thành nét linh thiêng của dân tộc Cơ sở của lòng yêu nước chính là lợi ích sống còn của mỗi người, của tổ quốc Nó trở thành động lực giúp con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, coi trọng nước như nhà vì nước mất thì nhà tan
Trang 28Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 28 Lớp K34 GDCD - GDQP
Trước đây, con người Việt Nam quan niệm yêu nước là yêu quê hương, yêu làng xóm, họ hàng, yêu nước là yêu vua, là trung quân; yêu nước là trung thành và ca tụng lãnh tụ của dân tộc Nhưng hiện nay đất nước và thế giới giới
có nhiều đổi thay, lòng yêu nước cần được mở rộng hơn: yêu nước là yêu nhân dân lao động, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, là yêu chế độ XHCN và quyết tâm xây dựng thành công CNXH Bởi vậy, truyền thống yêu nước trong thời đại ngày nay vẫn có giá trị và ý nghĩa to lớn Nó là một trong những động lực tạo thành sức mạnh để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước Yêu nước ngày nay còn là ý thức về niềm tự hào dân tộc Chính niềm tự hào này là nội lực to lớn giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn
Kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái của con người Việt Nam Truyền thống này bắt nguồn từ lối sống sinh hoạt gần gũi, thân thiết trong cộng đồng làng xã ở nông thôn, từ các quan hệ dòng tộc ở nơi cư trú từ thời xưa và được củng cố sâu sắc thêm qua quá trình chung lưng đấu cật, khai phá giang sơn, giữ gìn đất nước Trong quan hệ xã hội, người Việt Nam lấy tình thương yêu làm nền tảng, thường trọng tình hơn trọng lý Trong quan hệ giữa người với người, tình cảm luôn có một vị trí đặc biệt: tình ruột thịt, tình vợ chồng, tình anh em, tình đồng bào, đồng chí,… Tư tưởng “thương người như thể thương thân” được nhân dân ta coi trọng và giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Thương yêu, quý trọng con người, đề cao con người với lòng tự hào chân chính về sức mạnh và vẻ đẹp cao quý của con người là phẩm chất đạo đức truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta mà con người Việt Nam hôm nay cần kế thừa và phát huy hơn nữa
Ngày nay, truyền thống nhân ái của dân tộc phải trở thành cơ sở của tinh thần hữu nghị đối với các dân tộc và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta Không những thế, nó còn bao hàm cả tinh thần lạc quan, tin tưởng ở
Trang 29Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
đỡ nhau, dựa vào nhau, chung tay cùng nhau vì sự thành công của chế độ XHCN ở Việt Nam, vì sự tự do, ấm no, hạnh phúc của con người Việt Nam Đồng thời, phải đoàn kết với nhân dân tất cả các nước trên thế giới vì một thế giới hòa bình, phát triển ổn định và bền vững
Kế thừa và phát huy đức tính lao động cần cù, chịu thương chịu khó
và tinh thần kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, tiết kiệm của con người Việt Nam truyền thống Đây là những phẩm chất mà ông cha ta luôn quan tâm để giáo dục con
em mình Họ rất khinh ghét sự lười biếng và thói ỷ lại Ngày nay, trước yêu cầu phát triển của đất nước và thời đại, lao động cần cù cần kết hợp với một tinh thần khoa học, niềm say mê sáng tạo và óc phán đoán thành quả đạt được
Phải kế thừa truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam Đó là tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn để học tập Tinh thần này đã đi sâu vào tâm lý, thói quen, phong tục tập quán của mọi người Truyền thống hiếu học của dân tộc ta thể hiện tinh thần tự học, tinh thần học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi, học ở gia đình đến học thầy, học bạn
Truyền thống hiếu học của dân tộc ta còn thể hiện ở thái độ tôn sư trọng đạo Từ xưa dân gian đã có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” và “không thầy đố mày làm nên” để nói lên tinh thần tôn trọng người thầy và sự tôn vinh nghề dạy học
Nhân loại đang hướng tới nền kinh tế tri thức, sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam đang rất cần những con người mới
Trang 30Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 30 Lớp K34 GDCD - GDQP
có đạo đức tốt và tài năng thực sự Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc chúng
ta có giữ gìn và phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hay không?
