Những ƣu điểm của việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 40)

2.1. Những ƣu điểm của việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay hiện nay

2.1.1. Thời gian qua việc xây dựng con người mới ở Việt Nam được tiến hành một cách chủ động, tuân theo quy luật khách quan của sự phát triển

Sau cách mạng tháng 8/1945, những ngƣời dân Việt Nam đã từ địa vị bị mất nƣớc, ngƣời dân nô lệ, trở thành ngƣời làm chủ đất nƣớc, mọi công dân Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, gái trai, dân tộc, tôn giáo, hễ là công dân đều có quyền bầu cử, lựa chọn ra những đại biểu xứng đáng có tài, có đức để tham gia công việc nhà nƣớc, công việc xã hội. Ai muốn ra giúp nƣớc đều có quyền ứng cử. Nhà nƣớc của Việt Nam sau cách mạng tháng 8 là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân phát huy tài năng, trí tuệ, đóng góp cho đất nƣớc.

Trong các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay, vấn đề con ngƣời luôn đƣợc Đảng ta đặc biệt quan tâm. Bởi chúng ta hiểu rằng đổi mới là gì, nếu không xuất phát từ sự đổi mới về con ngƣời (chỉ có điều sự phù hợp giữa sự thay đổi của hoàn cảnh của con ngƣời đƣợc diễn ra trong quá trình thống nhất với thực tiễn cách mạng mà thôi). Đổi mới bắt đầu từ con ngƣời không phải đƣợc xây dựng một cách chung chung, trừu tƣợng mà hƣớng vào từng con ngƣời, phát triển nhân cách phong phú. Đây là nền tảng sâu xa của sự phát triển xã hội, bởi mục đích xã hội nếu không chuyển thành những động cơ tƣ tƣởng bên trong của các cá nhân thì không thể thực hiện đƣợc. Muốn xây dựng thành công CNXH phải

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 33 Lớp K34 GDCD - GDQP

thông qua việc phát triển từng cá nhân với tƣ cách là chủ thể có ý thức. Thực tiễn cách mạng “không phải bộ máy, cũng không phải khâu nào khác trong hệ thống chính trị với tầm quan trọng của nó, mà chính là con ngƣời với những phẩm chất và năng lực nhất định quyết định sức mạnh của sự nghiệp đổi mới” [20, tr.144].

Trong cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rứt khoát rằng, chế độ XHCN “do nhân dân làm chủ”, “con ngƣời đƣợc giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công, làm theo năng lực, hƣởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Vì vậy, phƣơng phƣớng và mục tiêu lớn nhất của chính sách xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra “…phát huy nhân tố con ngƣời trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các yêu cầu trƣớc mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng xã hội” [4, tr.13].

Tại Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và trong suốt quá trình phát triển, công bằng xã hội phải đƣợc thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tƣ liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở cả việc tạo điều kiện cho mọi ngƣời có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [5, tr.113].Phân phối hợp lý tƣ liệu sản xuất lẫn kết quả sản xuất cũng nhƣ tạo điều kiện cho tất cả mọi ngƣời có cơ hội phát triển nhƣ nhau và phát huy năng lực của mình là sự thể hiện tập trung nhất quan điểm của Đảng lấy con ngƣời là vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, xã hội.

Trong các kỳ Đại hội sau này, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm đúng đắn và khoa học đó. Gần đây nhất tại Đại hội X

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 34 Lớp K34 GDCD - GDQP

(4/2006) Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những đặc trƣng quan trọng nhất của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là “con ngƣời đƣợc giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”. Cụ thể hơn là mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động giai đoạn 2006 - 2010 là “phấn đấu tăng trƣởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lƣợng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con ngƣời” [8, tr.68]. Có thể nói quan điểm đó thể hiện sự sáng suốt, khoa học của Đảng. Một mặt, nó phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hội; mặt khác, nó phù hợp với nguyện vọng chân chính của nhân dân cũng nhƣ bản chất nhân văn và tính ƣu việt của chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng.

Nhƣ vậy, trƣớc những thay đổi của tình hình thế giới mà quan trọng nhất là xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức xuất hiện và sự thay đổi của tình hình trong nƣớc với việc xác định đi lên chế độ CNXH thì Đảng ta đã có sự nhận thức sâu sắc câu nói của Bác Hồ “Muốn xây dựng thành công CNXH, trƣớc hết cần có những con ngƣời XHCN” [14, tr.310] vì vậy đã chủ động, linh hoạt đề ra đƣờng lối chiến lƣợc cho việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay. Chính sự chủ động này của Đảng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con ngƣời mới XHCN ở Việt Nam sớm hình thành.

2.1.2. Một số giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam xưa đã được kế thừa và phát huy trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

Trƣớc hết, phải kể đến ƣu điểm trong việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các tập quán, thói quen xấu, suy nghĩ lệch lạc. Hay nói một cách khái quát, các phẩm chất không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội mới trong con ngƣời Việt Nam truyền thống ở con ngƣời Việt Nam hôm nay

Con ngƣời Việt Nam truyền thống, bên cạnh nhiều phẩm chất tốt đẹp, thì trong con ngƣời đó cũng tồn tại rất nhiều tập quán, thói quen xấu cần phải

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 35 Lớp K34 GDCD - GDQP

loại bỏ, bởi chính nó sẽ hạn chế sự vƣơn lên của con ngƣời, loại bỏ nó đi để con ngƣời có thể làm chủ cuộc sống của mình. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều này là vấn đề không hề đơn giản, một sớm một chiều, bởi tập quán, thói quen, nếp nghĩ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời dân. Vì vậy, nó đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của toàn xã hội. Thời gian qua, chúng ta đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả tuyên truyền, vận động, giảng giải, phân tích, cả răn đe bằng luật pháp, để ngƣời dân hiểu đƣợc ảnh hƣởng tiêu cực do phong tục tập quán lạc hậu, suy nghĩ cũ, tính cách lỗi thời gây nên đối với sự phát triển của con ngƣời, của xã hội nhƣ thế nào. Chính vì vậy mà đã đƣợc nhiều ngƣời dân hƣởng ứng tuân theo. Những tập quán, thói quen xấu, lỗi thời, lạc hậu ở con ngƣời Việt Nam truyền thống đã dần dần đƣợc loại bỏ: nhìn chung ngƣời lao động Việt Nam hôm nay có tác phong nhanh nhẹn hơn, có ý thức tổ chức kỷ luật hơn, đã biết hạch toán kinh tế, coi trọng sự duy lí. Tính cục bộ địa phƣơng, tâm lý bình quân chủ nghĩa không còn xuất hiện phổ biến trong con ngƣời Việt Nam hôm nay. Thói quen ỷ lại, trì trệ, bảo thủ đã từng bƣớc đƣợc loại bỏ trong con ngƣời Việt Nam mới. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ nhƣ tục chôn những đứa trẻ còn sống theo ngƣời mẹ không may qua đời ở Tây Nguyên, tục cƣớp vợ để ép ngƣời phụ nữ làm vợ, tục nối dây, tục buộc ở rể, tục thách cƣới bằng bạc trắng, ...

Việc loại bỏ những nét tiêu cực trong con ngƣời Việt Nam truyền thống vẫn đang đƣợc chúng ta kiên trì thực hiện. Ở nhiều nơi, chúng ta đã áp dụng có hiệu quả hình thức nêu gƣơng, xây dựng mô hình tại chỗ. Đó là những con ngƣời thực, những gia đình thực, những bản làng thực đã mạnh dạn loại bỏ thói quen xấu, suy nghĩ cổ hủ, phong tục tập quán lạc hậu để đem lại lợi ích cho cuộc sống của mình. Không ít ngƣời dân Việt Nam đã nhìn vào những mô hình đó để xem xét lại bản thân, thay đổi và hoàn thiện bản thân mình.