Trên đây là những giá trị, phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam xưa đòi hỏi trong quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hôm nay chúng ta cần kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới
1.3.3 Tính phát triển trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Trong quá trình xây dựng con người mới ở Viêt Nam hiện nay, chúng
ta cần bổ sung, xây dựng thêm những thuộc tính, phẩm chất mới cho con người Việt Nam hôm nay đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại Cụ thể:
+ Xây dựng con người Việt Nam hôm nay có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ đất nước Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước XHCN Đây là nhà nước của dân, do dân, vì dân Một chế độ dân chủ thực sự mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân Do vậy, người dân Việt Nam không còn phải nhẫn nhục chịu cảnh áp bức, bóc lột, bất công, dã man tàn bạo của chế độ phong kiến, thực dân nữa mà đã thực sự trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội Do đó, cần bồi dưỡng, xây dựng ý thức, trình độ và năng lực làm chủ đất nước cho con người Việt Nam để họ đủ sức đảm đương, gánh vác những nhiệm vụ mới của mình
+ Xây dựng phẩm chất và năng lực mới cho người lao động Việt Nam hôm nay: có trình độ chuyên môn cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm với hiệu quả lao động của bản thân Sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có những con người lao động Việt Nam như thế
+ Hình thành nên lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh trong con người Việt Nam Đây là những con người sẽ tạo nên một xã hội mới phát
Trang 31Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Trang 32Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 32 Lớp K34 GDCD - GDQP
Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM
Sau cách mạng tháng 8/1945, những người dân Việt Nam đã từ địa vị
bị mất nước, người dân nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước, mọi công dân Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, gái trai, dân tộc, tôn giáo, hễ là công dân đều có quyền bầu cử, lựa chọn ra những đại biểu xứng đáng có tài,
có đức để tham gia công việc nhà nước, công việc xã hội Ai muốn ra giúp nước đều có quyền ứng cử Nhà nước của Việt Nam sau cách mạng tháng 8 là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện cho mọi người dân phát huy tài năng, trí tuệ, đóng góp cho đất nước
Trong các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay, vấn đề con người luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm Bởi chúng ta hiểu rằng đổi mới là gì, nếu không xuất phát từ sự đổi mới về con người (chỉ có điều sự phù hợp giữa sự thay đổi của hoàn cảnh của con người được diễn ra trong quá trình thống nhất với thực tiễn cách mạng mà thôi) Đổi mới bắt đầu từ con người không phải được xây dựng một cách chung chung, trừu tượng mà hướng vào từng con người, phát triển nhân cách phong phú Đây là nền tảng sâu xa của sự phát triển xã hội, bởi mục đích xã hội nếu không chuyển thành những động cơ tư tưởng bên trong của các cá nhân thì không thể thực hiện được Muốn xây dựng thành công CNXH phải
Trang 33Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 33 Lớp K34 GDCD - GDQP
thông qua việc phát triển từng cá nhân với tư cách là chủ thể có ý thức Thực tiễn cách mạng “không phải bộ máy, cũng không phải khâu nào khác trong hệ thống chính trị với tầm quan trọng của nó, mà chính là con người với những phẩm chất và năng lực nhất định quyết định sức mạnh của sự nghiệp đổi mới” [20, tr.144]
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rứt khoát rằng, chế độ XHCN “do nhân dân làm chủ”, “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” Vì vậy, phương phướng
và mục tiêu lớn nhất của chính sách xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra “…phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các yêu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng
xã hội” [4, tr.13]
Tại Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, công bằng xã hội phải được thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở cả việc tạo điều kiện cho mọi
người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [5, tr.113] Phân
phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn kết quả sản xuất cũng như tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội phát triển như nhau và phát huy năng lực của mình
là sự thể hiện tập trung nhất quan điểm của Đảng lấy con người là vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, xã hội
Trong các kỳ Đại hội sau này, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm đúng đắn và khoa học đó Gần đây nhất tại Đại hội X
Trang 34Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Duyên 34 Lớp K34 GDCD - GDQP
(4/2006) Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những đặc trưng quan trọng nhất của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là “con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện” Cụ thể hơn là mục tiêu và phương hướng hoạt động giai đoạn 2006 - 2010 là “phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người” [8, tr.68] Có thể nói quan điểm đó thể hiện sự sáng suốt, khoa học của Đảng Một mặt, nó phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hội; mặt khác, nó phù hợp với nguyện vọng chân chính của nhân dân cũng như bản chất nhân văn và tính ưu việt của chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng
Như vậy, trước những thay đổi của tình hình thế giới mà quan trọng nhất là xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức xuất hiện và
sự thay đổi của tình hình trong nước với việc xác định đi lên chế độ CNXH thì Đảng ta đã có sự nhận thức sâu sắc câu nói của Bác Hồ “Muốn xây dựng thành công CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” [14, tr.310] vì vậy đã chủ động, linh hoạt đề ra đường lối chiến lược cho việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay Chính sự chủ động này của Đảng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người mới XHCN ở Việt Nam sớm hình thành
2.1.2 Một số giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam xưa đã được kế thừa và phát huy trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
Trước hết, phải kể đến ưu điểm trong việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các tập quán, thói quen xấu, suy nghĩ lệch lạc Hay nói một cách khái quát, các phẩm chất không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội mới trong con người Việt Nam truyền thống ở con người Việt Nam hôm nay
Con người Việt Nam truyền thống, bên cạnh nhiều phẩm chất tốt đẹp, thì trong con người đó cũng tồn tại rất nhiều tập quán, thói quen xấu cần phải