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 36 Lớp K34 GDCD - GDQP

Nhƣ chúng ta đã nói ở trên, con ngƣời Việt Nam xƣa có rất nhiều tập quán, thói quen xấu cần phải loại bỏ. Nhƣng trong con ngƣời đó còn rất nhiều phẩm chất, truyền thống tốt đẹp. Nếu trong quá trình xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay chúng ta giữ gìn và phát huy đƣợc thì con ngƣời Việt Nam hôm nay sẽ có đƣợc sức mạnh to lớn trong việc đảm bảo cho đất nƣớc đứng vững và phát triển bền lâu. Vì vậy, một ƣu điểm nữa trong việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay là chúng ta đã không những giữ gìn, kế thừa đƣợc các giá trị truyền thống tốt đẹp mà con phát huy nó, biến đổi nó cho phù hợp thực tiễn phát triển của đất nƣớc và thời đại. Đó là:

+ Con ngƣời Việt Nam hôm nay vẫn mang trong mình truyền thống yêu nƣớc của dân tộc. Họ nhắc đến quá khứ vàng son của dân tộc với một lòng tự hào sâu sắc và luôn dặn lòng mình hãy sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của tổ tiên ngày trƣớc. Biểu hiện rõ nhất của lòng yêu nƣớc trong con ngƣời Việt Nam hôm nay đó là tình yêu Đảng, tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, là thái độ quyết tâm của toàn dân tộc, nhất là thế hệ trẻ học sinh, sinh viên nỗ lực học tập, lao động hết mình vì sự phát triển của đất nƣớc, là sự cảnh giác kiên quyết chống lại mọi âm mƣu chống phá của kẻ thù để bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự phát triển vững bền của đất nƣớc.

+ Ở con ngƣời Việt Nam hôm nay, chúng ta vẫn thấy có một tấm lòng nhân ái bao la. Đó chính là sự yêu thƣơng con ngƣời. Rơi nƣớc mắt, chia sẻ, đùm bọc đối với những ngƣời gặp khó khăn, bất hạnh và mỉm cƣời, chung vui với những ngƣời có đƣợc sự hạnh phúc, may mắn. Con ngƣời Việt Nam hiện nay vẫn luôn luôn tâm niệm “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”. Các tình cảm linh thiêng nhƣ: tình ruột thịt, tình vợ chồng, tình anh em, tình đồng chí luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong mỗi con ngƣời.

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 37 Lớp K34 GDCD - GDQP

Ở bất kỳ nơi đâu trên đất nƣớc, chúng ta cũng bắt gặp các hành động thể hiện lòng nhân ái trong con ngƣời Việt Nam. Khi miền Trung bị những cơn bão đi qua làm cho hoang tàn và chết chóc, nhân dân ta trên khắp mọi miền đất nƣớc đã hƣớng về miền trung ruột thịt với một nền thƣơng cảm sâu sắc, cùng nhau góp tiền, đồ ăn, đồ uống, vật dụng gửi tới để giúp đỡ nhân dân miền Trung thân yêu. Hay đối với những gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn, éo le, bất hạnh trong cuộc sống, nhân dân ta cũng thể hiện tinh thần đùm bọc, cƣu mang, giúp đỡ họ.

Ở nơi nào mà con ngƣời bị áp bức, chà đạp về nhân phẩm và danh dự thì ở nơi đó, nhân dân ta lên tiếng phản đối, đấu tranh, phê phán những hành vi đó. Điều này xuất phát từ sự yêu thƣơng và quý trọng con ngƣời.

Tóm lại, chúng ta có thể lấy đƣợc rất nhiều ví dụ chứng minh đƣợc con ngƣời Việt Nam hôm nay vẫn kế thừa và phát huy đƣợc truyền thống nhân ái quý báu của dân tộc từ ngàn xƣa.

+ Ở ngƣời lao động Việt Nam hôm nay, chúng ta vẫn thấy đƣợc đức tính cần cù, hăng say lao động và tiết kiệm. Họ có thể làm việc chăm chỉ, hăng say tới mức quên thời gian, quên ăn uống,…

+ Truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo vẫn đƣợc con ngƣời Việt Nam hôm nay giữ gìn và phát huy. Chúng ta thực sự cảm động trƣớc tấm gƣơng của các em học sinh nghèo vƣợt khó học giỏi. Có những em bị khuyết tật bẩm sinh, bị di chứng chất độc màu da cam vẫn miệt mài tới trƣờng, lớp để học đƣợc cái chữ hay cái nghề. Con ngƣời Việt Nam hôm nay, đặc biệt là thế hệ trẻ luôn thể hiện tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết, ham nghiên cứu sáng tạo.

Qua trên, cho thấy việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay chúng ta đã dựa trên tinh thần của phủ định biện chứng, không giũ bỏ sạch trơn quá khứ mà có sự kế thừa những nét đẹp của quá khứ. Vì vậy, con ngƣời

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 38 Lớp K34 GDCD - GDQP

Việt Nam hôm nay vẫn mang trong mình những giá trị tinh hoa của con ngƣời Việt Nam truyền thống.

2.1.3. Chúng ta đã từng bước bổ sung được một số phẩm chất, thuộc tính mới phù hợp với yêu cầu của thời đại cho người dân Việt Nam hiện nay

Tình hình trong nƣớc và tình hình thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ, đòi hỏi việc xây dựng con ngƣời mới ở Việt Nam hiện nay cần bổ sung thêm một số phẩm chất, thuộc tính mới cho phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và thời gian qua chúng ta cũng làm tƣơng đối tốt việc này. Cụ thể:

+ Trƣớc kia dƣới chế độ phong kiến, thực dân, nhân dân ta không đƣợc hƣởng bất cứ quyền tự do dân chủ nào thì nay cùng với việc dẹp yên thù trong giặc ngoài, đƣa đất nƣớc lên con đƣờng XHCN, nhân dân ta trở thành ngƣời làm chủ đất nƣớc. Vì vậy, ta phải xây dựng ý thức, trình độ và năng lực làm chủ cho ngƣời dân để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và chúng ta đã từng bƣớc xây dựng đƣợc trình độ và năng lực đó. Từ sau cách mạng tháng tám đến nay, cứ đến ngày tổng tuyển cử bầu ra quốc hội mới, toàn thể công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều nô nức đi bỏ phiếu. Họ cân nhắc, lựa chọn ra những ngƣời có đủ đức, đủ tài làm đại biểu cho quyền lợi của mình. Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, cơ quan nào, cán bộ nào, Đảng viên nào vi phạm quyền lợi của nhân dân đều bị nhân dân lên án, đấu tranh gay gắt để đòi lại quyền lợi chính đáng của nhân dân. Hiện nay, nhân dân ta đƣợc tham gia vào công việc quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, đƣợc tham gia đóng góp ý kiến trƣớc những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc,…

+ Chúng ta đã hình thành và bổ sung thêm một số phẩm chất mới cho ngƣời lao động Việt Nam. Tính tùy tiện, thiếu ý thức kỷ luật của ngƣời lao động Việt Nam truyền thống đã giảm hẳn thay vào đó là lao động có ý thức kỷ luật, ngƣời lao động Việt Nam hôm nay đã có sự nâng cao về trình độ tri thức chuyên môn, hiệu quả lao động khá cao. Biểu hiện:

Khoa Giáo dục chính trị Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Duyên 39 Lớp K34 GDCD - GDQP

Trình độ học vấn của ngƣời lao động có xu hƣớng tăng lên. Số lao động đã tốt nghiệp tiểu học tăng nhanh từ 29,30% (năm 2000) lên 31,51% (năm 2003) và đặc biệt là sự gia tăng của lao động đã tốt nghiệp Trung học phổ

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)